Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 92 trang )

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1. Mục tiêu chung 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Phạm vi nội dung 2
1.3.2. Phạm vi không gian 2
1.3.3. Phạm vi thời gian 2
1.4. Cấu trúc luận văn 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Việt Á 3
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
2.1.2. Nội dung hoạt động của Ngân hàng Việt Á 5
a) Mở tài khoản tiền gửi VNĐ và ngoại tệ 5
b) Huy động vàng và tiền đồng đảm bảo theo giá trị của vàng 5
c) Chiết khấu chứng từ có giá 5
d) Cho vay cá nhân 6
e) Dịch vụ bất động sản 6
f) Các dịch vụ khác 6


g) Các hoạt động xã hội 6
2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức 8
2.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 9
a) Nhiệm vụ 9
b) Chức năng của một số phòng ban chủ yếu 9
2.3. Tình hình vốn 11
2.4. Tình hình tổ chức lao động 13
2.4.1. Số lượng cán bộ nhân viên 13
2.4.2. Mức lương bình quân 13
2.4.3. Chính sách chế độ đối với người lao động 13
v
a) Chính sách đào tạo 13
b) Chế độ khen thưởng 13
c) Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội 14
d) Phúc lợi 14
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh 14
2.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua 14
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng đầu tư liên doanh 14
b. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VAB 18
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Cơ sở lý luận 21
3.1.1. Vai trò của hoạt động thẩm định dự án đầu tư 21
a) Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 21
b) Vai trò của thẩm định dự án đầu tư 21
c) Yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư 21
3.1.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các Ngân hàng Thương mại cổ phần 22
a) Thẩm định dự án đầu tư và các điều kiện pháp lý của dự án 22
b) Thẩm định thị trường 22
c) Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư 26
d) Thẩm định nhân lực và quản lý 31

e) Thẩm định tài chính của dự án 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 35
3.2.2. Phương pháp phân tích 35
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 Tổng quan về hoạt động thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Việt Á 36
4.1.1. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư 36
4.1.2. Trình tự, phương pháp 37
a) Quy trình thẩm định tổng quát 37
b) Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Việt Á bao gồm các nội dung
sau: 38
4.2. Thẩm định dự án Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế ITC – Đồng Xoài 39
4.2.1.Giới thiệu sơ nét về dự án Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế ITC – Đồng Xoài 39
4.2.2. Giới thiệu đôi nét về chủ đầu tư Công Ty Cổ Phần Thương Mại Quốc Tế 39
b) Lịch sử hình thành và phát triển, khả năng quản lý, khả năng tài chính của khách
hàng 41
4.2.3. Cơ sở pháp lý của dự án 42
4.2.4. Sự cần thiết của dự án 43
4.2.5. Thẩm định về phương diện thị trường 43
4.3.6. Thẩm định về phương diện kĩ thuật của dự án 44
a) Hình thức đầu tư 44
b) Địa điểm xây dựng 44
vi
c) Quy mô công trình 44
d) Kết quả thẩm định về thiết kế cơ sở 45
e) Bảo vệ môi trường 45
f) An ninh và phòng cháy chữa cháy 45
4.2.7. Kế hoạch tổ chức thực hiện công trình 46
4.2.8. Thẩm định về phương diện tổ chức sản xuất và quản lý 46

4.2.9. Thẩm định dự án trên phương diện kinh tế và tài chính 46
a) Tổng vốn đầu tư 46
b) Nguồn vốn đầu tư 47
c) Hiệu quả đầu tư 48
d) Khấu hao tài sản 48
e) Hiệu quả kinh tế dự tính 48
f) Lịch trả nợ 50
g) Thu nhập của dự án 51
h) Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) 52
k) Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 54
b) Phân tích và kiểm soát rủi ro của dự án 58
Phân tích độ nhạy của dự án 58
Phân tích kịch bản 60
Phân tích mô phỏng 62
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác thẩm định đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Việt Á 63
4.3.1. Thụân lợi 64
4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng 65
a. Hạn chế về nguồn thông tin và độ chính xác của thông tin trong hoạt động thẩm
định 65
b. Trình độ cán bộ, nhân viên thẩm định còn hạn chế 66
c. Chất lượng thẩm định chưa cao 66
4.4. Một số ý kiến đề xuất góp phần năng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 67
4.4.1. Biện pháp nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động thẩm định 67
4.4.2. Biện pháp nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ thẩm định 68
4.4.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 69
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72
5.2.1. Đối với NHNN 72

5.2.2. Đối với chủ đầu tư 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC Bộ tài chính
BHXH – BHYT Bảo hiểm xã hội – Bảo hiểm y tế
BXD Bộ xây dựng
CBTĐ Cán bộ thẩm định
CCQH Chứng chỉ quy hoạch
CTCP Công ty cổ phần
DAĐ Dự án đầu tư
DV – ĐT Dịch vụ - Đầu tư
ĐT – LD Đầu tư – Liên doanh
ĐT – XD Đầu tư – Xây dựng
HC – NS Hành chính – Nhân sự
KCN Khu công nghiệp
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QĐ Quyết định
QTDN Quản trị doanh nghiệp
SXD Sở xây dựng
TCKT Tổ chức kinh tế
TMCP Thương mại cổ phần
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTTM Trung tâm thương mại
UBND Ủy ban nhân dân
XNK Xuất nhập khẩu
VAB Ngân hàng Việt Á
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Tổng Số Cán Bộ Nhân Viên 13
Bảng 2.2 : Mức Lương Bình Quân 13
Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động Của Phòng Đầu Tư Liên Doanh Năm 2004 – 2007 14
Bảng 2.4. Lợi Nhuận Trước Thuế Của Toàn Ngân hàng Và Của Phòng Đầu tư – liên
doanh 16
Bảng 2.5. Khả Năng Sinh Lợi Của Các Danh Mục Đầu Tư Từ Năm 2004 Đến Năm
2007 16
Bảng 2.6. Một Số Dự Án Tiêu Biểu Mà Ngân Hàng Đã Đầu Tư Qua Các Năm 17
Bảng 2.7. Kết Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng VAB Năm 2007 18
Bảng 4.1. Đánh Giá Chỉ Tiêu Hoạt Động Của ITC Năm 2006 42
Bảng 4.2. Khoản Mục Vốn Đầu Tư Cho Công Trình 47
Bảng 4.3. Doanh Thu Dự Kiến Qua Các Năm Của TTTM ITC – Đồng Xoài 48
Bảng 4.4. Bảng Tính Khấu Hao Dự Kiến Qua Các Năm 48
Bảng 4.5. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Dự Kiến Của Dự Án 50
Bảng 4.6. Lịch Trả Nợ 51
Bảng 4.7. Báo Cáo Thu Nhập Của Dự Án (1) 52
Bảng 4.8. Chi Phí Sử Dụng Vốn Trung Bình Của Dự Án 53
Bảng 4.9. Lưu Chuyển Tiền Tệ (1) 54
Bảng 4.10. Mức Tăng Tổng Doanh Thu Của Dự Án Qua Các Năm 55
Bảng 4.12. Lưu Chuyển Tiền Tệ (2) 57
Bảng 4.13. Độ Nhạy Một Chiều Của NPV Và IRR Với Sự Thay Đổi Lãi Suất 58
Bảng 4.14. Độ Nhạy Một Chiều Của NPV Và IRR Với Sự Thay Đổi Tổng Doanh Thu
59
Bảng 4.15. Độ Nhạy Hai Chiều Của NPV Đối Với Sự Thay Đổi Lãi Suất Và Tổng
Doanh Thu 60
Bảng 4.16. Phân Tích Kịch Bản Một Số Tình Huống Của Dự Án 60
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Ngân Hàng TMCP Việt Á 8

Hình 2.2. Số Dư Tiền Gửi TCKT Và Dân Cư Tại VAB Qua Các Năm 11
Hình 2.3. Cơ Cấu Vốn Huy Động TCKT Và Dân Cư Năm 2007 12
Hình 2.4. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua Các Năm Của Ngân Hàng VAB 19
Hình 4.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 37
Hình 4.2. Phân Tích Mô Phỏng Crystal Ball 62
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dự Kiến Nhân Sự Và Quỹ Tiền Lương
Phụ lục 2: Dự Toán Giá Thành Công Trình
Phụ lục 3: Thành Phần Vốn Đầu Tư
Phụ lục 4: Chứng Chỉ Quy Hoạch
Phụ lục 5: Kết Quả Thẩm Định Thiết Kế Cơ Sở
Phục lục 6: Giấy Chứng Nhận Thẩm Duyệt Về Phòng Cháy Và Chửa Cháy
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh tiến trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đòi hỏi triển khai ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển với nguồn
vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế, đã và đang góp phần to lớn
vào sự tăng trưởng đầy ấn tượng của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập quốc
tế.
Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức tín dụng với tư cách là người tài trợ dự án
ngày càng trở nên quan trọng. Từ đó, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của các tổ
chức này cũng là khâu cực kì cần thiết trong việc xem xét để đánh giá có nên đầu tư tài
trợ cho dự án hay không. Vì những lý do trên và mong muốn tìm hiểu một cách sâu
sắc về hoạt động thẩm định dự án đầu tư nên tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu
hoạt động thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Việt Á”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn của
phòng Đầu tư – liên doanh của Ngân hàng TMCP Việt Á.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và của phòng Đầu
tư – liên doanh Ngân hàng Việt Á.
Phân tích công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng để tìm ra thuận lợi,
hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế kết quả thẩm định dự án.
Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của
ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chủ yếu là phòng
Đầu tư – liên doanh, phân tích hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng.
Từ đó tìm ra biện pháp nhằm hạn chế và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại phòng Đầu tư – liên doanh của Hội sở Ngân hàng
TMCP Việt Á. Địa chỉ: 119-121 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Q1.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Từ tháng 24/03/2008 đến tháng 15/06/2008
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Trình bày sự cần thiết, lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc của luận văn.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Á
Chương 3: Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến hoạt động thẩm
định và đề cập đến hệ thống các phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận: trình bày kết quả chủ yếu của việc phân tích
và đánh giá hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng. Từ đó, đưa ra những

giải pháp.để hoàn thiện hơn hoạt động thẩm định đầu tư tại ngân hàng.
Chương 5: Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực trạng thẩm định đầu tư các
dự án tại ngân hàng Việt Á để đưa ra kết luận, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất các kiến
nghị đối với ngân hàng và nhà nước về hoạt động thẩm định dự án đầu tư.
2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Việt Á
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á (gọi tắt là Ngân hàng Việt Á) được
thành lập vào ngày 04/ 07/ 2003.
Ngân hàng Việt Á được hợp nhất từ hai tổ chức tín dụng: Công ty tài chính cổ
phần Sài Gòn và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Đà Nẵng
Tên giao dịch là Vietabank (VAB)
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Asia Commercial Joint – Stock Bank.
Trụ sở chính: 119 – 121 đường Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình,
Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 8.292.497
Fax: (08) 8.218.094
Website: www.Vietabank.com.vn
Kế thừa năng lực hoạt động của Công ty tài chính và Ngân hàng Thương mại cổ
phần nông thôn, Ngân hàng Việt Á hoạt động đầy đủ các chức năng kinh doanh của
một Ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như đầu tư,
tài trợ các dự án,…
Ngân hàng Việt Á thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tham gia
thị trường liên Ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Tăng cường mở rộng hoạt
động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế.
Trong đó chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu, các hộ nông thôn sản xuất
nông nghiệp và các đối tượng cá nhân khác vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng tiêu
dùng và sinh hoạt đời sống.

Ngoài ra, Ngân hàng Việt Á cũng phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với
các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ đa dạng, cung ứng các tiện ích cho
khách hàng, đội ngũ nhân viên của Ngân hàng luôn bảo đảm cho việc phục vụ được
nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA
KHÁCH HÀNG LÀ SỰ THÀNH ĐẠT CỦA NGÂN HÀNG VIỆT Á”
Trong một tương lai không xa, Ngân hàng Việt Á sẽ không ngừng cũng cố và
mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tiếp tục nâng cao phong cách nhằm
đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng hơn nữa. Ngân hàng Việt Á sẽ tăng cường năng
lực cạnh tranh, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các quy chế của
Ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín của Ngân hàng Việt Á trên thị trường, góp
phần ổn định và lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiền tệ quốc gia.
Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng Việt Á đã phát triển thành một hệ thống
vững mạnh bao gồm: 42 đơn vị trong đó có 1 hội sở, 12 chi nhánh và 29 phòng giao
dịch trải trên khắp đất nước như ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng
Nai, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ…
Ngoài ra, Ngân hàng Việt Á còn tham gia góp vốn cổ phần vào các doanh
nghiệp như: Ngân hàng Á Châu (ACB); Vietnam EXIMBANK; Công ty cổ phần
chứng khoán TP. HCM (HSC); SaiGon Company; Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh
Hảo; Công ty cổ phần đầu tư kỹ thuật TP. HCM; Công ty cổ phần công viên nước
Đầm Sen; Công ty cổ phần tin học viễn thông Lạc Hồng; Trường cao bán công Công
nghệ và quản trị doanh nghiệp,…
Trong năm 2007, VAB đã có nhiều bước tăng trưởng tốt. Việc chủ động tích
cực trong điều hành, ban hành lãi suất, chương trình sản phẩm phù hợp và từng bước
nâng cao chất lượng thái độ phục vụ đã dẫn đến các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của
VAB đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 2007. Tổng nguồn vốn hoạt động đạt gần
9.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 200 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với năm
2006. Các hoạt động về Đầu tư – liên doanh, Ngoại tệ – Vàng, Tín dụng đều đạt kết
quả khá khả quan. Tỷ lệ chia cổ tức là 20%.
Hệ thống mạng lưới VAB cũng đã phát triển từ 24 điểm hoạt động trong năm

2006 lên 42 điểm trong năm 2007. Đồng thời công tác hiện đại hoá Ngân hàng cũng đã
4
được đẩy mạnh với việc triển khai hoàn thành hệ thống Core Banking, thử nghiệm
chương trình Văn phòng trực tuyến S-Office, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ, tiện
ích mới phục vụ khách hàng.
Định hướng kế hoạch 5 năm của Ngân hàng Việt Á
Nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ, quy mô nguồn vốn, tổng tài sản,
trong đó đảm bảo lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định đến cuối năm 2010 đạt 3.000
tỷ đồng và đến cuối năm 2012 đạt 5.000 tỷ đồng. Tập trung mở rộng mạng lưới hoạt
động tại các tỉnh, thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2010,
mạng lưới VietABank đạt 120 điểm và có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố lớn trên cả
nước.
2.1.2. Nội dung hoạt động của Ngân hàng Việt Á
Ngân hàng Việt Á kinh doanh các ngành nghề sau:
a) Mở tài khoản tiền gửi VNĐ và ngoại tệ
Ngân hàng Việt Á nhận tiền gửi với nhiều hình thức phong phú, thuận lợi, lãi
suất hấp dẫn, tạo điều kiện để khách hàng lựa chọn loại tiền gửi thích hợp nhất.
- Tài khoản thanh toán – vãng lai: rất thuận tiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân trong công việc kinh doanh.
- Tiền gửi có kỳ hạn : định kỳ, hàng tháng, cuối kỳ…
- Tiền gửi tiết kiệm.
b) Huy động vàng và tiền đồng đảm bảo theo giá trị của vàng
Ngân hàng Việt Á nhận vàng gửi của khách hàng với nhiều hình thức như
chứng chỉ gởi vàng, sổ tiền gửi bằng vàng, với mức lãi suất cao, hấp dẫn và nhiều
phương thức trả lãi.
Ngoài ra, để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất – kinh doanh, dịch vụ, phục vụ
đời sống, Ngân hàng Việt Á sẳn sàng cho khách hàng vay vốn bằng vàng với điều kiện
vay dể dàng và hợp lý.
c) Chiết khấu chứng từ có giá
Khi thiếu vốn sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu vốn thanh toán,… nếu khách hàng

có các chứng từ có giá, Ngân hàng sẽ cho vay vốn dưới hình thức chiết khấu. Ngân hàng
Việt Á nhận chiết khấu các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu… do các đơn vị được Nhà
nước cho phép phát hành, còn thời hạn thanh toán và được bảo toàn mệnh giá.
5
d) Cho vay cá nhân
Ngân hàng Việt Á cung ứng các hình thức tín dụng đa dạng như cho vay sinh
hoạt – tín dụng, cho vay để đầu tư tài chính, cho vay tiểu thương,…
e) Dịch vụ bất động sản
- Giới thiệu và quảng cáo về bất động sản.
- Tư vấn trong mua bán bất động sản.
- Tư vấn về giá cả bất động sản.
- Tư vấn về việc mở tài khoản thanh toán các chi phí để hợp thức hoá nhà và đất ở.
- Dịch vụ chi trả trong mua bán bất động sản.
- Tư vấn tài chính về kinh doanh bất động sản.
- Thông tin về thị trường bất động sản và các dự án bất động sản khả thi.
- Tư vấn cho người mới tham gia đầu tư tìm được những dự án không những
phù hợp với số vốn sẵn cómà còn an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu.
f) Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ trên, Ngân hàng Việt Á còn thực hiện các dịch vụ sau:
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác
cho các tổ chức, cá nhân.
- Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của khách hàng.
- Phát hành thẻ, cho thuê tủ sắt, nhận ký gởi, lưu trữ các giấy tờ có giá, cung
ứng dịch vụ bảo hiểm.
- Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ môi giới, kinh doanh chứng khoán.
- Tư vấn về tài chính – ngân hàng, đầu tư, xuất nhập khẩu,…
- Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chổ theo yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện dịch vụ tiền tệ, kho quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác.

g) Các hoạt động xã hội
Song hành cùng hoạt động kinh doanh với truyền thống từ nhiều năm qua,
Ngân hàng Việt Á đã chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng bằng các hoạt động xã hội
như ủng hộ Quỹ vì người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, bảo trợ Trung tâm trẻ
6
em khuyết tật, tài trợ học bổng học sinh nghèo hiếu học, trao tặng nhà tình nghĩa, hiến
máu nhân đạo,…
Ngoài ra Ngân hàng Việt Á đã phối hợp tổ chức các chương trình cộng đồng
khác như phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức toạ đàm với Nữ doanh
nhân về hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp cận vốn Ngân hàng; phối hợp sàn giao
dịch ý tưởng tổ chức Diễn đàn Ý tưởng Việt Nam; phối hợp ngành xây dựng tổ chức
Hội thảo Ngân hàng đồng hành xây dựng; Hội thảo CEO trong thế giới phẳng… Bên
cạnh đó Ngân hàng Việt Á cũng tích cực tham gia các phong trào văn nghệ do Sở,
Ban, Ngành tổ chức như chương trình “ Nỗi đau nhân loại”, Hội diễn ca múa nhạc do
Liên đoàn Lao động và Sở văn háo thông tin tổ chức,…
Năm 2007, Ngân hàng Việt Á đã vinh dự nhận được giải thưởng Cúp vàng
Topten Thương hiệu Việt ngành Tài chính – Bảo hiểm - Ngân hàng do người tiêu dùng
bình chọn.
7
2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Ngân Hàng TMCP Việt Á
Nguồn tin: Phòng HC – NS
8
2.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban
a) Nhiệm vụ
Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng, quyết định
định hướng phát triển ngắn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng
năm của Ngân hàng. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Việt Á gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 5
uỷ viên. Mọi hoạt động của Ngân hàng phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện
của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đủ quyền hạn để thực hiện tất
cả các quyền nhân danh Ngân hàng, trừ những quyền thuộc về Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thay mặt cổ đông để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản
lý điều hành của Ngân hàng.
Ban Tổng Giám Đốc
Ban Tổng Giám Đốc của Ngân hàng Việt Á gồm có 3 thành viên trong đó có 1
Tổng Giám Đốc là người điều hành hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc
cho Tổng Giám Đốc là các Phó Tổng Giám Đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và
miễn nhiệm.
b) Chức năng của một số phòng ban chủ yếu
Phòng tín dụng
Với chức năng thực hiện các khoản cho vay, thẩm định các hồ sơ tín dụng, bảo
lãnh, thu nợ đối với khách hàng, thực hiện quá trình kiểm tra sử dụng các khoản vay
của đơn vị vay vốn.
Phòng Kế toán – Tài chính
Phản ánh kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phát sinh trong Ngân
hàng, hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng. Phòng kế toán tài chính
luôn đảm bảo số liệu chính xác, đầy đủ và được phản ánh qua Bảng Cân đối kế toán.
Phòng còn có chức năng chuyển tiền vào tài khoản để các phòng khác tiền hành kinh
doanh và nhận tiền về.
9
Phòng Ngoại tệ – Vàng
Chức năng của phòng là kinh doanh ngoại tệ, vàng, nhận ký quỹ, ký gửi.
Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Đồng thời thiết
lập và phát triển quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, tham mưu cho Ban Giám

đốc về các hoạt động thanh toán quốc tế.
Phòng Giao dịch – Ngân quỹ
Quản lý toàn bộ tiền mặt, ngoại tệ, trái phiếu và giấy tờ có giá trị.
Phòng Hành Chánh – Nhân Sự
Thực hiện chức năng quản lý nhân viên trong Ngân hàng, các vấn đề liên quan
đến an ninh, an toàn cho các hoạt động trong Ngân hàng, tham mưu cho Giám đốc
trong việc hình thành mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng, tuyển dụng, bố trí nhân
viên vào những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, xem xét
các đề suất nâng lương, điều động, đề bạt, đào tạo, kỷ luật… Tiếp nhận và lưu trữ công
văn; cung cấp các đồ dùng trong hoạt động hàng ngày của các phòng ban, kiểm tra bố
trí nhân viên trực, bảo vệ, chăm lo đời sống nhân viên Ngân hàng.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Hoạt động như một cơ quan kiểm tra nội bộ, dựa vào các quy định pháp lý của
Ngân hàng để kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật
của Nhà nước, tiếp nhận đơn thư khiếu tố của tổ chức và công dân có liên quan đến
hoạt động của Ngân hàng. Kịp thời báo cáo Tổng Giám Đốc và Tổng kiểm soát về
những sai phạm có liên quan đến sự chỉ đạo điều hành của các Phòng ban trong việc
chấp hành chính sách, chủ trương pháp luật của Nhà nước.
Phòng Đầu tư liên doanh
Có chức năng mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết;
nghiên cứu, phân tích tài chính, tình hình hoạt động của các công ty kinh doanh để góp
vốn liên doanh, liên kết; mua bán chứng khoán trên thị trường OTC; thẩm định các dự
án để góp vốn đầu tư.
10
2.3. Tình hình vốn
Vốn huy động là nguồn vốn hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
các NHTM nói chung và đối với Ngân hàng TMCP Việt Á nói riêng. Chính vì vậy,
trong thời gian qua VAB luôn quan tâm đến việc gia tăng nguồn vốn huy động, tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn huy động luôn ở mức cao nhằm góp phần cho yêu cầu mở rộng
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tổng doanh số huy động tiền gửi TCKT và dân cư năm 2007 đạt 33368 tỷ
đồng, tăng 151% so với năm trước. Tổng doanh số chi trả tiền gửi năm 2007 đạt 31321
tỷ đồng tăng 154% so năm trước. Số dư tiền gửi TCKT và dân cư đến 31/12/2007 đạt
4577 tỷ đồng tăng 2047 tỷ đồng, tốc độ tăng 81% so đầu năm.
Hình 2.2. Số Dư Tiền Gửi TCKT Và Dân Cư Tại VAB Qua Các Năm
Nguồn tin: Phòng ĐT - LD
11
Ngoài việc huy động bằng VNĐ và ngoại tệ, huy động và sử dụng vốn bằng
vàng là một thế mạnh của Ngân hàng TMCP Việt Á. Số dư huy động vàng đến
31/12/2007 là 742931 chỉ vàng tương đương 1199 tỷ đồng, tăng 236 tỷ so với đầu năm
chiếm tỷ trọng 26.2% trên tổng vốn huy động. Dư nợ cho vay vàng đến 31/12/2007 là
335749 chỉ tương đương 542 tỷ đồng.
Hình 2.3. Cơ Cấu Vốn Huy Động TCKT Và Dân Cư Năm 2007
Nguồn tin: Phòng ĐT - LD
Những năm vừa qua mặc dù lãi suất huy động trên thị trường liên tục tăng
nhưng huy động vốn từ TCKT và dân cư của VAB vẫn không ngừng tăng trưởng. Nhờ
những chính sách điều hành và biện pháp tích cực như: điều chỉnh kịp thời các biến
động của lãi suất và thị trường và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm huy động mới đối
phó với việc các Ngân hàng khác liên tục phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu với lãi
suất và khuyến mãi hấp dẫn,…
12
2.4. Tình hình tổ chức lao động
2.4.1. Số lượng cán bộ nhân viên
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số cán bộ nhân viên của VAB là 1745 thành
viên bao gồm:
Bảng 2.1 : Tổng Số Cán Bộ Nhân Viên
Nguồn tin: Phòng Nhân sự
2.4.2. Mức lương bình quân
Bảng 2.2 : Mức Lương Bình Quân
Năm Mức lương bình quân Đvt

2005 4286568 đồng /tháng
2006 4967831 đồng /tháng
2007 5913185 đồng /tháng
Nguồn tin: Phòng Nhân sự
2.4.3. Chính sách chế độ đối với người lao động
a) Chính sách đào tạo
Đào tạo và phát triển nhân viên là một trong các công tác ưu tiên của VAB.
Chính sách đào tạo của VAB có mục tiêu xây dựng và phát triền nhân viên thành thạo
về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách
làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.
Nhân viên trong hệ thống VAB có cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp
vụ theo nhu cầu bên trong và bên ngoài Ngân hàng, được tài trợ chi phí.
b) Chế độ khen thưởng
Theo cấp quản lý Theo trình độ học vấn
Cán bộ quản lý 226
Nhân viên 1519
Sau đại học 28
Đại học 1236
Cao đẳng trung cấp 347
Phổ thông 134
Tổng cộng 1745 1745
13
Chế độ khen thưởng cho nhân viên VAB gắn liền với kết quả hoạt động kinh
doanh và chất lượng phục vụ. VAB có các chế độ khen thưởng cơ bản như: hoàn thành
công việc; nhân viên và đơn vị xuất sắc trong năm, nhân viên giỏi nghiệp vụ; nhân
viên phục vụ tốt khách hàng; nhân viên có sáng kiến.
c) Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội
Tất cả nhân viên chính thức của VAB đều được hưởng các chế độ phụ cấp bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phù hợp với Luật lao động. Ngoài ra, tùy lĩnh vực công
tác mà nhân viên VAB còn được nhận phụ cấp khác như: phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi

ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn….
d) Phúc lợi
Ngoài việc thực hiện chính sách phúc lợi của nhà nước, VAB còn có chương
trình thưởng định kì vào các dịp lễ tết (Tết Nguyên đán, 30/4,…), bảo hiểm tai nạn
24/24, khám sức khỏe định kì hàng năm cho toàn thể nhân viên, chương trình Bảo
hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện, cấp phát trang phục làm việc, nón bảo hiểm, cho
vay ưu đãi đối với nhân viên, chế độ nghỉ mát.
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh
Cùng với sự phát triển của VAB thì hoạt động Đầu tư liên doanh tại Ngân hàng
Việt Á ngày càng ổn định và lớn mạnh. Với những bước đầu hoạt động chủ yếu từ
nguồn vốn ủy thác đầu tư đến nay phòng Đầu tư liên doanh đã triển khai các mảng
hoạt động như: Góp vốn mua cổ phần, Đầu tư ngắn và dài hạn, Liên doanh liên kết và
Kinh doanh chứng khoán.
2.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng đầu tư liên doanh
Kết quả đạt được về hoạt động Đầu tư liên doanh trong thời gian qua rất khả
quan góp phần không nhỏ trong tổng thu nhập của toàn ngân hàng. Nhiều công trình,
dự án VAB góp vốn đầu tư đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao như Công
viên nước Đầm Sen, Công ty tin học Lạc Hồng, Công ty đầu tư hạ tầng TP.HCM,
Công ty chứng khoán TP.HCM, Công ty SP.Co,…
Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động Của Phòng Đầu Tư Liên Doanh Năm 2004 – 2007
14
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007
Thực
hiện

cấu
(%)

Thực
hiện

cấu
(%)
Thực
hiện

cấu
(%)
Thực
hiện

cấu
(%)
a. Tổng vốn đầu tư 35602 100 41402 100
8367
6 100
19479
4 100
Dự án đầu tư trực tiếp 28843 81.02 31199 75.36 29929 35.77 82837 42.53
Liên doanh liên kết 4871 13.68 4871 11.77 4871 5.82 2871 1.47
Kinh doanh chứng
khoán 420 1.18 5332 12.88 48876 58.41 109085 56.00
Đầu tư liên kết 1468 4.12
b. Lợi nhuận trước
thuế 3931 100 6075 100 32355 100 71690 100
Đầu tư trực tiếp 3343 85.04 5227 86.04 6841 21.14 6610 9.22
Kinh doanh chứng
khoán 396 10.07 848 13.96 25514 78.86 62927 87.78

Ủy thác đầu tư 192 4.88 2153 3.00
Nguồn tin: Phòng ĐT - LD
Nhìn vào Bảng kết quả hoạt động của phòng Đầu tư - liên doanh trong bốn năm
gần đây ta thấy rằng nguồn vốn dùng cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng VAB tăng
đáng kể qua các năm. Từ gần 36 tỷ năm 2004 lên 195 tỷ năm 2007. Trong đó, tỷ trọng
vốn dùng để đầu tư các dự án trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm vì từ năm 2005
đến năm 2007 VAB chú trọng vào công tác đầu tư ngắn hạn các loại cổ phiếu. Do
trong giai đoạn 2005-2007 kinh doanh chứng khoán là một ngành sinh lợi cao.
Tỷ trọng vốn đầu tư các dự án trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
vốn đầu tư. Điều đó chứng tỏ đầu tư vào các dự án trung và dài hạn được chú trọng và
là một thế mạnh của Ngân hàng. Tuy nhiên vốn dùng để đầu tư vào các dự án trung và
dài hạn không được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra trong 2 năm 2005 và năm
2006. Năm 2005 chỉ sử dụng 74.91% số tiền vốn để đầu tư theo kế hoạch, năm 2006 là
59.86 % so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là Ngân hàng không tìm được những dự
án phù hợp những chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra.
15
Phòng đầu tư liên doanh là một bộ phận họat động hiệu quả của Ngân hàng Việt
Á mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
Bảng 2.4. Lợi Nhuận Trước Thuế Của Toàn Ngân hàng Và Của Phòng Đầu tư –
liên doanh
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng LNTT của Ngân hàng
33522 42167 71403 200103
Lợi nhuận trước thuế của
Phòng ĐT - LD
3931 6075 32355 71690
Tỷ lệ (%)
11,73 14,41 45,31 35,83
Nguồn tin: Phòng ĐT - LD

Có thể thấy rằng phòng Đầu tư - liên doanh của VAB đóng góp rất lớn cho
thành công của Ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế từ họat động kinh doanh của phòng
luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế mà Ngân hàng đạt được. Và đây
cũng chính là một thế mạnh của VAB.
Trong đó khả năng sinh lợi từ hoạt động đầu tư được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Khả Năng Sinh Lợi Của Các Danh Mục Đầu Tư Từ Năm 2004 Đến
Năm 2007
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
16
Tổng vốn đầu tư
Giá tri 35602 41402 83676 194794
Lợi nhuận 3931 6075 32355 71690
Trong đó
1. Đầu tư trực tiếp
Số tiền đầu tư 28843 31199 29929 82837
Lợi nhuận 3343 5227 6841 6610
Tỷ suất lợi nhuận (%) 11.59 16.75 22.86 7.98
2. KDCK
Số dư bình quân 420 3747 15576 76347
Lợi nhuận trước thuế 396 848 25514 62927
Tỷ suất lợi nhuận (%) 94.29 22.63 163.8 82.42
Nguồn: Phòng ĐT - LD
Để đạt được kết quả trên, một mặt tranh thủ sự hợp tác của các Phòng ban, mặt
khác là sự kiên trì và phấn đấu miệt mài của tập thể Phòng ĐT – LD trong việc xây
dựng đội ngũ tâm huyết, năng động, thẩm định nghiên cứu, lập một chương trình đánh
giá thị trường và các đối thủ cạnh tranh để có được những quyết định đúng đắn, kịp
thời.
Bảng 2.6. Một Số Dự Án Tiêu Biểu Mà Ngân Hàng Đã Đầu Tư Qua Các Năm
Hoạt động đầu tư

Tổng vốn
dự án
(Triệu đồng)
Vốn VAB
(triệu đồng)
Tỷ lệ sở hữu cổ
phần (%)
1
CTCPTM và DL Sài
Gòn 2550 255 10.00
2
CTCP nước khoáng
Vĩnh Hảo 45446 2804 6.17
17

×