Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.85 KB, 77 trang )

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM (SOUTH VINA)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
BHXH Bảo Hiểm Xã Hội
HĐKT Hợp Đồng Kinh Tế
HĐ Hợp Đồng
TĐKT Thi Đua Khen Thưởng
HĐKL Hội Đồng Kỹ Luật
ANTT An Ninh Trật Tự
HACCP Hệ Thống Phân Tích, Xác Định và Tổ Chức Kiểm
Soát Các Mối Nguy Trọng Yếu trong Quá Trình
Sản Xuất và Chế Biến Thực Phẩm
PCCC Phòng Cháy Chữa Cháy
PR Quan Hệ Công Chúng
ISO 9001:2000 Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theo Tiêu Chuẩn
Quốc Tế
EU Châu Âu
H5N1 Một Dạng Đặc Biệt Của Cúm Gia Cầm
WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
SQF Tiêu Chuẩn An Toàn Chất Lượng Thực Phẩm
CPI Chỉ Số Giá Tiêu Dùng
GMP Tiêu Chuẩn Thực Hành Sản Xuất Tốt
SXKD Sản Xuất Kinh Doanh
CP Cổ Phần
CIRAD Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Pháp Về
Phát Triển Quốc Tế
TW Trung Ương


HALAL Tiêu Chuẩn Sản Phẩm Được Chấp Nhận Ở Các
Nước Ả Rập
BRC Tiêu Chuẩn Bán Lẻ Của Anh
vii
SGS Công Ty Chuyên Về Giám Định Và Chứng Nhận
Hàng Hóa
ASEAN Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
OZ Đơn Vị Đo Lường (1OZ bằng 28,35Gram)
T
o
Nhiệt Độ
DD Dung Dịch
KCN Khu Công Nghiệp
SPACE Ma Trận Đánh Giá Hoạt Động Và Vị Trí Chiến
Lược
SWOT Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Đe Dọa
R&D Nghiên Cứu Và Phát Triển
SOUTHVINA Công Ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam
NAVICO Công Ty Cổ Phần Nam Việt
MINH PHU SEAFOOD CORP Công Ty Cổ phần Thủy Hải Sản Minh Phú
PHUONG NAM CO Công Ty Cổ phần Thủy Hải Sản Phương Nam
HV CO Công Ty Cổ phần Hùng Vương
KIM ANH CO. LTD Công Ty TNHH Kim Anh
VINH HOAN CORP Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn
QUOC VIET CO. LTD Công Ty TNHH Quốc Việt
CASEAMEX Công Ty CP XNK Thuỷ sản Cần Thơ
MINH HAI JOSTOCO Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu
Minh Hải
STAPIMEX Công Ty CP Thủy Sản Sóc Trăng
AGIFISH CO Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An

Giang
CL- FISH CORP Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu
Long An Giang
ANVIFISH Công Ty Cổ phần Việt An
THIMACO Công Ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Thiên

QVD. FOOD CO Công Ty TNHH Thực phẩm QVD Đồng Tháp
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh 16
Bảng 4.1. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2006, 2007 28
Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Năm 2007 29
Bảng 4.3. Tổng Hợp Nguyên Liệu Nhập Kho Năm 2007 33
Bảng 4.4. Doanh Thu Theo Thị Trường Năm 2007 34
Bảng 4.5. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Năm 2007 36
Bảng 4.6. Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Thành Phẩm Năm 2007 38
Bảng 4.7. Các Chỉ Tiêu Tài Chính Năm 2007 39
Bảng 4.8. Cơ Cấu Tình Hình Lao Động Southvina 40
Bảng 4.9. 10 Công Ty Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Thuỷ Sản Năm 2007 51
Bảng 4.10. 10 Công Ty Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Cá Tra, Basa Năm 2007 51
Bảng 4.11. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh 58
Bảng 4.12. Ma Trận SPACE 60
Bảng 4.13. Ma Trận SWOT 62
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty 7
Hình 3.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael E. Porter 23
Hình 3.2. Những Yếu Tố Trong Phân Tích Đối Tượng Cạnh Tranh 24

Hình 4.1. Qui Trình Chế Biến Cá Basa, Cá Tra Fillet Đông Lạnh 31
Hình 4.2. Doanh Thu Và Sản Lượng Theo Thị Trường 34
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu 36
Hình 4.4. Hình Ảnh Ma Trận SPACE 61
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đời
sống người dân dần được cải thiện một cách rõ rệt. Do đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt
hàng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Người dân không chỉ quan tâm đến việc
mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống mà họ còn quan tâm đến việc giữ gìn
sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình. Một bữa ăn có
chất lượng phải đáp ứng được nhu cầu calo cho sinh hoạt hàng ngày. Thông thường trong
một bữa ăn cơ bản của người Việt Nam luôn có cá hoặc thịt. Khi mà Gà có dịch cúm, Heo
có bệnh heo tai xanh, lỡ mồm long móng, thì thủy sản có lẽ là hướng lựa chọn tốt nhất
cho bữa ăn vào thời điểm hiện nay.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với hơn 3000km đường
bờ biển cùng với hệ thống sông ngòi chằn chịt, rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy
sản. Đặc biệt là chăn nuôi và đánh bắt cá. Vì thế ngành công nghiệp nuôi trồng và chế
biến thủy sản đã và đang phát triển rất nhanh, thu hút nhiều doanh nghiệp với nhiều thành
phần kinh tế khác nhau, đã tạo ra một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt.
Để có thể đạt được thành công cũng như có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường đòi
hỏi doanh nghiệp phải có được năng lực cạnh tranh nhất định. Các yếu tố quyết định năng
lực cạnh tranh chính là thị trường tiêu thụ rộng lớn, có khả năng phát triển mạnh và còn
phải kể đến các thị trường tiềm năng, bản thân các yếu tố nội tại của doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, việc giành thị phần
trên thị trường tiêu thụ thủy sản là cuộc chạy đua về các chiến lược phát triển của các
công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Vì vậy sẽ
có những thách thức mới được đặt ra với ngành sản xuất này. Là một trong những công ty

mới tham gia vào ngành thủy sản, mặc dù vậy sản phẩm của Công ty phần nào đã chiếm
được lòng tin của khách hàng và thương hiệu Southvina cũng đã dần được biết đến.
Không bằng lòng với kết quả hiện tại, Công ty luôn cố gắng đầu tư nghiên cứu, cho ra đời
những sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn, hợp vệ sinh hơn để vừa đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao về chất lượng, vừa có thể đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy
nhiên trước sự cạnh tranh khốc liệt của ngành thủy sản đòi hỏi Công ty phải có có một
cách nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về khả năng cạnh tranh của mình.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Viết Sản cùng với sự cho phép
của ban giám đốc, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng nhân sự Công ty TNHH
Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam (Southvina), tôi đã chọn đề tài “Đánh giá năng lực
cạnh tranh của Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam (Southvina)”.
Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra được
những nhận xét, kết luận và những giải pháp phát triển phù hợp không chỉ riêng đối với
ngành sản xuất, chế biến thủy sản mà còn các ngành sản xuất khác, nhằm góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế.
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty trên các mặt: sản xuất, phân phối,
tiêu thụ sản phẩm.
- Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, đồng thời đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất khẩu kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
- Phân tích các khó khăn thuận lợi, trong sản xuất, phân phối tiêu thụ.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh.
- Đề xuất một số ý kiến.
1.2.2. Nội dung
2

- Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian
từ 2006-2007
Xác định được năng lực cạnh tranh và những yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh của Công ty.
Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh
thông qua các chỉ tiêu so sánh, đánh giá.
Đưa ra một số biện pháp để phát huy mặt mạnh, khắc phục và giải quyết những
mặt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam
Các công ty cùng ngành và dẫn đầu về lĩnh vực thủy sản trong cả nước.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương :
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nêu ra những lí do, tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực cạnh tranh của
công ty Southvina trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những giả thiết, lập luận ban đầu
về việc sử dụng các chỉ tiêu để xác định năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh đó. Chương I còn trình bày được nội dung và mục đích của đề
tài cũng như phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương II: TỔNG QUAN
Chương II đã nêu ra giới thiệu chung về công ty, chức năng , nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức, quá trình phát triển cùng những mục tiêu, nhiệm vụ đã đạt được trong năm 2007
và những mục tiêu phương hướng phát triển trong năm 2008 và thời gian tới. Ngoài ra
chương II còn giới thiệu về tình hình sơ lược của Công ty, trụ sở, chi nhánh, đưa ra
những thuận lợi khó khăn về tình hình vốn, cơ cấu lao động cũng như hiện trạng cơ sở
vật chất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để có một cái nhìn tổng quan về
Công ty nhằm nắm bắt sơ lược những điểm mạnh, điểm yếu và có những đánh giá đầu

tiên về năng lực của Công ty.
3
Chương III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với việc nêu ra những khái niệm năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu, phương
pháp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các ma trận, chương III cung cấp
cách thức, phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài. Chương III còn đưa ra
khái niệm cũng như giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
một công ty, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, chương III
còn trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy đủ
trong quá trình phân tích.
Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chương
IV đã đi sâu vào phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, phân phối, tồn kho, tình hình
đầu tư tài chính của Công ty trong giai đoạn năm 2006-2007. Bên cạnh đó, chương IV
còn đánh giá, phân tích về các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan có ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất. Ngoài ra, chương IV còn
đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối
thủ cạnh tranh cũng như cơ sở xác định đối thủ cạnh tranh chính của Southvina và
đánh giá chung khả năng cạnh tranh giữa Southvina và các đối thủ cạnh tranh. Chương
IV còn sử dụng các ma trận để đánh giá chính xác những mặt mạnh- mặt yếu cũng như
năng lực cạnh tranh nhằm đưa ra những biện pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương V đưa ra nhận xét, kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ đó
đưa ra những một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm tăng cường hoạt động cạnh
tranh cho các công ty hiện nay và đối với Công ty nhằm tăng cường hơn nữa hoạt
động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
4
CHƯƠNG II

TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về tình hình công ty
2.1.1. Giới thiệu chung
-Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN MIỀN NAM
-Tên tiếng Anh: SOUTHERN FISHERY INDUSTRIES COMPANY, LTD
-Tên viết tắt: SOUTH VINA
-Trụ sở: Lô 2.14 KCN Trà Nóc II, P.Phước Thới, Q.Ô Môn, TP Cần Thơ
-Điện thoại: (0710) 211588
-Fax: (0710) 844454
-Email:
-Website: www.Southvinafish.com
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Sau thời gian thi công và hoạt động thử nghiệm, tại lô 2.14 Khu Công nghiệp
Trà Nóc 2, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ, Ngày 10-7-2006,
Công ty TNHH Công nghiệp Thuỷ sản Miền Nam (Southvina) tổ chức Lễ Khánh
thành, đồng thời đưa nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Công ty chính thức đi
vào hoạt động. Công ty TNHH Công nghiệp Thuỷ sản Miền Nam được xây dựng trên
diện tích 13.682 m
2
với tổng vốn đầu tư trên dưới 80 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh
là chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu theo qui trình khép kín. Sản phẩm chính của nhà
máy là Tôm, Cá, Mực và các loại thuỷ hải sản khác đông lạnh…trong đó chủ lực là cá
Tra phi lê với sản lượng nguyên liệu trên 50.000 tấn/năm.
Mặt bằng xây dựng nhà máy gồm 4 hạng mục chính: Xưởng sản xuất, khu hành
chính, bến nguyên liệu và các công trình hạ tầng khác. Dự án hoàn thành nhằm thúc đẩy
ngành nuôi trồng thuỷ sản của Thành phố Cần Thơ phát triển, tăng thêm thu nhập cho hộ
dân nuôi trồng thuỷ sản, góp phần bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế thuỷ sản giai đoạn
2005 – 2010, đồng thời tạo thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Trong thời gian tới khi nhà máy hoạt động hết công suất sẽ góp phần giải quyết việc
làm cho khoảng 1.200 lao động của địa phương. Bên cạnh đó việc tuyển dụng lao động

chúng tôi ưu tiên cho các hộ dân bị giải tỏa Khu Công nghiệp Trà Nóc và lao động trong
Quận Ô Môn, Bình Thuỷ. Người lao động sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH theo
qui định và được hưởng một số quyền lợi khác theo qui định.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Chế biến và xuất khẩu thuỷ hải sản lạnh đông
- Sản xuất con giống và nuôi trồng thủy sản
- Chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản
2.1.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm: Sản phẩm của Công ty chủ yếu là cá tra, cá Basa Fillet đông lạnh với
các đặc điểm: trắng, hồng, vàng nhạc, vàng đậm. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Công ty. Bên cạnh đó còn có một số mặt hàng giá trị gia tăng chế biến từ cá tra
/Basa rất đa dạng như :
 Cá tra Fillet cắt miếng
 Cá tra Fillet cắt khúc
 Cá tra Fillet cuộn bông hồng
 Cá tra Fillet xiên que.
 Các loại chả Basa
Thị trường: Bên cạnh với thị trường trong nước, hiện tại Công ty đã xuất hàng
vào các thị trường: Mỹ, Đức, CaNaĐa, Nam Mỹ, Nga, các nước EU, các nước châu Á
và Trung Đông.
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty
6
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty
Nguồn: Phòng tổ chức
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc Công ty
Quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chủ trương đầu
tư lớn của Công ty.
Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh quản lý trong Công ty như các vị

trí Trưởng (Phó) Phòng nghiệp vụ và các vị trí quản lý khác
Phê duyệt kế hoạch đào tạo cán bộ, các chuyến công tác nước ngoài…
Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong Công
ty.
Tổ chức kiểm tra và xử lý các vi phạm điều lệ Công ty.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
THƯỜNG TRỰC
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT KINH DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KT VÀ
KIỂM
NGHIỆM
PHÒNG K D-
XUẤT NHẬP
KHẨU
PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
PHÒNG
TỔ
CHỨC
BỘ
PHẬN


ĐIỆN –
NƯỚC
TỔ
XÂY
DỰNG
TỔ
NGUYÊN
LIỆU
7
Ký Hợp đồng lao động với người lao động trong Công ty.
Tuỳ tình hình hoạt động thực tế của Công ty, Giám đốc có thể uỷ quyền cho phó
Giám đốc hoặc trưởng phòng (ban) nghiệp vụ thực hiện một số công việc nhất định.
Chức năng và nhiệm vụ của các Phó Giám đốc
Các Phó Giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy
quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách
nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công
Được Giám đốc phân công phụ trách về công tác tài chính, sản xuất khinh doanh
toàn Công ty, điều hoà kế hoạch tài chính, hướng dẫn và kiểm tra các hợp đồng kinh
tế đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước,
Tham mưu cho Giám đốc về tình hình sử dụng vốn có hiệu quả, tổng hợp và báo
cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty theo định kỳ cho Giám đốc
Kiểm tra và hướng dẫn công tác sổ sách kế toán và các chứng từ kế toán, chịu
trách nhiệm chính trước Giám đốc về các vấn đề liên quan đến sử dụng vốn của Công
ty.Thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề được Giám đốc uỷ quyền.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng kế toán
Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo qui
định của Nhà nước.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh để phục vụ cho Ban Giám đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
của Công ty.

Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống, khoa học về các số liệu sử
dụng nguồn vốn, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược sử dụng vốn của Ban Giám
đốc.
Theo dõi các khoản công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi
tiền mặt hoặc hình thức thanh toán khác, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại và thanh
toán quốc tế.
Thực hiện chế độ quyết toán theo định kỳ qui định đúng tiến độ, tham gia cùng
các Phòng nghiệp vụ khác để hạch toán chi phí cho từng công đoạn sản xuất trong các
kỳ theo qui định, làm cơ sở để Ban Giám đốc nắm chắc nguồn vốn.
8
Theo dõi hàng hóa xuất nhập, tài sản, công cụ dụng cụ của Công ty, định kỳ kiểm
kê tài sản đã giao cho các bộ phận kể cả các dụng cụ rẻ tiền mau hỏng.
Quản lý các HĐKT về mua sắm vật tư hàng hóa, HĐ xuất nhập khẩu
Tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện các chế độ quản lý tài chính, thường
xuyên tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng nghiệp vụ có quan hệ thanh toán
nội bộ và thanh toán với các đối tác bên ngoài theo qui trình, qui định
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công ty có liên quan để xây dựng kế
hoạch giá thành theo thời điểm, kế hoạch tài chính,
Tùy vào công việc và lĩnh vực cụ thể, Kế toán trưởng lập qui trình hướng dẫn cụ
thể để các phòng nghiệp vụ phối hợp thực hiện đúng qui định.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng kinh doanh
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình Ban Giám đốc phê
duyệt, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
định kỳ do Ban Giám đốc qui định.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công ty có liên quan để xây dựng kế
hoạch giá thành theo thời điểm, tài chính, kho hàng, vận chuyển, kế hoạch sản xuất,
tiếp thị… lập kế hoạch về nguyên liệu, bao bì… cần cho sản xuất.
Khai thác thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, tìm khách hàng thương lượng
đàm phán để lấy đơn hàng cho Công ty, tham mưu cho Ban Giám đốc ban hành lệnh
sản xuất theo đơn hàng đã ký, trực tiếp trả lời những thắc mắc của khách hàng. Thực

hiện và lưu trữ các thủ tục xuất nhập hàng hóa.
Kiểm tra và theo dõi tiến độ, mức độ hoàn thành các lệnh sản xuất đã phát hành,
tổng hợp và báo cáo kịp thời đến Ban Giám đốc tình hình thực hiện các lệnh sản xuất,
nhằm giúp cho Ban Giám đốc phát hiện và khắc phục kịp thời những phát sinh nếu có.
Quản lý các HĐKT về mua sắm vật tư hàng hóa, HĐ xuất nhập khẩu. Hỗ trợ
Phòng tài chính về tiến độ thanh toán tiền bán hàng của khách hàng nước ngoài…
Tham gia vào lĩnh vực kỹ thuật chế biến sản phẩm nhằm mục đích thỏa mãn yêu
cầu của khách hàng.
Công việc cụ thể của từng nhân viên phòng Kinh doanh sẽ do trưởng phòng
Kinh doanh và Phó Giám Đốc phụ trách phân công. Tùy vào công việc phụ trách
Phòng Kinh doanh cần những thông tin và sự hỗ trợ từ các phòng nghiệp vụ khác sẽ
9
thực hiện theo qui chế phối hợp do trưởng phòng Kinh doanh soạn thảo và trình Giám
đốc phê duyệt.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổ chức nhân sự
Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và
bố trí nhân sự phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty.
Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết các chế độ tuyển dụng
và thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỹ luật khen thưởng… là thành viên thường trực
của Hội đồng TĐKT và HĐKL của Công ty.
Qui hoạch cán bộ, tham mưu cho Ban Giám đốc quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh
đạo và các chức danh quản lý.
Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ… cho cán bộ
trong toàn Công ty.
Quản lý lao động, tiền lương cán bộ công nhân trong Công ty
Nghiên cứu và tổ chức lao động có khoa học, xây dựng các định mức lao động,
giá nhân công lao động trên đơn vị sản phẩm…
Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chánh và con dấu, lưu trử các loại tài liệu
của Công ty.
Xây dựng công tác bảo vệ ANTT nội bộ, bảo vệ môi trường vệ sinh khu vực và

công tác PCCC
Theo dõi pháp chế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…
Tham mưu chính về các vấn đề sử dụng lao động có liên quan đến pháp luật, chế
độ chính sách cho người lao động
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật và Kiểm nghiệm
Tham mưu cho Ban Giám đốc ban hành các qui định tiêu chuẩn kỹ thuật trong
các công đoạn sản xuất.
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra trong việc thực hiện các sản phẩm theo đúng mẫu
mã, qui trình kỹ thuật theo đúng cam kết với khách hàng và các qui chuẩn của luật
pháp.
Thường xuyên cập nhật những thông tin về các tiêu chuẩn chất lượng của các cơ
quan chức năng có liên quan để tham mưu đến Ban Giám đốc ban hành chính sách
quản lý chất lượng phù hợp.
10
Nghiên cứu cải tiến sản phẩm của Công ty để nâng cao chất lượng hạ giá thành.
Quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện các thủ tục qui định về quản lý chất
lượng theo qui định của các cơ quan chức năng có liên quan.
Xây dựng các chương trình, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Liên hệ đăng ký cơ quan chức năng kiểm tra hàng xuất khẩu. Phối hợp các Phòng
(ban) liên quan giải quyết các vướn mắc về chất lượng sản phẩm với các cơ quan chức
năng bên ngoài.
Công việc cụ thể của từng thành viên Phòng Kỹ thuật và kiểm nghiệm sẽ do
Trưởng phòng phân công
Là Bộ phận chịu trách nhiệm chính trước Ban Giám đốc về các vấn đề phát sinh
trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Trưởng phòng Kỹ thuật và kiểm nghiệm xây dựng qui chế phối hợp với các bộ
phận nghiệp vụ khác trong Công ty để phối hợp hoạt động
Chức năng và nhiệm vụ của Ban Điều Hành sản xuất
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đúng tiến
độ và các yêu cầu kỹ thuật.

Quản lý các định mức kỹ thuật, tiêu hao nguyên vật liệu…trong mỗi công đoạn
chế biến. Báo cáo tổng hợp, phân tích chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất làm
cơ sở cho Ban Giám đốc định hướng xây dựng vùng nguyên liệu
Quản lý chất lượng, số lượng vật tư hàng hóa khi nhập kho cung ứng cho sản
xuất
Phối hợp cùng phòng Kỹ thuật & Kiểm nghiệm cải tiến qui trình sản xuất, cải
tiến và đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm.
Hướng dẫn, kiểm tra qui trình kỹ thuật, qui trình công nghệ chế biến các sản
phẩm qua từng công đoạn, tình trạng vệ sinh thiết bị công cụ dụng cụ….
Liên hệ với các Phòng có liên quan để điều hòa kế hoạch sản xuất. Là Bộ phận
điều hành và chịu trách nhiệm chính trước Ban Giám đốc về các vấn đề phát sinh trong
tiến độ sản xuất và hoạch định sản xuất.
Được Giám đốc ủy quyền quyết định để giải quyết các phát sinh trong lĩnh vực
được phân công phụ trách - Quản Đốc sản xuất xây dựng qui chế làm việc và phân
công nhân sự đảm trách công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo qui định.
11
Chức năng và nhiệm vụ của Tổ Cơ điện
Quản lý, vận hành và đảm bảo tình trạng hoạt động của các thiết bị máy móc
phục vụ sản xuất và phục vụ hoạt động hàng ngày của toàn Công ty theo yêu cầu.
Quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật về điện, nước, nhiên liệu…trong quá trình
sản xuất kinh doanh và hoạt động của toàn Công ty.
Nghiên cứu cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao năng suất, giảm điện tiêu
thụ…
Tổ chức các chương trình bảo trì, bảo dưởng thiết bị theo định kỳ
Tổ chức các khóa huấn luyện về vận hành, bảo trì… các thiết bị máy móc trong
Công ty
Tổ trưởng Tổ Cơ điện phân công trách nhiệm từng cá nhân trong Tổ và xây dựng
qui chế phối hợp với các Phòng nghiệp vụ khác trong khi thực hiện công việc được
giao.
Chức năng và nhiệm vụ của Tổ cung ứng nguyên liệu

Thực hiện các chức trách sau:
Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu về mùa vụ, sản
lượng, giá…
Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của Công
ty.
Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên
liệu của Công ty.
Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của ban và các nghiệp vụ phát sinh theo quy
định của Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của Tổ xây dựng
Chịu trách nhiệm bảo dưỡng cơ sở vật chất cho Công ty về mặt cấu trúc trúc xây
dựng. Bên cạnh đó, bảo đảm khắc phục một cách kịp thời những sự cố của cấu trúc xây
dựng, đồng thời tiến hành xây dựng những khoản mục cần thiết theo yêu cầu của ban
giám đốc công ty.
2.3. Nguồn nhân lực
Tổng số lao động: 913 người (đã ký HĐLĐ 367 người, số còn lại lao động thời
vụ)
12
Trong đó :
-Khối văn phòng : 40 người (tốt nghiệp đại học 100%)
-Khối trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất: 873 người, trong đó 77 Đại học và
Cao đẳng, 25 Trung học chuyên nghiệp, học vấn từ lớp 10 đến lớp 12: 300 người, còn
lại lớp 9 trở xuống.
2.4. Khái quát tình hình trang thiết bị và cơ cấu nguồn vốn của công ty
2.4.1. Tình hình biến động tài sản
Năm 2007 lượng vốn đầu tư của Công ty đầu tư cho yêu cầu hiện đại hóa phục vụ
sản xuất và cải thiện điều kiện phục vụ là không nhiều, do Công ty mới trang bị máy
móc hoàn toàn mới vào năm 2006. Tuy nhiên năm 2007 Công ty luôn cố gắng tận
dụng hết điều kiện sẵn có để phục vụ sản xuất, và mở rộng qui mô sản xuất nên đã làm
doanh thu trong năm 2007 tăng lên rất cao.

2.4.2. Tình hình nguồn vốn của công ty
Công ty Southvina là một đơn vị kinh tế hoạt động dưới hình thức công ty TNHH
nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn của chính bản thân doanh nghiệp. Tuy
nhiên để đảm bảo an toàn và đáp ứng tốt nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh,
Công ty luôn cố gắn huy động một số vốn đáng kể để bổ sung thêm trong cơ cấu tổng
nguồn vốn.
Nếu như tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2006 là 79 tỷ đồng thì đến cuối
năm 2007 này là xấp xỉ 221 tỷ đồng. Sỡ dĩ nguồn vốn có sự tăng đáng kể là do Công
ty tự tiến hành huy động vốn, cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp tự bỏ ra thêm để
mở rộng hoạt động sản xuất, mua nguyên vật liệu đầu vào.
2.5. Các giải thưởng công ty đã đạt được
Tuy mới thành lập năm 2006 nhưng Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn:
Công ty vinh dự nhận được cúp vàng vì sự phát triển của cộng đồng lần II năm 2008,
cùng với đó là danh hiệu lãnh đạo danh nghiệp xuất sắc năm 2008 của giám đốc công
ty, ông TRẦN VĂN QUANG.
Cũng trong năm 2008 Công ty cũng vinh dự đón nhận: cúp vàng doanh nghiệp hội
nhập và phát triển do đồng chí UÔNG CHUNG LƯU, phó chủ tịch Quốc Hội trao
tặng.
2.6. Định hướng phát triển của công ty
13
Mục tiêu trong năm 2008
Đầu tư và nâng cấp thiết bị tự động hóa nhằm nâng cao công suất sàn xuất của
nhà máy lên 120 tấn nguyên liệu/ngày.
Đảm bảo 100% công nhân khi làm việc tại nhà máy sẽ được đào tạo tay nghề
Đảm bảo 100% lô hàng được Công ty sản xuất đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu
chuẩn các quốc gia nhập khẩu.
Thỏa mãn 95% nhu cầu khách hàng, đảm bảo giao hàng đúng thời gian.
Không quá 05 khiếu nại của khách hàng về chất lượng trong năm
Phát triển thêm khách hàng mới: Châu Âu 10 khách hàng, Trung Đông 10 khách
hàng, Đông Âu 05 khách hàng, Châu Á 05 khách hàng.

Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn của Công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công
nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người
lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị
thương hiệu Southvina.
Đưa thương hiệu Southvina trở thành một thương hiệu quen thuộc và đáng tin
cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp Southvina phát triển bền vững lâu
dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy
mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản.
14
CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Năng lực cạnh tranh
a) Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và
ngoài nước. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng vượt qua
các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được hiểu là việc khai thác, sử dụng
thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ
hấp dẫn với người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao
và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh.
b) Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
• Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh là ma trận nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu
cùng những ưu khuyết đặc biệt của họ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh không chỉ là cơ sở
đánh giá vị thế cạnh tranh trên thị trường của Công ty với đối thủ cạnh tranh chủ yếu,
mà còn cho thấy sự hơn kém của Công ty ở những mặt (yếu tố) nào, mức độ hơn kém

ở mỗi yếu tố này ra sao. Từ đó Công ty có những chương trình hành động đúng đắn và
kịp thời để cải thiện cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng như sau:
Cột 1: Xác định các yếu tố có vai trò thiết yếu đến sự thành công của công ty
trong ngành.
Cột 2: Xác định mức độ quan trọng của những yếu tố đó đến sự thành công của
ngành đang xét. Mức độ quan trọng được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng các mức độ
quan trọng là 1,0.
Cột 3,4,5…: là cột phân tích mức độ ứng phó hay vận dụng của công ty với các
yếu tố như thế nào, cũng như xem xét khả năng cạnh tranh của công ty này trong
ngành. Gồm 2 cột nhỏ
Cột phân loại các loại điểm cho từ 1 đến 4, với 1 là khả năng phản ứng yếu, 2,5 là
trung bình, 3 cho thấy phản ứng trên trung bình và 4 khả năng ứng phó tốt nhất.
Cột số điểm quan trọng được tính cho mỗi yếu tố trong bảng bằng cách nhân
mức quan trọng của yếu tố đó với điểm phân loại tương ứng của công ty, tổng điểm
này có điểm từ 1 đến 4.
Bảng 3.1. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh
CÁC YẾU TỐ
THÀNH CÔNG
Mức độ
quan
trọng
Công ty mẫu Công ty
cạnh tranh 1
Công ty
cạnh tranh 2
Xếp
hạng
Điểm Xếp
hạng

Điểm Xếp
hạng
Điểm
Liệt kê các yếu tố
Tổng cộng
• Ma trận đánh giá hoạt động và vị trí chiến lược SPACE
Ma trận SPACE là một công cụ hoạch định chiến lược quan trọng. Ma trận được
thiết lập trên cơ sở xác định các yếu tố tạo nên sức mạnh tài chính của công ty- FS và
lợi thế cạnh tranh vượt trội- CA thuôc về vị trí chiến lược bên trong của công ty, sự ổn
định của môi trường –ES và sức mạnh của ngành- IS thuộc vào vị trí chiến lược bên
ngoài của công ty. Bốn khiá cạnh này là quan trọng nhất cho sự xác định chiến lược
chung của một tổ chức. Từ đó tạo thành 4 góc cho thấy 4 xu thế thích hợp cho một
công ty (tấn công, thận trọng, phòng thủ, cạnh tranh)
Các bước xây dựng ma trận SPACE:
Bước 1: chọn một nhóm các yếu tố để nhận dạng FS, CA, IS, ES.
16
Bước 2: cho điểm từ +1(yếu nhất) đến +6 (tốt nhất) cho mỗi yếu tố trong FS và
IS, cho điểm từ -1 (tốt nhất) đến -6 (yếu nhất) cho mỗi yếu tố trong ES và CA.
Bước 3: tính toán một số điểm bình quân cho FS, CA, IS và ES bằng cách cộng
điểm các yếu tố trong cùng một khía cạnh và chia cho số yếu tố được liệt kê trong khía
cạnh đó.
Bước 4: Đưa điểm bình quân của FS, CA, ES và IS lên trục tọa độ của SPACE
Bước 5: cộng hai điểm số bình quân của FS và ES để xác định kết quả lên trục
tung, cộng hai điểm số bình quân của CA và IS để xác định kết quả lên trục hoành của
hệ trục tọa độ SPACE.
Bước 6: Từ 2 điểm trên trục hoành, trục tung, xác định điểm giao nhau, nối từ
tâm hệ trục tọa độ đến điểm giao nhau ta có được một vectơ và nó sẽ tiết lô loại hình
chiến lược đề nghị của tổ chức
• Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị

phát triển 4 loại chiến lược sau : chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm
yếu- cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy
cơ (WT).
Đặc điểm của ma trận SWOT:
- Kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài.
- Mang tính trừu tượng và cảm tính cao, do đó, đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt.
- Kết quả chưa phải là lựa chọn cuối cùng.
Các bước tiến hành lập một ma trận SWOT
- Liệt kê các cơ hội (Opportunities)
- Liệt kê các mối đe doạ, nguy cơ (Threats)
- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu (Strengths) bên trong doanh nghiệp
- Liệt kê các điểm yếu (Weakness) bên trong của doanh nghiệp.
- Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của
chiến lược này vào ô SO
- Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của
chiến lược này vào ô WO
17
- Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với mối đe doạ bên ngoài (T) và ghi kết quả
của chiến lược này vào ô ST
- Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với mối đe doạ bên ngoài (O) và ghi kết quả
của chiến lược này vào ô WT
c) Vai trò của các chỉ tiêu trong việc xác định năng lực cạnh tranh
Đánh giá được những khó khăn, thuận lợi cũng như điểm mạnh và điểm yếu của
công ty trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh.
Xem xét được những tác động và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đối với
doanh nghiệp.
Đánh giá được sự hấp dẫn của thị trường đối với doanh nghiệp và mức độ, vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
a) Các yếu tố bên trong

- Quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Quản trị và cơ cấu tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các hoạt động như quản trị nhân sự,
quản trị sản xuất, tác nghiệp… Trong mỗi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm
nhiều bộ phận căn bản như mua, sản xuất, vận chuyển… và mỗi bộ phận có nhiệm vụ
riêng và tác động qua lại để phối hợp hoàn thành các tác nghiệp và để quản trị một
cách hiệu quả và kinh tế nhất.
- Nguồn nhân lực
Việc sử dụng người đúng khả năng, vị trí và thời điểm trong doanh nghiệp là rất
quan trọng vì con người là yếu tố quyết định chủ yếu. Nguồn nhân lực bao gồm những
người có khả năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm và phẩm chất, tư cách của một nhân
viên trong một tổ chức, được đào tạo và thực hiện tác nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu
chung của tổ chức.
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, phỏng vấn,
kiểm tra, chọn lọc, định hướng, đào tạo, phát triển, quan tâm, đánh giá, thưởng phạt,
thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải nhân viên.
- Các hoạt động Marketing, chiến lược phát triển
+ Hoạt động Marketing
18
Marketing là quá trình kinh tế xã hội nhằm chuyển dịch có định hướng các sản
phẩm, dịch vụ có giá trị kinh tế từ người sản xuất đến người sử dụng sao cho thoả mãn
tốt nhất sự cân bằng cung - cầu và đạt mục tiêu xã hội
Chức năng của bộ phận makerting bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì các mối quan hệ và
trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nói chung nhiệm
vụ của công tác quản trị makerting là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của
nhu cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
+ Các chiến lược phát triển
Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để gây sự chú ý, mua, sử

dụng hay tiêu dùng, có khả năng thoả mãn một mong muốn hay một nhu cầu (theo
quan điểm Marketing)
Chiến lược sản phẩm bao gồm các chiến lược định vị sản phẩm, đổi mới sản
phẩm, phát triển sản phẩm mới để thoả mãn nhu cầu ngày càng thay đổi nhanh chóng,
đối phó với áp lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Chiến lược sản phẩm có vai trò hết sức to lớn và quan trọng. Việc xác định đúng
chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Nếu chiến lược yếu
kém thì doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong tình hình này việc
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi.
Chỉ thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược khác mới có điều kiện triển
khai có hiệu quả, nhằm đảm bảo doanh nghiệp đạt mục tiêu chung về doanh số, thị
phần
Chiến lược giá
Theo quan điểm makerting, giá là số tiền người bán dự tính sẽ nhận được của
người mua thông qua việc trao đổi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị
trường.
Giá cả là yếu tố cơ bản của makerting, đóng vai trò quyết định đến việc mua hàng
hóa này hay hàng hóa khác của người tiêu dùng. Đối với một đơn vị sản xuất kinh
doanh, giá cả có một vị trí đặt biệt quan trọng trong việc tái sản xuất vì nó là khâu nối
và thể hiện kết quả của những khâu khác.
19

×