Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm LIÊN QUAN DỊCH tễ BỆNH MỘNG THỊT ở mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.31 KB, 4 trang )


Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013






8
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN DỊCH TỄ BỆNH MỘNG
THỊT Ở MẮT

LÊ ĐỨC HẠNH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
LÊ ĐÌNH ANH – Bệnh viện 103.

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm liên quan
dịch tễ của bệnh mộng thịt ở mắt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô
tả cắt ngang với 91 mộng thịt ở mắt.
Kết quả: Mộng tập trung nhiều ở lứa tuổi > 40
(96,8%), chủ yếu ở lứa tuổi > 50 (77,8%).
Tỷ lệ giữa bệnh nhân nam và nữ là tương đương
nhau (33/30 = 52,3%/47,7%).
Chiếm đa số là mộng góc trong (90,9%), chỉ có
9,1% là mộng kép. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p<0,001).
68,3% số bệnh nhân có môi trường lao động
thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây nên bệnh
mộng như gió, bụi, tia tử ngoại (làm ruộng, bộ đội).


Từ khóa: Mộng thịt
SUMMARY
Background. to find out some elements related
epidemiology of pterygium
Patients: 63 patients diagnosed pterygium and
treated at of ophthalmologic of 103 Hospital and
Institute of Aviation Medicine 7/2008 to 4/2009
(resident in hospital).
Method: Cross – Observation stady.
Conclusion: Pterygium heavily concentrated in
age> 40 (96.8%), mainly in the age group> 50
(77.8%).
The ratio between male and female patients was
similar (33/30 = 52.3% / 47.7%).
The majority of pterygium of the inside corner of
eye (90.9%), only 9.1% is double pterygium. This
difference is statistically significant (p <0.001).
68.3% of patients have working environment with
regular exposure to factors such as wind, dust,
ultraviolet rays (farmer, soldiers).
Keywords: pterygium
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mộng là một khối tăng sản xơ mạch của mô dưới
kết mạc nhãn cầu, có hình tam giác mà đỉnh quay về
phía trung tâm giác mạc, đáy quay về phía cục lệ
(nếu là mộng góc trong) hoặc về phía cùng đồ ngoài
(nếu là mộng góc ngoài). Đây là một bệnh phổ biến
trong nhãn khoa, là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây giảm thị lực và mù lòa [1,2].
Bệnh phân bố không đồng đều về mặt địa dư, phổ

biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu
nóng ẩm, thời lượng nắng cao, ít gặp hơn ở xứ lạnh.
Yếu tố môi trường như bụi, gió, ánh nắng mặt trời có
vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Ở Việt
Nam, theo thống kê của Bệnh viện Mắt trung ương
(1996) tỷ lệ người mắc bệnh mộng là 5,24% trong
tổng số dân điều tra, trong đó tập trung nhiều ở vùng
ven biển miền trung [3,5,6].
Vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với
mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm liên
quan dịch tễ bệnh mộng thịt ở mắt.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 63 bệnh nhân được
chẩn đoán là mộng thịt điều trị tại Khoa Mắt Bệnh
viện 103 và Khoa Mắt Viện Y học Hàng Không từ
tháng 7/2008 đến 4/2009 (có bệnh án nội trú).
Loại trừ những bệnh nhân không hợp tác nghiên
cứu, những mộng thịt có nguồn gốc do vết thương
giác mạc hoặc không rõ ràng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê theo hồ sơ bệnh án bệnh nhân.
Bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh, độ mộng.
+ Đánh giá tình trạng mộng: bằng khám trên sinh
hiển vi.
- Vị trí mộng: ở mắt phải hay mắt trái, góc trong,
ngoài hay cả 2 góc
- Mức độ xâm lấn của mộng trên giác mạc để xác
định độ mộng.
+ Phân độ theo phân loại của Bệnh viện mắt

Trung ương [1,2,3]:
* Độ I: Đầu mộng vượt quá rìa giác mạc 1mm.
* Độ II: Đầu mộng chưa tới 1/2 bán kính giác mạc.
* Độ III: Đầu mộng vượt quá 1/2 bán kính giác
mạc.
* Độ IV: Đầu mộng tới trung tâm giác mạc.
3. Sử lý số liệ
Sử lý số liệu bằng chương trình EPI - INFO 6.04
A của Tổ chức Y tế thế giới.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Mộng điển hình trên lâm sàng là một tổ chức tân
tạo của kết mạc có hình tam giác kèm theo xơ mạch
xâm lăng quá rìa vào giác mạc.



Ảnh 1. Cấu tạo mộng
Theo Pico (1987), mộng gồm có 4 phần:
- Phần lưỡi trai: Quan sát trên sinh hiển vi thấy
phần này là một cung tròn, đôi khi có hình răng cưa
bao trước một phần hay toàn bộ đầu mộng.
Đ
ầu
mộng

Ph
ần l
ư
ỡi
trai

C

mộng


Thân
mộng


Đ
ảo
Fuchs

Đư
ờng
Stocker

Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013







9
27
33.3
39.7
Mắt phải

Mắt trái
Hai mắt
- Đầu mộng: Là phần phát triển trên giác mạc.
- Cổ mộng: Là phần chuyển tiếp giữa giác mạc và
kết mạc nhãn cầu.
- Thân mộng: trải dài từ vùng rìa tới nếp bán
nguyệt (mộng góc trong), hoặc tới góc ngoài mi
(mộng góc ngoài)[6].
Quá trình tiến triển của mộng
Tiến triển của mộng thường chậm trong nhiều
năm, có thể nhanh chỉ trong vòng vài tháng. Quá
trình hình thành mộng thường qua hai giai đoạn
(Cornand, 1989):
- Giai đoạn kết mạc: giai đoạn này thường rất dài,
có khi hết đời vẫn không tiến triển sang giai đoạn sau
với những biểu hiện phù kết mạc rìa góc trong, sung
huyết kết mạc khe mi nhẹ, có thể giãn mạch kết mạc
và co kéo của kết mạc nhãn cầu về phía rìa tạo nên
mào cạnh rìa. Giai đoạn này bệnh nhân thường có
triệu chứng kích thích nhẹ kiểu dị vật, đặc biệt khi đi
gió, nắng.
- Giai đoạn giác mạc (mộng thực thụ): sự gồ lên
của mào cạnh rìa làm mất sự liên tục của phim nước
mắt dẫn đến rối loạn dinh dưỡng và hình thành các ổ
loét giác mạc nhỏ. Quá trình bệnh lý này được lặp đi
lặp lại tạo sẹo và sự xâm lấn của kết mạc nhãn cầu
với đầy tân mạch vào giác mạc hình thành mộng điển
hình [5].
Những biến chứng của mộng
- Mộng trong quá trình tiến triển có thể gây ra các

biến chứng sau:
- Viêm kết mạc
- Chảy nước mắt.
- Song thị: do sự co rút của tổ chức xơ làm hạn
chế vận nhãn.
- Loạn thị: sự co kéo giác mạc do mộng xâm lấn
làm biến đổi độ cong giác mạc.
- Khuyết thị trường: do mộng che vào vùng quang
học của giác mạc.
- Nang vùi biểu mô: biểu mô có thể chui xuống
dưới lớp đệm và hình thành nang chứa dịch ở thân
hoặc đầu mộng.
- Hiện tượng Dellen: là điểm loét giác mạc đầu
mộng.
Từ tháng 7/2008 đến tháng 4/2009 chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu thống kê cho 88 mắt của 63
bệnh nhân (30 nữ và 33 nam). Có 17 bệnh nhân bị
mộng mắt phải, 21 bệnh nhân bị mộng mắt trái và 25
bệnh nhân bị mộng ở cả 2 mắt.
Bảng 1. Số lượng bệnh nhân, số mắt, số lượng
mộng và số mộng nghiên cứu

Chỉ số
Tính ch
ất mộng

Tổng
cộng
M
ộng

đơn
1 m
ắt

Mộng đơn

2 mắt
M
ộng
kép

B
ệnh nhân

30

25

8

63

S
ố mắt

30

50

8


88

S
ố mộng

30

50

16

96

S
ố mộng
nghiên cứu
30 50 11 91

Số mắt mộng thịt là 88 trong đó có 80 mắt mộng
đơn và 8 mắt mộng kép. Trong số 8 bệnh nhân có
mộng kép thì có 5 mộng chúng tôi loại ra không đưa
vào thống kê nghiên cứu vì nguyên nhân hoặc có sẹo
tổn thương giác mạc ở vị trí mộng hoặc liên quan
nguyên nhân chấn thương chưa rõ ràng. Như vậy
tổng số mộng nghiên cứu là 91.
Đặc điểm về vị trí mộng
Trong 63 bệnh nhân có 17 bệnh nhân bị mộng
mắt phải (27,0%), 21 bệnh nhân bị mộng mắt trái
(33,3%) và 25 bệnh nhân bị mộng 2 mắt (39,7%).

Biểu đồ 1 cho thấy vị trí mộng các mắt là tương
đương nhau (p>0,05).








Biểu đồ 1. Vị trí mộng
90.9%
0%
0
20
40
60
80
100
Mộng đơn
góc trong
Mộng đơn
góc ngoài
Mộng kép
Mộng đơn góc trong
Mộng đơn góc ngoài
Mộng kép
9.1%
1


Biểu đồ 2. Phân bố mộng
Trong 88 mắt chúng tôi gặp đa số mộng góc trong
(90,9%), chỉ có 9,1% là mộng kép. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi, giới và độ
mộng
Bảng 2. Phân bố mộng theo nhóm tuổi và giới tính

Nhóm
tuổi
N


Nam

T
ổng số BN

So sánh
(p)
SL
TL

(%)
SL
TL

(%)
SL TL (%)




40

0

0,0

2

3,2

2

3,2


41
-
50

7

11,1

5

7,9

12


19,0

0,709
51
-
60

9

14,3

13

20,6

22

34,9

61
-
70

11

17,5

9


14,3

20

31,8



71

3

4,8

4

6,3

7

11,1

C
ộng

30

47,7

33


52,3

63

100,0




±SD

58,4 ± 8,9 59,4 ± 9,1 59,0 ± 9,0 p>0,05

Trên thế giới: theo Young Son (1972) [8], bệnh
mộng chủ yếu gặp ở lứa tuổi trên 30, tỷ lệ mộng theo
tuổi trong tổng số người mắc bệnh là:
+ ≤ 40 tuổi: khoảng 27%.
+ >40 tuổi: khoảng 73%.
Theo thống kê của Viện Mắt Trung Ương năm
1996, mộng gặp ở độ tuổi dưới 20 tuổi là 0,13%, ở
độ tuổi trên 50 là 15-18% [3].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh
nhân bị mộng tập trung nhiều ở lứa tuổi > 40 (96,8%),

Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013







10
tập trung ở lứa tuổi 41 - 70 (85,7%), chủ yếu ở lứa
tuổi > 50 (77,8%), Chỉ có 2 trường hợp tuổi 31 - 40
(3,2%). Số lượng bệnh nhân tăng dần theo hướng tỷ
lệ thuận với tuổi. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trong
nhóm nghiên cứu là 39. Số bệnh nhân nam và nữ
tương đương nhau (33/30 = 52,3%/47,7%). Ở mỗi
nhóm tuổi thì tỷ lệ nam và nữ cũng tương đương
nhau (p>0,05). Tuổi trung bình của nam cao hơn so
với nữ. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
một số tác giả khác, bệnh rất ít gặp ở những người
nhỏ hơn 30 tuổi, đây là độ tuổi mới bắt đầu lao động.
Sau một thời gian dài tiếp xúc với các nhân tố gây
bệnh như: gió, bụi, tia tử ngoại từ 40 tuổi trở lên tỷ
lệ mắc bệnh cao hơn. Young Sun (1972) có nhận xét
là mộng chủ yếu xuất hiện ở tuổi trên 35 (63,8%) [8].
Theo Verin (1993) số người mắc bệnh mộng ở độ
tuổi là từ 26-86 (tuổi trung bình là 56 tuổi) [7]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình là 59,0 ±
9,0 và tuổi trung bình của nam cao hơn so với nữ
(59,4 ± 9,1 so với 58,4 ± 8,9).
Như vậy, mộng xuất hiện chủ yếu ở những người
trong độ tuổi lao động và tăng dần theo tuổi.
Bảng 3. Phân bố độ mộng theo giới tính

Độ

mộng
N


Nam

C
ộng

So
sánh
(p)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL TL (%)

II

24

26,4

14

15,4


38

41,8

0,352
III

21

23,0

26

28,6

47

51,6

IV

3

3,3

3

3,3

6


6,6

C
ộng

48

52,7

43

47,3

91

100,0



Mộng độ II bệnh nhân nữ chiếm 26,4% cao hơn
so với số bệnh nhân nam (15,4%). Ngược lại, ở mức
mộng độ III số bệnh nhân nam chiếm 28.6% cao hơn
so với nữ (23,0%), sự chênh lệch không có ý nghĩa
thống kê (p>0.05). Tỷ lệ giữa bệnh nhân nam và nữ
là tương đương nhau (33/30 = 52.3%/47.7%).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với Verin (1993):
tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ không có gì khác biệt [7]

Bảng 4. Liên quan giữa nhóm tuổi và độ mộng


Nhóm tuổi
Đ
ộ II

Đ
ộ III

Đ
ộ IV

C
ộng

So sánh (p)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL


TL

(%)

SL

TL

(%)



40

0

0,0

2

2,2

0

0,0

2

2,2



41
-
50

10

11,0

7

7,6

0

0,0

17

18,6

0,191

51
-
60

14

15,4


16

17,6

1

1,1

31

34,1

0,625

61
-
70

11

12,1

18

19,8

2

2,2


31

34,1

0,664



71

3

3,3

4

4,4

3

3,3

10

11,0


C
ộng


38

41,8

47

51,6

6

6,6

91

100,0



Mộng độ III chiếm 51,6%, tập trung nhiều ở nhóm
tuổi 50 - 70, mộng độ II chiếm 41,8% và không có
bệnh nhân nào ≤ 40 bị mộng độ II. Tuy nhiên không
có sự khác biệt về phân bố độ mộng theo nhóm tuổi
ở các bệnh nhân nghiên cứu (p>0.05).
Đặc điểm về nghề nghiệp
Yếu tố môi trường, nghề nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong sinh bệnh học của mộng. Mộng thường
gặp ở những vùng nhiều nắng nóng, gió bụi và tỷ lệ
mộng không đồng đều trên thế giới cũng như ở mỗi
quốc gia, thường gặp nhất ở các nước nhiệt đới và

cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, thời lượng nắng cao,
đặc biệt nơi có nhiều gió cát (vùng biển). Theo Pico
(1987) bệnh mộng gặp chủ yếu ở các nước nằm từ vĩ
độ 35 đến xích đạo [6]. Theo Cornand (1989), tỷ lệ
mắc bệnh mộng trên thế giới là 6-20% [5].
Bảng 5. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Ngh
ề nghiệp

S
ố l
ư
ợng

T
ỷ lệ (%)

Làm

ru
ộng

28

44,4

B
ộ đội

15


23,9

Cán b


8

12,7

Khác

12

19,0

C
ộng

63

100,0

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả đa số bệnh
nhân có nghề nghiệp làm ruộng (44,4%), bộ đội
chiếm 23,9%, cán bộ, hưu trí chiếm 12,7% và các
nghề khác (nội trợ, buôn bán…) chiếm 19%. Như vậy
có đến 68,3% số bệnh nhân có môi trường lao động
vất vả, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây nên
bệnh mộng như gió, bụi, tia tử ngoại (làm ruộng, bộ

đội). Đặc biệt trong điều kiện khí hậu của nước ta
nằm trong khu vực gần xích đạo: nóng, ẩm và thời
lượng nắng cao. Điều này phù hợp với nhận định của
nhiều tác giả: yếu tố thuận lợi cho mộng phát triển là
ánh mắt trời, gió, cát bụi.
Cameron (1983), Pico (1987) cũng cho rằng bệnh
mộng chủ yếu xuất hiện ở nơi gần xích đạo và xích
đạo (nơi có nhiều nắng nóng và gió, bụi) [4,6].
KẾT LUẬN
Mộng xuất hiện chủ yếu ở những người trong độ
tuổi lao động và tỷ lệ gặp tăng dần theo tuổi, tập
trung nhiều ở lứa tuổi > 40 (96,8%), chủ yếu ở lứa
tuổi > 50 (77,8%).
Tỷ lệ giữa bệnh nhân nam và nữ là tương đương
nhau (33/30 = 52,3%/47,7%).
Đa số là mộng góc trong (90,9%), chỉ có 9,1% là
mộng kép.
Yếu tố môi trường, nghề nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong sinh bệnh học của mộng. 68,3% số bệnh
nhân có môi trường lao động thường xuyên tiếp xúc
với các yếu tố gây nên bệnh mộng như gió, bụi, tia tử
ngoại (làm ruộng, bộ đội).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Minh Châu (2004), “Kết mạc”.
Nhãn khoa giản yếu (Phan Dẫn chủ biên) tập 1,
chương V, tr 109 - 145.
Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013








11
2. Nguyễn Duy Hoà (1972), Vấn đề mộng thịt.
Nhãn khoa thực hành, (3), tr 10-12.
3. Cù Nhẫn Nại, Hoàng Thị Luỹ, Hà Huy Tiến và
cộng sự (1996), Điều tra dịch tễ học mù loà và một số
bệnh về mắt. Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ,
Viện mắt.
4. Cameron M. E. (1983), Histology of pterygium: an
electron microscopic study.
Br. J. Ophthamol, (67), pp 115 - 172.
5. Cornand G. (1989), Pterygium: clinical course and
treatment.
Rev. Int. Trach. Pathol. Ocul. Trop. Subtrop. Sante.
Publique, (66), pp 81 - 108.
6. Pico G. (1987), Surgery for pterygium.
Ophthalmic plastic and reconstructive surgery.
Mosby. S.T Louis, (2), pp 168 - 171.
7. Verin P., Coulon P., Cals et al (1993), L autogreffe
conjunctivale dans la curr chirurgicale du pterygion,
apropos de 186 cas.
Rrev. Intern. Trachome et Path. Ocul. Trop. Subtrop.
Sante., (70), pp 235 - 245.
8. Youngson R. M. (1972), Recurrence op pterygium
after excision.
Br. J. Ophthalmol, 56, pp 120 - 125.





























×