Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân tích triết lý đầu tư của warren buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán) bài học rút ra từ triết lý này là gì liên hệ với thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 37 trang )

NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
MỤC LỤC
Bài tập nhóm: Thị trường vốn
Đề tài: Phân tích triết lý đầu tư của Warren Buffet ( một nhà đầu tư huyền
thoại trên thị trường chứng khoán). Bài học rút ra từ triết lý này là gì? Liên hệ với
thực tiễn tại Việt Nam?
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức đi vào hoạt động
từ năm 2000, trải qua 11 năm hình thành và phát triển, TTCK đang dần được hoàn
thiện khung pháp lí hoạt động, và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nền
kinh tế. TTCK đã góp phần minh bạch hóa môi trường hoạt động kinh doanh, trở
thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả đối với những doanh nghiệp niêm yết,
hiện nay niêm yết trên sàn giao dịch trở thành mục tiêu chính của nhiều doanh
nghiệp, giúp nhà đầu tư có thêm một kênh đầu tư minh bạch và hiệu quả, đồng
thời thông qua hoạt động đầu tư trên TTCK, với động lực từ việc thu lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro nhà đầu tư sẽ không ngừng nỗ lực học hỏi, trang bị những kiến
thức mới và tiếp cận với những phương pháp đầu tư điển hình trên thế giới.
Tuy đã đi vào hoạt động trên 10 năm, nhưng TTCK VN chỉ hoạt động sôi
động và thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư trong vòng vài năm trở
lại đây (từ năm 2006 đến nay). Phần lớn nhà đầu tư cá nhân vẫn còn thực hiện
mua bán cổ phiếu theo tin đồn, mang nặng tính cảm tính và kinh nghiệm. Trong
hai năm trở lại đây, sau đợt sụt giảm mạnh của thị trường vào năm 2008, số lượng
nhà đầu tư tìm hiểu về phân tích kỹ thuật tăng lên nhanh chóng và những sinh viên
ngành chứng khoán đã được trang bị đầy đủ kiến thức về phân tích cơ bản, phân
tích kỹ thuật cũng như tiếp cận được với các phương pháp đầu tư điển hình trên
TTCK thế giới.
Một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất, với thành công vượt trội trong
lĩnh vực đầu tư chứng khoán đó là Warren Buffett. Ông hiện là người giàu thứ ba
thế giới và thứ hai tại nước Mỹ và đã tạo dựng khối tài sản khổng lồ của mình bằng
những hiểu biết trong lĩnh vực đầu tư vốn.
Page 1


NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
Luận văn dưới đây, sẽ phân tích về những triết lý đầu tư của Warren Buffet
đồng thời rút ra những bài học về việc sử dụng những triết lý đầu tư đó để áp dụng
cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương I: Tổng quan về triết lý đầu tư của Warren Buffet
I. Giới thiệu về nhà đầu tư Warren Buffet
1. Tiểu sử cuộc đời
- Warren Edward Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa
Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc
hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai
thế giới sau Bill Gates với tài sản ước tính khoảng 27 tỉ USD.
- Ông nổi tiếng với sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống
tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ.
2. Sự nghiệp
- Buffett có sở trường về thị trường chứng khoán mà không ai có thể phủ nhận. Thử
thách đầu tư cổ phiếu của Buffett là lúc mới 11 tuổi (được bố là nhà môi giới cổ
phiếu giúp). Buffett mua ba cổ phần của Cities Service với giá 38 USD/cổ phần.
Sau đó, cổ phiếu này nhanh chóng rớt giá xuống còn 27 USD. Khi giá tăng lại lên
đến 40 USD, cậu bán và thu được một khoản lợi nhỏ. Sau đó, cổ phiếu này tăng giá
đến 200 USD, khiến cậu hết sức tiếc rẻ. Đây là bài học đầu tiên về giá trị của đầu
tư dài hạn đối với Buffett.
- Quyết chí kiếm sống bằng nghề đầu tư, Buffett dồn hết sức lực và toàn bộ tiền tiết
kiệm để đổ vào thị trường chứng khoán. Năm 1951 đến 1956, Buffett biến 9.800
USD thành 140.000 USD. Thị trường râm ran bàn tán về thiên tài đầu tư trẻ tuổi
mới xuất hiện, và ngày càng có nhiều người nhờ Buffett đầu tư giùm cho họ. Lúc
đầu Buffett chỉ giúp bạn bè, sau đó giúp rất nhiều người và chẳng mấy chốc Buffett
Page 2
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
thành lập những công ty hợp danh hữu hạn, và hưởng 25% trên bất cứ khoản lợi
tức nào cao trên 4%.

- Sau khi lấy đầu tư làm sự nghiệp, Buffett xây dựng chiến lược đầu tư của riêng
mình. Buffett chịu ảnh hưởng lớn của Ben Graham, thầy cũ ở Đại học Columbia và
là đồng tác giả của tác phẩm kinh điển về đầu tư ''Phân tích chứng khoán'' năm
1934. Buffett phát triển những chiến lược đầu tư của Graham thêm một bước nữa
bằng cách chọn những cổ phiếu có tiềm năng nhưng giá khá rẻ, rồi nắm giữ chúng
trong thời gian dài Phương pháp này đòi hỏi phải đánh giá những tài sản vô hình
của công ty, như giá trị thương hiệu chẳng hạn. Về mặt này, Buffett đã đi trước
thời đại. Tài sản vô hình hiện nay là đề tài ngày càng được giới chuyên môn quan
tâm, nhưng vào thập niên 1950, chẳng mấy ai để ý tới.
- Từ năm 1957 đến 1966, công ty hợp danh đầu tư của Buffett đạt mức lợi nhuận
đáng nể là 1.156%, trong khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chỉ tăng
122,9% trong cùng thời gian đó. Một khoản đầu tư 10.000 USD của một người hợp
danh sẽ sinh lợi thành 80.420 USD, sau khi trừ phần chia cho Buffett. Buffett tiếp
tục đạt hiệu quả cao hơn thị trường, có mức sinh lời 36% vào năm 1967 và 59%
vào năm 1968 trong một thị trường đầu cơ (vốn không hợp với chiến lược đầu tư
của Buffett).
- Từ năm 1969, Buffett tập trung hoàn toàn vào Công ty Đầu tư Berkshire
Hathaway. Thị trường lúc xuống lúc lên, nhưng Buffett luôn đạt kết quả ổn định
cho cổ đông của mình. Biệt tài của Buffett trong việc đầu tư cổ phiếu đã khiến ông
được mệnh danh là ''Nhà hiền triết xứ Ohama''. Một khoản đầu tư 10.000 USD vào
Berkshire Hathaway vào năm 1965 sẽ đáng giá hơn 50 triệu USD vào cuối năm
2000. Những ai đầu tư vào chỉ số S&P 500 cũng chỉ tích luỹ được khoảng 500.000
USD. Trong thời gian đó, Buffett đã chọn những cổ phiếu như Coca-Cola và
American Express khi chúng còn trong giai đoạn khốn khó. Trái lại, ông đã không
bị cuốn vào những đợt giá cổ phiếu bong bóng do báo chí khuyếch trương, chẳng
hạn như đợt bùng nổ cổ phiếu Internet cuối thập niên 1990.
Page 3
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
- Cho đến ngày nay, Warren Buffet không chỉ được coi là nhà đầu tư thành công
nhất thế giới, mà những bài học triết lý về đầu tư của ông đã giúp những nhà đầu tư

hiện nay rút ra được nhiều bài học đầu tư quý giá.
II. Tổng quan những triết lý đầu tư của Warren Buffet
1. Quan điểm của Warren Buffet về bảo toàn vốn: “Không để mất vốn”
- Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng của tất cả các nhà đầu tư. Chúng ta đã
nghe cụm từ này rất nhiều và bạn thấy rất hiển nhiên nhưng thực sự không phải ai
cũng dễ dàng để có thể cảm nhận một cách sâu sắc nó. Theo quan điểm chung,
mục đích của việc bảo toàn vốn là không để thất thoát hay hao hụt lượng tiền đang
có. Có thể xem đây là một chiến lược khá hạn chế bởi nó hạn chế chính các
phương án đầu tư của bạn.
- Nhưng với Warrent bufet bảo toàn vốn ở đây không có nghĩa là nhà đầu tư chỉ đầu
tư vào lĩnh vực đảm bảo chắc chắn không có rủi ro. Bởi lẽ hoạt động đầu tư nào
cũng sẽ có rủi ro và bạn muốn làm giàu thì phải biết chấp nhận và làm lợi từ những
rủi ro này. Vì vậy theo Warrent Bufet nhà đầu tư phải biết xác định cách thức đầu
tư để chắc chắn rằng bạn không mất trắng chỉ trong một đêm. Quan điểm đầu tư
của Buffett về việc đầu tư là định hướng đến tương lai. Ông cho rằng khi đã đặt ra
những yêu cầu về việc bảo toàn vốn, bạn sẽ tìm thấy những dạng đầu tư phù hợp
với bản thân, và bạn sẽ đầu tư theo danh mục đó. Ông đã thực hiện những cách đầu
tư để chắc chắn mình không bị mất vốn và vẫn trở thành ông vua trên thị trường
chứng khoán như hiện giờ.
- Vậy ông đã có các cách đầu tư nào để “ không để mất vồn “ ?. Warren bufett đã
xây dựng cho mình các cách đầu tư riêng để không làm mất vốn. Warrent bufet
không dùng tiền riêng để cược tất cả vào một vụ làm ăn. Khi Buffett ở độ tuổi hơn
20, ông đã thử đầu tư bằng tiền của mình và thấy thất vọng. Ông đã đầu tư tất cả số
cổ phiếu đang nắm giữ theo triết lý đầu tư vào giá trị mua thấp bán cao của
Benjamin Graham. Nhưng khi những cổ phiếu ít được chú ý bắt đầu nổi lên,
Page 4
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
Buffett khám phá ra rằng các cổ phiếu được định giá thấp có thể có nhiều hứa hẹn.
Khi gặp khó khăn về tiền mặt ông đã liên tục đối mặt với sự chọn lựa đầy khó
khăn: hoặc là bán đi một cổ phiếu trước khi mức giá lên cao nhất hoặc để cơ hội

lớn trôi đi. Buffett nhận ra rằng ông sẽ chẳng đi đến đâu nếu làm theo cách này và
ông phải miễn cưỡng huy động tiền từ những người khác thông qua các đối tác đầu
tư để có nhiều vốn hơn. Buffett là một người nhút nhát và ông không thích quá
trình huy động vốn, đòi hỏi ông phải chìa tay xin tiền người khác. Nhưng ông cũng
nhận thấy rằng tiền của những người khác có thể giúp ông chơi một trò chơi mang
tên “ngửa thì tôi thắng, sấp thì thì tôi không thua”. Theo nguyên tắc của các đối tác
đầu tư ban đầu của ông, Buffett sẽ được hưởng nhiều phần trăm lãi nếu chọn lựa
tốt cổ phiếu và chỉ mất rất ít nếu những cổ phiếu ông mua bị mất giá. Khi mọi
người hỏi Buffett về sự đầu tư tồi nhất của ông, ông luôn nói rằng đó là khoản đầu
tư đầu tiên lúc ông mới 21 tuổi. Đó là vụ đầu tư kiểu “ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi
thua” theo đó ông đã mất hết mọi thứ ở ngay sân ga. Kể từ đó Warren Buffett
không dùng tiền riêng để đặt cược tất cả vào một vụ làm ăn nữa. Lôi kéo những “
người bạn phù hợp” để cùng làm ăn. Thay vì dùng tiền riêng để đặt cược tất cả
vào một vụ làm ăn ông đã lôi kéo những người thuộc ban giám đốc thường được
hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác của ông để nắm giữ các cổ phiếu riêng lẻ. Buffett
lập ra các liên minh các nhà đầu tư lớn khác chịu sự dẫn dắt của ông khi ông yêu
cầu ban quản lý tiến hành các bước nhằm tăng giá cổ phiếu. Đôi lúc ban quản lý sẽ
mua quyền sở hữu các liên minh của Buffett, qua đó giúp Bufett và các đối tác trở
nên giàu có nhưng lại khiến các nhà đầu tư vào giá trị đơn lẻ rơi vào tình trạng ản
đạm. Buffett dựa trên bí quyết của mình để xác định các cơ hội nhưng chính bí
quyết chọn người đã giúp ông trở nên giàu có.
2. Quan điểm “Đầu tư theo giá trị thực”
- Hai hướng dẫn có tương quan với nhau về việc mua lại một doanh nghiệp đó là:
Giá trị của doanh nghiệp là gì? Liệu việc mua lại doanh nghiệp có được thực hiện
Page 5
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
ở mức giá có mức chiết khấu tốt tốt so với giá trị của nó?Tất cả các nguyên lí đó
nhằm hỗ trợ để đưa ra quyết định cuối cùng: Có nên mua cổ phiếu của một doanh
nghiệp hay không. Và quyết định này dựa trên hai yếu tố: đó có phải là một doanh
nghiệp có giá trị tốt hay không, và liệu đây có phải là thời điểm tốt để mua hay

không. TTCK thiết lập giá của cổ phiếu. Nhà đầu tư quyết định giá trị của doanh
nghiệp dựa trên những đặc điểm về kinh doanh, quản lí và tài chính mà nhà đầu tư
nắm được.
- Giá cả và giá trị không nhất thiết phải bằng nhau: Nếu TTCK hiệu quả, giá cổ
phiếu sẽ ngay lập tức điều chỉnh theo những thông tin có sẵn trên thị trường. Tuy
nhiên theo chúng ta biết điều đó không xảy ra. Giá cổ phiếu thường dịch chuyển
lên cao hay thấp hơn giá trị của doanh nghiệp vì nhiều lí do, và không phải tất cả
đều logic. WB đã phát biểu tại cuộc họp thường niên năm 2003 rằng: “Thật không
tốt, khi đi ngủ mà vẫn suy nghĩ về giá của cổ phiếu. Chúng tôi nghĩ về giá trị và kết
quả hoạt động của doanh nghiệp”.
- Về lí thuyết, các nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên sự khác nhau giữa giá cả và
giá trị. Nếu giá thấp hơn giá trị thì nhà đầu tư quyết định mua. Nếu giá cổ phiếu
cao hơn giá trị, nhà đầu tư sẽ không mua. Khi một doanh nghiệp trải qua vòng đời
kinh tế của mình, các nhà đầu tư nên tái định giá giá trị của doanh nghiệp theo từng
giai đoạn trong mối liên hệ với giá cổ phiếu trên thị trường. Và từ đó đưa ra quyết
định mua, bán hay nắm giữ.
- Tính toán giá trị của doanh nghiệp: Các nhà phân tích tài chính sử dụng nhiều
công thức để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp. Một số người ưa thích
những các tính ngắn gọn như: sử dụng tỉ số P/E thấp, tỉ số P/B thấp, hay có mức cổ
tức cao. Tuy nhiên hệ thống tốt nhất, theo WB đã xuất hiện hớn sáu mươi năm
trước bởi John Burr Williams. WB và nhiều người khác sử dụng mô hình chiết
khấu cổ tức của Williams trong cuốn sách “Theory of Investment Value” như là
cách tốt nhất để xác định giá trị của chứng khoán. Diễn giải Williams, WB cho
rằng giá trị của doanh nghiệp là tổng giá trị dòng tiền thuần được dự đoán sẽ xảy ra
Page 6
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
trong suốt vòng đời của doanh nghiệp, được chiết khấu ở một mức lãi suất hợp lí.
Ông cho rằng đó là tiêu chuẩn so sánh thích hợp nhất đối với các công công cụ đầu
tư khác nhau như: Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu phổ
thông, căn hộ, giếng dầu hay nông trại. Tóm lại để xác định giá trị của một doanh

nghiệp, đầu tiên chúng ta cần dự đoán tất cả các khoản thu nhập mà ta sẽ nhận
được trong suốt vòng đời của doanh nghiệp. Và sau đó chiết khấu với lãi suất chiết
khấu thích hợp về thời điểm hiện tại. (Chúng ta cần lưu ý đó là thu nhập mà WB đề
cập đó là thu nhập của người chủ sở hữu, đó là dòng tiền thuần đã điều chỉnh chi
phí tài chính đã được đề cập ở phần trên)
- WB tỏ ra kiên quyết đối với quan điểm chỉ tìm kiếm những doanh nghiệp có thu
nhập trong tương lai mà ông có thể dự đoán được, tương đối chắc chắn như thu
nhập của trái tức của trái phiếu. Nếu doanh nghiệp hoạt động với một mức thu
nhập ổn định trong nhiều năm, và hoạt động kinh doanh đơn giản và có thể hiểu
được, WB tin rằng ông có thể xác định thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp
với một mức chắc chắn khá cao. Nếu không tự tin có thể dự đoán dòng tiền trong
tương lai của một doanh nghiệp, ông sẽ không nỗ lực định giá và đơn giản là sẽ bỏ
qua doanh nghiệp đó. “Để định giá một doanh nghiệp, lí tưởng nhất là bạn dự đoán
dòng tiền sẽ xảy ra từ nay đến ngày dự định trong tương lai, và chiết khấu chúng
về hiện tại bằng một lãi suất chiết khấu thích hợp. Đó là tất cả những gì về định giá
doanh nghiệp. Một phần của việc định giá đó là bạn tự tin đến đâu khi dự đoán
những dòng tiền này sẽ xảy ra. Một vài doanh nghiệp thì dễ dự đoán hơn những
doanh nghiệp khác. Chúng tôi cố tìm kiếm những doanh nghiệp có thể dự đoán
được” Trích từ báo cáo thường niên năm 1988 của Berkshire Hathaway. Đây là sự
khác biệt trong cách tiếp cận của WB, mặc dầu ông thừa nhận Microsoft là một
doanh nghiệp năng động, và ông đánh giá rất cao Bill Gates với vai trò là nhà điều
hành, WB thừa nhận là ông không có manh mối để xác định dòng tiền trong tương
lai của doanh nghiệp này. Đây là những gì ông gọi là vòng tròn khả năng, ông
Page 7
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
không hiểu biết lĩnh vực công nghệ đủ để xác định dòng thu nhập trong dài hạn của
doanh nghiệp.
- Để ước tính thu nhập trong tương lai chúng ta cần sử dụng tất cả những thông tin
mà ta đã tìm hiểu được về doanh nghiệp như những đặc điểm kinh doanh, tình
trạng tài chính, phẩm chất của Ban lãnh đạo, và sử dụng các nguyên tắc phân tích

đã được trình bày bên trên, sau đó chúng ta chỉ cần quyết định mức lãi suất chiết
khấu như thế nào là thích hợp. Điều này dẫn chúng ta đến với yếu tố thứ hai trong
công thức đó là lãi suất chiết khấu nào là phù hợp, câu trả lời của WB khá đơn
giản, ông sử dụng lãi suất hiện hành của trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ, theo
ông đó là mức lãi suất phi rủi ro, nếu lãi suất tăng cao hơn 10% ông sử dụng mức
hiện hành, nếu mức lãi suất này hạ thấp hơn 7%, ông điều chỉnh lên 10% và đó là
cách ông sử dụng lãi suất chiết khấu cho đến ngày nay. Và đó cũng là cách ông
nâng cao biên độ an toàn trong việc tính toán giá trị các khoản đầu tư. Một vài nhà
nghiên cứu cho rằng không có doanh nghiệp nào có thể đảm bảo thu nhập trong
tương lai một cách chắc chắn tương tư như trái phiếu. Vì vậy họ cho rằng mức lãi
suất chiết khấu thích hợp là mức lãi suất phi rủi ro cộng với mức rủi ro của vốn cổ
phần để phản ánh tính không chắc chắn của dòng tiền trong tương lai của doanh
nghiệp. WB không cộng thêm mức phí rủi ro đó, thay vào đó ông tập trung vào
tính ổn định và thu nhập có thể dự đoán của doanh nghiệp và mức biên độ an toàn
mà ông có được tại thời điểm mua vào.
- Ngoài ra, ông cũng đặt nặng vấn đề về tính chắc chắn khi tìm hiểu một doanh
nghiệp, nếu làm như vậy toàn bộ ý tưởng về yếu tố rủi ro sẽ không còn ý nghĩa.
- Mua ở mức giá hấp dẫn: Tập trung vào những doanh nghiệp có thể hiểu được hoạt
động kinh doanh, có lợi thế kinh tế bền vững, được điều hành với những nhà quản
lí có trách nhiệm với cổ đông. Tất cả những đặc điểm này khá quan trọng, những
bản thân chúng không đảm bảo cho sự thành công trong đầu tư. Để thành công
theo WB cần thêm hai điều kiện.
• Thứ nhất, cổ phiếu cần được mua ở mức giá hấp dẫn.
Page 8
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
• Thứ hai, doanh nghiệp phải thể hiện được những kỳ vọng của ông. Điều kiện thứ
hai cần thời gian để kiểm chứng, còn điều thứ nhất, nếu giá cổ phiếu không thấp đủ
để tạo hấp dẫn, ông sẽ bỏ qua. Mục tiêu cơ bản của WB là nhận diện những doanh
nghiệp cho mức lợi nhuận trên trung bình, sau đó là mua những doanh nghiệp này
ở mức giá thấp hơn giá trị thực của chúng. Đây chính là nguyên tắc thực hiện

“margin of safety” của Graham. Cho đến tận ngày nay, đây vẫn là nguyên tắc đầu
tư của ông, dù Charlie Munger luôn khuyến khích ông hướng đến những doanh
nghiệp triển vọng. Thông thường những cơ hội đầu tư lớn thường xuất hiện khi
những doanh nghiệp tuyệt vời bị bao phủ bởi những thông tin bất thường và là
nguyên nhân khiến cổ phiếu bị định giá sai.
3. Nguyên tắc “Không quan tâm”
- Khi nghĩ về một chuyên gia chứng khoán, mọi người sẽ hình dung về những hình
ảnh được mô tả qua các bộ phim như: nói cùng lúc vào hai điện thoại, ghi chú điên
cuồng trong khi vẫn giữ một mắt trên màn hình vi tính quan sát những diễn biến
liên tục của giá cổ phiếu, vò đầu bức tóc khi màn hình hiện lên sự giảm giá của cổ
phiếu dù rất nhỏ. WB khác xa những hình ảnh điên cuồng đó. Ông hành động một
cách bình tĩnh, với sự tự tin rất lớn. Ông không cần nhìn một tá màn hình cùng một
lúc, sự thay đổi liên tục trên thị trường cũng chẳng làm ông quan tâm. WB không
suy nghĩ về từng phút, từng ngày, từng tháng mà nhiều năm. Ông không cần phải
theo dõi hàng trăm doanh nghiệp vì ông chỉ lựa chọn đầu tư vào một số ít doanh
nghiệp có triển vọng thành công trong dài hạn. Cách tiếp cận này gọi là đầu tư tập
trung, giúp đơn giản hóa nhiệm vụ quản lí danh mục.
- Với chiến lược đầu tư nói trên Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự lên
xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói đúng hơn
ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm mua. Khi đã mua
rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa.
Page 9
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
- Một điểm nữa khá đặc biệt là ông vẫn đánh giá cao việc đa dạng hóa danh mục đầu
tư, tuy nhiên với những nhà đầu tư biết mình đang đầu tư vào đâu và khá chắc chắc
về doanh nghiệp mình đầu tư thì việc đa dạng hóa danh mục đầu tư không còn
quan trọng. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương
pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều cổ phiếu của các công ty khác
nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được lợi nhuận
cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warren Buffett không

theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn được doanh nghiệp
tốt để đầu tư thì sẽ đạt lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng hóa danh mục
đầu tư, tức là chọn thêm những cổ phiếu khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm lợi
nhuận cao tạo ra từ công ty/cổ phiếu chính yếu.
- Theo ông, nếu “lỡ” đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì hãy
rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, nhà đầu tư càng bị lỗ và vì thế mất cơ hội
đầu tư ở công ty tốt. Còn nếu đã đầu tư đúng công ty làm ăn hiệu quả, thì đừng rút
tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. Càng để lâu bao nhiêu thì lợi nhuận sinh
ra càng cao bấy nhiêu.
- Tóm lại
Quan tâm Không quan tâm
- Quan tâm đến việc CP xuống giá khi
ông chọn mua.
- Sự lên xuống của giá cả thị trường
- Chu kì kinh tế
- Những doanh nghiệp tốt, có nội lực, có
khả năng phát triển trong tương lai
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư bởi nó sẽ làm
giảm lợi nhuận từ Cty/ CP chính yếu.
- Đầu tư tập trung: Đầu tư tập trung có nghĩa là: bạn chỉ chọn một ít cổ phiếu có thể
cho mức lợi nhuận trên trung bình tạo động lực cho danh mục trong một thời gian
Page 10
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
dài, tập trung phần lớn danh mục của bạn vào những cổ phiếu này và dũng cảm
nắm giữ qua những biến động ngắn hạn của thị trường. Điểm mấu chốt của chiến
lược đầu tư tập trung đó là tập trung những khoản đầu tư của bạn vào những doanh
nghiệp có khả năng cho mức lợi nhuận trên trung bình cao. Phương châm của
chiến lược này là càng ít càng tốt, và đặt cược lớn vào những doanh nghiệp có khả
năng cho mức lợi nhuận cao.
- Một nhà đầu tư tập trung không nên là nô lệ cho tính bất định của TTCK, nhưng

bạn nên luôn quan tâm sâu sắc đến tình trạng của các doanh nghiệp trong danh
mục của bạn. Có những lúc bạn cần phải quyết định bán ra và mua vào để hoàn
thiện danh mục.
- Theo lí thuyết về quản lí danh mục hiện đại, tính không ổn định của giá cổ phiếu
được coi là rủi ro. Tuy nhiên trong sự nghiệp của mình, WB nhận thấy rằng cổ
phiếu giảm giá là cơ hội để kiếm tiền. Trong suy nghĩ của ông, giá giảm sẽ làm
giảm rủi ro. WB có một định nghĩa khác về rủi ro đó là: khả năng gây thiệt hại. Và
đó là vấn đề về giá trị nội tại của doanh nghiệp, chứ không phải sự thay đổi của giá
cổ phiếu. Thiệt hại về tài chính đến từ việc đánh giá sai về lợi nhuận trong tương
lai của doanh nghiệp, cộng với việc không thể kiểm soát và dự đoán tác động của
thuế và lạm phát.
4. Chọn thời điểm mua hợp lý
- Warren Buffett không bao giờ vội vã mua những cổ phiếu có biên độ an toàn
không rõ ràng. Thường thì ông chờ và ra quyết định mua khi thị trường vào giai
đoạn điều chỉnh, hay khi thị trường đi xuống, đặc biệt là khi thị trường sợ hãi, lúc
đó sự sợ hãi ảnh hưởng đến mọi cổ phiếu. Ông đã từng nói: “Hãy sợ hãi khi những
người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi.” Vì khi đó ông
sẽ mua được cổ phiếu của công ty được thị trường định giá thấp, thị giá thấp hơn
giá trị nội tại.
- Vị tỷ phú này nổi tiếng với việc mua được cổ phiếu thuộc hàng bluechip khi các
công ty đó gặp khó khăn tạm thời. Tiêu biểu nhất có thể kể đến cổ phiếu Coca-
Page 11
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
Cola trong những năm 1980 khi thứ đồ uống có tên New Coke mà công ty này cho
ra mắt bị thị trường chối bỏ.
- Vào năm 1964, Warren Buffett đã mua một loạt cổ phiếu của công ty American
Express sau khi cổ phiếu của công ty này bị giảm giá nghiêm trong bê bối về dầu
khí. Tuy nhiên, sau đó, theo thời báo 24/7 Wall St, thương vụ này đã mang về cho
ông tới 3,7 tỷ USD
- Cuộc khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ Lehman

Brothers vào tháng 9.2008, đã khiến cả thế giới rúng động. Các nhà đầu tư tháo
chạy khỏi thị trường, khiến các loại tài sản rớt giá thê thảm. Nhiều doanh nghiệp,
định chế tài chính lớn của Mỹ rơi rụng. Giữa lúc đó, Buffett đã quăng phao cứu
sinh cho hàng loạt công ty blue-chip. Sau 5 năm, theo tính toán của Wall Street
Journal, Buffett đã thu về mức lợi nhuận 9,95 tỷ USD tính đến đầu tháng 10/2013
trên số vốn 26 tỷ USD đã bỏ vào 6 công ty. Như vậy, Buffett đã đạt mức lợi nhuận
(trước thuế) xấp xỉ 40% trên các khoản đầu tư ông rót vào giữa thời kỳ khủng
hoảng.
- Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một
trong những người có tài sản lớn nhất thế giới. Nó cũng giúp ông thoát được tổn
thất trong những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại, những đợt giá cổ
phiếu bong bóng do báo chí khuyếch trương, chẳng hạn như đợt bùng nổ cổ phiếu
Internet cuối thập niên 1990.
- Bong bóng lớn nhất mọi thời đại: internet ( Dotcom). Bong bóng Dotcom lần 1
diễn ra trong hoàn cảnh hàng loạt các tiến bộ về công nghệ máy tính xuất hiện.
Windows 95 ra đời với nhiều đột phá (so với 3.1) khiến cho nhu cầu sử dụng máy
tính tăng. Nhu cầu đó đã khởi động cuộc chiến khốc liệt về phần cứng khiến cho
giá cả mỗi chiếc PC giảm nhanh chóng. Hai điều này đã đưa máy tính đến với từng
công ty khiến cho năng suất lao động tăng cao (1,25% mỗi năm so với 0,02% tối
đa của giai đoạn 1972 - 1995). Bên cạnh đó, nó cũng khuyến khích sự ra đời của
Page 12
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
hàng loạt các công ty, dịch vụ công nghệ và sự kỳ vọng lớn của các nhà đầu tư -
nguyên nhân chính của bong bóng dotcom
- Ngày 9/8/1995, công ty Netscape IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng).
Ngay trong ngày hôm đó, giá mỗi cổ phiếu của Netscape có lúc hơn 5 lần giá dự
kiến (75 USD so với 14 USD). Kết thúc ngày giao dịch đầu tiên, mỗi cổ phiếu của
Netscape có giá 58,25 USD tương đương 2,9 tỷ USD giá trị thị trường. Trong suốt
năm 1995, giá trị công ty này tăng gấp đôi sau mỗi quý. Đây được coi là ngày bắt
đầu của bong bóng Dotcom lần thứ nhất. 2 năm sau đó, bong bóng chính thức

"phồng to" với hàng loạt khoản đầu tư trị giá hàng chục tỷ USD được đổ vào lĩnh
vực này. Được "bơm phồng" bởi các nhà đầu tư và sự kỳ vọng quá đáng của thị
trường nên chỉ cần một tác động nho nhỏ sẽ khiến nó "phát nổ" . Đạt đỉnh cao vào
đầu năm 2000 với hơn 5000 điểm nhưng chỉ đến cuối năm, chỉ số NASDAQ đã
giảm tới 50%. Thậm chí, vào cuối năm 2002, chỉ số này còn xuống rất sát mốc
1000 điểm.
Chỉ số tổng hợp NASDAQ trong thời kỳ bong bóng Dot-com
- Nhiệm vụ của nhà đầu tư giá trị theo phong cách Warren Buffett là phải xác định
cho được cổ phiếu tốt có thị giá thấp hơn giá trị nội tại. Điều quan trọng chúng ta
cần phải nhớ là cổ phiếu tốt nhưng giá không hời, và cổ phiếu giá hời nhưng "chất
Page 13
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
lượng" không tốt thì không phải là đối tượng đầu tư tốt. Chỉ có cổ phiếu tốt, giá hời
mới là đối tượng đầu tư đúng theo chiến lược đầu tư giá trị.
- Một ví dụ về giá trị cổ phiếu cao hơn giá trị nội tại của nó: Cổ phiếu MWG - Công
ty CP đầu tư Thế giới di động có lẽ là trường hợp gây ngạc nhiên, sửng sốt nhất
cho giới đầu tư. Vừa chào sàn hôm 14/7/2014 với giá chỉ 65.000 đồng/cổ phiếu,
nhưng cổ phiếu này đã lập tức gây "sốt" khi tăng hết biên độ (+/-20%), đạt mức
81.500 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên. Kể từ đó đến nay, chỉ chừng
2 tháng, giá cổ phiếu MWG đã tăng trần liên tục với tổng mức tăng tới 114,7%, đạt
mức giá kỷ lục 175.000 đồng/cổ phiếu (sau 48 phiên giao dịch). Mức giá MWG
này được cho là rất cao và cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay những mã cổ phiếu đạt
mức giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu trong khoảng gần 700 mã cổ phiếu niêm yết
trên TTCK Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, cổ phiếu MWG giảm
nhẹ 0,57%, đóng cửa ở mức giá 174.000 đồng/cổ phiếu.
- So với cổ phiếu trong ngành kinh doanh thiết bị công nghệ, Thế giới di động
dường như đang "lấn lướt" DN lâu năm. Với 62,71 triệu cổ phiếu lưu hành, giá trị
vốn hóa của MWG đạt 10.913 tỷ đồng, vượt xa mức vốn điều lệ khiêm tốn (627,2
tỷ đồng tính đến 30/6/2014).
- Các chỉ số tài chính của MWG hiện cũng rất sáng sủa, cụ thể: doanh thu 7 tháng

năm 2014 đạt 8.200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 360 tỷ đồng. Chỉ số P/E đạt 42,69, ROA
là 11,44%, ROE là 22,82%.
- Tuy nhiên, theo ý kiến của một số NĐT chứng khoán lâu năm, mức giá MWG liên
tục được đẩy lên cao không xuất phát từ thanh khoản sôi động hay sức khỏe tài
chính DN tốt hơn.
- Thực tế ghi nhận với MWG, ngay từ trước khi niêm yết thì cổ phiếu này đã có hiện
tượng hạn chế nguồn cung. Mặc dù số lượng cổ phiếu lưu hành rất lớn (62,71 triệu
đơn vị) nhưng phần lớn được nắm giữ bởi các cổ đông sáng lập công ty. Lượng
hàng bán ra ngoài rất ít, dẫn chứng là tổng khối lượng giao dịch qua các phiên tối
Page 14
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
đa chỉ là 171.000 cổ phiếu (chỉ 2,7%), còn bình quân chỉ vài chục nghìn đơn
vị/phiên.
- Không có nguồn hàng ra thị trường nên giá cổ phiếu cứ tăng đều theo giá tham
chiếu của phiên trước, cuốn nhà đầu tư "lướt sóng" theo. Và lực mua vào lại càng
đẩy giá MWG lên.
5. Đầu tư định hướng kinh doanh
- Điểm khác biệt nhất về phương pháp đầu tư của WB so với các nhà đầu tư khác đó
là thông qua việc sở hữu cổ phiếu, ông sở hữu doanh nghiệp, không phải là một
mảnh giấy. Ý tưởng về việc mua cổ phiếu mà không hiểu biết về hoạt động của
doanh nghiệp như sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, mối quan hệ với người
lao động, chi phí nguyên vật liệu, nhà máy, thiết bị, tái đầu tư vốn, hàng tồn kho,
các khoản phải thu, và nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp – là rất không
hợp lý. Điều này thể hiện tinh thần làm chủ doanh nghiệp thông qua cổ phiếu và là
thứ tinh thần mà một nhà đầu tư cần có.
- Một người nắm giữ cổ phiếu có thể trở thành người chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc
trở thành người nắm giữ cổ phiếu để giao dịch. Những người nắm giữ cổ phiếu có
nhận thức rằng họ đang sở hữu một mảnh giấy tách rời với các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Họ cư xử như thể việc thay đổi giá trên TTCK là sự phản ánh rõ
ràng giá trị của cổ phiếu hơn là Bảng Cân đối kế toán hay Báo cáo thu nhập của

doanh nghiệp. Họ mua bán cổ phiếu giống như đánh bài. Không có sự khác biệt
căn bản giữa việc mua doanh nghiệp và mua cổ phiếu phổ thông, cả hai cách trên
đều giúp WB trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp và nó đòi hỏi kỷ luật hành
động giống nhau. Tuy nhiên việc sở hữu doanh nghiệp vẫn được WB ưa thích hơn,
do nó cho phép ông tác động đến một vấn đề quan trọng trong kinh doanh, đó là
phân bổ nguồn vốn.
- Trong cả hai trường hợp trên WB có chung một chiến lược: ông tìm kiếm những
doanh nghiệp mà ông có thể hiểu được hoạt động kinh doanh của nó, có lịch sử lợi
nhuận ổn định, có triển vọng phát triển trong dài hạn, có thu nhập trên vốn chủ sở
Page 15
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
hữu tốt, sử dụng ít nợ, được điều hành bởi những người chân thật, thành thạo trong
công việc, và quan trọng là sẵn sàng bán ở mức giá hấp dẫn. Phương pháp định
hướng sở hữu doanh nghiệp khi nhìn vào tiềm năng của một khoản đầu tư là nền
tảng cho phương pháp tiếp cận đầu tư của WB. WB từng nói: “Tôi là nhà đầu tư tốt
hơn bởi vì tôi là một nhà kinh doanh, và tôi là một nhà kinh doanh tốt hơn bởi vì
tôi là một nhà đầu tư”.
- Khi muốn mua một cổ phiếu mới, WB sẽ tiến hành phân tích toàn bộ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Ông xem bản thân là những người phân tích doanh
nghiệp không phải là nhà phân tích thị trường, không phải là nhà phân tích vĩ mô
và thậm chí không phải là nhà phân tích chứng khoán. Ông không suy nghĩ dựa
trên những lý thuyết về thị trường, những phân tích vĩ mô, hay khuynh hướng
nghành. Ông chỉ ra quyết định đầu tư dựa trên hoạt động của doanh nghiệp. Ông
tin rằng nếu một người lựa chọn đầu tư chỉ vì những yếu tố bề ngoài thay vì nền
tảng kinh doanh của doanh nghiệp, thì người này sẽ sợ hãi và rời bỏ doanh nghiệp
khi những dấu hiệu khó khăn đầu tiên xuất hiện và phần lớn những người này sẽ
thua lỗ trong vòng luẩn quẩn này. WB tập trung tìm hiểu doanh nghiệp mà ông
quan tâm, tập trung vào ba vấn đề sau:
• Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đơn giản và hiểu được hay không?
• Hoạt động kinh doanh có lịch sử hoạt động ổn định không?

• Hoạt động kinh doanh có triển vọng về lợi ích trong dài hạn hay không?
- Một doanh nghiệp đơn giản và có thể hiểu được: Theo quan điểm của WB, thành
công tài chính của các nhà đầu tư có liên quan mật thiết đến trình độ hiểu biết về
các khoản đầu tư của họ. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa nhà đầu tư định
hướng kinh doanh với những nhà đầu tư mua đi bán lại liên tục trên thị trường.
Trong nhiều năm qua, WB sở hữu nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh
doanh khác nhau. Một số doanh nghiệp do Berkshire kiểm soát, một số khác
Berkshre đóng vai trò là cổ đông nhỏ. Trong tất cả các trường hợp này ông đều có
hiểu biết sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, dòng tiền,
Page 16
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
quan hệ với người lao động, sự linh hoạt về giá của sản phẩm, và tính hợp lí trong
việc phân bổ nguồn vốn.WB có khả năng duy trì sự hiểu biết của mình đối với
những doanh nghiệp thuộc sở hữu của Berkshire. Bởi vì ông đã chủ động chọn
mua những doanh nghiệp mà ông có thể hiểu rõ hoạt động kinh doanh và lĩnh vực
doanh nghiệp đó đang hoạt động. Ông gọi đó là vòng tròn khả năng (“circle of
competence.”). Ông cho rằng nhà đầu tư chỉ nên đầu tư trong vòng khả năng hiểu
biết của mình. Vì nếu mua một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà bản thân
không hiểu rõ, bạn sẽ không hiểu được tác động của những diễn biến mới trong
lĩnh vực này, không thể dự đoán được sự phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai và do đó cũng không thể đưa ra các quyết định một cách thông minh.
- Tính ổn định: WB thường ít chú ý đến những cổ phiếu đang được quan tâm trên thị
trường. Ông chỉ quan tâm đến việc mua lại những doanh nghiệp mà ông cho rằng
sẽ đạt được thành công và lợi nhuận trong dài hạn. Việc dự đoán thành công trong
tương lai không phải là việc dễ dàng. Do đó, những doanh nghiệp có thành tích ổn
định trong quá khứ là một dấu hiệu đáng tin cậy. Khi một doanh nghiệp có được
thành tích ổn định với cùng một dạng sản phẩm qua nhiều năm, thì không phải là
vô lí khi giả định rằng những kết quả đó sẽ tiếp tục trong tương lai, miễn là không
có những thay đổi cơ bản trong hoạt động. WB thường tránh mua những doanh
nghiệp thay đổi hoạt động kinh doanh căn bản do thất bại trong những kế hoạch

trước đó. Vì ông cho rằng việc thay đổi hoàn toàn và lợi nhuận khả quan thường
không đi kèm với nhau.
- Triển vọng thành công trong dài hạn: Đó thường là những doanh nghiệp có lợi thế
cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong cùng ngành, và có khả năng duy trì lợi
thế đó trong dài hạn. Dưới đây chúng ta sẽ gọi tắt là những doanh nghiệp có lợi thế
cạnh tranh bền vững. WB cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
bền vững thường là những doanh nghiệp mang đặc tính của một Franchise (các
doanh nghiệp được độc quyền kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ trong một
Page 17
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
khu vực địa lí nào đó). Ông ví lợi thế cạnh tranh giống như một cái hào bao quanh
một tòa lâu đài, và tốt nhất đó là một tòa lâu đài lớn có một con hào lớn bao quanh
với cá sấu và cá piranha trong đó. Ngược lại, những doanh nghiệp không có lợi thế
kinh doanh thường có lợi nhuận thấp và là những ứng cử viên chính cho vấn đề về
lợi nhuận. Do sản phẩm của các doanh nghiệp này không có gì khác biệt so với các
doanh nghiệp khác, và thường phải cạnh tranh dựa trên giá cả, việc giảm giá là
nguyên nhân làm giảm lợi nhuận.
Chương II: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Để duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn
lớn cho đầu tư phát triển. Việc xây dựng và phát triển TTCK ở VN đã trở thành
nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong
và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng
khoán vốn.
Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cùng với sự hình
thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường hoạt động ngày càng công khai,
minh bạch và lành mạnh hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
I. Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam
- Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) chính thức đi vào hoạt động vào
năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM vào

ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005 (trước đó các SGDCK hoạt
động với mô hình là các Trung tâm Giao dịch chứng khoán và tổ chức dưới hình
Page 18
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
thức đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Sau hơn 14
năm đi vào hoạt động TTCK VN đã đạt được những thành tựu quan trọng:
• Theo tài liệu của Sở GDCK Tp.HCM, thị trường chứng khoán đã và đang trở thành
kênh dẫn vốn trung và dài hạn ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, góp phần
tích cực vào tái cơ cấu và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, qua đó
thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
• Quy mô và phạm vi của thị trường đang từng ngày lớn mạnh, đến nay đã có gần
700 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và 147 doanh nghiệp đăng
ký giao dịch trên UPCom, tăng 140 lần so với năm 2000.
• Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt khoảng 52 tỷ USD, chiếm 32% GDP, giá
trị niêm yết trái phiếu chiếm gần 17% GDP.
• Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị giao dịch chứng khoán bình quân tăng
58% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, Thị trường Chứng khoán Việt Nam
đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của công chúng đầu tư trong và ngoài nước khi có
gần 1,3 triệu tài khoản được mở với giá trị danh mục đầu tư nước ngoài lên đến 13
tỷ USD.
• Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng
bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn,
xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế,
tạo nền tảng cho TTCKVN khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và
khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả
năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được thì Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp
về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bảnvà chưa bao quát

mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản
hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản
Page 19
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với
mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng
dẫn thực hiện,…
Hình 2.1: Tổng giá trị vốn hóa (2004 – 30/06/2014)
Giá trị vốn hóa thị trường tính đến ngày 30/6/2014 đạt 1.019.500 tỷ đồng (hơn 1
triệu tỷ đồng).
Hình 2.2: Tăng trưởng VN INDEX (2000 – 30/06/2014)
VN-Index đạt đỉnh 1.170 điểm vào ngày 12/3/2007 và sau 7 năm, chỉ số này đang
giao dịch ở mức gần 600 điểm
Page 20
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
Hình 2.3: Giao dịch đến 30/06/2014
Đã có hơn 3.300 phiên giao dịch thực hiện với 82,9 tỷ chứng khoán được chuyển
nhượng
Hình 2.4: Tăng trưởng khối lượng và giá trị giao dịch
Tại thời điểm 30/6/2014, GTGD bình quân/ngày đạt 1.977.047 triệu đồng, GTGD
nhà ĐTNN đạt 250.596 triệu đồng.
Hình 2.5: Tăng trưởng tài khoản giao dịch
Page 21
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
Số tài khoản giao dịch tại HoSE liên tục tăng qua các năm, hiện đạt hơn 1,37 triệu
tài khoản
Hình 2.6: Số lượng công ty niêm yết
Hình 2.7: Khối lượng cổ phiếu niêm yết
Page 22
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN

Hình 2.8: Tăng trưởng tổng huy động vốn
Các doanh nghiệp đã huy động được gần 135.800 tỷ đồng trên TTCK trong 14
năm qua
Hình 2.9: Top 10 CTCK về thị phần môi giới cổ phiếu
Page 23
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
SSI dẫn đầu thị phần môi giới CP, CCQ quý 2/2014 với 13,22%
Hình 2.10: Số trường hợp vi phạm phát hiện được
Số trường hợp vi phạm đã giảm rất mạnh trong 4 năm trở lại đây kể từ khi HOSE
và UBCK có các chế tài răn đe về việc công bố thông tin cũng như kiểm soát giao
dịch
Hình 2.11: Các sản phẩm. dịch vụ, phương thức giao dịch
Page 24
NHÓM III THỊ TRƯỜNG VỐN
II. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đầu tiên, có ý kiến cho rằng TTCK phản ánh chân thực diễn biến của nền kinh tế.
Tuy nhiên TTCK Việt Nam chưa phản ánh được khía cạnh này do các doanh
nghiệp có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế chưa được cổ phần hóa
và niêm yết trên các sàn giao dịch như Tập đoàn dầu khí VN (Petro VN), Tổng
doanh nghiệp xăng dầu VN (Petrolimex), Tập đoàn điện lực VN, Tập đoàn bưu
chính viễn thông VN (VNPT), Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản VN
(Vinacomin), Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel),…. Do vậy, sự biến động của
TTCK VN chưa phản ánh được đầy đủ tình hình và diễn biến của nền kinh tế Việt
Nam.
- Thứ hai, VN là nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế còn khá nhỏ so với các
nước trên thế giới. Do đó quy mô của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn rất
nhỏ, kinh nghiệm làm ăn chưa nhiều, và đang ở trong giai đoạn đầu của vòng đời
doanh nghiệp. Đặc điểm chính của các doanh nghiệp này là nhà đầu tư gặp rủi ro
rất lớn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và trong đầu tư. Tương ứng với rủi
Page 25

×