ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HƯNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. DƯƠNG TRUNG DŨNG
2. TS. ĐẶNG QUÝ NHÂN
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hưng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Dương Trung Dũng và TS. Đặng Quý Nhân - người hướng dẫn khoa học đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong
khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thiện bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn
bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hưng
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới 6
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 11
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam 16
1.4. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa 22
1.4.1.Thời gian sinh trưởng 22
1.4.2. Chiều cao cây lúa 23
1.4.3. Khả năng đẻ nhánh 23
1.4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 24
1.4.5. Di truyền về tính chống chịu của cây lúa 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 27
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên 35
iv
3.2. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số giống lúa tại tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân 2012 37
3.2.1. Khả năng sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2012 37
3.2.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 38
3.2.3. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống
vụ Xuân 2012 41
3.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa
thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 42
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa
thí nghiệm vụ Xuân 2012 44
3.3. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng,
phát triển của một số giống lúa vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 45
3.3.1. Khả năng sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 45
3.3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 46
3.3.3. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống
vụ Xuân 2013 48
3.3.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm
vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 49
3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa
thí nghiệm vụ Xuân 2013 49
3.4. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
Đ/c : Đối chứng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
IRRI : Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
(The International Rice Research Institute)
KD18 : Khang Dân 18
KNX : Khẩu Nậm Xít
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
SC : Séng Cù
TGST : Thời gian sinh trưởng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới giai đoạn 1970 - 2012 7
Bảng 1.2: Năng suất lúa của một số nước đứng đầu thế giới năm 2012 9
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam năm 1961-2012 12
Bảng 1.4. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1995-2012 13
Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2012
và 2013 tại tỉnh Thái Nguyên 35
Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 37
Bảng 3.3. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 40
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa
thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 41
Bảng 3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm
vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 43
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 44
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 46
Bảng 3.8. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 47
Bảng 3.9. Đặc điểm hình thái và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa
thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 48
Bảng 3.10. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa
thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 49
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 50
Bảng 3.12. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm 51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là cây lương thực có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, xếp ở vị trí thứ hai trên thế giới sau lúa mì. Hàng ngày lúa gạo cung
cấp 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của con người.
Ở Châu Á, lúa được coi là trụ cột của ngành nông nghiệp và là cây
trồng chủ lực. Ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, các nước nhiệt đới và á nhiệt
đới thì lúa là cây lương thực quan trọng của hàng triệu dân nơi đây.
Việt Nam nước nông nghiệp nên sản xuất lương thực luôn là vấn đề
quan trọng. Lúa gạo chiếm tới 90% sản lượng lương thực và ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống của 70% dân số sống ở nông thôn.
Trước 1896, do chiến tranh xảy ta nên nước ta là quốc gia thiếu lương
thực triền miên. Từ năm 1989 trở đi, an ninh lương thực đã tương đối ổn
định mặc dù dân số tăng thêm khoảng 1,5 triệu người/năm. Đến nay, nước ta
đã vươn lên đứng vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Kết quả đó là tổng
hợp của nhiều yếu tố như đổi mới cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng,
áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới,…trong đó sử dụng giống mới có năng suất
cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng. Do đó, cần phải nghiên cứu và tìm
ra giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp với các biện pháp kỹ
thuật phù hợp với từng vùng tiểu khí hậu khác nhau.
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên 353.172 ha, nhưng do tốc
độ công nghiệp hóa nhanh nên hiện nay tỷ lệ diện tích đất dành cho xuất
nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa tương đối thấp. Tổng diện tích đất
nông nghiệp dành cho sản xuất lúa ở Thái Nguyên năm 2013 là 48.033 ha,
chiếm xấp xỉ 13,6% diện tích đất tự nhiên. Về cơ cấu giống lúa, hiện nay
Thái Nguyên đã nhiều giống lúa để phục vụ sản xuất nhưng vẫn còn thiếu
những giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và bộ giống cho từng khu
vực sinh thái khác nhau của tỉnh.
2
Trước bối cảnh diện tích đất sản xuất lúa ngày càng có xu hướng bị
thu hẹp, cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao về sản lượng cũng như chất
lượng gạo từ phía người tiêu dùng thì việc đưa những giống lúa mới có tiềm
năng về năng suất cao, chất lượng và khả năng chống chịu tốt vào sản xuất
nhằm bổ sung hoặc thay thế một số giống lúa trong cơ cấu giống đang gieo
trồng tại Thái Nguyên là việc làm rất có ý nghĩa.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa tại tỉnh
Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một
số giống lúa thí nghiệm trong điều kiện trồng trọt ở vụ Xuân, từ đó đưa ra
được những khuyến cáo trong sản xuất lúa tại Thái Nguyên.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của một số giống lúa trong điều
kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên.
- Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của một
số giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên.
- Đánh giá được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một
số giống lúa trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đánh giá được quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu
sâu bệnh và năng suất của một số giống lúa thí nghiệm tại tỉnh Thái Nguyên.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Bổ sung thêm kiến thức về sản xuất lúa vào tài liệu phục vụ công tác
giảng dạy và chỉ đạo sản xuất.
3
Đánh giá và lựa chọn được một số giống lúa có khả năng thích nghi tốt
với điều kiện vụ Xuân của tỉnh Thái Nguyên để giới thiệu cho sản xuất, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng của khoảng 3 tỷ người trên
thế giới. Trong khi dân số thế giới tiếp tục tăng thì diện tích đất dùng cho
trồng lúa không tăng. Do đó vấn đề lương thực đặt ra mối đe dọa đến sự an
ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên
gia dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục tăng trong 20 năm tới thì sản
lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng được đủ nhu cầu sống còn của số
dân số mới.
Đối với Việt Nam, lúa gạo chiếm tới 90% sản lượng lương thực và ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống của 70% dân số sống ở nông thôn.
Để đúc kết kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp của người xưa, tục
ngữ có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đúng vậy, giống là một
trong bốn tiền đề quan trọng để tạo nên năng suất và chất lượng hạt gạo.
Giống lúa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, nó làm
tăng năng suất sản lượng lúa gạo, góp phần quan trọng trong việc ổn định an
ninh lương thực. Công tác giống được chú trọng phát triển cùng với các biện
pháp kỹ thuật chăm sóc và khả năng đầu tư sẽ làm cho nền nông nghiệp nước
ta phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng nông sản.
Giống lúa mới được coi là tốt phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ
các yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện
bất lợi của môi trường ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, chịu thâm canh,
kháng sâu bệnh, năng suất cao, phẩm tốt tốt. Muốn phát huy hết tiềm năng
của giống đó phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng sinh trưởng, phát
triển và canh tác đúng quy trình kỹ thuật.
Các giống có khả năng phản ứng khác nhau với điều kiện sinh thái ở
các vùng khác nhau. Xác định được một số giống tốt cho từng vùng sản xuất
5
nông nghiệp là việc làm cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện ngày nay khi
khí hậu có nhiều diễn biến bất thường. Một giống mới trước khi đưa ra sản
xuất trên diện tích rộng thì giống đó cần phải được được trồng thử nghiệm để
có những kết luận chính xác về khả năng thích ứng vì giống là tiền đề của
năng suất và phẩm chất. Một giống lúa được coi là tốt thì phải thoả mãn một
số yêu cầu sau: [8]
- Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều
kiện canh tác tại địa phương.
- Cho năng suất cao, ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn
biến động của thời tiết.
- Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và
sâu bệnh.
- Có chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Muốn phát huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt phải sử
dụng chúng hợp lý, phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội
của vùng đó.
Để đa dạng hóa nguồn giống lúa ở các thời vụ khác nhau, đồng thời có
thể khai thác triệt để tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng trung du miền núi
phía Bắc (vùng có mùa Đông lạnh khá dài), đề tài là cơ sở ban đầu để có thể
tìm ra một kiểu gen tốt. Một kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong những
phạm vi nhất định của ngoại cảnh. Vì vậy, trước tiên cần phải nghiên cứu,
đánh giá toàn diện rồi kết hợp các đặc tính riêng để tranh thủ tìm ra các dòng,
giống lúa tốt.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi có tiểu vùng khí hậu mang đặc điểm
chung của khí hậu vùng miền núi Bắc bộ. Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn
chỉnh, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, khả năng tiếp cận, đón
nhận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rất nhanh, thuận lợi cho
việc phát triển vùng chuyên canh tác các giống lúa lai, giống lúa chất lượng
cao tham gia vào thị trường.
6
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp tại Thái Nguyên tăng
trưởng rõ nét cả về chất cũng như lượng, đặc biệt trong việc sản xuất lúa. Với
diện tích tuy không lớn nhưng do việc cải tiến các khâu kỹ thuật đồng bộ và
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh mới về giống lúa, phân bón cân đối
và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý nên năng suất lúa năm 2013 của
Thái Nguyên đạt khoảng 56 tạ/ha, cao hơn so với nhiều tỉnh trong vùng và
tương đương với bình quân cả nước. Đạt được kết quả như vậy là do các cấp,
các ngành thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, đôn đốc chỉ đạo cải tiến các
khâu kỹ thuật đồng bộ như giống, thời vụ, phân bón, biện pháp canh tác,
Việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu gieo trồng từ gieo cấy lúa thuần có năng suất
thấp sang gieo cấy lúa lai có năng suất cao và chuyển từ lúa có năng suất cao
sang gieo cấy lúa có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đã và đang
được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ. Năm 2009 diện tích gieo cấy
lúa thuần chất lượng chỉ khoảng 7.600 ha, đến năm 2013 đã tăng lên 8.500
ha. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng, đạt hiệu quả kinh
tế cao nhưng mới chỉ phát triển một số giống lúa năng suất còn thấp, chưa
chú trọng trên giống lúa có năng suất cao hơn. Do vậy, việc lựa chọn những
giống lúa có chất lượng tốt đồng thời có năng suất cao phù hợp với điều kiện
canh tác của địa phương để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh Thái
Nguyên là việc làm rất cần thiết. [10]
Các giống lúa DS1, J01, HT1 là những giống lúa thuần chất lượng cao,
đã được thử nghiệm khả năng thích ứng và cho kết quả khả quan trên nhiều
vùng sinh thái khác nhau của nước ta. Hai giống lúa Séng Cù và Khẩu Nậm
Xít là hai giống lúa đặc sản, bản địa của tỉnh Lào Cai cũng đã được thử
nghiệm khả năng thích ứng ở một số vùng thấp của tỉnh, kết quả là các giống
này có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của một số huyện trong
tỉnh Lào Cai.
Nhằm mục đích tìm ra và bổ sung vào cơ cấu giống lúa thuần chất
lượng của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã đề xuất đề tài nghiên cứu khả năng
sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa nêu trên tại tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế giới
7
Lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Có trên 40%
dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, trên 25% dân số thế
giới sử dụng gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Vì vậy, lúa gạo có
ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới.
Phạm vi trồng lúa trên thế giới rất rộng, từ xích đạo đến 50 vĩ độ Bắc
và 35 vĩ độ Nam, từ vùng thấp đến vùng cao, từ những vùng nóng ẩm của Ấn
Độ đến các vùng sa mạc có tưới ở Pakistan và độ cao 2500 m so với mực
nước biển. Lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ phù sa màu mỡ
cho đến các loại đất cát, đất sét, đất bạc màu, đất trũng ngập úng, nghèo dinh
dưỡng và pH từ 3-10. Điều đó chứng tỏ cây lúa có khả năng thích ứng rất
rộng với những điều kiện khác nhau trên thế giới.
Theo thống kê của FAO có trên 114 nước trồng lúa nước và phân bố ở
trên 5 châu lục với sự biến động về số lượng và diện tích như sau:
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới giai đoạn 1970 - 2012
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1970 132,873 23,808 316,346
1980 144,412 27,482 396,871
1990 146,960 35,286 518,568
2000 154,060 38,904 599,355
2001 151,944 39,477 599,828
2002 147,626 38,705 571,387
2003 148,508 39,531 587,069
2004 150,553 40,384 607,990
2005 154,944 40,943 634,392
2006 155,250 41,304 641,240
2007 154,986 42,401 657,150
2008 157,655 43,706 689,044
2009 158,368 43,240 684,780
2010 153,652 43,736 672,016
2011 163,143 44,290 722,559
2012 163,463 43,940 718,345
Nguồn: Số liệu thống kê của FAOSTAT, 2013 [19]
8
Qua bảng 1.1 ta thấy, diện tích canh tác lúa có xu hướng tăng dần
trong giai đoạn 1970 đến 2012. Song tăng mạnh nhất vào thập kỷ 70, 80 của
thế kỷ XX, sau đó tốc độ tăng chậm dần và có xu hướng ổn định vào những
năm đầu của thế kỷ XXI. Về năng suất cũng có xu hướng tương tự. Trong 4
thập kỷ cuối của thế kỷ XX năng suất lúa tăng gấp 2 lần từ 23,8 tạ/ha năm
1970 đến 38,9 tạ/ha năm 2000, sau đó năng suất lúa vẫn tăng nhưng tốc độ
tăng chậm dần. Đến năm 2012, năng suất lúa bình quân của thế giới đạt 43,9 tạ/ha.
Về sản lượng lúa toàn thế giới cũng có xu hướng tương tự. Năm 2012, sản lượng
lúa toàn thế giới đạt 718, 34 triệu tấn.
Trong những năm gần đây, để nâng cao sản lượng lúa và đảm bảo an
toàn thực phẩm cho người dân, các nhà khoa học trên thế giới đã không
ngừng nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa mới với những tính năng ưu việt
như năng suất cao, hạt gạo dẻo, hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng chống
chịu bệnh, có gen tổng hợp các kháng sinh tự nhiên,….
Vào đầu những năm 60, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) đã
được thành lập ở Philippin. Đây là cơ quan nghiên cứu nông nghiệp đầu tiên
do nhóm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế CGAR quản lý. Viện này đã tập
trung vào lĩnh vực nghiên cứu lai tạo và đưa ra sản xuất nhiều giống lúa các
loại, tiêu biểu như dòng IR, Jasmin. Năm 1962, IRRI đã nhận được 1530
giống lúa địa phương góp phần nhân lên 12.800 giống. Năm 1977 đã chính
thức khai trương ngân hàng gen cây lúa, thu thập và bảo quản ở trên 110
quốc gia trên thế giới. Năm 1975, IRRI đã chính thức hợp tác với Việt Nam
trong chương trình thử nghiệm giống quốc tế, Viện đã lai tạo và chọn lọc
thành công nhiều giống lúa tốt được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới như IR6, IR8, IR20, IR26 và rất nhiều giống lúa mới, do đó đã tạo sự
nhảy vọt về năng suất và phẩm chất ở những vùng trồng lúa trên thế giới.
Cho đến nay, IRRI đã có những tập đoàn giống và nguồn gen lúa rất đa dạng
và phong phú. Trong những năm tới, Viện đang hướng tới mục tiêu chọn tạo
9
được những giống có năng suất cao đạt 12-13 tấn/ha gọi là “siêu lúa”. Bên
cạnh việc nghiên cứu những giống lúa có năng suất cao, Viện cũng đi sâu
vào nghiên cứu và chọn tạo ra những giống có phẩm chất tốt, chống chịu tốt
với ngoại cảnh bất thuận.
Ở châu Á, nhiều nước có diện tích trồng lúa lớn, kỹ thuật thâm canh
tiên tiến và có kinh nghiệm phong phú. Có đến 85% sản lượng lúa trên thế
giới phụ thuộc vào 8 nước châu Á, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản [10].
Theo FAOSTAT (2013), năm 2012 Ấn Độ là nước có diện tích trồng
lúa lớn nhất 36,95 triệu ha, sau đó đến Trung Quốc 30,12 triệu ha. Tuy nhiên,
tổng sản lượng lúa gạo của Ấn Độ (120,62 triệu tấn) lại thấp hơn Trung Quốc
(197,21 triệu tấn).
Bảng 1.2: Năng suất lúa của một số nước đứng đầu thế giới năm 2012
(Đơn vị: tạ/ha)
STT
Quốc gia
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1 Toàn thế giới 153,652 43,736 672,012
2 Ấn Độ 36,950 32,644 120,619
3 Trung Quốc 30,116 65,482 197,211
4 Indonesia 13,244 50,144 66,411
5 Bangladesh 11,800 41,826 49,354
6 Thái Lan 10,990 28,751 31,597
7 Mianma 8,051 41,239 33,204
8 Việt Nam 7,513 53,221 39,988
9 Phi lip pin 4,354 36,222 15,771
10 Cambodia 2,776 29,697 8,245
11 Bra xin 2,709 41,736 11,308
(Nguồn: FAOSTAT năm 2013) [19 ]
10
Sở dĩ Trung Quốc có diện tích đứng thứ 2 nhưng tổng sản lượng lại
đứng đầu thế giới là do trong những thập niên gần đây Trung Quốc đã có
nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa, trong đó đặc biệt sử dụng ưu thế lai
ở lúa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích canh tác lúa của Trung
Quốc giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh. Bên cạnh đó
nguồn nước ngọt không đủ và phân bố không đều. Đây được coi là trở ngại
lớn trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa của Trung Quốc.
Ấn Độ là một nước đi đầu và thành công lớn trong việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất. Trong công tác
nghiên cứu giống lúa, Viện nghiên cứu lúa Quốc gia của Ấn Độ là nơi tập
trung nghiên cứu và lai tạo nhiều giống lúa mới phục vụ sản xuất. Cho đến
nay, Ấn Độ đã có nhiều giống lúa chất lượng nổi tiếng trên thế giới như
Bastima, Brimphun. Bastima có giá lên tới 850 đô la Mỹ/tấn, cao gần gấp đôi
giống lúa chất lượng cao nổi tiếng của Thái Lan giá 460 đô la Mỹ/tấn. Trong
hàng trăm giống lúa thơm của Ấn Độ, chỉ có giống Bastima là được ưa
chuộng và bán chạy nhất trên thị trường. Gạo thơm Bastima có mùi thơm dễ
chịu và cơm nở dài.
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ở Thái Lan, đất đai
màu mỡ, diện tích canh tác lớn (chiếm tới 40% diện tích đất tự nhiên), điều
kiện thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa thích hợp cho việc phát triển cây
lúa nước. Vì vậy, cây lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của
Thái Lan với diện tích 10,99 triệu ha, năng suất bình quân 28,75 tạ/ha, sản
lượng 31,60 triệu tấn và là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Các trung
tâm nghiên cứu lúa của Thái Lan được thành lập ở nhiều tỉnh và các khu vực.
Các trung tâm này có nhiệm vụ tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo và
nhân giống phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nhật Bản cũng là nước rất chú trọng tới công tác nghiên cứu và chọn
tạo giống lúa. Người Nhật đòi hỏi rất cao về chất lượng lúa gạo vì nước Nhật
11
giàu có. Để đáp ứng yêu cầu thị trường, các trung tâm, Viện và Trạm nghiên
cứu được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, những trung tâm
quan trọng được đặt ở những cùng canh tác lúa trọng điểm và lớn của Nhật.
Một số nước như Hàn Quốc, Triều Tiên cũng đẩy mạnh nghiên cứu
các giống lúa, trong đó loại hình lúa Japonica là chủ yếu. Trong đó có các
giống lúa nổi tiếng như Tai Chung 1, Gang Chan Gi, Tongil,…
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là nước trồng lúa trọng điểm trên thế giới. Người Việt Nam
vẫn luôn tự hào về nền văn minh lúa nước của đất nước mình. Từ xa xưa, cây
lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống của người Việt. Cây lúa được trồng suốt từ Bắc vào Nam, song tập
trung chủ yếu ở 2 vùng châu thổ lớn là Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu
Long. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa của cả nước với diện
tích lúa đạt 3,86 triệu ha, chiếm tới 52,14% tổng diện tích trồng lúa cả nước,
sản lượng đạt 20,67 triệu tấn, chiếm 53,14% và đóng góp 90% xuất khẩu gạo
cả nước. Đồng bằng sông Hồng có diện tích và sản lượng nhỏ hơn nhiều so với
đồng bằng sông Cửu Long, chỉ đạt 1,15 triệu ha và sản lượng đạt 6,79 triệu tấn
nhưng năng suất cao hơn đạt 58,8 tạ/ha (Tổng cục thống kê, 2013) [15].
Theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới
FAO, năm 2012 Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,8 triệu ha, đứng thứ 7
sau các nước có diện tích trồng nhiều ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia,…Việt Nam có năng suất lúa đạt 5,6 tạ/ha, đứng thứ 24 trên thế
giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4
khu vực châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha) và Nhật
Bản (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha,
đứng thứ 12 trên thế giới. Việt Nam là nước có sản lượng lúa lớn nhất thế
giới đạt 43,7 triệu tấn (FAO, 2013) [19]
12
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam năm 1961-2012
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
1961 4,74 18,96 9,00
1970 4,72 21,53 10,17
1980 5,60 20,80 11,64
1990 6,04 31,82 19,23
2000 7,67 42,43 32,53
2001 7,49 42,85 32,11
2002 7,50 45,90 34,45
2003 7,45 46,39 34,57
2004 7,45 48,55 36,15
2005 7,33 48,89 35,83
2006 7,32 48,94 35,85
2007 7,21 49,87 35,94
2008 7,40 52,34 38,73
2009 7,44 52,4 38,95
2010 7,49 53,4 40,01
2011 7,65 55,4 42,39
2012 7,75 56,3 43,66
Nguồn: FAOSTAT năm 2013 [19]
Từ năm 1961 đến năm 2012, năng suất lúa của cả nước đã tăng lên xấp
xỉ 3 lần. Giai đoạn tăng cao nhất vào thập kỷ 80. Điều này gắn liền với các
tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh tăng năng suất lúa được ứng dụng rộng
rãi, việc sử dụng những giống lúa lai năng suất cao và quan trọng hơn là việc
chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai từ cơ chế hợp tác xã sang tư nhân hóa
(khoán 10), lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích người
dân thâm canh sản xuất lúa. Sản lượng lúa của Việt Nam vì thế mà tăng liên
tục từ 9,00 triệu tấn năm 1961 đến 43,66 triệu tấn năm 2012, vươn lên là một
trong 10 nước có sản lượng lúa gạo cao nhất thế giới.
Trong giai đoạn năm 1961 đến năm 2000, do quá trình khai hoang, đầu
tư cho công tác thủy lợi và chính sách khuyến khích người dân thâm canh,
13
tăng vụ nên diện tích trồng lúa tăng nhanh từ 4,74 triệu ha năm 1961 lên 7,67
triệu ha năm 2000, tăng 2,93 triệu ha. Ngược lại với giai đoạn trước, do quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa từ năm 2001, diện tích lúa có xu hướng
giảm, đến năm 2007 diện tích lúa chỉ còn 7,21 triệu ha, giảm đi 46.000 ha so
với năm 2000. Từ năm 2007 đến năm 2012, diện tích lúa có tăng nhưng tốc
độ tăng chậm.
Bảng 1.4. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1995-2012
Năm
Sản lượng
(nghìn tấn)
Tăng trưởng so với năm 1995 (%)
1995 1998 -
1997 3575
78,93
1999 4508
125,6
2001 3721
86,24
2002 3236
61,96
2003 3810
90,69
2004 4063
103,4
2005 4705
135,5
2006 4506
125,5
2007 4580
129,2
2008 4652
132,8
2009 6730
236,8
2010 7000
250,4
2011 7000
250,4
2012 7720
286,4
2013 6680
234,3
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013 [15]
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90
thế kỷ trước thì những năm 2005-2008 sản lượng xuất khẩu gạo đã ổn định ở
14
mức trên 4,5 triệu tấn và có bước đột phá năm 2009. Cụ thể, mùa vụ
2010/2011, Việt Nam khẩu khẩu 7 triệu tấn gạo trong tổn sản lượng 26,73
triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010. Với sản lượng này,
Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan.
Mùa vụ 2011/2012 Việt Nam vẫn duy trì mức xuất khẩu gạo trên 7 triệu tấn và
đã đạt 7,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,45 tỷ đô la Mỹ [12].
Kể từ lúc Việt Nam tái nhập thị trường thế giới năm 1989 thì năm
1990 đã đứng vị trí xuất khẩu gạo thứ 4 sau Thái Lan, Pakistan và Mỹ, đến
năm 1991 vươn lên vị trí thứ 3. Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam vươn đứng
thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, đến năm 2012 xuất khẩu gạo đạt 7,7 triệu tấn
và tăng trưởng so với năm 1995 khoảng 234%. Theo số liệu sơ bộ của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu năm 2010 đạt
7,00 triệu tấn, kim ngạch 3,23 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,54% về lượng và 21,2% về
giá trị so với năm 2009.
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã
mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy sản xuất lúa phát triển, thị trường xuất khẩu
gạo ngày càng được mở rộng và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thế giới được
nâng lên. Theo dự báo thì trong vòng 5 năm tới, thị trường lúa gạo thế giới
vẫn tiếp tục sôi động do nhu cầu lương thực tăng. Bên cạnh những thuận lợi
thì xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức không nhỏ. Hàng
rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước về sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ
giảm và tiến tới bãi bỏ. Gạo Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, và một số
nước có chất lượng cao, giá rẻ sẽ cạnh tranh với gạo Việt Nam về thị trường
xuất khẩu và ngay cả thị trường trong nước. Trong khi đó giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam thấp hơn so với thị trường thế giới, cụ thể là thấp hơn giá gạo
của Thái Lan khoảng 160 đô la Mỹ/tấn.
Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam: Thị trường xuất khẩu gạo
của Việt Nam mùa vụ 2011/2012 là các quốc gia châu Á, chiếm 77,7% tổng
15
sản lượng xuất khẩu gạo của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Indonesia,
Philipin và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống.
Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên
theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần. Mùa vụ 2011/2012,
Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam. Dự báo xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong mùa vụ
2012/2013. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ
Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanma khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Đối với Châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan,
nhất là với loại gạo chất lượng cao tỷ lệ tấm 5% nhưng lại phải đối mặt với
sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể
hạ thấp giá bán để cạnh tranh thị trường quan trọng này [12].
Về giá gạo xuất khẩu gạo: Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam là giá gạo cấp thấp (gạo 25% tấm), gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) thì
vẫn chưa cạnh tranh được với gạo của Thái Lan. Gạo có phẩm cấp thấp thị
trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ,
Pakistan và Myanma. Giá gạo xuất khẩu trung bình theo giá năm 2012
khoảng 456 đô la Mỹ/tấn. Mặc dù quý I năm 2013 giá xuất khẩu gạo trung
bình tăng và đạt 468 đô la Mỹ /tấn (tăng 2% so với năm 2012). Mức giá này
thấp hơn mức giá xuất khẩu gạo trung bình năm 2011 là 39 đô la Mỹ /tấn
(giá trung bình năm 2011 là 495 đô la Mỹ /tấn) [12].
Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững vị thế là nước xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới thì sản xuất lúa Việt Nam cần chú trọng đến các
biện pháp canh tác mới để tăng năng suất, đầu tư thâm canh, lai tạo nhập
khẩu các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu
bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng về cây lúa trong thời gian qua đóng góp vào sự
phát triển nông nghiệp Việt Nam là kết quả với sự hợp tác giữa nhà quản lý,
các tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nước và hợp tác Quốc tế.
Theo báo sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương [9], Việt Nam có
một số thành quả nổi bật về công tác chọn tạo giống lúa như sau:
- Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn
tạo giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam
của Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp điều tra, thu
thập, phân loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật
liệu di truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc Việt Nam
như G4, G6, G10, G13,
- Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học nông
nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng
bất dục ĐH4 và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng
phổ biến trong sản xuất đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh
trưởng 110-115 ngày, tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha, chất lượng dinh
dưỡng cao, thích hợp cho hệ thống canh tác 3-4vụ/năm ở các tỉnh phía Bắc.
- Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản
xuất lượng thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm, Hà Nội với
phương pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn
được giống LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng suất 3-4
tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân
tộc nghèo ở vùng cao.
- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông
Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương
pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết
hợp với khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất
17
cao, chất lượng gạo tốt như OM1490, OM2517, OM3536, … trồng rộng rãi
ở vùng sản xuất ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tạo giống lúa biến đổi gen giàu chất vi dinh dưỡng của Viện nghiên
cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp Agrobacterium và hệ
thống chọn lọc manose chuyển gen với vector pCaCar, pEun3 mang gen psy,
crtI vào giống lúa IR6, MTL250, Tapei309 tạo ra các dòng lúa giàu Vitamine
A giúp giảm suy dinh dưỡng của cộng đồng dân cư nghèo với gạo là thực
phẩm chính.
- Ứng dụng kết quả điện di protein SDS-Page trong công tác chọn tạo
giống lúa chất lượng cao của Trường Đại học Cần Thơ dùng phương pháp
điện di protein SDS-Page tuyển chọn các giống lúa thuần như lúa Nếp Bè
Tiền Giang, VĐ20, Klong Kluang, đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn
giống phục vụ công tác lai tạo như tập đoàn lúa mùa ven biển đồng bằngsông
Cửu Long và khảo sát quy luật di truyền ở mức độ phân tử như hàm lượng
proglutelin, acidic glutilin, basic glutelin.
- Xác định gen fgr điều khiển tính trạng mùi thơm bằng phương pháp
Fine Mapping với microsatellite của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông
Cửu Long dùng phương pháp microsatellite phân tích quần thể tổ hợp lai
Khao dawk mali/OM 1490 cho thấy rằng gen fgr diều khiển mùi thơm là gen
lặn trên nhiễm sắc thể số 8, băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 190bp
và không thơm ở độ lớn 90bp (cặp mồi RG28F-R), băng thể hiện mùi thơm
xuất hiện ở độ lớn 160bp và không thơm ở độ lớn 120bp (RM223). Gen thơm
là tính trạng phức tạp chịi ảnh hưởng rất mạnh của điều kiện ngoại cảnh.
- Phân tích sự bắt cặp nhiễm sắc thể tương tự trong các dòng lai xa
thuộc giống O. sativa bằng phương pháp lai in situ huỳnh quang
(Fluorescence in situ hybriddization) của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng
sông Cửu Long với kỹ thuật dùng label quỳnh quang đính vào DNA probe để
lai với nhiễm sắc thể trên kính tiêu bản và được nhìn thấy dưới kính hiển vi
18
quỳnh quang, lai xa giữa lúa trồng (Oryza sativa) và lúa hoang (O.officinalis,
O.brachyyantha, O.granulata) giúp đa dạng hóa nguồn gen cây lúa.
- Kỹ thuật Transgenomics AraC/AvrXa10-transactivator mới dùng cho
nghiên cứu bộ gen chức năng và cải thiện giống cây trồng với phương pháp
dùng protein AraC điều khiển Opera Ara có vai trò trong quá trình trao đổi
đường arabinose của vi khuẩn Escherichia coli và protein AxrXa10 của vi
khuẩn Xanthomonas oryzea trong sự kích hoạt sự thể hiện của gen chỉ thị
chuyển vào cây trồng.
- Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương
thực thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu
hạn địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp
lai hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu
hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở
vùng Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
- Phân tích QTL (quantitative trait loci) tính trạng chống chịu mặn của
cây lúa của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương
pháp marker RFLP, microsatellite phân tích bản đồ di truyền của tổ hợp lai
IR 28/Đốc Phụng xác định marker RM223 liên kết với gen chống chịu mặn
với khoảng cách di truyền 6,3cM trên nhiểm sắc thể số 8 ở giai đoạn mạ.
- Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của
Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội dùng phương pháp thu thập mẫu
bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen
kháng bệnh bằng PCR đã xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea
gây bệnh khác nhau. Các dòng chỉ thị ỊRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7),
IRBB21 (Xa2) có tính kháng đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá của Trường Đại
học nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp lai giữa dòng bất dục 103s và
dòng phục hồi chứa gen kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai