Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty da giày hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.38 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế khu vực hóa toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động
xuất nhập khẩu được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy
phát triển kinh tế của mỗi quỗc gia.Trong thời gian qua ngành Da Giầy nói
chung và Công ty Da giày Hà Nội nói riêng đã đóng góp rất lớn vào việc phát
triển nền kinh tế đất nước, giúp tăng thu ngoại tệ , giải quyết công ăn việc làm
cho hàng ngàn lao động.
Các năm gần đây thị trường giầy dép có nhiều biến động, sự cạnh tranh
gay gắt và quyết liệt trên thị trường da giầy thế giới, khu vực và trong nước.
Hơn nữa ngành da giầy Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn và có đầy
đủ tiềm năng hơn và mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần vì họ đã tạo lập được
nhiều cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, chế tạo máy móc thiết bị, phụ kiện cho
ngành giầy dép. Cũng vì sự kiện gia nhập WTO càng làm cho Trung Quốc có
lợi thế cạnh tranh hơn chúng ta.
Việc chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam sẽ là điều kiện thuận lợi
cho Công ty da giày Hà Nội để có thể đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường các
nước khác đặc biệt là Mỹ.
Xuất phát từ những lý do trên mà em chọn Công ty da giày Hà Nội là
nơi thực tập. Dùa trên phân tích thực trạng của Công ty da giày Hà Nội, đánh
giá những mặt mạnh mặt yếu để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Nội dung gồm:
Phần I: Khái quát về Công ty.
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Chương II: Thực trạng hoạt động của Công ty.
Chương III: Phương hướng và mục tiêu hoạt động trong thời
gian tới.
Phần II: Phụ lục có liên quan.
Do kiến thức và thời gian có hạn nên trong quá trong qua trình tìm hiểu
sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng
dẫn Th.s Nguyễn Thanh Phong và toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công


ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY
Tên : Công ty Da giầy Hà Nội
Địa chỉ : 409 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội
I.Sự ra đời và phát triển
1) Thời kỳ Pháp thuộc ( từ năm 1912 – 1954 )
Công ty công ty giầy da Hà Nội tiền thân là CÔNG TY THUỘC DA
ĐÔNG DƯƠNG do một nhà tư sản Pháp có tên là Max Roex quốc tịch Thụy
Sỹ ( ông sinh ngày 26/3/1908 tại Thanh Hoá, Việt Nam ). Vốn của Công ty
lúc đó khoảng 1.800.000 đồng bạc Đông Dương. Công ty được đặt tại làng
Thụy Khuê, đại lý Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội, tổng diện tích của nhà
máy là 21.867m
2
với số lượng công nhân lúc đó khoảng 80 người. Là nhà
máy thuộc da lớn nhất Đông Dương, mục tiêu chính là khai thác các điều kiện
tự nhiên về tài nguyên và lao động của Việt Nam và thu lợi nhuận cao, sản
phẩm chủ yếu của nó là: da công nghiệp để sản xuất bao sóng, bao đạn, yên
ngựa, dây lưng,+ dây curoa phục vụ công nghiệp quốc phòng cho quân đội
Pháp. Sản lượng lúc này ở mức thấp:
Da cứng : 10-15 tấn/năm
Da mềm: 200-300 nghìn tấn/năm.
2)Thời kỳ công tư hợp doanh ( từ 1954-1962)
Năm 1954 sau năm thành lập thì nhà máy bị đóng cửa để giải quyết vấn
đề kinh tế và chuyển nhượng cho phía Việt Nam.
Giai đoạn từ 1954-1956: hoà bình lập lại năm 1955 chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà cùng với các nhà tư sản Việt Nam đứng ra mua
lại với giá 22.000.000 đồng bạc Đông Dương lúc bấy giê và đổi tên thành

“CÔNG TY THUỘC DA VIỆT NAM” do mét ban quản trị được các cổ đông
bầu ra quản lý Công ty (năm 1955-1956). Người đại diện chính để thoả thuân
mua lại Công ty và ký bản CHỨNG THƯ ĐOẠN MẠI là ông Nguyễn Hữu
Nhâm, sinh năm 1909 tại Đình Bảng, Bắc Ninh có căn cước số T14.196 cấp
tại Bắc Ninh ngày 17/9/1932.
Giai đoạn từ 1956-1962: Chuyển thành Công ty cổ phần hữu hạn trách
nhiệm và đổi tên thành “ Công ty thuộc da Thụy Khê” do mét ban quản trị
được các cổ đông bầu ra quản lý Công ty và do ông Bùi Đức Miên làm trưởng
ban quản trị Công ty. Vốn của Công ty có tổng giá trị là 300.000.000 đồng
ngân hàng và được chia ra làm 300 cổ phiếu.
Giai đoạn từ năm 1958-1962:
Năm 1958 tiến hành công tư hợp doanh và đổi tên thành NHÀ MÁY
CÔNG TƯ HỢP DOANH THUỘC DA THUỴ KHUÊ. Đây là thời kỳ Công
ty hoạt động dưới hình thức công tư hợp doanh nghĩa là có cả vốn của Nhà
nước và vốn của các tư sản Việt Nam. Nhiệm vụ của Công ty là vừa sản xuất
vừa chiến đấu. Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
kỳ này là cơ chế bao cấp cũ, sản phẩm của Công ty chủ yếu bán cho chính
phủ và chính phủ bán lại cho các đơn vị liên quan. Giá cả do chính phủ qui
định, tiền lương của cán bộ công nhân viên được quy định theo ngành bậc
thống nhất cả nước kèm theo chế độ tem phiếu, định lượng các tiêu chuẩn của
cán bộ công nhân viên, do vậy nên sản xuất so với thời kỳ trước tăng gấp 2-3
lần.
Các ông Giám đốc trong thời kỳ này:
Từ năm 1958-1960: ông Nguyễn Văn Chí
Từ năm 1960-1962: ông Nguyễn Gia Léc
3, Thời kỳ chuyển sang doanh nghiệp Nhà nước ( từ năm 1962-1990)
Năm 1962 chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước thuộc công ty tạp
phẩm với 100% vốn của Nhà nước hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước,
thời kỳ này Công ty có tên là Nhà máy Da Thuỵ Khuê, tên giao dịch quốc tế
HALEXIM. Các ông Giám đốc trong thời kỳ này:

Từ năm 1962-1969: ông Nguyễn Văn Tích
Từ năm 1969-1975: ông Hồ Thái Mai
Từ năm 1969-1976: ông Nguyễn Văn Tích
Từ năm 1976-1981: ông Hồ Thái Mai
Từ năm 1981-1989: ông Đinh Văn Tuyển
Thời kỳ Nhà máy hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá, sức sản xuất đã
tăng nhanh đặc biệt sau ngày giải phóng Miền Nam, khi cả nước thống nhất.
Khi đó sản lượng thuộc da đạt:
Da cứng: trên 1000 bia
Da cứng: trên 1000 tấn
Keo công nghiệp: 50-70 tấn
Ngoài ra sản phẩm chế biến đồ da cũng rất phong phú: dây Curoa, bóng
đá, bao súng, găng tay số lượng công nhân thời kỳ này lên tới 500 người.
Sau những năm 1986 khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, sản xuất phải
theo thị trường, có sự cạnh tranh cao, sản phẩm phải tự tiêu thụ, tự hạch toán
lỗ lãi trong quá trình sản xuất đã làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn, sản
xuất tiêu thụ giảm hơn trước. Có những năm sản lượng da mềm chỉ còn 200-
300 ngàn bia, da cứng chỉ còn 20-30 tấn tức chỉ bằng thời kỳ mới thành lập.
4. Thời kỳ đổi mới và chuyển đổi sản xuất ( từ năm 1990 đến nay)
Năm 1992 do vấn đề về môi trường Bộ Công Nghiệp và UBND thành
phố Hà Nội quy hoạch công ty chuyển bộ phận thuộc da từ 151 Thụy Khuê về
409 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội và đổi tên thành Công ty Da Giầy Hà
Nội. Tên giao dịch quốc tế Handshoes.
Các ông Giám đốc trong giai đoạn này:
Từ năm 1990 – 1993: ông Nguyễn Công Giao
Từ năm 1993-1997: ông Nguyễn Văn Tý
Từ năm 1997-2002: ông Vũ Mạnh Cường
Từ năm 2002 đến nay: ông Trần Danh Đáng
Từ năm 1990 – 1998, nhiệm vụ của công ty vẫn là sản xuất, kinh doanh
các sản phẩm da thuộc. Nhưng vì lý do môi trường nên lãnh đạo công ty đã

quyết định chuyển hướng sản xuất mới là đầu tư vào ngành giầy vải và giầy
da.
Năm 1993 công ty đầu tư một dây chuyền giầy da thiết bị Đài Loan với
công suất 300.000 đôi/năm, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa và quân đội.
Năm1998 theo quy hoạch của Bộ Công Nghiệp và Tổng công ty Da Giầy Việt
Nam. Công ty bàn giao toàn bộ thiết bị thuộc da cho nhà máy thuộc da Vinh –
Nghệ An và đầu tư hai dây chuyền vải, xuất khẩu 1 triệu đôi/năm. Đây là
điểm mốc quan trọng đánh dấu thời kỳ đổi mới sản xuất, kinh doanh của
Công ty từ thuộc da sang sản xuất kinh doanh xuất khẩu giầy dép các loại.
Ngoài ra khu đất 151 Thụy Khuê có diện tích là 21.687m
2
được đưa
vào vốn góp liên doanh. Tháng 12 năm 1998 liên doanh tại 151 Thụy Khuê
chính thức được thành lập và lấy tên là Công ty liên doanh Hà Việt –
TungShing. Đây là liên doanh giữa ba đơn vị là: Công ty Da Giầy Hà Nội,
công ty may Việt Tiến và công ty TungShing Hồng Kông nhăm xây dựng khu
nhà ở cao cấp cho thuê, khu văn phòng, khu vui chơi giải trí.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1.500 người với
ba dây chuyền sản xuất giầy đồng bộ với công suất 1,5 triệu đôi/năm. Sản
phẩm bao gồm giầy da nam nữ, giầy thể thao, giầy vải, dép xăng đan, dép đi
trong nhà. Trong đó 90% xuất khẩu, thị trường chính của công ty hiện nay là
EU, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, ý, Hà Lan, Tây Ban Nha
II. Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty
1. Chức năng
Công ty Da Giầy Hà Nội là công ty cã hoạt động kinh doanh độc lập, tự
hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư nhân lực của đất
nước để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, góp phần vào công
cuộc CNH – HĐH đất nước.
Công ty có chức năng sản xuất da giầy kinh doanh xuất nhập khẩu trực
tiếp bao gồm: xuất khẩu các loại sản phẩm da, giầy vải, giầy da và các loại

sản phẩm giầy dép khác. Nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất,
xuất khẩu.
2. Nhiệm vô
Công Ty Da Giầy Hà Nội có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên cơ sở chủ động hạch toán kinh
doanh và tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị với Bộ
Thương Mại và chính phủ và các vấn đề vướng mắc trong kinh doanh.
Tuân thủ pháp luật Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu và
giao dịch đối ngoại. Nghiêm chỉnh thực hiện cam kết hợp đồng mua bán và
hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
Quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự bổ sung nguồn
vốn kinh doanh đầu tư mở rộng trang thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm
của công ty.
Quản lý đào tạo cán bộ công nhân viên một cách có hiệu quả.
3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty Da Giầy Hà Nội chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng:
Sản xuất: các loại giầy vải, giầy da thời trang, giầy thể thao, dép đi
trong nhà, dép xăng đan với công suất 4 triệu đôi/năm, và 6 dây chuyền sản
xuất giầy.
Kinh doanh: máy móc thiết bị, vật tư hoá chất, nguyên phụ liệu cho
ngành Da Giầy. Máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí, đồ điện dân dụng, điện
máy, máy động lực, máy công cụ, nguyên phụ liệu hàng tiêu dùng.
III. T chc b mỏy qun lý v mi quan h trong quỏ trỡnh hot ng
Cụng ty Da Giy H Ni l doanh nghip hch toỏn c lp, cú y t
cỏch phỏp nhõn, thuc tng cụng ty Da Giy H Ni. B mỏy qun lý ca
Cụng ty c t chc theo mụ hỡnh trc tuyn chc nng, ban Giỏm c trc
tip qun lý v iu hnh.
1. Ban Giỏm c.
Giám đốc

Giám đốc kinh doanh Giám đốc liên doanh
Hà Việt-TungShing
Giám đốc sản xuất
Phòng
tiêu
thụ nội
địa
phòng
kinh
doanh
tổng
hợp
văn
phòng
của
công
ty
Trung
tâm kỹ
thuật
mẫu
Phòng
tổ chức
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
quản
lý chất

lợng
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Xởng cao su
Xởng cơ điện
Nhà máy giày da Thái Nguyên Liên doanh HaViêt-TungShing
Phân
xởng
chặt
Phân
xởng
may
Phân
xởng

Trực tiếp tiến hành quản lý các thành viên theo cơ chế hoá, các quản đốc
phân xưởng phải tự đôn đốc công việc trong quá trình sản xuất. Đứng đầu
Công ty là ban Giám đốc gồm 1 giám đốc, một trợ lý giám đốc và 3 phó giám
đốc.
a, Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty chụi trách nhiệm chung trước Tổng
Công ty trong các cuộc điều hành sản xuất kinh doanh. Giám đốc có trách
nhiêm:
- Chỉ đạo xây dựng các chiến lược kế hoạch phương án kinh doanh
- Điều chỉnh thay đổi bổ sung cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành cho phù
hợp.
- Bổ nhiệm và chui trách nhiệm về hoạt động quản lý của các cán bộ do
Giám đốc trực tiếp ký bổ nhiệm.
- Đại diện cho công ty các quan hệ đối nội đối ngoại, là đại diện cao nhất

cho pháp nhân của Công ty.
- Sử dông linh hoạt hình thưc và phương pháp uỷ quyền và phân cấp cho
các cấp, các công nhân.
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp liên quan đến hoạt động của toàn Công
ty.
- Phê duyệt các hình thức mức độ khen thưởng và kỷ luật đối với các cấp
trực tiếp bổ nhiêm.
b, Trợ lý giám đốc: Có chức năng thư ký tổng hợp và văn thư liên lạc, tham
mưu cho giám đốc việc hình thành và chuẩn bị các yêu cầu quản lý.
c, Phó giám đốc: Là người đứng đầu Công ty khi giám đốc đi vắng( từ 1 ngày
trở lên) uỷ quyền, chỉ đạo xây dựng kê hoạch và phương án hoạt động của
lĩnh vực được phân công phụ trách báo cáo bảo vệ kế hoạch và phương án để
giám đốc phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch phương án đá được phê
duyệt, báo cáo định kỳ các hoạt động của mình phụ trách lên giám đốc. Kiến
nghị đề xuất các phương án có liên quan đến cơ cấu tổ chức và nhân sự, qui
định chi tiết lề lối điều hành đối với các bộ phận, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
Phó giám đốc trực tiếp phụ trách:
-Phòng kinh doanh tổng hợp
-Văn phòng Công ty
-Phòng tiêu thụ nội địa
-Xưởng cơ điện
d, Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách các tổ chức, trung tâm kỹ thuật
mẫu, xí nghiệp cao xu, phòng tài chính kế toán hoạt động trong các lĩnh vực
về: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để triển khai thiết kế, chế tạo
thử các sản phẩm mới. Thí nghiệm các công tác đo lường, tiêu chuẩn phẩm
chất, an toàn lao động , phòng chống lũ lut xử lý các vấn để liên quan đến
môi trường sinh thái qui định công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật .
e, Phó giám đốc sản xuất : Trực tiếp phụ trách các phòng quản lý chất lượng,
phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh nội địa và xưởng giày xuất khẩu.
Các bộ phận này chụi đàm phán ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và thực hiện

hợp đồng đó.
2. Các phòng ban khác.
2.1.Phòng tài chính kế toán.
a, Chức năng: Phòng tài chính kế toán đặt trước sự quản lý của giám đốc
công ty, là cơ quan tham mưu quan trọng nhất giúp giám đốc nắm vững thực
lực của Công ty trong quá khứ, ở hiện tại còng nh tương lai. Phòng là nơi
cung cấp kịp thời đầy đủ các cơ sở dữ liệu để giám đốc ra các quyết định tài
chính.
Chức năng của bộ phận tài chính tập trung vào việc phân tích dự đoán
lên các kế hoạch, huy độn sử dụng vốn còng nh theo dõi kiểm soát khả năng
thanh toán của Công ty.
Chức năng của bộ phận kế toán là cập nhật trung thực, chính xác kịp
thời đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của Công ty thông qua
các nghiệp vụ kế toán.
b, Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của bộ phận tài chính:
-Lập kế hoạch về cơ cấu các bộ phận tài sản của Công ty, theo dõi các biến
động về tài sản, phân tích và đề xuất kiến nghị để giám đốc ra quyết định thay
thế, điều chỉnh bổ sung tài sản của Công ty.
-Lập các kế hoạch huy động các nguồn vốn cho công ty. Tổ chức phân tích cơ
cấu các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.
-Kiểm soát tình hình sử dụng các nguồn vốn, kiến nghị kịp thời việc sử dụng
các nguồn vốn cho việc mua sắm tài sản vật chất cho dù trữ hay cho các đầu
tư tài chính khac để giám đốc ra quyết định. Đề xuất các giải pháp ngắn hạn
và dài hạn cho viêc tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh.
-Đảm bảo và phát triển vốn của nhà nước giao cho Công ty, phát triển chúng
phù hợp với yêu cầu kinh doanh.
-Tham gia xây dựng các luận chứng kinh tế-kĩ thuật cho các dự án đầu tư kĩ
thuật- tài chính của Công ty
-Xây dùng ban hành hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các qui chế tài chính

nội bộ Công ty cho tất cả các nơi phát sinh các mối quan hệ kinh tế.
-Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán viên nội bộ đối với các báo cáo tài chính mà
bộ phận kế toán xây dựng.
-Theo dõi, phân tích tình hình doanh thu của Công ty; phân tích các cơ cấu chi
phí của các loại sản phẩm, lập kế hoạch theo dõi thực hiện việc quản lý đồng
tiền của Công ty.
-Tham gia các phương án tiền lương thưởng xây dựng các phương án phân
phối kết quả kinh doanh.
Nhiệm vụ của bộ phận kế toán:
-Nắm bắt đầy đủ các quy định của hệ thống của hệ thống kế toán mà Công ty
áp dụng, chủ động nghiên cứu nắm bắt các hệ thống kế toán khác mà các
khách hàng chủ yếu hoặc đối tác đang sử dụng.
-Tổ chức công tác ghi chép ban đầu, xây dựng các biểu mẫu chưng từ kế toán
sử dụng trong nội bộ.
-Hướng dẫn nhân viên nghiệp vụ kế toán ở các xí nghiệp, các xưởng, các đơn
vị khác của Công ty; thực hiện nghiệp vụ kế toán vật tư; thực hiện nhiệm vụ
kế toán thu tiền mặt phát sinh trong kinh doanh
-Xây dựng bảng cân đối tài sản theo các thời kỳ, xây dựng bảng báo cáo kết
quả kinh doanh cho từng thời kỳ, tập hợp các số liệu thống kê giúp cho công
tác quản lý.
-Thực hiện chế độ tự kiểm tra chéo các nghiệp vụ kế toán để bảo đảm tính
hợp thức của từng nghiệp vụ còng nh tính đúng đắn của cả hệ thống kế toán
Công ty.
-Thực hiện kế toán các khoản thuế, bảo hiểm các nghĩa vụ nhà nước khác.
c, Mối quan hệ trong quá trình hoạt động.
-Thực hiện mối quan hệ nghiệp vụ liên quan đến tất cả các phòng ban, bộ
phận, xí nghiệp trong nội bộ của Công ty.
-Thực hiện các quan hệ với các cơ quan tài chính cấp trên với tư cách là bộ
tham mưu về tài chính kế toán cho giám đốc của công ty.
-Thực hiện mối quan hệ với các cơ quan hưu quan khác.

2.2. Phòng kinh doanh
a, Chức năng: Phòng kinh doanh chụi sự quản lý trực tiếp của giám đốc Công
ty thực hiện hai chức năng sau:
- Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty. Phòng
thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tìm kiếm
và đảm bảo các yếu tố đầu vào theo phân cấp của Công ty kịp thời và hiệu
quả cho nhu cầu nội bộ của Công ty.
- Chức năng kinh doanh : phòng kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh
theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tập trung kinh doanh nguyên vật liệu đầu
vào cho ngành giầy da và các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh của
Công ty.
b, Nhiệm vụ : Phòng kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ như lập danh mục
các loại nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành giầy da; tổ chức thu thập nghiên
cứu thông tin để phát hiện các nguyên phụ liệu được ứng dụng cho ngành;
thực hiện nghiên cứu thăm dò các nguồn vật tư phục vụ cho ngành; xây dựng
kế hoạch và phương án cung cấp hoá chất nguyên phụ liệu; thực hiện việc
phát triển hệ thống các đại lý kinh doanh các nguyên phụ liệu; thực hiện việc
nhập khẩu trực tiếp hoá chất và nguyên liệu; bảo toàn và phát triển các nguồn
tài chính mà Công ty đang sử dụng; xây dựng các chương trình hoạt động
marketing; phản ánh kịp thời thông tin công nghệ kĩ thuật thị trường đến ban
giám đốc cũng như các bộ phận đơn vị thành viên trong Công ty.
c, Mối quan hệ
Phòng kinh doanh thực hiện các mối quan hệ trong nội bộ Công ty như
quan hệ với các phòng ban chức năng; quan hệ với ban giám đốc và các tổ
chức bằng việc đề xuất phối hợp với các phòng ban xí nghiệp về các vấn đề
liên quan đến thu nhập của văn phòng, đề xuất sửa đổi các qui định, qui chế
phù hợp với hoạt động kinh doanh; khi giám đốc đi văng thực hiện các quan
hệ với phó giám đốc được uỷ quyền; quan hệ với các tổ chức đoàn thể. Ngoài
ra phòng kinh doanh còn thực hiện các quan hệ ngoai Công ty, được uỷ quyền
quan hệ với các tổ chức ngoài công ty; các quan hệ với các cấp cao hơn nh

UBND các địa phương
2.3. Phòng tổ chức
a, Chức năng: phòng tổ chức trực thuộc sự quản lý của giám đốc Công ty
thực hiện ba chức năng sau:
-Tham mưu cho ban giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến nhân sự trong Công ty.
-Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho
Công ty; tổ chức vận động phong trào thi đua trong toàn Công ty, xây dựng
văn hoá Công ty.
b, Nhiệm vụ: Phòng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như theo dõi phát hiện
các bất cập trong cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty; xây dựng các văn bản liên
quan đến qui chế, nội qui cho việc quản lý Công ty; xây dựng kế hoạch hàng
năm đến nhân sự của Công ty; phát triển đội ngò nhân sự, nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến vấn đề nhân sự của Công ty, xây dựng và hình thành văn hoá
của Công ty
c, Mối quan hệ
Phòng tổ chức thực hiện các mối quan hệ trong nội bộ với các phòng
chức năng, các xí nghiệp, các phân xưởng, với giám đốc và các tổ chức.
Quan hệ với các phòng chức năng: phối hợp việc tập hợp nhân sự của
các bộ phận, nghiên cứu định mứu các phòng chưc năng, thông báo kịp thời
với các văn phòng về các chủ trương của Công ty, các chế độ chính sách.
Quan hệ với giám đốc và các tổ chức: hàng tháng có báo cáo tờ trình đề
nghị, xây dựng và đề nghị với giám đốc thông qua các kế hoạch, chương trình
đào tạo, đề xuất các cuộc họp phối hợp cho cuộc vận động của Công ty về
nhân sự, chất lượng
Đồng thời phòng tổ chức còn thực hiện các mối quan hệ ngoài Công ty
với các cơ quan quản lý địa phương, tăng cường quan hệ với các cơ sở đào
tạo, các cơ quan ban ngành trong việc phát triển đội ngò nhân viên Phát
triển quan hệ các tổ chức tài trợ, hỗ trợ của quốc tế để huy động và bổ sung

nguồn lực cho Công ty.
2.4. Phòng xuất nhập khẩu
a, Chức năng:
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chụi sự chỉ đạo trực tiếp của giám
đốc Công ty. Phòng thực hiện chức năng xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu
các yếu tố sản xuất theo qui định của đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ tổ
chức và hoạt động của Công ty.Thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ xuất
nhập khẩu, phòng còn có chức năng tìm kiếm khách hàng, củng cố phát triển
mối quan hệ với khách hàng quốc tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường khu vực và thị trường thế giới,
cải thiện vị thế của công ty cũng như góp phần vào việc nâng cao uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc lùa chọn khách hàng đáng tin cậy
các biện pháp để hoàn thiện công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
b, Nhiệm vô:
Xây dựng và trình giám đốc Công ty chiến lược kinh doanh xuất nhập
khẩu phù hợp với định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của
Công ty trong điều kiện hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế; tổ chức các
hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường thế giới và khu vực đồng thời xử lý
các thông tin đó để xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh ; chuẩn bị
các hồ sơ tài liệu cần thiết cho giám đốc Công ty làm việc với bạn hàng nước
ngoài khi họ đến Công ty ; thừa quyền của giám đốc Công ty thực hiện việc
giao dịch đàm phán với bạn hàng nước ngoài, với các cơ quan quản lý Nhà
nước Việt Nam và các tổ chức kinh tế Việt Nam có liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu của Công ty ; thực hiện tất cả các thủ tục hành chính liên quan
đến xuất nhập khẩu như lập chứng từ, thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế
và chuẩn bị các báo cáo tổng kết về hoạt động xuất nhập khẩu và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.
c, Mối quan hệ : thực hiện các mối quan hệ bên trong nội bộ Công ty
- Quan hệ với phòng kế hoạch và phòng kinh doanh nhằm phối hợp xây

dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh , kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng nội, xây dựng và thực hiện kế hoạch tác nghiệp, bảo đảm nguyên
liệu vật tư nhập khẩu theo tiến độ sản xuất , cân bằng lực lượng hàng hoá xuất
cho khách hàng .
- Quan hệ với các phòng ban khác nh phòng ISO nhằm thực hiện việc
sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9002 ;
với trung tâm mẫu, các văn phòng trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
- Quan hệ với phòng kế toán nghiệp vụ để thực hiện các nghiệp vụ tài chính
liên quan đến xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên vật liệu cho đầu
vào sản xuất.
2.6. Phòng quản lý chất lượng
a, Chức năng: phòng quản lý chất lượng chịu sự quản lý trực tiếp của phó
giám đốc kỹ thuật Công ty . Phòng thực hiện chức năng quản lý chất lượng
thống nhất trong toàn bộ Công ty trên các mặt: hoạch định, thực hiện , kiểm
tra, hoạt động điều chỉnh và cải tiến. Thông qua việc thực hiện các nội dung
của công tác quản lý chất lượng , phòng góp phần tích cực vào việc nâng cao
chất lượng hoạt động , khả năng cạnh tranh và cải thiện vị thế của Công ty
trên thị trường trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của Công ty .
b, Nhiệm vô:
Xây dựng và trình giám đốc Công ty xem xét và quyết định phương án
chiến lược và chính sách chất lượng của Công ty ; xây dựng và trình giám đốc
phê duyệt kế hoạch hàng năm về chất lượng , dù thảo trình giám đốc Công ty
thông qua các quy chế về quản lý chất lượng trong khâu thiết kế, cung ứng,
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá; tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng trong
Công ty thực hiện các thủ tục đăng ký chất lượng hàng hoá với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, xây dựng qui trình kiểm tra chất lượng cho từng khâu,
từng công đoạn, từng bộ phận sản xuất và hướng dẫn công nhân từng bước
thực hiện theo ISO-9002
c, Quan hệ công tác:

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phải xác định rõ mối quan hệ
công tác giữa phòng quản lý chất lượng với các phòng chức năng khác của
Công ty và xí nghiệp thành viên. Hướng theo việc áp dụng quản lý chất lượng
đồng bộ vào Công ty, phòng quản lý chất lượng có quan hệ với tất cả các bộ
phận trong Công ty. Yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau vì quyền
lợi phát triển chung của toàn Công ty.
2.7. Văn phòng Công ty
a, Chức năng, nhiệm vô :
Trong công tác quản lý, Công ty phải xử lý nhiều mối quan hệ nội bộ
và quan hệ bên ngoài. Trong những năm tới, sự phát triển của Công ty và việc
phân cấp mạnh mẽ cho các xí nghiệp thành viên, các quan hệ này ngày càng
mở rộng. Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác
của văn phòng Công ty là yêu cầu cấp thiết.
Văn phòng là cơ quan tham mưu chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám
đốc kinh doanh. Văn phòng có chức năng giúp việc ban giám đốc Công ty
trong lĩnh vực hành chính tổng hợp và đối ngoại, điều hoà các mối quan hệ
giữa các bộ phận trong Công ty, xây dựng Công ty thành khối thống nhất
hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh, củng cố và phát huy vị
thế của Công ty trên thị trường.
b, Quan hệ công tác:
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phải xác định rõ mối quan hệ
công tác giữa văn phòng với các phòng chức năng khác của Công ty và các xí
nghiệp thành viên. Với tư cách là bộ phận đảm nhiệm chức năng hành chính
tổng hợp, văn phòng có quan hệ với tất cả các bộ phận trong Công ty. Yêu
cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau vì quyền lợi phát triển chung của
toàn Công ty và mỗi bộ phận.
2.8. Trung tâm kỹ thuật mẫu
Trung tâm kỹ thuật mẫu dưới sự quản lý của phó giám đốc sản xuất thực hiện
các chức năng sau:
- Nghiên cứu ứng dụng các ý tưởng sáng tạo, triển khai sản xuất thử,

xem xét sự phù hợp với Công ty về cả thị trường lẫn khả năng công nghệ.
- Nghiên cứu mang tính phát hiện mới, sáng tạo mới các nguyên lý mới,
các nguyên vật liệu, kiểu dáng mới để tiếp tục cho các nghiên cứu ứng dụng
triển khai.
- Kết hợp các xưởng sản xuất thử, điều chỉnh công nghệ để phù hợp với dây
chuyền sản xuất sản phẩm mới.
*Quan hệ công tác
Thực hiện mối quan hệ với tất cả các phòng ban trong nội bộ Công ty
và quan hệ với bên ngoài như với các tổng Công ty hay ngành Da Giầy, các
sở thời trang mẫu mốt, các cơ sở kỹ thuật, mỹ thuật, các tổ chức quốc tế về
công nghệ và kỹ thuật, tham gia các hoạt động với các hiệp hội, các tổ chức
da giầy trong khu vực, quốc gia và quốc tế.
2.9. Xưởng cơ điện
Xưởng cơ điện bao gồm cả lò hơi, cấp nước có các chức năng sau:
- Duy trì năng lực hoạt động của tất cả các thiết bị hiện có trong Công ty
bao gồm cả cơ, điện, hơi, nước ( C,D,H,N ) thông qua công tác sửa chữa bảo
dưỡng dưới các hình thức.
- Phát triển năng lực thiết bị của C, D, H, N bằng việc cải tiến, đổi mới
từng phần hay lắp đặt bổ sung thiết bị mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra sát hạch trình độ bậc thợ cho đội ngò cán
bé công nhân viên sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cho Công ty.
Cũng như các phòng ban khác xưởng cơ điện cũng cần thực hiện tốt các mối
quan hệ với các phòng ban trong nội bộ Công ty và các mối quan hệ bên
ngoài nhằm tạo điều kiện để giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong
quá trình sản xuất đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ từ hai phía để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
I.Đặc điểm chủ yếu của mặt hàng kinh doanh
1) Đặc điểm chủ yếu của mặt hàng giầy dép
Giầy dép là mặt hàng thiết yếu, nó gắn liền với sinh hoạt hàng ngày

của con người, nó có tác dụng bảo vệ đôi chân khỏi tác động bên ngoài, tạo
điều kiện thuận lợi khi nghỉ ngơi. Ngoài ra với điều kiện như ngày nay thì
giầy dép còn có thêm một công dụng nữa là làm đẹp đôi chân mỗi khi sử
dụng nó. Chính vì thế mà ngày nay mặt hàng giầy dép rất đa dạng và phong
phú với màu sắc rất khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi, cho mọi thành phần.
Giầy dép là mặt hàng thời trang thay đổi mẫu mã liên tục do vậy mà nó có
tính thời vụ có chu kỳ sống rất ngắn.
Giầy dép được phân loại theo nhiều dấu hiệu khác nhau.
Phân loại theo công dụng: giày sinh hoạt, giày sản xuất, giày thể thao,
giày lễ hội.
Phân loại theo giới tính: giày nữ, giày nam.
Phân loại theo lứa tuổi: giày trẻ em, giày người lớn.
Phân loại theo dạng của giày: giày cao cổ, giày thấp cổ, xăng đan.
Phân loại theo nguyên liệu làm giày: giày da bò, da lợn, giả da, giày
vải.
Phân loại theo phương pháp vào đế: giày khâu chỉ, giày dán keo
Phân loại theo nguyên liệu làm đế giày: đế bằng cao su, đế bằng nhựa
hoá học.
Dùa vào tính chất của giày mà một đôi giày được coi là tốt nếu nó đáp ứng
được các chỉ tiêu sử dụng theo tiêu chuẩn quy định bao gồm:
- Nhóm chỉ tiêu economic: nó phản ánh mối quan hệ giữa đồ vật - con
người - môi trường trong đó con người đóng vai trò là chủ thể, nhóm chỉ tiêu
này nó đảm bảo cho bàn chân hoạt động bình thường khi sử dụng giày. Chỉ
tiêu này được đặc trưng bởi các thông số thống kê của giày như: hình dáng,
kích thước, chiều cao gót giày, độ mềm dẻo của giày, độ cứng của giày
- Nhóm chỉ tiêu vệ sinh: đây là chỉ tiêu rất quan trọng của giày dép để
nó đáp ứng được điều kiện sinh hoạt bình thường của con người, các chỉ tiêu
này bao gồm: tính giữ nhiệt, tính thấm hơi, tính thấm nước, tính kháng độc
Các chỉ tiêu vệ sinh phụ thuộc vào cấu trúc của giày, nguyên liệu làm giày.
- Nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ: bao gồm các đặc trưng về hình dáng, kiểu

mốt, phong cách màu sắc, trang trí của giày, nó không tách dời với phong
cách ăn mặc quần áo, giầy dép phải phù hợp.
- Nhóm chỉ tiêu độ bền: nhóm chỉ tiêu này chủ yếu xác định độ bền cơ lý
của giày dép như độ bền, độ cứng bề mặt nó phụ thuộc chủ yếu và
nguyên vật liệu và phương pháp gia công, một số đôi giày mốt thì thời hạn
sử dông ( độ bền ) còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý do hao mòn vô
hình.
2) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua:
Công nghiệp da giày, đồ da là ngành sản xuất gắn liền với nhu cầu tiêu
dùng của xã hội vì vậy nó có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, là ngành thu hót nhiều lao động xã hội, cung cấp sản phẩm cho xã hội,
tạo nguồn hàng xuất khẩu. Do đó có thể coi ngành giày dép, đồ da Việt Nam
nói chung đã góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế. Và trong
những năm gần đây ngành đã có hướng đi đúng đắn, tận dụng được lợi thế
cạnh tranh của mình nhằm sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài.
Trong bối cảnh kinh tế Công ty Da Giầy Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư
công nghệ, khảo sát, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động sản
xuất kinh doanh và Công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong việc
sản xuất ra sản phẩm cung cấp tới tay người tiêu dùng, đóng góp cho ngân
sách nhà nước, đồng thời tạo công ăn việc làm tăng cao mức sống cho cán bộ
công nhân viên của công ty
Biểu1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Da Giầy
Hà Nội 2001-2004
STT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004
Tỷ lệ phần trăm (%)
2002/2001 2003/2002 2004/2003
1
Doanh thu
tr. đồng 53.300 60.183 50.284 83.340 112,91 83,55 165,74

2
Giá trị sản
xuất công
ngiệp
tr. đồng 23.560 25.535 23.042 19.000 108,38 90,24 82,46
3 SP chủ yếu đôi
Giày vải
1.000.800 614.750 450.890 340.000 61,43 73,35 75,41
Giày da
217.600 308.400 150.249 68.000 113,55 48,72 45,26
Giày thể thao
565.795 525.000 92,79
4
Kim ngạch
xuất khẩu
10
3
USD 1.501 2.030 3.289 3.400 135,24 162,02 103,37
5
Số lượng
xuất khẩu
đôi 700.000 762.600 923.922 1.024.000 108,94 119,84 112,04
6
Kim ngạch
nhập khẩu
USD 1.740 2.010 2.683 5.100 115,51 133,48 190,08
7
Lao động người 1.050 1.100 1.760 800 104,7 160 45,5
Qua biểu trên cho thấy được tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian
qua. Doanh thu hầu như đều tăng nhanh qua các năm, năm 2001 doanh thu

của doanh nghiệp chỉ mới đạt 53.300 trđồng nhưng đến năm 2002 doanh thu
tăng lên 60.183 trđồng, tăng 12,91% đặc biệt doanh thu năm 2004 đã tăng
một cách nhảy vọt lên tới 83.340 trđồng, tăng 65,74% so với năm 2003.
Riêng chỉ có năm 2003 doanh thu bị giảm xuống nhưng lại tăng một cách
nhanh chóng trong năm 2004. Với doanh thu tăng khá đều hàng năm cùng với
đó là lợi nhuận cũng tăng cùng với tỷ lệ nh vậy.
Về kim ngạch xuất khẩu ta thấy, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu là
1.501.000 USD, năm 2002 là 2.030.000 USD tăng 35,24%, năm 2003 là
3.289.000 USD, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2002,
với tỷ lệ 62,02%. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên 3,37% so với
năm 2003. Nhình chung kim ngạch xuất khẩu các năm đều tăng nhưng tăng
với tốc độ nhanh vào các năm 2002 và 2003, tốc độ có xu hướng giảm dần
vào năm 2004. Điều này chứng tỏ thị trường giày dép nội địa có xu hướng
tăng lên. Mặc dù số lượng xuất khẩu tăng nhanh qua các năm do vậy ta thây
số lượng giầy dép của Công ty sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu
trong nước và quốc tế.
Về kim ngạch nhập khẩu, năm 2001 là 1.740.000 USD tăng 15,51%.
Năm 2003 là 2.683.000 USD tăng 33,48% so với năm 2002, năm 2004 là
5.100.000 USD tăng 90,08% so với năm 2003. Đây là tốc độ tăng lớn nhất từ
trước đến nay do Công ty đã phải nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, dây
chuyền sản xuất hiện đại để thay thế những máy móc đã lỗi thời, lạc hậu. Đây
cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao số lượng giày dép càng tăng
nhiều với năng suất cao.
Các sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất ra là rất lớn có xu hướng
tăng đều qua các năm. Trong năm 2001, 2002 thì sản phẩm chủ yếu của Công
ty chủ yếu là giày vải và giầy da, nhưng năm 2003,2004 xuất hiện thêm mặt
hàng giày thể thao. Điều này chứng tỏ chủng loại sản phẩm ngày càng đa
dạng phong phú để đáp ứng nhu cầu. Các mặt hàng giày vải và giầy da đều có
xu hướng giảm từ từ qua các năm. Giày vải năm 2001 sản xuất được 100.800
đôi nhưng đến năm 2002 chỉ còn 614.750 đôi giảm 38,57%, năm 2003 là

450.249 đôi giảm 26,65% so với năm 2002, năm 2004 sản xuất 340.000 đôi
giảm 24,65% so với năm 2003. Cùng với việc giảm tỷ trọng giày vải thì giầy
da cũng có xu hướng giảm đặc biệt trong năm tới năm 2005 Công ty sẽ không
sản xuất mặt hàng giầy da để tập trung nguồn lực cho việc sản xuất giày vải
và giày thể thao.
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng mặt hàng, mở rộng sản xuất kinh
doanh thì số lượng lao động của Công ty cũng tăng dần trong các năm kể cả
trong lĩnh vực quản lý và sản xuất trực tiếp. Năm 2001 số lượng lao động của
Công ty là 1050 người nhưng đến năm 2002 là 1100 người tăng 4,76%. Số
lượng lao động có trình độ tay nghề tăng lên ví dụ như phòng kinh doanh mục
tiêu của phòng đến năm 2005 sẽ có khoảng từ 15-20 cán bộ, trong đó cán bộ
nghiên cứu thị trường ( khoảng 10-12 cán bộ )sẽ là thành phần nòng cốt của
phòng. Hiện tại thì số lao động của Công ty đã có 83 người là đảng viên trong
đó số người đã tốt nghiệp đại học là 39 người, tiến sĩ 1 người, cao đẳng 5
người, trung cấp 6 người, sơ cấp 5 người còn lại là 30 người. Thu nhập của
người lao động do đó cũng tăng lên năm 2000 mức thu nhập mới chỉ là
450.000 đ/người/tháng nhưng đến năm 2002 đã là 700.000 đ/người/tháng và
vẫn tiếp tục tăng trong các năm 2003 và 2004. Điều này cho thấy Công ty
ngoài việc chú trọng sản xuất kinh doanh xuất khẩu còn rất chăm lo đến đời
sống và thu nhập của người lao động. Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do
trong những năm qua tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã đoàn
kết nhất trí không ngừng cố gắng phát huy nội lực vốn có mà Công ty đã có
được sau thời gian đầu tư đúng hướng và biết phát huy những yếu tố thuận
lợi, thực hiện hàng loạt các biện pháp quản lý một cách đồng bộ đúng đắn có
hiệu quả để vượt qua những khó khăn của kinh tế thị trường.
2)Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ của Công ty.
2.1.Thị trường đầu vào:
Quá trình chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh đã khiến cho Công
ty phải nhập toàn bộ máy móc thiết bị, các dây chuyền sản xuất giày vải và
giầy da. Các loại máy móc này chủ yếu nhập từ Đài Loan tuy công nghệ chưa

cao nhưng phù hợp với tình hình của Công ty trong những năm đầu hoạt
động. Tất cả các nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất giày dép cũng được
nhập từ các Công ty trogn nước, một số các nguyên liệu chất lượng cao các
doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được thì phải nhập khẩu từ thị trường
nước ngoài đó là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan ( ba cường quốc sản xuất
giầy dép ). Hiện nay Công ty có hai nguồn:
Nguồn nước ngoài: các loại nguyên liệu như da đặc biêt trong nước
không sản xuất được, phụ kiện trang trí giày và các sản phẩm hoá chất chủ
yếu do Công ty nhập từ nước ngoài. Các loại nguyên liệu này chủ yếu từ Hàn
Quốc và Trung Quốc.
Sản phẩm được cung ứng từ Hàn Quốc có ưu điểm là chất lượng tốt,
thời gian giao hàng đúng hạn, song giá cả cao, thái độ cung ứng kiêu ngạo,
không chu đáo tận tâm. Nguyên vật liệu được cung ứng từ Đài Loan chất
lượng tốt, thái độ cung ứng tốt song chậm tiến độ quy định. Còn các nguyên
liệu nhập từ Trung Quốc thì giá re chủng loại phong phú chất lượng lại không
đồng đều, thiếu chuyên nghiệp, giao nhận lâu, phức tạp.
Các sản phẩm hoá chất phục vụ sản xuất nh cao su, xăng nước, đông
cứng, nước thoát Công ty mua qua các văn phòng đại diện của các nhà cung
ứng nước ngoài đặt tại Việt Nam. Sù cạnh tranh găy gắt trên thị trường hoá
chất cho phép chúng ta nhập được đúng chủng loại, chất lượng cao, tiến độ

×