Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.44 KB, 83 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của đại dương, các quốc gia đều đang xây
dựng chiến lược kinh tế hướng ra biển, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên từ
biển. Kinh tế biển Việt Nam đang là một trong những điểm mũi nhọn được Nhà nước
quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ. Trong kinh tế biển, kinh tế hàng hải được xếp vị
trí thứ hai, và cảng biển là kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế hàng hải, góp phấn
quyết định cho sự phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, một khu vực có nền kinh tế năng động và tăng truởng mạnh mẽ trên thế
giới. Việt Nam nằm ở ven bờ biển Thái Bình Dương, nhìn ra biển Đông với 3260 km
bờ biển, trải dài trên 15 vĩ tuyến, từ lâu được đánh giá là một trong những vị trí quan
trọng của Thái Bình Dương, với nhiều cảng quốc tế trên những tuyến đường hàng hải
quan trọng từ Đông sang Tây và ngược lại. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nên có
rất nhiều thuận lợi trong lĩnh vực hàng hải và giao thông quốc tế. Phát triển hệ thống
cảng biển chính là tận dụng lợi thế so sánh về vị trí địa lý, phát huy thế mạnh của
Việt Nam trên trường quốc tế.
Thế nhưng, để ra được biển lớn, không thể hoàn thành trong ngày một ngày
hai, trong khi nhiệm vụ đặt ra cho Việt Nam muốn bứt phá khỏi thế tụt hậu, xa hơn là
phải nhanh chóng tạo ra và làm chủ và khai thác những năng lực mới có, cần phải có
tư duy mới, tầm nhìn đại dương và sự khôn ngoan.
Lịch sử ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là
ngành mũi nhọn trong đóng vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi
đó sẽ là thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Cảng biển càng
phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của cảng biển cũng như đầu tư phát triển
cảng biển Việt Nam, đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển,
cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, các chú của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ


PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM ” đã được lựa chọn.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và sự cần thiết nâng cao hiệu quả
đầu tư phát triển cảng biển.
Chương 2: Thực trạng đầu tư cảng biển Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển Việt
Nam.
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Thu Hà và các anh, các chú của
Vụ Kết cấu hạ tầng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề này.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để
chuyên đề của em hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thu
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ SỰ CẦN THIẾT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN
1.1. Những vấn đề lý luận chung
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Các định nghĩa
Theo từ điển Bách Khoa, cảng biển là khu vực đất và nước ở biển có những
công trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cập bến, bốc dỡ hàng
hoá và thực hiện các công việc khác phục vụ quá trình giao thông vận tải đường biển.
Cảng có cầu cảng, đường vận chuyển có thể là đường sắt, đường bộ, kho hàng,
xưởng sửa chữa…Những chỉ tiêu kỹ thuật của cảng gồm có: khả năng thông tàu
thuyền, lượng luân chuyển hàng hoá và hành khách, khối lượng hàng hoá vận
chuyển, độ sâu luồng lạch ra vào, độ sâu ở các cầu tàu, chiều dài bến, khả năng xếp
dỡ, tình hình kho bãi, khả năng bảo dưỡng cho các tàu.

Cảng biển nhiều khi ở trong sông hoặc các cửa sông (cảng biển Việt Nam
thường ở trong sông), nhưng có luồng vào cảng tiếp nhận được tàu biển.
Theo Luật Hàng hải Việt Nam:
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ
hàng hoac, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, các
công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu
cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tàu, khu tránh bão, vùng đón trả
hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ
trợ khác.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo
đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả khách và các dịch vụ khác.
Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạ
tầng công cộng cảng biển.
Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho,
bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện
nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác, được xây dựng và lắp
đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo
hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác.
Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định
bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để đảm bảo cho tàu biển và

các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn.
Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào
bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để
đảm bảo cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn.
1.1.1.2. Phân loại cảng biển
Có rất nhiều cách phân loại cảng biển:
● Phân theo đối tượng quản lý: Hiện tại trên thế giới có 4 loại hình cảng biển:
○ Cảng nhà nước, cảng công cộng
○ Cảng địa phương quản lý
○ Cảng tự chủ
○ Cảng tư nhân
● Phân theo đối tượng sử dụng:
○ Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): là các cảng thương mại
giao nhận nhiều loại hàng hoá. Cảng hàng hoá được chia làm 3 loại: cảng loại A (còn
gọi là cảng nước sâu), cảng loại B, cảng loại C
○ Cảng chuyên dụng: là cảng giao nhận chủ yếu một loại hàng hoá (xi
măng, than, xăng dầu…), phục vụ cho các đối tượng riêng biệt (cung cấp nguyên
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
liệu, phân phối sản phẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp dịch vụ sửa chữa
tàu thuyền…)
Bao gồm cảng chuyên dụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng
chuyên dụng công nghiệp
○ Cảng chuyển tàu quốc tế: là những cảng chuyên làm nhiệm vụ
chuyển tàu hoặc trung chuyển hàng hoá quốc tế và một phần nhỏ lượng hàng hoá
giao nhận nội địa
* Theo Luật Hàng Hải Việt Nam, cảng biển được phân thành các loại sau đây:
○ Cảng biển loại I là loại cảng đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng
○ Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng có quy mô vừa phục vụ cho

việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.
○ Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động
của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò, chức năng của cảng biển
● Vai trò của cảng biển
○ Là nơi tránh nạn của tàu. Điều này xảy ra khi ảnh hưởng của khí hậu,
thời tiết, tàu cần phải lánh nạn vào cảng để đảm bảo an toàn.
○ Là nơi xếp dỡ hàng hoá và ga hành khách. Đây là vai trò nguyên thuỷ
của cảng.
○ Cung cấp dịch vụ cho tàu như lương thực, thực phẩm, nước ngọt, sửa
chữa tàu.
○ Là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp. Điều này liên quan đến yêu
cầu của công nghiệp và cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
thương mại thông qua cảng.
○ Là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền vận tải, là điểm nối
giữa sự phục vụ của tàu và các dạng vận tải khác để dung cấp một mạng lưới phân
phối hàng hoá quốc tế nói chung, thường là quan điểm vận chuyển liên hợp, nó có
liên quan tới vận tải đường biển, đường bộ, đường không...
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
○ Cảng là cửa khẩu của một quốc gia, thông qua cảng một quốc gia có
thể buôn bán với các quốc gia khác.
● Chức năng của cảng biển:
Theo Luật Hàng hải Việt Nam, chức năng của cảng biển bao gồm:
○ Bảo đảm cho tàu biển ra vào hoạt động.
○ Cung cấp thiết bị và các phương tiện cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ
hàng hoá và đón trả hành khách.
○ Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng
hoá trong cảng.
○ Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo

dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
○ Cung cấp các dịch vụ khác cho người và hàng hoá.
1.1.3. Đặc điểm của cảng biển và đầu tư phát triển cảng biển
Cảng biển là bộ phận không thể tách rời của cơ sở hạ tầng. Cảng biển giữ vai
trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Cảng biển có quan hệ chặt chẽ
với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Có thể khẳng định rằng không
có một lĩnh vực nào có mối quan hệ khăng khít với môi trường như thế.
Có thể xem xét rõ hơn những đặc điểm của cảng biển thông qua việc phân tích
những đặc điểm của đầu tư phát triển cảng biển như sau:
Đầu tư xây dựng cảng biển mang những đặc điểm của đầu tư phát triển nói
chung đồng thời lại mang những nét riêng của chuyên ngành cảng biển.
Đầu tư cảng biển chịu tác động to lớn của môi trường, thời tiết, khí hậu, nhất
là khí hậu biển. Vị trí của cảng rất đặc biệt, bao gồm cả phần tiếp xúc với nước và đất
liền. Dù trong quá trình đầu tư hay vận hành kết quả đầu tư thì môi trường tự nhiên
cũng có ảnh hưởng rất lớn. Đây được xem là đặ điểm rất riêng của đầu tư cảng biển.
Những yếu tố này có thể làm cho hoạt động đầu tư kéo dài, làm tăng các loại chi phí
như: chi phí nạo vét, sửa chữa, cải tạo, làm mới.Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều
sinh vật bám có thể phá hoại nhanh chóng các công trình xây dựng trên bờ biển và
trên biển. Hàng năm, thường phải ngừng hoạt động 1,5 – 2 tháng do những đợt gió
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mùa, sóng lớn. Đặc điểm này đòi hỏi ngay từ bước đầu tiên lập dự án, các nhà đầu tư
phải luôn coi trọng nghiên cứu tình hình khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng trước khi tiến
hành đầu tư cảng biển.
Đầu tư vào cảng biển cũng làm thay đổi môi trường khu vực cảng một cách
mạnh mẽ. Đầu tư cảng biển có thể làm thay đổi môi trường sinh thái xung quanh
cảng biển, huỷ hoại cảng quan thiên nhiên trên biển, thay đổi khí hậu nơi xây dựng
cảng biển vì nó có thể phá vỡ cân bằn sinh thái tại đây, và gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động đầu tư cảng biển cũng đòi hỏi thời gian thực hiện tương đối dài nếu
không tính đến các tác động của môi trường. Đầu tư vào cảng biển yêu cầu khối

lượng công việc khổng lồ, ngay cả khâu khảo sát cũng chiếm khá nhiều thời gian,
nhất là khi xây dựng ở những nơi địa chất không ổn định, địa hình phức tạp, thời gian
thực hiện có thể kéo dài mười năm hoặc lâu hơn nữa.
Thêm vào đó, để xây dựng cảng biển đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, nhất là vốn.
Vốn là nguồn lực quan trọng trong đầu tư cảng biển. Vốn thường được huy động từ
các nguồn như: ngân sách, ODA, tín dụng ưu đãi… Đây là những nguồn vốn có
nhiều thuận lợi về khối lượng và điều kiện trả nợ. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể sử
dụng vốn vay thương mại để đầu tư vào cảng biển. Do điều kiện về lãi suất và các
khoản thế chấp cao nên nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu
tư xây dựng cảng biển.
Cuối cùng, đầu tư xây dựng cảng biển mang tính rủi ro khá cao. Đặc điểm này
có thể thấy qua những đặc điểm trên. Hơn nữa, đặc điểm này còn được thể hiện qua
thực tế, đó là rất nhiều cảng biển được xây dựng tốn kém song do công suất khai thác
quá thấp dẫn đến việc thua lỗ nặng, hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng hoàn
vốn. Một số cảng lại có điều kiện địa chất, thuỷ văn phức tạp gây khó khăn cho tàu
thuyền ra, vào cảng, vừa làm tăng chi phí, vừa không sử dụng hết công suất. Nguồn
thu chủ yếu là các loại phí, giá mà tàu thuyền phải trả khi ra, vào cảng hoặc làm các
dịch vụ tại cảng Và nó phụ thuộc vào số lượng tàu thuyền ra, vào cảng. Tuy nhiên,
lượng tàu ra vào biển lại là một con số động. khả năng dự báo có sai số khá cao. Vì
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vậy, doanh thu của cảng có nhiều biến động làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
kinh doanh cảng biển.
1.2. Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng Việt Nam
Qua những phân tích trên đây, có thể thấy đầu tư xây dựng cảng biển là hoạt
động không thể thiếu trong đầu tư phát triển cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế. Việc đầu tư xây dựng cảng biển là rất quan trọng và nâng cao hiệu quả hoạt
động là hết sức cần thiết. Điều này được thể hiện thông qua các phân tích dưới đây:
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển. Bờ biển Việt Nam dài trên 3260 km, chạy dọc suốt chiều dài đất nước, có nhiều

khuỷu cong và các vịnh sâu che chắn kín gió, yên tĩnh đặc biệt là khu vực miền Bắc
và miền Trung. Các vùng duyên hải có nhiều sông rộng, sâu đổ ra biển (nhất là khu
vực miền Nam) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế về biển, đặc biệt là công
tác xây dựng, khai thác cảng, giảm đáng kể chi phí về việc xây dựng các cầu bến và
các công tình bảo vệ cảng. Phía sau tiếp giáp với vùng biển là cả một vùng hấp dẫn
cảng rộng lớn, bao gồm phần lục địa Việt Nam và khu vực các nước láng giềng
không có bờ biển hoặc xa biển như Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan va nam
Trung Hoa. Đây là một vùng giàu tài nguyên, khoáng sản, có tiềm năng kinh tế và lao
động dồi dào, bước đầu được khai phá phát triển, là những vùng có đường ra phía
biển Việt Nam ngắn nhất, có điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế trong việc giao lưu
hàng hoá với bên ngoài bằng đường biển.
Thứ hai, Việt Nam là nước đang phát triển, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
để mở đường cho các hoạt động khác phát triển. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là
điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Một quốc gia đang phát triển
cần phát triển cần xây dựng cở sở hạ tầng hiện đại tiên tiến, thể hiện qua các dịch vụ
như: giao thông vận tải, điện lực, viễn thông, cấp thoát nước, sự nghiệp nhà ở cũng
như các dịch vụ y tế, giáo dục. Bởi lẽ, vấn đề đặt ra đối với các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam đó là các vấn đề như hội nhập kinh tế quốc tế,công nghiệp hoá -
hiện đại hóa sản xuất, xoá đói giảm nghèo,cải thiện môi trường…Cơ sở hạ tầng phát
triển tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, kéo theo các ngành khác phát triển. Trong hệ
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thống cơ sở hạ tầng, cảng biển là bộ phận không thể tách rời. Đầu tư xây dựng cảng
biển chính là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, góp phần hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng của quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, do là quốc gia đang phát triển, Việt Nam không có thế mạnh về vốn.
Nguồn vốn đầu tư phát triển của Việt Nam có thể kể đến như : ngân sách Nhà nước,
vốn ODA, vốn tín dụng thương mại, ngoài ra còn có cả vốn vay thương mại với tỷ lệ
không lớn. Nước ta vốn ít, do đó phải biết tận dụng nguồn vốn, phải đầu tư vào
những lĩnh vực có thể kéo theo các ngành khác phát triển, có thể phát huy được lợi

thế và sức mạnh của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Như nhũng phân tích
trên đây, kinh tế biển là tiềm năng, là thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế
hàng hải mà trọng tâm là xây dựng các cảng biển hiện đại. Chính hoạt động này là
tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên của Việt Nam mà không phải quốc gia
nào cũng có được.
Thứ tư, trong những năm vừa qua, cảng biển Việt Nam đã được đầu tư phát
triển nhưng hiệu quả còn khó đánh giá chính xác, nếu đánh giá được thì hiệu quả này
lại chưa cao. Hàng hoá đến cảng của các khu vực và khối lượng hàng hoá thông qua
các cảng không đều, chủ yếu tập trung vào một số cảng lớn ở Hải Phòng, Đà Nẵng,
Quy Nhơn, TP Hồ Chí Minh…Hệ thống CBVN có số lượng cảng biển tổng hợp và
bến cảng chuyên dùng là chủ yếu, bến cảng container chiếm rất ít, trong khi đó xu thế
vận chuyển hàng hoá bằng container ngày một tăng cao. Luồng lạch ra, vào CBVN
phần lớn chạy dọc theo các sông, mức dao đồn thuỷ triều lớn, chịu ảnh hưởng rất
nhiều của sa bồi, luồng lạch dài, chiều sâu hạn chế. Hàng năm, Nhà nước phải bỏ ra
một khoản chi phí lớn để nạo vét, duy trì luồng lạch. Một số cảng nằm ở khu đô thị,
khu dân cư nên tình trạng giao thông bị ách tắc, chỉ hoạt động được ban đêm nên hạn
chế công suất của các cảng. Hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ
của cảng cũng còn nhiều bất cập. Công nghệ bốc xếp đã trang bị một số phương tiện,
thiết bị xếp dỡ hiện đại, chuyên dụng container, còn lại hầu hết các CBVN chủ yếu sử
dụng thiết bị bốc xếp thông thường, thô sơ hoặc cần cẩu tàu là chính. Năng suất xếp
dỡ của các cảng ở Việt Nam còn thấp, nên chi phí vận chuyển, bốc xếp của Việt Nam
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tăng cao và không có tính cạnh tranh trong khu vực. Trình độ quản lý và tổ chức cũng
còn khoảng cách xa mới có thể tiến đến một hệ thống CBVN hiện đại, tiên tiến. Việt
Nam chưa có cảng nước sâu chung chuyển quốc tế, làm tăng thêm chi phí vận
chuyển. Các cảng trong TCT Hàng hải Việt Nam mới chỉ hoàn thành được chức năng
cung cấp dịch vụ xếp dỡ, kho bãi cho hàng hoá cũng như các dịch vụ cung ứng cho
tàu, chưa thực sự là một trung tâm dịch vụ logistics.
Thứ năm, đầu tư hiệu quả cảng biển mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế

quốc dân. Cảng biển là tổ hợp của nhiều chức năng, là hạt nhân của sự phát triển kinh
tế trong một vùng và góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế biển có tiềm năng rất lớn, nếu biết khai thác đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho quốc gia. Hệ thống cảng biển Việt Nam khi được đầu tư hiệu quả sẽ thực
hiện tốt các chức năng của nó. Đầu tư cảng biển có hiệu quả có thể hiểu là đầu tư để
cảng biển phát huy tốt nhất các chức năng của nó. Chính vì vậy, sự cần thiết nâng cao
hiệu quả đầu tư cảng biển còn được thể hiện thông qua các chức năng của cảng biển,
cụ thể như sau:
● Chức năng vận chuyển, bốc xếp và cận chuyển hàng hoá
Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng biển là điểm hội tụ của các tuyến vận
tải khác nhau (đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không). Đây là một
đầu mối giao thông chính, tập trung cho mọi phương thức vận tải, là cửa ngõ giao lưu
nền kinh tế, thương mại trong nước và nước ngoài nhằm hội nhập nền kinh tế nước ta
với nền kinh tế thị trường quốc tế và với các nước trong khu vực.
Các cảng biển thực hiện chức năng vận tải thông qua việc phân phối hàng hoá.
Khi nghiên cứu mối quan hệ tương quan trong việc hình thành hệ thống mạng lưới
giao thông trong vùng hậu phương của cảng biển cho thấy vai trò đầu mối vận tải
trong hệ thống mạng lưới vận tải ngày càng tăng lên. Để xếp dỡ hàng hoá thông qua
cảng, phải trang bị một hệ thống cầu tàu với quy mô chuyên môn hoá cao, đầu tư các
phương tiện xếp dỡ hiện đại, các hệ thống kho bãi bảo quản, chế biến đóng gói và
phân loại hàng hoá.
Phạm Thị Thu Lớp Đầu tư 47B

×