Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu sự sinh tr ưởng phát triển của một số giống sắn mới tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên n ăm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.61 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHAN ĐÌNH DIỆP

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG
SẮN MỚI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2014”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông Học
Khóa học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Phương Oanh





Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường,
tập thể cán bộ, giảng viên và Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Phương Oanh đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong việc định hướng đề tài cũng như suốt quá trình thực hiện
và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng Nông Nghiệp và PTNT
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cơ sở vật chất, thời gian
và kỹ thuật cho tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Phan Đình Diệp
MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích, yêu của đề tài 3
2.1. Mục đích của đề tài 3
2.2. Yêu cầu của đề tài 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn 4
1.1.1. Nguồn gốc 4

1.1.2. Giá trị dinh dưỡng 5
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam 7
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 7
Toàn thế giới 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 11
1.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống sắn trên thế giới 17
1.3.2. Tình hình ngiên cứu, chọn tạo giống sắn mới ở Việt Nam 21
1.3.3. Tình hình nghiên cứu thời vụ thu hoạch sắn 23
1.3.4. Tình hình sản xuất sắn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Thí nghiệm so sánh một số dòng, giống sắn 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 27
3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn 27
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn 28
3.1.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn 30
3.1.4. Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn thí nghiệm 31
3.1.5. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn thí nghiệm 33
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
4.1. Kết luận 35
4.2. Kiến nghị 35
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT: Center of Internaitonal Agriculture Tropical
Trung tâm Quốc tế về Nông nghiệp Nhiệt đới

CT: Công thức
IITA: Internaitonal Institute Tropical Agriculture
Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới
ĐHNLTN: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations -
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong một số loại cây trồng dùng làm thức
ăn cho gia súc 6
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên Thế giới 7
giai đoạn 2005 - 2012 7
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở một số nước trên thế giới 8
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam 11
Bảng 1.5. Diễn biến diện tích, sản lượng sắn của các vùng trồng sắn của
ViệtNam từ năm 1995-2010 13
Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống sắn 28
tham gia thí nghiệm 28
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn 29
tham gia thí nghiệm 29
Bảng 3.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 31
Bảng 3.4. Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 32
Bảng 3.5. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn 33
tham gia thí nghiệm 33




1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây sắn (Mannihot esculenta Crantz) là cây có củ, có nguồn gốc hoang
dại từ vùng nhiệt đới của Châu Mĩ La tinh (Crantz, 1976), được trồng cách
đây khoảng 7.000 năm. Sắn là cây lương thực quan trọng trên thế giới và
được trồng ở nhiều nước từ 300 vĩ độ Bắc đến 300 vĩ độ Nam; cây sắn hiện
được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu
lục: Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh [2].
Cây sắn có tiềm năng to lớn là cây trồng của thế kỷ 21 (FAO 2013) với
nhiều công dụng làm lương thực, thực phẩm (Food), thức ăn gia súc (Feed)
nhiên liệu sinh học (Fuel) chế biến tinh bột (Flour) dùng trong công nghiệp
thực phẩm, bún miến mì ăn liền, sirô, nước giải khát, bao bì, hồ vải, màng phủ
sinh học Thị trường sắn Việt Nam hiện có nhu cầu cao và sắn đã trở thành
một trong bảy ngành hàng xuất khẩu triển vọng. Việt Nam là nước xuất khẩu
sắn lát và tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan với thị trường
chính là Trung Quốc. Toàn quốc hiện có 13 nhà máy nhiên liệu sinh học đang
đi vào hoạt động với tổng công suất trên 1067,7 triệu lít cồn / năm cần nguyên
liệu 6,5 triệu tấn sắn củ tươi và 68 nhà máy chế biến tinh bột với tổng công
suất 2,4 triệu tấn tinh bột sắn cần nguyên liệu 8,8 triệu tấn sắn củ tươi. Diện
tích sắn Việt Nam năm 2011 đạt 559,80 nghìn ha, năng suất 17,81 tấn/ ha, sản
lượng 9,87 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2012). So với năm 2000, sản lượng
sắn đã tăng 4,98 lần, năng suất sắn đã tăng gấp đôi, chủ yếu do áp dụng các
giống sắn mới và quy trình thâm canh. Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam
hiện có KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 với tỷ lệ tương ứng
75,54 %, 5,40%, 4,50%, 3,24%, 2,70% của tổng diện tích thu hoạch sắn năm 2010.

2
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng, đứng sau lúa, ngô. Cây

sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo cho các hộ nông dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt,
từ khi trở thành nguyên liệu sản xuất ethanol đã đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong lịch sử cây sắn. Hiện nay, việc nghiên cứu phát triển, sản xuất sắn cấp
thiết đòi hỏi tiếp tục có những giống sắn mới phù hợp với chế biến nhiên liệu
sinh học và tinh bột để bổ sung và thay thế cho giống sắn công nghiệp KM94
tuy có năng suất củ tươi cao thích ứng rộng nhưng còn nhược điểm cây cao,
cong ở phần gốc, tán không gọn, chỉ số thu hoạch thấp, khó tăng mật độ trồng
và hiện bị thoái hóa, nhiễm bệnh làm giảm năng suất. Ngày 20 tháng 11 năm
2007, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh
học đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025 với mục tiêu: Phát triển nhiên
liệu sinh học, một dạng năng lượng mới tái tạo được để thay thế một phần
nhiên liệu hoá thạch truyền thống góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và
bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay năng suất, sản lượng sắn tại nhiều địa phương,
trong đó có tỉnh Thái Nguyên chưa ổn định và chưa thực sự có tính bền vững.
Để phục vụ cho chiến lược phát triển sắn bền vững đáp ứng nguồn nguyên
liệu hiện nay thì việc lựa chọn giống cho năng suất cao, chất lượng tốt có khả
năng thích ứng rộng, phù hợp với điều kiện sinh thái của các địa phương đóng
vai trò rất quan trọng và hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự
sinh trưởng phát triển của một số giống sắn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên năm 2014”.

MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1

2. Mục đích, yêu của đề tài 3
2.1. Mục đích của đề tài 3
2.2. Yêu cầu của đề tài 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn 4
1.1.1. Nguồn gốc 4
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng 5
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam 7
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 7
Toàn thế giới 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 11
1.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống sắn trên thế giới 17
1.3.2. Tình hình ngiên cứu, chọn tạo giống sắn mới ở Việt Nam 21
1.3.3. Tình hình nghiên cứu thời vụ thu hoạch sắn 23
1.3.4. Tình hình sản xuất sắn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.2. Nội dung nghiên cứu 25

4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn
1.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta crantz có hoa hạt kín, có 2
lá mầm và thuộc họ thầu dầu có tới hơn 300 chi và 8000 loài phân thành 17

nhóm, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36. Nhiều tài liệu cho biết cây sắn có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới của Châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây khoảng
5000 năm [17].
Trung tâm phát sinh của cây sắn được giả thuyết tại Đông Bắc Brazil
thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại.
Trung tâm phân hóa phụ của cây sắn có thể tại Mêhicô, Trung Mỹ và ven
biển các nước Nam Mỹ. Bằng chứng là những di tích khảo cổ ở Venezuela
niên đại 2700 năm trước công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong
phức hệ Malabo ở phía bắc Colombia niên đại khoảng 1200 năm trước
công nguyên, những hạt tinh bột sắn ở trong phần hóa thạch được phát hiện
tại Mehicô có tuổi khoảng 900 năm đến 200 năm trước công nguyên [12].
Các công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận rằng: Cây
sắn có nguồn gốc phức tạp và có bốn trung tâm phát sinh đó là: Brazil có hai
trung tâm, còn lại là ở Mehicô và Bolivia.
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo (châu Phi) vào khoảng
thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm
1558. Ở châu Á, sắn được nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 và SriLanka đầu
thế kỷ 18. Sắn được nhập vào Trung Quốc, Myanmar và các nước châu Á
khác vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 [7].

5
Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ thứ 18 và được canh
tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích sắn
trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du
phía Bắc và ven biển Nam Trung Bộ, ven biển Bắc Trung Bộ [7].
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Theo số liệu công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO),
hàm lượng dinh dưỡng trong củ sắn (tính trên 100 gam phần ăn được) như sau:
Nước : 65,5%
Protein : 1,0%

Lipit : 0,2%
Xenlulose : 1,2%
Trong protein của sắn có tương đối đầy đủ các acid amin (nhất là 9
acid amin không thay thế được cần thiết cho con người) đặc biệt hai acid
amin quan trọng là Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho nhu cầu của
cả trẻ em và người lớn.
Theo Keliku (1970) thì thành phần các chất trong củ sắn bao gồm:
- Hydrat cacbon: Chiếm 88 - 91% trọng lượng khô của củ, trong đó:
+ Tinh bột: 84 - 87%
+ Đư
ờng tổng số: 4% bao gồm saccharoza (71%); glucoza (13%);
fructoza (9%) và mantoza (3%).
- Các chất khác với hàm lượng thấp: Protein, lipid, một số khoáng chất
chủ yếu (P, K, Ca, Mg,…), một số vitamin (C, B1,B2,…).
Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu
hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích.

6
Về phẩm chất: Hạt tinh bột sắn rất nhỏ, đường kính 0,015 - 0,025mm,
hạt bột sắn thường mịn, độ dính cao 10 - 17% (khoai lang 4%), nhiệt độ hồ
hóa thấp 70
0
C (khoai lang 75 - 78
0
C).
Ngoài ra, lá sắn cũng có hàm lượng protein cao (20 - 25%), hàm lượng đáng
kể các chất Canxi, Caroten, Vitamin B1, C (Tera 1984). Chất đạm của lá sắn có
khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn
ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố [HCN] đáng kể. Các
giống sắn ngọt có 80 - 110mg HCN/1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160

- 240mg HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng
cần chú ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc
ăn mà nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột
khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể [5].
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong một số loại cây trồng dùng làm
thức ăn cho gia súc

Tên thức ăn

Chất
khô
Protein
thô
Xơ thô

Canxi

Photpho

Năng lượng
trao đổi
(Kcal/đvtă)
Cỏ Pangola 253 17,9 85,9 0,9 0,5 547
Cây ngô non 131 14,0 33,8 0,8 0,3 295
Lá cây keo dậu

257 70,0 36,0 3,8 0,7 780
Cỏ Stylo 223 35,0 61,0 3,1 0,5 533
Rau muống 106 21,0 16,0 1,2 0,5 270
Củ sắn cả vỏ 277 90,0 100,0 0,5 0,4 968

Lá sắn 257 65,9 38,2 3,0 0,9 726
Bột lá sắn 897 57,0 139,8 11,0 6,3 2349
Bã sắn ướt 204 5,0 17,1 0,4 0,3 468

7
Nguồn: Giáo trình chăn nuôi - NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2000
Qua số liệu ở bảng 1.1 ta thấy: Lượng vật chất khô của củ sắn cả vỏ,
lá sắn, bột lá sắn, bã sắn ướt đều cao hơn so với một số cây dùng làm thức
ăn cho gia súc khác. Đặc biệt trong củ sắn cả vỏ có hàm lượng chất khô,
protein thô, xơ thô, canxi, photpho và năng lượng trao đổi đều cao hơn
hẳn so với các loại thức ăn khác. Điều này chứng tỏ thành phần dinh dưỡng
trong củ sắn là rất cao, đáp ứng được nhu cầu trong khẩu phần ăn của vật nuôi.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
ngày càng tăng cao, điều đó chứng tỏ vai trò của cây sắn ngày càng quan
trọng trong đời sống cũng như trong chế biến các sản phẩm từ sắn để phục vụ
lợi ích con người. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn
2005 - 2012 được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên Thế giới
giai đoạn 2005 - 2012
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 18,42 11,17 205,92
2006 18,63 12,00 223,81

2007 18,49 12,23 226,34
2008 18,45 12,57 232,11
2009 18,83 12,47 235,04
2010 18,56 12,40 230,26
2011 19,64 12,83 252,20
2012 19,99 12,83 256,52
Nguồn: FAOSTAT,2012 [19]
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Thí nghiệm so sánh một số dòng, giống sắn 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 27
3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn 27
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn 28
3.1.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn 30
3.1.4. Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn thí nghiệm 31
3.1.5. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn thí nghiệm 33
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
4.1. Kết luận 35
4.2. Kiến nghị 35

9
Hiện nay cây sắn được trồng tại 105 quốc gia, trong đó có 64,8% diện
tích sắn được trồng ở Châu Phi, Châu Á chiếm 21,2% và Châu Mỹ là 14%.
Qua bảng trên ta thấy, Châu Á cùng với Châu Phi và Châu Mỹ là một
trong ba vùng sắn quan trọng của thế giới. Diện tích sắn Châu Á hiện có
3,892 triệu ha, sản lượng 74,779 triệu tấn đứng thứ hai sau Châu Phi, năng
suất sắn ở Châu Á hiện đạt bình quân 19,216 tấn/ha cao hơn Châu Phi 6,821
tấn/ha. Indonesia là nước có diện tích trồng sắn lớn nhất châu Á với 1,183
triệu ha - sản lượng 23,909 triệu tấn.

Sản xuất sắn tại Châu Á tăng ở mức cao của 3%/năm trong thời gian
cuối những năm 70 và đầu 80, những năm 90 sản xuất sắn phát triển chậm lại.
Sản xuất sắn được phát triển khá nhanh trở lại ở 3,3%/năm trong suốt 10 năm
qua.
Theo báo cáo tổng kết của Cassava FAO Food Outlook December 2009
hiện nay Trung Quốc là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn
sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực
phẩm, dược liệu. Trong năm 2009, Trung Quốc đã nhập khẩu 6.019.424 tấn sắn
lát khô, trung bình hàng tháng Trung Quốc nhập khẩu 501.618 tấn sắn lát khô,
tháng thấp nhất là 259.886 tấn, tháng cao nhất là 616.875 tấn. Trong đó nhập
khẩu từ Thái Lan là 3.862.662 tấn, Việt Nam là 2.010.560 tấn, Indonesia là
143.072 tấn, số lượng còn lại nhập khẩu ở một số nước khác.
Về xuất khẩu Thái Lan là nước xuất khẩu sắn nhiều nhất trên thế
giới, số lượng sắn xuất khẩu chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu,
kế đến là Indonesia và Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của
Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ
trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn
viên [21].

10
Giá sắn trên thị trường thế giới biến động nhiều. Đầu năm 2008 tăng
mạnh, có thời điểm giá sắn lát nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 200 USD/tấn
và giá xuất khẩu tinh bột sắn của Thái Lan đạt khoảng 440 USD/tấn. Nhưng
từ cuối năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá sắn đã
giảm rất mạnh. Giá tinh bột sắn vào tháng 2/2009 chỉ còn 240 USD/tấn,
giảm 40% so với cùng kỳ 2008. Tuy vậy trong những tháng gần đây, sự
phục hồi của giá dầu thô và nhu cầu tiêu thụ sắn của Trung Quốc tăng mạnh
đã giúp giá sắn tăng trở lại. Hiện giá tinh bột sắn tại Thái Lan đã tăng lên
285 USD/tấn, tăng 19% so với tháng 2/2009 nhưng giảm 27% so với cùng
kỳ năm 2008 [14].

Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Thế giới (IFPRI), đã tính
toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với
tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước sẽ đạt
khoảng 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang
phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn.
Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254.60 triệu tấn so
với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn
cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn
và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn.
Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương
thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%.
Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản
lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, sắn ở châu lục này vẫn
được sử dụng làm lương thực với khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương
thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. giai đoạn 1993 -

11
2020, ước tính tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm của châu Mỹ
La Tinh là 1,3%, châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%.
Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng tại nhiều nước thuộc châu Á,
đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á - nơi cây sắn có tổng diện tích đứng
thứ ba sau lúa, ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía [22].
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là một trong bốn cây trồng có vai trò quan trọng
trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô. Cây sắn đã
trở thành cây có củ đứng hàng đầu về diện tích và sản lượng so với các
loại cây có củ khác ở nước ta và trở thành cây công nghiệp hàng hóa xuất
khẩu, làm thức ăn cho gia súc có giá trị kinh tế cao trong xu thế hội nhập
khu vực và thế giới [4].
Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 - 2012

được thể hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 425,50 157,84 6,71
2006 475,20 163,77 7,78
2007 495,50 165,34 8,19
2008 555,70 169,08 9,39
2009 508,80 168,18 8,55
2010 496,00 171,79 8,52
2011 558,40 177,30 9, 89
2012 550.81 177.6 9.7
Nguồn: FAO STAT, 2012 [19]

12
Qua số liệu bảng 1.4 cho thấy, tình hình sản suất sắn qua các năm tăng
cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng sắn Việt Nam trong
giai đoạn 2005 - 2012 tăng 29,45% (tương ứng với 125,31 nghìn ha), năng
suất sắn năm 2012 tăng 12,51% (tương ứng 19,76 tạ/ha) so với năm 2005 và
mức tăng hàng năm từ 1 - 3%. Sản lương năm 2012 đạt 9,7 triệu tấn tăng
44,56% so với năm 2005.
Việt Nam đã đạt tiến bộ kỹ thuật nhanh nhất Châu Á về chọn tạo và
nhân giống sắn. Tiến bộ này là do nhiều yếu tố mà yếu tố chính là thành tựu
trong chọn tạo và nhân giống sắn lai. Năng suất và sản lượng sắn của nhiều

tỉnh đã tăng lên gấp đôi do trồng các giống sắn mới năng suất cao và áp dụng
kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững [10].
Tại Việt Nam, cây sắn được coi là cây công nghiệp chính cung cấp
nguồn nguyên liệu cho sản suất năng lượng sinh học. Bộ Công Thương đã hoàn
thiện việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cho năng lượng sinh học.
Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học đã làm
thay đổi kết cấu thị trường sắn Việt Nam theo hướng có lợi cho nông nghiệp và
nông thôn. Hiện nay, cả nước đã có 5 nhà máy nhiên liệu sinh học sử dụng
nguyên liệu sắn ở các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam và
Ninh Thuận. Ngoài ra, cả nước hiện này đã có trên 30 nhà máy chế biến tinh
bột sắn khô xuất khẩu. Thị trường nhập khẩu tinh bột sắn khô của Việt Nam
gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu,
Ở Việt Nam sắn là một trong bốn cây trồng, có vai trò quan trọng
trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô. Việt Nam là
nước nông nghiệp với dân số trên 80 triệu người. Trong đó hiện có 5% hộ
đói và 20% hộ nghèo, cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ
nông dân nghèo [7].
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT: Center of Internaitonal Agriculture Tropical
Trung tâm Quốc tế về Nông nghiệp Nhiệt đới
CT: Công thức
IITA: Internaitonal Institute Tropical Agriculture
Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới
ĐHNLTN: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations -
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.


14

sắn được trồng trên đất đồi núi, 40% diện tích còn lại được trồng trên các loại
đất khác. Sắn ưa đất có độ pH từ 4,5 - 6,0.
Tại miền Bắc Việt Nam, sắn được trồng chủ yếu ở khu vực có địa hình
đồi núi và khoảng 68% của diện tích trồng sắn là đất đá và 12% có đất cát pha
tương ứng. Trong khi đó sắn ở miền Nam, Việt Nam được trồng chủ yếu trên
đất cát màu xám, các loại đất này phẳng và nghèo chất dinh dưỡng, các khu
vực ven biển miền Trung và Đông Nam, chiếm khoảng 60% diện tích sắn
toàn miền Nam. Trong khi đó hơn 30% diện tích sắn được trồng ở Tây
Nguyên và Đồng Nai, Bình Phước của khu vực Đông Nam trên đất đỏ màu
vàng với địa hình đồi núi.
Năm 2009 diện tích trồng sắn đã đạt 560.400 ha, trong đó có khoảng
78% tổng diện tích được phân bố ở các bờ biển miền Trung, Tây Nguyên và
Đông Nam. Có thể thấy rằng việc sản xuất sắn tại Việt Nam đã được chuyển
dần sang miền Trung và khu vực Đông Nam trong những năm gần đây, đặc
biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk
(chiếm 26,78%); ở miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình
Phước, Bình Thuận (chiếm 20,52%); tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (chiếm 30,33%) [11]. Ba khu vực
đã tăng tất cả các lĩnh vực sản xuất sắn với các mức độ khác nhau. Nổi bật
trong số ba vùng là Tây Nguyên với một gia tăng đáng kể trong giai đoạn
2005 - 2010. Sản lượng sắn và diện tích sắn ở nhiều tỉnh đã tăng lên, điều
này được kích thích bởi việc xây dựng các nhà máy chế biến sắn mới có
quy mô lớn. Sản lượng sắn trong từng khu vực/tỉnh có liên quan chặt chẽ
đến diện tích gieo trồng và năng suất, mà chủ yếu phụ thuộc vào việc áp
dụng các giống sắn mới năng suất cao ở mỗi tỉnh và thông qua các kỹ thuật
thực hành sản xuất bền vững. Trong khi hai mươi năm trước đây, tại Việt
Nam không có các nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô lớn, hiện nay có

15
60 nhà máy chế biến sắn hoạt động với tổng công suất chế biến từ

3.200.000 - 4.800.000 tấn củ tươi/năm. Tổng sản lượng tinh bột sắn tại Việt
Nam được khoảng 800.000 - 1.200.000 tấn, trong đó 70% được xuất khẩu
và 30% được sử dụng trong nước [1].
Trong thập niên 1980 và 1990 sản lượng sắn tại Việt Nam đã suy giảm.
Nhưng trong mười hai năm qua (2000 - 2012), sản lượng sắn tăng từ 1.98
triệu tấn trong năm 2000 lên 9,7 triệu tấn trong năm 2012.
Về chế biến sắn, ngoài sắn tươi và sắn lát khô ra thì hiện nay cả nước
có 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn, với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn
củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rải rác ở hầu hết các tỉnh
trồng sắn. Việt Nam hiện mỗi năm sản xuất khoảng từ 800.000 - 1.200.000
tấn tinh bột sắn, trong đó 70% xuất khẩu, 30% tiêu thụ trong nước [14].
Ngoài ra, sắn trong tương lai sẽ là nguồn nguyên liệu cung cấp cho
công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Đó là cơ hội tốt mở ra cho
việc tiêu thụ sản phẩm sắn lát khô của Việt Nam. Và như vậy sẽ góp phần làm
cho cây sắn phát triển một cách bền vững và ổn định. Vì khi tiến hành sản
xuất Ethanol Việt Nam sẽ tiến tới không còn phải xuất khẩu nguyên liệu sắn
lát khô. Như vậy chúng ta sẽ không rơi vào tình trạng bị ép giá, vừa giúp
người nông dân an tâm sản xuất [7].
Về xuất khẩu sắn: Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Việt
Nam dự báo là có thuận lợi và có thể cạnh tranh cao do thế giới có nhu cầu
sắn để chế biến Ethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột
biến tính [3].
Xuất khẩu sắn của Việt Nam những năm trước giữ một vị trí khá khiêm
tốn trong số những mặt hàng nông sản xuất khẩu nhưng năm 2009 đã tăng
nhanh và đem lại một khoản ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Kim ngạch
xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 8 tháng đầu năm 2009 ước đạt 429 triệu

16
USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và cao hơn nhiều so với kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả, hạt tiêu, chè. Tổng kim ngạch xuất

khẩu cả năm 2009 có thể đạt trên dưới 800 triệu USD. Chính vì vậy, Bộ Công
Thương đã đưa mặt hàng sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn vào nhóm
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực [14].
Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu sắn cũng mang lại
những mối lo không nhỏ, nhất là nguy cơ tái diễn tình trạng phát triển ồ ạt
diện tích trồng sắn trong cả nước, vừa gây xói mòn đất vừa ảnh hưởng bất lợi
đến giá cả thị trường. Hơn nữa, với số nhà máy và cơ sở chế biến sắn ở nước
ta cũng tác động không nhỏ đến môi trường ở nhiều vùng nông thôn, nhất là
các tỉnh có diện tích trồng sắn lớn như Tây Ninh, Bình Phước, Mặt khác, dù
nhu cầu tiêu thụ trên thế giới khá lớn, nhưng đầu ra cho mặt hàng sắn của Việt
Nam thực sự chưa ổn định, lại tập trung quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Thị trường này chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu sắn của Việt Nam.
Nếu thị trường này giảm nhu cầu, thì giá sắn có thể sẽ giảm mạnh và có
nguy cơ sẽ xẩy ra tình trạng ế đọng sắn với khối lượng lớn [8]. Điều đáng
mừng là đến đầu năm 2013, Việt Nam đã chính thức thành lập Hiệp hội sắn,
là tổ chức để hỗ trợ phát triển thị trường cũng như thúc đẩy sản xuất sắn.
Từ thực trạng sản xuất sắn trên, để cây sắn hiện nay có thể đưa ra một
số giải pháp phát triển sản xuất sắn ở Việt Nam theo hướng ổn định, bền vững
thì cần một số giải pháp như sau:
- Quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn. Hình thành và phát triển
chương trình sắn Việt Nam để liên kết mạng lưới hợp tác nghiên cứu, giảng
dạy, khuyến nông, quản lý, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ
sắn. Xác định chiến lược nghiên cứu và phát triển hợp lý trong việc hợp tác
chặt chẽ với các nhà máy chế biến sắn để đảm bảo phát triển bền vững, sử
dụng sắn cho sản xuất xăng nhiên liệu sinh học [5].

17
- Chọn tạo và phát triển các giống sắn có năng suất củ tươi, tỷ lệ chất
khô và hàm lượng tinh bột cao, ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh; Chọn tạo các
giống sắn có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng cao;

- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp
và chuyển giao cho nông dân để gia tăng sản lượng, nâng cao hiệu quả sản
xuất sắn lát khô và tinh bột sắn tại các vùng sinh thái;
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ chế biến. Phát triển thị trường trong
nước và xuất khẩu các sản phẩm sắn. Sử dụng lá sắn làm thức ăn chăn nuôi. Sử
dụng các sản phẩm phụ trong chế biến tinh bột sắn và chế biến Ethanol để làm thức
ăn chăn nuôi và phân bón.
- Cần khuyến cáo bà con nông dân không phá rừng làm nương rẫy,
nếu tiếp tục phá rừng để trồng sắn thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng với
đất, gây mất cân bằng sinh thái, làm ô nhiễm môi trường sống và có thể
xảy ra thiên tai, sẽ để lại hậu quả rất nặng nề. Khuyến cáo cho bà con tăng
sản lượng sắn bằng cách tăng năng suất, không nên tăng diện tích và kỹ thuật
canh tác sắn bền vững để đạt năng suất lợi nhuận cao và duy trì độ phì nhiêu
của đất [8].
1.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống sắn trên thế giới
Ngoài việc tập trung cho sản xuất và tiêu thụ sắn thì việc nghiên cứu,
chọn tạo giống sắn trên thế giới cũng được quan tâm phát triển mạnh.
Đã từ lâu cây sắn được mệnh danh là cây cứu đói vì vậy thường được
phát triển trên diện rộng. Sắn là cây trồng của người nghèo và được sản xuất
bởi những người nông dân nghèo nên đã có thời gian cây sắn bị lãng quên ở
cộng đồng các nước phát triển. Cho đến năm 1970 với sự thành lập chương
trình nghiên cứu sắn của CIAT (International Center for Tropical Agriculture)

18
ở Colombia. Đến năm 1970 các chương trình sắn Quốc gia đã được hình
thành hoặc được tăng cường ở nhiều nước trồng sắn [20].
Trên thế giới, việc nghiên cứu giống sắn được thực hiện chủ yếu ở
trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế - CIAT - Colombia, Viện Nông
nghiệp nhiệt đới Quốc tế - IITA - Nigieria cùng với các trường, viện nghiên

cứu quốc gia ở những nước trồng và tiêu thụ nhiều sắn. CIAT, IITA đã có
những chương trình nghiên cứu rộng lớn nhằm thu thập, nhập nội, chọn tạo và
cải tiến giống sắn. Mục tiêu của chiến lược cải tiến giống sắn được thay đổi
tùy theo sự cần thiết và khả năng của từng chương trình quốc gia đối với công
tác tập huấn, phân phối nguồn vật liệu giống ban đầu đã được điều tiết bởi các
chuyên gia chọn tạo giống sắn của CIAT [12].
Tại châu Mỹ Latinh, chương trình chọn tạo giống sắn của CIAT đã
phối hợp với CLAYUCA và những chương trình sắn quốc gia của các nước
Braxin, Colombia, Mehicô… Giới thiệu cho sản xuất ở các nước này những
giống sắn tốt như SM 1433 - 4,CM 3435 - 3, SG 337 - 2, CG 489 - 31,
MCOL72, AM 273 - 23, MBRA 383,… Do vậy đã góp phần đưa năng suất và
sản lượng sắn trong vùng tăng lên một cách đáng kể [18].
CIAT hiện có những nghiên cứu rất sâu về di truyền số lượng, ứng
dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và bảo tồn nguồn gen
sắn, xây dựng bản đồ gen; Ứng dụng di truyền phân tử và công nghệ
chuyển gen để tạo giống sắn ngắn ngày, chất lượng cao, giàu protein,
carotene và vitamin; Đồng thời chọn ra những giống sắn kháng bệnh virus,
bệnh héo vi khuẩn (Xanthomonas manihotis), bệnh đốm nâu lá
(Cercospora spp), bệnh thán thư (Coletotrichum spp), nhện (Tetranychus
sp), bọ phấn, rệp, sâu đục thân [18].
Đến năm 1992, CIAT đã thu thập và đánh giá được 5.728 mẫu giống
sắn theo các mục tiêu khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng cho năng
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong một số loại cây trồng dùng làm thức
ăn cho gia súc 6
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên Thế giới 7
giai đoạn 2005 - 2012 7

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở một số nước trên thế giới 8
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam 11
Bảng 1.5. Diễn biến diện tích, sản lượng sắn của các vùng trồng sắn của
ViệtNam từ năm 1995-2010 13
Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống sắn 28
tham gia thí nghiệm 28
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn 29
tham gia thí nghiệm 29
Bảng 3.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 31
Bảng 3.4. Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 32
Bảng 3.5. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn 33
tham gia thí nghiệm 33


×