Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀNH y tế năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.79 KB, 7 trang )


Y HC THC HNH (886) - S 11/2013






2
Mục lục (886)


Vũ Thị Kim Liên

Đỗ Thị Quỳnh Nga
Trần Thị Hải Âu
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Triệu Thị Thanh Vân
Đỗ Phơng Loan
Nguyễn Thái Sơn
Nghiên cứu dịch tễ học phân tử các chủng Virus sởi lu hành trong các
vụ dịch sởi năm 2006-2013 ở miền Bắc Việt Nam
73


Trần Hữu Tâm,

Võ Ngọc Nguyên,
Trơng Quân Thụy,
Nguyễn Thị Thanh Tâm,
Nguyễn Hữu Lễ,


Nguyễn Thị Thanh Hòa,
Lê Hiếu Nghĩa.
Tối u hóa điều kiện sản xuất mẫu bệnh phẩm giả định mủ, đờm chứa
vi khuẩn thờng gặp phục vụ kiểm tra chất lợng xét nghiệm vi sinh lâm
sàng
76




THC TRNG HOT NG THANH TRA
CHUYấN NGNH AN TON THC PHM TRONG NGNH Y T NM 2012

TRN QUANG TRUNG, NGUYN VN NHIấN, LNG TH PHNG
LAN

Cc An ton thc phm, B Y t

TểM TT
Thanh tra, kim tra l chc nng thit yu ca
qun lý nh nc. c bit, i vi vic qun lý an
ton thc phm, cụng tỏc thanh tra, kim tra gi vai
trũ ht sc quan trng vỡ nú liờn quan n vic bo
m an ton cho nhng sn phm nh hng trc
tip n sc kho con ngi. Nghiờn cu c tin
hnh ti 30 tnh, thnh ph i din cho cỏc vựng
sinh thỏi khỏc nhau ca Vit Nam, vi s lng 1.301
ngi c phng vn gm cỏc cỏn b lónh o,
thanh tra viờn, ch doanh nghip sn xut, kinh
doanh thc phm. Kt qu chớnh nh sau: Hu ht

cỏn b lm cụng tỏc thanh tra u nm c nhng
ni dung c bn v thanh tra chuyờn ngnh an ton
thc phm trờn 80%. Vn cũn mt s ni dung cụng
vic cn phi lm khi chun b cho mt cuc thanh tra
m cỏn b cỏn b thanh tra thc hnh mc thp
nh ph bin k hoch thanh tra (72,7%), thụng bỏo
cho i tng thanh tra chun b bỏo cỏo theo
cng (73,2%). Kt thỳc mt cuc thanh tra cũn mt
s ni dung nh thụng bỏo kt thỳc vic thanh tra ti
c s; x lý, x pht vi phm hnh chớnh; xõy dng
d tho kt lun thanh tra; cụng b kt lun thanh tra;
rỳt kinh nghim v hot ng ca on thanh tra; lp,
bn giao h s thanh tra ch mi c thc hin
mc di 60%. Hiu bit ca ch c s v trỏch
nhim ca n v c kim tra, thanh tra khi cú
on thanh tra n thanh tra l cha y .
T khúa: an ton thc phm, cụng tỏc thanh tra,
kim tra.
SUMMARY
Inspection activity is a vital function of state
management. Especially, for the food safety
management, inspection activities play very important
role as it will be related to the safety assurance of
products that impact directly on human health. The
study was conducted in 30 provinces represent
different ecological regions of Vietnam, with the
number of 1,301 people were interviewed, including
the leaders, inspectors, owners of food production
and trade. The main results are as follows: Most
inspectors understand the basic contents of food

safety inspection over 80%. Still some work to be
content to do when preparing for an inspection that
inspectors practice at such low are as planning
(72.7%), informing inspected establishments prepare
inspection reports outline (73.2%). End of an
inspection, some content such as notice of
termination of the inspection at inspected
establishment, sanctioning of administrative
violations; draft inspection conclusion; announced
inspection conclusions, drawn experience in the
operation of the inspection team; handover inspected
documents is done just below 60%. Understanding
about responsibilities of inspected establishments
when the inspection team go to inspect is incomplete.
Keywods: food safety, inspection activities.
T VN
An ton thc phm (ATTP) gi vai trũ c bit
quan trng vỡ nú nh hng trc tip n sc khe
Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013







3
và tính mạng người sử dụng, về lâu dài còn ảnh
hưởng đến nòi giống của quốc gia, dân tộc. Ngoài ra,
ATTP còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế,

thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Để từng bước làm tốt công tác bảo đảm ATTP,
bảo vệ sức sức khoẻ cho nhân dân, trong những
năm qua Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Bộ, ngành
chức năng đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều văn
bản quy phạm pháp luật về ATTP. Đồng thời đã
thành lập, kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý
Nhà nước về ATTP, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về
ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm; đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền
thông nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp
luật về bảo đảm ATTP cho các nhóm đối tượng trong
xã hội [1][ 2]. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục ATTP
và một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho
thấy số vụ, số ca ngộ độc thực phẩm và số người tử
vong do ngộ độc thực phẩm vẫn còn cao (từ năm
2000 đến 2010, cả nước có 2.147 vụ ngộ độc thực
phẩm, với 60.602 ca mắc và 583 ca tử vong) [1][2].
Trên thực tế, số vụ, số ca ngộ độc thực phẩm cao
hơn gấp nhiều lần so với số vụ, số ca được phát hiện
và ghi nhận. Kết quả các cuộc thanh tra trong 10 năm
(2001-2010) cho thấy tỷ lệ vi phạm về ATTP tại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thanh
tra chiếm khoảng 20 - 30% (năm 2008, tỷ lệ vi phạm
ATTP chiếm 30%) [2][3].
Nhằm nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành
an toàn thực phẩm chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành an

toàn thực phẩm trong ngành y tế tại cấp tỉnh/thành
phố năm 2012”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 3 nhóm: Cán bộ
lãnh đạo quản lý; Cán bộ làm công tác thanh tra
chuyên ngành ATTP tại cấp tỉnh/thành phố, bao gồm
cán bộ tại Thanh tra Sở Y tế; công chức được giao
thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (TTCN)
tại Chi cục ATVSTP của các tỉnh được chọn để điều
tra (sau đây gọi chung là nhóm thanh tra viên (TTV));
Chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Địa điểm nghiên cứu: tại 30 tỉnh, thành phố
đại diện cho ba miền bao gồm các tỉnh: Miền bắc: Hà
Nội, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Hải Dương,
Hải Phòng, Quảng Ninh; Miền trung: Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm
Đồng; Miền nam: Đồng Nai, Bình Dương, Hồ Chí
Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long,
Đồng Tháp.
3. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu
từ tháng 7– 12/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang
4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
* Về tiêu chuẩn lựa chọn với từng nhóm đối
tượng:
- Đối với nhóm cán bộ lãnh đạo phải là người lãnh

đạo trong cơ quan có chức năng chỉ đạo công tác
thanh tra, kiểm tra ATTP (Lãnh đạo Sở Y tế; Thanh
tra Sở Y tế; Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố) (30
tỉnh = 163 người).
- Đối với nhóm TTV, công chức TTCN chọn toàn
bộ số cán bộ TTV ở Thanh tra Sở Y tế và cán bộ làm
công tác thanh tra tại Chi cục ATVSTP (30 tỉnh = 231
người).
- Đối với nhóm chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh thực phẩm mỗi tỉnh chúng tôi chọn 30 cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống để
điều tra, nghiên cứu (30 tỉnh với 907 người đại diện
cho cơ sở thực phẩm).
Tổng số đối tượng được điều tra trong nghiên cứu
này là 1.301 người.
4.3 Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin,
xử lý số liệu
* Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng ba bộ câu hỏi dành cho 3 nhóm đối tượng
là: Cán bộ lãnh đạo; Cán bộ làm công tác thanh tra
chuyên ngành ATTP và Chủ cơ sở sản xuất kinh,
doanh thực phẩm.
- Thu thập thông tin từ các báo cáo kết quả hoạt
động thanh tra hàng năm từ 2008 – 2012 do Cục
ATTP cung cấp.
* Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được thu thập, thống kê trên
máy vi tính, sử dụng phần mềm SPSS và Exel.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Kết quả
1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Đặc
điểm


Đối
tượng

Lãnh đạo
Cán b

thanh tra
Ch
ủ c
ơ s

TP
C
ộng

N % n % n %
Tuổi
≤ 30

1

0,6


90

38,9

102

11,3


31


40
6 3,7 78
33,8

343

37,8


41 –
50
62 38,0

48
20,9

299


32,9


> 50

94

57,7

15

6,49

163

18,0


Giới
tính
Nam

133

81,6

114

49,3


492

54,2


N


30

18,4

117

50,7

415

45,8


C
ộng


163


23
1



907


1.301

- Về thông tin chung của nhóm cán bộ lãnh đạo
được nghiên cứu: tuổi đời của nhóm cán bộ lãnh đạo
điều tra phổ biến từ trên 40 tuổi trở lên (95,7 %),
trong đó riêng nhóm cán bộ có tuổi đời trên 50 chiếm
57,7 % tổng số, trong đó nam chiếm đa số (81,6 %),
nữ chiếm 18,4%.
- Về thông tin chung của nhóm cán bộ làm công
tác thanh tra ATTP: Tuổi đời phổ biến từ 40 tuổi trở
xuống chiếm đại đa số (72,7 %), số cán bộ làm công
tác thanh tra là nam, nữ có tỷ lệ ngang nhau.
- Về thông tin chung của nhóm chủ cơ sở thực
phẩm:Tuổi đời của nhóm chủ cơ sở thực phẩm bao
gồm nhiều nhóm từ thấp đến cao, trong đó nam

Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013






4
chiếm 54,24 %, nữ chiếm 45,75%.

2. Kiến thức và thực hành của nhóm cán bộ
lãnh đạo trong chỉ đạo công tác thanh tra chuyên
ngành ATTP
Bảng 2. Tỷ lệ các cán bộ lãnh đạo đã qua các lớp
nghiệp vụ thanh tra (do Thanh tra Chính phủ tổ chức
(n = 163)
H
ọc lớp nghiệp vụ thanh tra

n

%

Chưa được đào tạo 58 35,6
Đ
ã h
ọc lớp nghiệp vụ thanh tra vi
ên

48

29,4

Đ
ã h
ọc lớp nghiệp vụ thanh tra vi
ên
chính
28 17,2
Đã học lớp nghiệp vụ thanh tra cao cấp 1 0,6

Đ
ã h
ọc lớp bồi d
ư
ỡng nghiệp vụ cho
công chức thanh tra chuyên ngành
28 17,2
Số cán bộ lãnh đạo đã được bồi dưỡng về
nghiệp vụ thanh tra ATTP chiếm tỷ lệ tương đối cao
so với trước đây (64,4%).
91% 9%

Không
Biểu đồ 1. Giám sát hoạt động thanh tra của cán bộ
lãnh đạo (n = 163).
Đa số cán bộ lãnh đạo (91%) có thực hiện việc
giám sát hoạt động thanh tra.
3. Kiến thức và thực hành của cán bộ làm
công tác thanh tra trong thực hiện công tác thanh
tra chuyên ngành
Bảng 3. Tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra được
đã được đào tạo (Do Thanh tra Chính phủ tổ chức) (n
= 231)
Các l
ớp đ
ào t
ạo đ
ã tham gia

n


%

Chưa đư
ợc đ
ào t
ạo

64

27,7

L
ớp nghiệp vụ thanh tra vi
ên

99

42,9

L
ớp nghiệp vụ thanh tra vi
ên chính

2

0,
9

L

ớp nghiệp vụ thanh tra cao cấp

0

0

L
ớp bồi d
ư
ỡng nghiệp vụ thanh tra cho
công chức được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành
76 32,9
Số cán bộ làm công tác thanh tra ATTP đã được
đào tạo, tập huấn chiếm 72,3%, số chưa được đào
tạo chiếm 27,7 %.
Bảng 4. Hiểu biết của cán bộ làm công tác thanh
tra về nội dung của bản kế hoạch.
N
ội dung bản kế hoạch thanh tra

n

%

M
ục đích, y
êu c
ầu của cuộc thanh tra


213

92,2

Đ
ối t
ư
ợng thanh tra

212

91,7

N
ội dung v
à phương pháp ti
ến h
ành

212

91,7

Nhân s
ự v
à

phân công trách nhi
ệm


197

85,3

B
ảo đảm kinh phí, c
ơ s
ở vật chất

194

84,0

Không rõ

1

0,4

Nh
ững nội dung khác

11

4,8

Đa số cán bộ làm công tác thanh tra nắm được
những nội dung chính của bản kế hoạch như mục
đích, yêu cầu của cuộc thanh tra (92,2%), đối tượng
thanh tra (91,7%), nội dung và phương pháp tiến

hành (91,7%), nhân sự và phân công (85,3), bảo đảm
kinh phí (84%).
Bảng 5. Hiểu biết của cán bộ làm công tác thanh
tra về nội dung thanh tra chuyên ngành ATTP

N
ội dung thanh tra chuy
ên ngành ATTP

N

%

Vi
ệc thực hiện các ti
êu chu
ẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm;
227 98,3
Vi
ệc ghi nh
ãn s
ản phẩm

224

97,0

Vi
ệc tuân thủ quy định về quảng cáo thực

phẩm
219 94,8
Ho
ạt động kiểm nghiệm an to
àn th
ực
phẩm.
202 87,4
Vi
ệc tuân thủ điều ki
ện an to
àn th
ực phẩm

216

93,5

Ho
ạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp
quy
191 82,7
Việc tuân thủ các quy định về nhập khẩu
thực phẩm
188 81,4
Nh
ững nội dung khác

2


0,9

Hầu hết cán bộ làm công tác thanh tra đều nắm
được những nội dung cơ bản về thanh tra chuyên
ngành ATTP trên 80%.
Bảng 6. Hiểu biết của cán bộ làm công tác thanh
tra về người có quyền xử phạt hành chính về ATTP

Ngư
ời có quyền xử phạt h
ành chính v

ATTP
n %
Ch
ủ tịch Ủy ban nhân các cấp

199

86,10

Chánh Thanh tra, TTV chuyên ngành Y
tế
221 95,70
Công ch
ức đ
ư
ợc giao thực hiện nhiệm
vụ TTCN
86 37,20

Th
ủ tr
ư
ởng c
ơ quan đư
ợc giao chức
năng TTCN
144 62,30
Qu
ản lý thị tr
ư
ờng

146

63,20

Công an

112

48,50

C
ộng tác vi
ên thanh tra

5

2,20


Không rõ

1

0,40

Ý ki
ến khác:

299

32,96

Tỷ lệ người được hỏi hiểu đúng về thẩm quyền
XPVPHC về ATTP còn thấp, chủ yếu mới đề cập đến
Chủ tịch UBND các cấp (86,1%), Chánh Thanh tra Y
tế (95,7%) mà chưa hiểu đúng và đầy đủ về các chức
danh như quản lý thị trường 63,2%), công an
(48,5%).
Bảng 7. Thực hành các công việc chuẩn bị cho
một cuộc thanh tra
Công vi
ệc chuẩn bị cho một cuộc thanh
tra
N %
Ti
ếp nhận thông tin

209


90,5

X
ử lý thông tin

202

87,4

Chu
ẩn bị c
ơ s
ở pháp lý

218

94,4

Xây d
ựng kế hoạch v
à đ
ề c
ương thanh
tra
197 85,3
Ph
ổ biến kế hoạch thanh tra

168


7
2,7

Thông báo cho đ
ối t
ư
ợng đ
ư
ợc thanh tra
chuẩn bị báo cáo theo đề cương
169 73,2
Một số nội dung thuộc công việc chuẩn bị cho một
cuộc thanh tra được thực hành đúng với tỷ lệ khá cao
như tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, chuẩn bị căn
cứ pháp lý, quyết định thanh tra và xây dựng kế
hoạch thanh tra với tỷ lệ hiểu đúng trên 85%. Còn
một số nội dung mà cán bộ thanh tra thực hành đầy
đủ ở mức thấp hơn như phổ biến kế hoạch thanh tra
Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013







5
(72,7%), thông báo cho đối tượng thanh tra chuẩn bị
báo cáo theo đề cương (73,2%).

Bảng 8. Thực hành thanh tra tại cơ sở của các
cán bộ làm công tác thanh tra
Những công việc đã làm khi thanh tra tại cơ sở
N

%

Công bố cơ sở pháp lý thanh tra (Quyết định
thanh tra hoặc thẻ thanh tra viên)
198

85,7

Nêu yêu cầu hoặc đề cương để cơ sở báo cáo
185

80,1

Kiểm tra cơ sở pháp lý
203

87,9

Nghe đối tượng được thanh tra báo cáo
207

89,6

Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
209


90,5

Thu thập tang vật, lấy mẫu, thực hiện các giải
pháp cấp bách
182

78,8

Báo cáo tiến độ thanh tra với người ra quyết
định
159

68,8

Ghi nhật ký Đoàn thanh tra
156

67,5

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra
50

21,6

Tạm dừng việc thanh tra tại cơ sở để thực hiện
công việc khác sau đó một thời gian thanh tra
tiếp
10 4,3
Ý kiến khác:

4

1,7

Trong hoạt động thanh tra một số bước đã được
thực hiện như: công bố quyết định thanh tra; nêu yêu
cầu hoặc đề cương để cơ sở báo cáo; kiểm tra hồ sơ
pháp lý; nghe đối tượng báo cáo, thu thập, kiểm tra,
xác minh thông tin, tài liệu; thu thập tang vật, lấy
mẫu, thực hiện các giải pháp cấp bách, tuy nhiên hầu
hết các nội dung này không được thực hiện một cách
đầy đủ mà chỉ khoảng 80%-90%. Đối với việc báo
cáo tiến độ và ghi nhật ký, việc thực hiện đạt tỷ lệ
thấp hơn (67,5 % - 68,8%).
Bảng 9. Thực hành khi kết thúc một cuộc thanh
tra
Nh
ững công việc đ
ã làm khi k
ết thúc một
cuộc thanh tra
n %
Thông báo k
ết thúc việc thanh tra tại c
ơ s


138

59,7


L
ập bi
ên b
ản thanh tra

191

82,7

X
ử lý, xử phạt vi phạm h
ành chính

118

51,1

Báo cáo k
ết quả thanh tra

167

72,3

Xây d
ựng dự thảo kết luận thanh tra

110


47,6

Công b
ố kết luận thanh tra

118

51,1

Rút kinh nghi
ệm về hoạt động của Đo
àn
thanh tra
125 54,1

L
ập, b
àn giao h
ồ s
ơ thanh tra

109

47,2

Ti
ếp tục trở lại c
ơ s
ở để lấy số liệu khi không
có yêu cầu của người có thẩm quyền

12 5,2
Ý kiến khác 2 0,9
Đa số các nội dung khi kết thúc một cuộc thanh
tra không được thực hiện một cách đầy đủ, trong số
các nội dung cần thực hiện thì việc lập biên bản
thanh tra được thực hiện với tỷ lệ cao nhất (82,7%),
tiếp theo là làm báo cáo kết quả thanh tra 72,3%, đối
với đa số các nội dung công việc còn lại mới chỉ
được thực hiện ở mức dưới 60%
96%
4%

Không

Biểu đồ 2. Thực hành là tuyên truyền viên và đào tạo
viên của cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra cho
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hầu hết các cán bộ làm công tác thanh tra đã
thực hiện là một tuyên truyền viên về các nội dung
liên quan chấp hành pháp luật về bảo đảm ATP đối
với cơ sở thực phẩm chiếm 96%.
4. Kiến thức và thực hành về an toàn thực
phẩm của chủ cơ sở thực phẩm
Bảng 10. Tỷ lệ chủ cơ sở biết những quy định về
ATTP (n = 907)
Các Quy định về ATTP n %
Pháp lệnh Vệ sinh An toàn thực phẩm 425 46,9
Luật An toàn thực phẩm 750 82,7
Nghị định của Chính phủ 353 38,9
Quyết định của các Bộ, ngành 218 24,0

Văn bản khác (đề nghị ghi rõ 37 4,1

Hầu hết chủ cơ sở thực phẩm đã được nghe nói,
biết đến Luật ATTP (82,7%). Tuy nhiên, đối với các
văn bản chuyên sâu khác như nghị định của Chính
phủ, các thông tư, quyết định của các bộ ngành, tỷ lệ
người biết còn chưa nhiều (nghị định của Chính phủ
38,9%; Thông tư, quyết định của các bộ, ngành
24,0%).
0 20 40 60 80 100
Tập huấn
Sách báo, truyền hình
Internet
Phương tiện khác
Biểu đồ 3. Cách thức tiếp cận thông tin quy định về
ATTP và thanh tra (n = 907)
Việc tiếp cận thông tin của chủ cơ sở thực phẩm
đối với các quy định về ATTP và thanh tra qua các
lớp tập huấn được ghi nhận nhiều nhất với tỷ lệ
85,6%, tiếp đến là qua sách, báo, truyền hình 56,7%
và qua internet 37,2% và qua các phương tiện khác
chỉ chiếm thấp nhất chỉ có 1,1%.
Bảng 11. Hiểu biết của chủ cơ sở về trách nhiệm
của đơn vị được kiểm tra, thanh tra khi cơ sở có
Đoàn thanh tra đến thanh tra (n = 907)

Trách nhiệm của cơ sở được thanh tra,
kiểm tra
n %
Có trách nhiệm tuân thủ quy định về

ATTP 700
77,2
Cử người có thẩm quyền làm việc với
đoàn thanh, kiểm tra
647

71,3
Cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu,
báo cáo kịp thời theo yêu cầu của
người được giao nhiệm vụ kiểm tra,
thanh tra

669

73,8
Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về những thông tin, tài liệu đã cung cấp

597
65,8
Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu,
kiến nghị, quyết định, kết luận về kiểm
tra, thanh tra 688
75,9

Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013







6
Không rõ 57 6,3
Những nội dung khác (ghi rõ): 8 0,9
Hiểu biết của chủ cơ sở về trách nhiệm của đơn vị
được kiểm tra, thanh tra khi cơ sở có Đoàn thanh tra
đến thanh tra hầu hết là chưa đầy đủ trên 65%, trong
đó nội dung về trách nhiệm của doanh nghiệp được
các chủ cơ sở hiểu biết với tỷ lệ cao nhất là trách
nhiệm tuân thủ quy định về ATTP (77,18%).
2. Bàn luận
Vấn đề ATTP đã được Đảng, Quốc hội, Chính
phủ quan tâm từ nhiều năm nay, trong đó đặc biệt
chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của toàn xã
hội về bảo đảm ATTP, đồng thời tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm các vi phạm nhằm từng bước đưa các hoạt
động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật để tạo ra những sản
phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Đặc biệt trong những năm gần đây
hàng loạt văn bản quy định về ATTP đã được ban
hành, góp phần nâng cao năng lực quản lý và kiến
thức, thái độ, thực hành của người dân về công tác
đảm bảo an toàn thực phẩm. Nghiên cứu này của
chúng tôi cho thấy:
Về kiến thức và thực hành của nhóm cán bộ lãnh
đạo trong chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành

ATTP, kết quả điều tra cho thấy số cán bộ lãnh đạo
đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra ATTP
chiếm 64,42% (số liệu báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế
và Cục ATTP từ năm 2008 trở về trước, số cán bộ
lãnh đạo tham gia tập huấn đạt khoảng 15%) [2][3],
điều này chứng tỏ cán bộ lãnh đạo đã ngày càng
quan tâm đến hoạt động thanh tra vì cán bộ lãnh đạo
có nắm bắt các kiến thức, kỹ năng thanh tra thì việc
chỉ đạo mới được sát sao, giúp từng bước nâng cao
hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành ATTP.
Về kiến thức và thực hành của cán bộ làm công tác
thanh tra trong thực hiện công tác thanh tra chuyên
ngành, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết cán bộ
làm công tác thanh tra đều nắm được những nội dung
cơ bản về thanh tra chuyên ngành ATTP, trong dó có
một số nội dung thanh tra được nhiều cán bộ thanh tra
biết đến như việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm (98,3%). Việc
ghi nhãn sản phẩm (97%), việc tuân thủ quy định về
quảng cáo thực phẩm (94,8%), việc tuân thủ điều kiện
an toàn thực phẩm (93,5%). Tuy nhiên đối với một số
nội dung như thanh tra hoạt động chứng nhận hợp
chuẩn, hợp quy, thanh tra việc tuân thủ các quy định
về nhập khẩu thực phẩm số cán bộ thanh tra nắm
được còn ít hơn so với các nội dung khác, mới chỉ đạt
82,7%; 81,4%. Do vậy, trong thời gian tới khi Bộ Y tế,
Sở Y tế tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cũng cần
xem xét, tăng cường sự quan tâm cho những nội dung
mà cán bộ thanh tra còn ít biết đến như đã nêu. Tỷ lệ
người được hỏi hiểu đúng còn thấp chủ yếu tập trung

nhiều vào nhóm công chức TTCN và mới đề cập nhiều
đến thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp (86,1%),
Chánh Thanh tra Y tế (95,7%) mà chưa hiểu đúng và
đầy đủ về các chức danh khác như lực lượng quản lý
thị trường (63,2%), công an (48,5%). Về thực hành
các bước trong công tác chuẩn bị thanh tra, kết quả
nghiên cứu cho thấy có một số nội dung thuộc công
việc chuẩn bị cho một cuộc thanh tra được thực hành
đúng với tỷ lệ khá cao như tiếp nhận thông tin, xử lý
thông tin, chuẩn bị căn cứ pháp lý, quyết định thanh tra
và xây dựng kế hoạch thanh tra với tỷ lệ hiểu đúng từ
85% trở lên. Bên cạnh đó còn có một số nội dung mà
cán bộ thanh tra thực hành ở mức thấp hơn như phổ
biến kế hoạch (72,7%), thông báo cho đối tượng thanh
tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương (73,2%). Đối với
các bước trong khi thanh tra tại cơ sở, qua kết quả
nghiên cứu cho thấy còn một số cán bộ chấp hành
chưa đầy đủ các bước theo quy định, tỷ lệ này chiếm
khoảng 20%. Đặc biệt đối với một số nội dung như
việc báo cáo tiến độ và ghi nhật ký, số người thực hiện
chiếm tỷ lệ chưa cao mới đạt khoảng 70%. Về thực
hiện các bước khi kết thúc một cuộc thanh tra, chủ yếu
các cán bộ quan tâm nhiều đến hai nội dung là lập
biên bản thanh tra khi kết thúc tại cơ sở (82,7%) và
làm báo cáo sau khi đã hoàn thành cuộc thanh tra
(72,3%). Đối với đa số các nội dung công việc còn lại
mới chỉ được thực hiện ở mức dưới 60% (thông báo
việc kết thúc cho cơ sở 59,7%; xây dựng kết luận
thanh tra 47,6%; công bố kết luận thanh tra 51,1%; rút
kinh nghiệm hoạt động của đoàn 54,1%; lập bàn giao

hồ sơ thanh tra 47,2%). Như vậy, những nội dung về
trình tự tiến hành một cuộc thanh tra rất cần được
quan tâm tập huấn trong thời gian tới.
Về kiến thức, thực hành ATTP của chủ cơ sở thực
phẩm, kết quả điều tra cho thấy nhiều chủ cơ sở đã
biết về tên của Luật ATTP (82,7%), tuy nhiên các văn
bản dưới luật vẫn còn tỷ lệ đáng kể chưa biết (khoảng
50 – 70%). Việc tiếp cận của chủ cơ sở thực phẩm đối
với các quy định về thanh tra bao gồm nhiều hình thức
khác nhau từ việc tập huấn của cơ quan chức năng,
sách báo, truyền hình, internet , trong đó việc tiếp cận
qua các lớp tập huấn được ghi nhận nhiều nhất với tỷ
lệ 85,6%, tiếp đến là qua sách, báo, truyền hình 56,7%
và qua internet 37,2%. Hiểu biết của chủ cơ sở về
trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra, thanh tra khi cơ
sở có Đoàn thanh tra đến thanh tra hầu hết là chưa
đầy đủ, trong đó nội dung về trách nhiệm của doanh
nghiệp được các chủ cơ sở hiểu biết với tỷ lệ cao nhất
là trách nhiệm tuân thủ quy định về ATTP (77,18%),
tiếp theo là trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các
yêu cầu, kiến nghị, quyết định, kết luận về kiểm tra,
Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013







7

thanh tra (75,9%); cung cấp đầy đủ các thông tin, tài
liệu, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của người được
giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra (73,8%); cử người có
thẩm quyền làm việc với đoàn thanh, kiểm tra (71,3%).
Đối với các nội dung khác mức độ hiểu biết chiếm tỷ lệ
thấp hơn và có 6,3% không rõ về trách nhiệm của
doanh nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Số cán bộ lãnh đạo đã được bồi dưỡng về
nghiệp vụ thanh tra ATTP chiếm tỷ lệ tương đối cao
so với trước đây (64,4%).
- Số cán bộ làm công tác thanh tra ATTP đã được
đào tạo, tập huấn chiếm 72,3%, số chưa được đào
tạo chiếm 27,7 %.
- Đa số cán bộ làm công tác thanh tra nắm được
những nội dung chính của bản kế hoạch như mục
đích, yêu cầu của cuộc thanh tra (92,2%), đối tượng
thanh tra (91,7%), nội dung và phương pháp tiến
hành (91,7%), nhân sự và phân công (85,3), bảo đảm
kinh phí (84%).
- Hầu hết cán bộ làm công tác thanh tra đều nắm
được những nội dung cơ bản về thanh tra chuyên
ngành ATTP trên 80%.
- Tỷ lệ người được hỏi hiểu đúng về thẩm quyền
XPVPHC về ATTP còn thấp, chủ yếu mới đề cập đến
Chủ tịch UBND các cấp (86,1%), Chánh Thanh tra Y
tế (95,7%) mà chưa hiểu đúng và đầy đủ về các chức
danh như quản lý thị trường (63,2%), công an
(48,5%).

- Một số nội dung thuộc công việc chuẩn bị cho
một cuộc thanh tra được cán bộ thanh tra thực hành
đầy đủ ở mức thấp như phổ biến kế hoạch thanh tra
(72,7%), thông báo cho đối tượng thanh tra chuẩn bị
báo cáo theo đề cương (73,2%).
- Trong quá trình tiến hành thanh tra vẫn còn tỷ lệ
cán bộ làm công tác thanh tra thực hiện không đầy
đủ các thủ tục thuộc quy trình thanh tra với tỷ lệ từ 10
– 32% tùy theo từng nội dung.
- Kết thúc một cuộc thanh tra còn một số nội dung
như thông báo kết thúc việc thanh tra tại cơ sở; xử lý,
xử phạt vi phạm hành chính; xây dựng dự thảo kết
luận thanh tra; công bố kết luận thanh tra; rút kinh
nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra; lập, bàn
giao hồ sơ thanh tra chỉ mới được thực hiện ở mức
dưới 60%, cá biệt còn một số vẫn tiếp tục trở lại cơ
sở để lấy số liệu khi không có yêu cầu của người có
thẩm quyền chiếm 5,2%.
- Hầu hết chủ cơ sở thực phẩm đã được biết đến
Luật ATTP (82,7%). Tuy nhiên, đối với các văn bản
chuyên sâu khác như nghị định của Chính phủ, các
thông tư, quyết định của các bộ ngành, tỷ lệ người
biết còn chưa nhiều (nghị định của Chính phủ 38,9%;
Thông tư, quyết định của các bộ, ngành 24,0%).
- Việc tiếp cận của chủ cơ sở thực phẩm đối với
các quy định về thanh tra qua các lớp tập huấn được
ghi nhận nhiều nhất với tỷ lệ 85,6%, tiếp đến là qua
sách, báo, truyền hình 56,7% và qua internet 37,2%.
- Hiểu biết của chủ cơ sở về trách nhiệm của đơn
vị được kiểm tra, thanh tra khi cơ sở có Đoàn thanh

tra đến thanh tra hầu hết là chưa đầy đủ.
2. Kiến nghị:
1. Cần tăng cường đào tạo cho cán bộ làm công
tác thanh tra ATTP tập trung vào thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính về ATTP; Luật ATTP; các văn
bản chuyên sâu khác như nghị định của Chính phủ,
các thông tư, quyết định của các bộ ngành thông qua
các lớp tập huấn.
2. Cần hướng dẫn thực hành cho cán bộ làm
công tác thanh tra về nội dung công việc chuẩn bị
cho một cuộc thanh tra như phổ biến kế hoạch thanh
tra, thông báo cho đối tượng thanh tra chuẩn bị báo
cáo theo đề cương.
3. Cần hướng dẫn cho cán bộ làm công tác thanh
tra về thực hiện đầy đủ các nội dung trong quá trình
tiến hành thanh tra theo trình tự thủ tục đã được
pháp luật quy định.
4. Cần hướng dẫn cho cán bộ làm công tác thanh
tra về thực hiện đầy đủ các nội dung khi kết thúc
cuộc thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Tăng cường hiểu biết của chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh về trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra,
thanh tra khi cơ sở có Đoàn thanh tra đến thanh tra,
kiểm tra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Báo cáo Tháng hành động vì
CLVSATTP các năm 2009; 2010; 2011, 2012.
2. Cục An toàn thực phẩm, Báo cáo kết quả công
tác bảo đảm VSATTP các năm 2008; 2009; 2010;
2011; 2012.

3. Thanh tra Bộ Y tế, Báo cáo kết quả thanh tra
VSATTP các năm 2008; 2009; 2010; 2011.
4. Nguyễn Công Khẩn (2010), “Mô tả thực trạng tổ
chức hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm tại các
cấp trong ngành y tế và đề xuất giải pháp nâng cao
năng lực thanh tra an toàn thực phẩm theo luật An
toàn thực phẩm”.
5. Trần Đáng, Lâm Quốc Hùng (2005), Nghiên
cứu cơ sở khoa học để đề xuất quy hoạch phát triển
mạng lưới quản lý VSATTP trong ngành y tế.
6. Trần Đáng, Lâm Quốc Hùng (2009), Nghiên
cứu thực trạng và nhu cầu về tổ chức hoạt động đào
tạo thanh tra ATVSTP ở các cấp năm 2009.
7. Trần Quang Trung (2001), Đánh giá thực trạng
tổ chức hoạt động và nhu cầu đào tạo thanh tra y tế
26 tỉnh, thành phố năm 2001.
8. Trần Quang Trung (2003), Đánh giá thực trạng
tổ chức, hoạt động và nhu cầu đào tạo thanh tra y tế

Y HỌC THỰC HÀNH (886) - SỐ 11/2013






8
địa phương năm 2003./.

×