Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.47 KB, 95 trang )

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

PHẦN I : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: loại đề này thường là một câu danh ngôn,
một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư
tưởng, quan điểm của mình.
2.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện
tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng
đồng quốc tế quan tâm.
CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu
danh ngôn
B. Thân bài:
- Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái
niệm).
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong
lịch sử, cuộc sống để chứng minh).
- Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí
(dùng dẫn chứng trong lịch sử, cuộc sống để chứng minh).
- Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề NL
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người.
CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
B. Thân bài:
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn
luận, chứng minh bằng các dẫnchứng)


- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân.
1
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng
tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).
C. Kết bài:
- Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của
anh (chị)về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Câu 2: Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của
anh (chị)về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm,
học để chung sống, học để tự khẳngđịnh mình”.
Câu 3: “Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao
động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. Những vần
thơ trên của thi hào người Đức G.Bê-khe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về
sự phấnđấu của tuổi trẻ học đường hiện nay. Hãy viết một viết một bài văn ngắn
(khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ củaanh (chị).
Câu 4: Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về
truyềnthống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay
Câu 5: “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng
mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm
chân lí” (Lét-xinh). Từ câu nói trên,anh (chị) suy nghĩ gì về thành công và thất bại
trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người. Hãy viết
một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
Câu 6: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về
hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay.
Câu 7: Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về

hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay.
Câu 8: Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về
hiệntượng nghiện Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Câu 9: Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết
quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn
( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩcủa anh (chị) về hiện tượng đó.
2
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

Câu 10: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng dũng
cảm.
Câu 11: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng tự
trọng
Câu 12: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về sự tự tin
Câu 13: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng nhân ái
Câu 14: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về tinh thần
tráchnhiệm.
PHẦN II. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
THUỐC
- Lỗ Tấn -
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả (sgk)
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Nội dung (sgk): xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm học 2013-
2014
3. Nghệ thuật ( sgk): xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm học
2013- 2014
B. LUYỆN TẬP
Câu 1: Anh, chị hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn

học của Lỗ Tấn.
* Cuộc đời:
+ Lỗ Tấn (1881 – 1939), tên khai sinh là Chu Thụ Nhân, quê ở Chiết Giang
– Trung Quốc. Lỗ Tấn là một trong số những thanh niên thời bấy giờ trăn trở đi
tìm đường cứu vong cho dân tộc.
+ Lỗ Tấn đã bốn lần đổi nghề (nghề khai mỏ, hàng hải, nghề y, viết văn) để
cống hiến tương lai cho dân tộc. Ông ôm ấp nguyện vọng được học ngành y để
cứu giúp những người bệnh nghèo khó, nhưng khi nhận thấy chữa bệnh thể xác
3
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần, ông đã chuyển sang làm văn nghệ để
thức tỉnh quốc dân đồng bào.
+ Lỗ Tấn dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc
dân. Ông hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ chỉ cho họ
thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai. Ông là nhà văn
cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỷ XX. Ông được tôn
vinh là linh hồn dân tộc, kỹ sư tâm hồn của dân tộc.
* Sự nghiệp văn học.
+ Chủ đề bao trùm các sáng tác của ông là phê phán quốc dân tính – căn
bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ. Ngòi
bút của Lỗ Tấn mang tính chất văn chương đích thực, bởi văn chương của ông đã
đề cập sứ mệnh thiêng liêng – chuyên chú ở con người, chữa trị tinh thần cho con
người, góp phần vào sự nghiệp nghiên cứu dân.
+ Tác phẩm tiêu biểu: AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ
viết lại, Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng….
Thời trẻ, Hồ Chí Minh rất yêu thích văn chương của Lỗ Tấn bởi lẽ Người
tìm thấy trong đó sự đồng điệu của tâm hồn.
Câu 2: Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn? Truyện ngắn “
Thuốc” của nhà văn nêu lên thực trang gì?

- Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn : phanh phui các căn bệnh về
“tinh thần” của người dân Trung Quốc và lưu ý những phương thuốc chữa trị.
- Truyện ngắn “ Thuốc” nêu lên thực trạng: người dân Trung Quốc chìm
đắm trong mê muội, lạc hậu và người cách mạng xa rời quần chúng nhân dân.
Câu 3: Tóm tắt truyện “ Thuốc” - Lỗ Tấn.
Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in
trong tập Gào thét xuất bản 1923.
Vợ chồng lão Hoa Thuyên - chủ quán trà có con trai bị bệnh lao (căn bệnh
nan y thì bấy giờ). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao
tẩm máu người tử tù về cho con ăn, vì cho rằng như thế sẽ khỏi. Lão Thuyên dành
dụm tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn.
Sáng hôm sau, trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù
bị chém sáng nay. Đó là Hạ Du, một nhà cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai
4
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

biết gì về anh, nhiều người cho anh điên. Thế rồi, thằng Thuyên cũng chết vì
chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.
Năm sau vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma
viếng mộ con. Gặp nhau, hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau. Họ rất
ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau.
Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm, bày tỏ quyết tân bước người đã
khuất.
-> Nội dung tác phẩm: Phản ánh sự u mê nhân dân TQ trước cách mạng
Tân Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người cách mạng bi kịch
của người cách mạng tiên phong Hạ Du.
Câu 4: Anh, chị hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của
Lỗ Tấn.
- Thuốc có những tầng nghĩa sau:
+ Tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa thực) đó là thứ thuốc truyền thống của người

dùng để chữa bệnh lao, đây là thứ thuốc quái đản gây chết người. Lỗ Tấn muốn
thức tỉnh mọi người đó là thứ thuốc độc, mê tín phi khoa học. Ông muốn khai
sáng cho mọi người phải hiểu biết khoa học, phải tìm tòi nghiên cứu khoa học
mới có thể chữa căn bệnh nan y này.
+ Tầng nghĩa thứ hai là tầng nghĩa sâu sắc, là bức thông điệp chính của tác
phẩm.
* Nhà văn cảnh tỉnh cần có thứ thuốc đặc hiệu để chữa trị cho sự u mê, ngu
muội, dửng dưng, vô cảm tê liệt tinh thần trầm trọng của quần chúng không hiểu
biết về chính trị, họ cần có thuốc để giác ngộ, để chuyển mình cùng sự thay đổi
của đất nước.
* Thuốc để chữa trị cho những người cách mạng họ chưa thoát ra khỏi sự
tư tưởng tư sản còn xa rời, thoát li quần chúng mà Lỗ Tấn đã nhận thấy những
hạn chế của cách mạng Tôn Trung Sơn. Người Trung Quốc lúc đó giống như “
cái tay không cảm nhận được nỗi đau của cái chân”, lại luôn luôn hớn hở, tự đắc
như anh chàng AQ “ thắng trận trong tưởng tượng” đúng là một con bệnh trong
tình trạng thập tử nhất sinh, cấp thiết phải có phương thức chữa trị cứu đất nước
thoát khỏi nạn vong quốc.
Câu 5: Trong truyện ngắn “ Thuốc” của Lỗ Tấn, những người khách ở
quán trà lão Hoa đã bàn về những gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói
qua những chuyện ấy.
5
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà lão Hoa đã bàn về
những chuyện.
+ Chuyện thằng Thuyên ăn thuốc (bánh bao tẩm máu tử tù). Họ tin tưởng
đó là một thứ thần dược, cam đoan thế nào cũng khỏi, nhất định sẽ khỏi.
+ Chuyện về kẻ tử tù (Hạ Du), họ không am hiểu anh là ai, họi gọi anh là
thằng quỷ sứ, thằng khốn nạn, thằng điên, thằng giặc, nằm trong tù rồi mà còn
dám rủ lão đề lao làm giặc!

+ Và chuyện cái chết của Hạ Du đã đem lại lợi ích cho nhiều người như:
Cụ Ba (người chú) đem lại ra thú vừa tránh cho cả nhà được cái hoạ mất đầu, vừa
được hưởng 20 lạng bạc trắng xoá bỏ gọn vào túi…, đề lao Nghĩa thì kiếm được
cái áo của Hạ Du trước khi anh lên đoạn đầu đài, ông Hoa và nhiều người khác thì
mua được máu về chữa bệnh lao, lão Cả Khang thì phấn khởi kiến được món tiền
bán máu…
- Qua những chuyện ấy, Lỗ Tấn muốn gửi tới người đọc bức thông điệp:
Đó là cảnh tối tăm, u mê, ngu muội của đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ. Nhà
văn muốn một trần, phơi bày các căn bệnh tinh thần của họ.
+ Bánh bao tẩm máu người là thứ thuốc quái đản gây chết người. Lỗ Tấn
muốn thức tỉnh mọi người đó là thứ thuốc độc, mê tín dị đoan. Muốn chữa được
bệnh lao phải chữa bằng khoa học (bệnh không hiểu biết về khoa học).
+ Cần phải có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh u mê, ngu muội, trì trệ bảo thủ
của tư tưởng phong kiến còn ăn sâu trong tiềm thức nhân dân, bệnh dửng dưng,
vô cảm trước nỗi đau của đồng loại (bệnh không không hiểu biết về chính trị).
+ Cần phải có thuốc để chữa bệnh xa rời, thoát ly quần chúng của những
người làm cách mạng. Nếu không biết đoàn kết giai cấp, nếu quần chúng còn u
mê chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng còn phải đổ xuống một cách vô
nghĩa.
-> Đất nước Trung Quốc lúc ấy như một con bệnh thập tử nhất sinh cần
phải có thuốc chữa trị để tránh khỏi nạn vong quốc.
Câu 6: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mòn nơi nghĩa địa
trong truyện ngắn “ Thuốc” của Lỗ Tấn.
- Con đường mòn chính là “ ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những
người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái và nghĩa địa những người nghèo,
ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này, lớp khác như bánh bao nhà
giàu ngày mừng thọ.”
6
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn


- Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa:
+ Không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hi sinh vì đất
nước với những kẻ trộm cắp, giết người. Vô hình trung, những chiến sĩ cách
mạng cũng bị xem là “ giặc”.
+ Số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người bị chết vì
nghèo đói. Một con số gợi lên thực trạng xã hội vừa đen tối lại vừa tàn bạo của
đất nước Trung Hoa cũ.
+ Con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô
hình của lòng người, của những định kiến xã hội. Đó là sự ngăn cách giữa quần
chúng và những người làm cách mạng.
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
- Sô – Lô - Khốp -
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả (sgk)
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Nội dung (sgk): xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm học
2013- 2014
3. Nghệ thuật ( sgk): xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm
học 2013- 2014
B. LUYỆN TẬP
Câu 1: Nêu ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô – lô - khốp
* Cuộc đời:
- Mi- khai – in A - lếch – xan – đrơ – vich – Sô- lô - khốp (1905 – 1984) là
nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Noben về văn học 1965.
- Sinh ta trong một gia đình nông dân tại vùng thảo nguyên Sông Đông
- Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít,
ông là phóng viên mặt trận.
* Sự nghiệp:
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận

con người…
7
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Tác phẩm của Sô – lô - khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống
và chiến tranh. Đều xoay quanh chủ đề: nhân dân và cách mạng, nhân dân và lịch
sử…
Câu 2: Anh, chị hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “ Số phận con người”
của Sô – lô - khốp.
Sau gần một năm thế chiến thứ hai kết thúc, trên đường đi công tác, tác giả
gặp lại lái xe Xô – cô - lốp và một đứa trẻ chừng 5- 6 tuổi. Anh đã kể cho tác giả
về cuộc đời gian truân và bất hạnh của mình.
Khi chiến tranh bùng nổ Anđrây Xô – cô - lốp ra trận để lại quê nhà một vợ
và ba con. Chiến tranh được một năm, anh bị thương và bị bắt làm tù binh, hai
năm đoạ đày trong các trại tập trung của phát xít Đức, anh bị tra tấn rất dã man.
Nhân cơ hội lái xe cho bọn Đức, anh đã trốn thoát về phía Hồng quân. Lúc đó anh
cũng nhận được tin vợ và hai con anh ở quê nhà bị bọn Đức sát hại, rồi lại đến
con trai duy nhất- một đại uý pháo binh niềm hy vọng cuối cùng của anh cũng hy
sinh đúng vào ngày chiến thắng phát xít Đức mùng 9 tháng 5 năm 1945.
Chiến tranh kết thúc, Xô - cô - lốp giải ngũ. Biết đi đâu về đâu? Anh tìm
đến sống với hai vợ chồng người đồng chí cùng chiến đấu và xin được lái xe cho
một đội vận tải. Thế rồi anh gặp được bé Va – ni – a, bố mẹ bé cũng bị chết trong
chiến tranh. Một mình bé bơ vơ sống nhờ hàng giải khát bên đường. Xô – cô - lốp
đưa bé về làm con nuôi. “ Hai con người côi cút, hai hạt cát bị chiến tranh phũ
phàng thổi tới, phiêu bạt khắp nước Nga”. Hai cha con sống dựa vào nhau, không
may một chuyến rủi ro xảy ra, Xô – cô - lốp bị tước bằng lái, lại phiêu bạt tới Ka
– sa – rư để kiếm sống.
Câu 3: Lòng nhân hậu của nhân vật Anđrây Xô – cô - lốp được thể
hiện như thế nào trong đoạn trích “ Số phận con người” của Sô – cô - lốp?
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Nga ca khúc khải hoàn

nhưng họ cũng phải gánh chịu hậu quả thật lớn lao của chiến tranh. Đau thương,
mất mát không chỉ giáng xuống đầu người ngoài mặt trận mà thảm hoạ ấy còn
gây ra cho biết bao người vô tội nơi hậu phương như vợ con Xô - lô - khốp, như
gia đình bé Va - ni - a.
- Xô - cô - lốp từ mặt trận trở về, lang thang trong nỗi đau mất mát quá
lớn, anh đã gặp bé Va – ni – a bơ vơ trong một quán giải khát bên đường. Anh đã
nhận bé làm con. Hai trái tim côi cút nương tựa vào nhau. Cuộc sống của anh dù
phải đi ở nhờ, công việc bấp bênh nhưng anh đã dồn hết tình cảm của mình cho
bé, chăm sóc yêu thương bé như một người cha ruột.
8
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Trái tim đầy thương tích của anh, nó vẫn dày vò làm anh đau đớn hàng
đêm. Anh chỉ sợ một ngày nào đó nó bỗng ngừng đập thì bé Va – ni – a sẽ sống ra
sao? Anh giấu kín những giọt nước mắt để cho bé được sống vui vẻ, hồn nhiên
với tuổi thơ.
-> Sự chăm sóc chí tình của Xô – cô - lốp đối với Va – ni – a dù có vụng về
của một người đàn ông nhưng qua đó, nhà văn đã làm nổi bật lên tính cách Nga -
một tấm lòng nhân hậu của người lính sau chiến tranh. Xô – cô - lốp mang cả hai
vẻ đẹp. anh hùng trong chiến đấu, nhân hậu với con người. Lòng nhân ái có thể
giúp cho con người không chai sạn, hàn gắn được phần nào vết thương đau.
Chính lòng nhân ái đã giúp hai con con Xô – cô - lốp thêm sức mạnh để vượt qua
cuộc sống vốn rất phũ phàng.
Câu 4: Trong phần cuối tác phẩm “ Số phận con người”, nhà văn M.
Sô- lô-khốp viết:
“ Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố
chiến tranh thổi bạt tới miền xa lạ…”
( Ngữ văn 12, Tập hai, tr. 123, NXB Giáo dục – 2008)
“ Hai con người” được nói đến ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả
gọi họ là “ Hai con người côi cút” ? Hình ảnh “ hai hạt cát” trong câu văn có ý

nghĩa gì?

- Hai con người được nói đến là A. Xô- cô- lốp và bé Va- ni- a ( hoặc
Va- niu- ska)
- Tác giả gọi là hai con người côi cút vì A. Xô- cô lốp và bé Va-ni- a
đều mất hết người thân trong chiến tranh.
- Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa:

+ Những số phận bé nhỏ, mong manh là nạn nhân của bão tố chiến tranh.
+ Niềm cảm thương của tác giả dành cho nhân vật
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
- Hê – Minh- Uê -
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.Tác giả (sgk)
9
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Nội dung (sgk): xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm học
2012- 2013
3. Nghệ thuật ( sgk): xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm
học 2012- 2013
B. LUYỆN TẬP
Câu 1: Nêu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê
– minh – uê.
* Cuộc đời:
- Ơ nit – Hê – minh – uê (1899 – 1961) là nhà văn nổi tiếng của Mỹ thế kỷ
XX.
- Ông sinh ra trong một gia đình trí thức, bắt đầu sự nghiệp bằng nghề làm

báo, từng tham gia các cuộc chiến tranh thế giới.
* Sự nghiệp:
Ông là người đề xướng nguyên lý “ Tảng băng trôi” các tác phẩm của ông
về đề tài gì cũng đều nhằm mục đích “ viết một áng văn xuôi đơn giản và trung
thực về con người”.
Năm 1954 ông được nhận giải Noben.
Hê – minh – uê để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ, tiêu biểu là: Giã từ
vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả…
Câu 2: Anh, chị hãy tóm tắt đoạn trích “ Ông già và biển cả” của Hê –
minh – uê.
Truyện kể về ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan- ti – gô.
Đoạn trích nằm ở cuối truyện đây là ngày thứ ba lênh đênh trên biển cả mênh
mông, một mình ông đuổi theo và bắt được con cá kiếm. Đây là con cá lớn nhất,
kỳ vĩ nhất trong cuộc đời đi câu của ông. Để chinh phục nó, ông già đã phải trả
giá không nhỏ. Con cá lớn hơn cả chiếc thuyền của ông, nó cứ lượn đi lượn lại
điềm tĩnh và tuyệt đẹp. Một mình ông lão đơn độc, đói khát, rét, chân tay xây xát,
sức tàn lực kiệt, nhưng kiên cường vật lộn với con cá. Cuối cùng, cuộc chiến đấu
không cân sức cũng đến hồi kết, Con cá đã bị ông già giết chết. “ Lúc con cá
mang cái chết trong mình sức tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc
khổng lồ, vẻ đẹp va sức lực treo lơ lửng trên không trung thoáng chốc nó rơi sầm
10
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

xuống nước”. Ông lão ngắm nhìn , chạm vào thành quả của mình rồi buộc nó vào
mạn thuyền, dựng cột, dong buồm trở về đất liền…
Câu 3: Anh, chị hãy phân tích ý nghĩa “ nguyên lý tảng băng trôi” qua
đoạn trích “ Ông già và biển cả” của Hê – minh – uê.
Đoạn trích kể chuyện ông già chinh phục con cá kiếm trên biển cả mênh
mông. Câu chuyện kể thật đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho
người đọc. Người đọc tự suy ngẫm để rút ra hàm ý sâu sắc sau câu chữ và đồng

sáng tạo với nhà văn.
- Lớp nghĩa thứ nhất mang lại cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá
lớn nhất, đẹp nhất trong đời đi câu của ông già và cuộc hành trình nhọc nhẵn,
dũng cảm của người lao động trong mỗi xã hội vô tình. Đó là một phần nổi của
nguyên lý.
- Lớp nghĩa thứ hai: Kể về chuyện ông già và con cá kiếm không chỉ đơn
thuần là mối quan hệ giữa một ông lão đi câu với một con mồi, mà qua lối độc
thoại có tính đối thoại giữa ông già và con cá kiếm, người đọc có thể nhận thấy
mối quan hệ lớn hơn: mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên luôn là đối thủ
xứng đáng, là cuộc chiến không cân sức. Nhưng dù thiên nhiên có hung dữ tới
đâu thì con cá người nhỏ bé, giàu ý chí kia vẫn cố gắng để chiến thắng. Hình
tượng ông già chinh phụ con cá là biểu tượng của người anh hùng trên biển cả
không thôi khác vọng, ngược lại hình tượng con cá kiếm cũng là biểu tượng kì vĩ
cho vẻ đẹp, cho sức mạnh man dại của tự nhiên. Để chiếm lĩnh được nó, con
người không chỉ có sức mạnh mà con người phải có trí khôn, lòng quả cảm mới
có thể giành chiến thắng.
- Lớp nghĩa thứ ba: Tuỳ vào người đọc đồng sáng tạo, có thể suy rộng ra,
đó cũng là thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo
đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày trước mắt người đời, cũng gặp biết bao sóng
gió, cam go như hình tượng ông già đối mặt với biển cả, biển đời. Và trên đường
đời của bất cứ ai, người ta đều phải trả giá cho sự thành bại của mình. Nhưng cho
dù ở bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi khát vọng.
Lớp nghĩa thứ hai và ba chính là bảy phần chìm trong nguyên lý tảng băng
trôi mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
Câu 4: Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn
trích “ Ông già và biển cả” của nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê?
- Cá kiếm là biểu tượng cho sức mạnh, vẻ đẹp kiêu hung, vĩ đại của tự
nhiên; vì vậy nó vừa là đối tượng chinh phục đồng thời vừa là bạn của con người.
11
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn


- Cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị đồng thời
cũng rất lớn lao, cao cả mà con người từng theo đuổi ít nhất một lần trong đời.
- Cá kiếm là biểu tượng của thành quả lao động, sáng tạo mà con người đạt được trai
qua bao khó khăn, thử thách.
PHẦN III. VĂN HỌC VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VHVN TỪCÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN
HẾT TK XX
Câu 1 : Nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tác động
đến văn học Việt Nam từ năm 1945 - 1975.
Các ý cần đạt

- Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản đã tạo ra ở đất nước ta một nền
văn học thống nhất.
-Văn học phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt : 30 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa, điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và
chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc…).
Câu 2: VHVN từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng đường ?
Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng?
Các ý cần đạt

a.Chặng đường 1945-1954:
văn học phán ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước ta
vừa giành được độc lập.
- Từ cuối năm 1946 : văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp.
- Một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu :
+ Truyện và kí: “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng); “Đôi mắt” (Nam Cao)…

+ Thơ ca: “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm); “Việt Bắc” (Tố Hữu)…
+ Kịch “Bắc sơn” (Nguyễn Huy Tưởng); “Chị Hòa” (Học Phi)…
b. Chặng đường 1955-1964
12
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề của hiện thực
đời sống: “Sống mãi với thủ đô” (Nguyễn Huy Tưởng); “Sông Đà” (Nguyễn
Tuân);
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ: “Gió lộng” (Tố Hữu); “Ánh sáng và phù sa”
(Chế Lan Viên)…
- Kịch: “Đảng viên” (Học Phi)…
c. Chặng đường 1965- 1975
Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi chủ
nghĩa anh hùng cách mạng.
- Truyện, kí: “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi); “Rừng xà nu”(Nguyễn
Trung Thành); “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (Nguyễn Tuân)… .
- Tiểu thuyết: “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)…
- Thơ ca : “Ra trận”; “ Máu và hoa” (Tố Hữu); “Đầu súng trăng treo”
(Chính Hữu)…
- Kịch: “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình); “Đại đội trưởng của tôi”
(Đào Hồng Cẩm).
Câu 3: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đếnnăm 1975.
a. Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu
sắc với vận mệnh chung của đất nước
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo là tư tưởng cách mạng, văn học là vũ
khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.

+ Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.
b.Nền văn học hướng về đại chúng
+ Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh chủ yếu vừa là nguồn cung cấp, bổ
sung lực lượng cho sáng tác văn học.
+ Hình tượng chính của văn học giai đoạn này là hình tượng người chiến sĩ,
người lao động, hình tượng quần chúng với tư tưởng và tư thế mới của người làm
chủ cuộc sống.
13
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

+ Các hình thức biểu hiện gần gũi, quen thuộc với đại chúng, ngôn ngữ
trong sáng.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn:
- Khuynh hướng sử thi
+ Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lớn lao, tập
trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân
tộc, kết tinh phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận
của đất nước.
+ Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca,
ngưỡng mộ.
- Cảm hứng lãng mạn:
- Chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của
cuộcsống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn gắn
liền với khuynh hướng sử thi.
Câu 4: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử ,xã hội, văn hóa hãy giải thích vì sao
VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới ?
Các ý cần đạt


- Chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì
mới- thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh
đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa
nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học cũng
phải đổi mới cho phù hợp với tình hình mới.
Câu 5: Nêu những thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ
XX.
Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
Các ý cần đạt

- Sự nở rộ ở thể loại trường ca: “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo);
“Đất nước hình tia chớp” (Trần Mạnh Hảo)…
14
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Một số tập thơ có giá trị: “Tự hát” (Xuân Quỳnh); “Thư mùa đông” (Hữu
Thỉnh)…
- Văn xuôi có nhiều khởi sắc: “Mùa lá rụng trong vườn” (Ma Văn Kháng);
“Thời xa vắng” (Lê Lựu)…
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, văn học
gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày: “Chiếc thuyền
ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu); Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng
Phủ Ngọc Tường); hồi kí “Cát bụi chân ai” (Tô Hoài).
- Kịch nói phát triển mạnh mẽ: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang
Vũ.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả
* Cuộc đời
* Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác
2. Sáng tác văn học của HCM
a. Văn chính luận
b. Truyện và kí
c. Thơ ca. SGK
3. Phong cách nghệ thuật HCM
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Ngày 19/08/1945 , Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở HN
- Ngày 28/08 HCM từ chiến khu VB trở về HN, tại số nhà 48 Hàng Ngang,
Người soạn thảo TNĐL
15
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Ngày 02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc bản TNĐL khai
sinh ra nước VN DCCH
2. Nội dung
- Là một kiện chính trị có giá trị lịch sử to lớn, đồng thời là áng văn chính luận bất
hủ.
- Tố cáo tôi ác thực dân Pháp
- Khẳng định nền độc lập dân tộc
3. Nghệ thuật
- Áng văn chính luận mẫu mực: Sự chặt chẽ trong lập luận, sự đanh thép của lý lẽ,
sự đúng đắn của luận cứ và hệ thống dẫn chứng chân thực, sinh động.
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp làm cơ sở lí luận.
4. Chủ đề. TNĐL là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn chính luận
bất hủ: Tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, chấm dứt hơn

80 năm cai trị của thực dân Pháp ở nước ta và mở ra kỉ nguyên tự do, độc lập của
dân tộc.
B. LUYỆN TẬP
Câu 1: Hoàn cảnh, đối tượng, mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 ,Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48
phố Hàng Ngang Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày
2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình- Hà Nội
trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng Hòa.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta,
đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương
* Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh,
Pháp, Mĩ.
* Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận
điệu xảo trá của Thực dân Pháp
Câu 2: Giá trị của Bản Tuyên ngôn độc lập.
16
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

* Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá có tính chất đúc kết nguyện
vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập tự do. Tuyên ngôn độc lập
cũng là kết quả của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta chống lại kẻ
thù trong và ngoài nước để có được quyền thiêng liêng ấy. Đằng sau những lời
văn trang trọng của Tuyên ngôn độc lập là sự thực lịch sử, là hình ảnh một đất
nước, một dân tộc trong những năm tháng đen tối đau thương dưới ách thống trị
của kẻ thù, là biết bao cuộc đấu tranh khởi nghĩa đầy gian khổ.
Mặt khác, bản Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện tơ tưởng mang tầm vóc
lịch sử. Độc lập của dân tộc bao giờ cũng gắn liền với quyền sống của con người

và hạnh phúc của đất nướccũng là hạnh phúc của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Như vậy quyền của dân tộc, quyền của con người, quyền của cá nhân là những
phạm vi gắn bó chặt chẽ với nhau. Bản Tuyên ngôn độc lập tạo ra sự thống nhất
của ba phạm vi đó: từ quyền sống của con người, tác giả nâng cao thành quyền lợi
của dân tộc và trong quyền lợi của dân tộc đã hàm chứa quyền sống của mỗi cá
nhân
* Giá trị văn học: một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng của bản
tuyên ngôn ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng mạnh
mẽ đến người đọc. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ với các phần đều liên quan đến
nhau: cách lập luận đanh thép, chứng cứac thực, và tất cả đều xoáy vào việc quan
trọng nhất là độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ tác phẩm chính
xác, giàu sức biểu hiện. Từng câu từng chữ đều được lựa chọn sao cho đạt được
hiệu quả diễn đạt cao nhất.
C âu 3 : Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách của Hồ Chí Minh trong văn
chính luận. Hãy chứng minh?
Luận điểm Luận cứ Luận chứng
- Bố cục ngắn gọn,
xúc tích.
- Lập luận chặt chẽ,
đanh thép.
- Lí lẽ sắc bén hùng
hồn.
- Là thông điệp chính trị, tác phẩm
nhắc tới mục đíchtức thời, quan
trọng, loại bỏ những amm mưu
nguy hiểm của kẻ thù.
- Lên án chế độ thực dân Pháp.
- Khẳng định quyền tự do tự chủ
của dân tộc Việt Nam.
- Sức mạnh của lí lẽ chính là sự

thật.
- Bản tuyên ngôn của
Pháp và Mĩ.
- Pháp không bảo hộ
dân chủ Việt Nam,
chúng đã phản bội
17
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Ngôn từ chính xác
giàu sức biểu cảm
- Sự độc lập của Việt Nam phù hợp
với lẽ phải công lí và đạo đức.
- Hàng loạt động từ, tính từ…
chính xác giàu sắc thái biểu cảm.
Việt Nam, đã gieo rắc
nhiều tội ác với nhân
dân Việt Nam.
Câu 4: Phân tích giá trị nội dung của Tuyên ngôn độc lập:

Luận điểm Luận cứ và luận chứng
Cơ sở pháp lí
và chính nghiã
của bản tuyên
ngôn
Nêu và khẳng định quyền con người và quyền dân tộc:
- Trích dẫn 2 bản TNgôn:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)
+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
-> nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của

con người
-Ý nghĩa của bản trích dãn
+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối
phương.
+Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc( đặt 3 cuộc CM, 3
nền độc lập, 3 bản TN ngang tầm nhau.)
-Lập luận sán tạo " Suy rộng ra " “ -> từ quyền con người
nâng lên thành quyền dân tộc.
- Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý
của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu
là độc lập dân tộc.
Cơ sở thực tiễn
của bản tuyên
ngôn
Tội ác của Pháp
*Tội ác 80 năm: lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng nhưng thực
chất cướp nước,áp bức đồng bào ta,trái với nhân đao& chính
nghĩa.
-Chứng cứ cụ thể :
+ Về chính trị: không có tự do, chia để trị ,đầu độc , khủng bố.
+ Về kinh tế: bóc lột dã man
-Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng súc tích,đanh thép, đầy
phẩn nộ đối với tội ác tày trời của thực dân
18
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

*Tội ác tron 5 năm (1940-1945)
- Bán nước ta 2 lần cho Nhật (bảo hộ?)
- Phản bội đồng minh ,không đáp ứng liên minh cùng Việt
Minh để chống Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố ,giết nốt tù

chính trị ở Yên Bái,Cao Bằng.
*Lời kết án đày phẫn nộ, sôi sục, căm thù: Vừa:(quì gối ,đầu
hàng ,bỏ chạy ) ->đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó, từ
đó )
Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân
Pháp đối với nước ta ngót >vạch trần thái độ nhục nhã của
Pháp gần một thế kỉ.
Dân tộc Việt Nam (lập trường chính nghĩa)
- Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm
- Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.
- Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.
-Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp .
*Phương pháp biện luận chặt chẽ, lô gích, từ ngữ sắc sảo. Cấu
trúc đặc biệt,nhịp điệu dồn dập,điệp ngữ"sự thật "như chân lí
không chối cải được.Lời văn biền ngẫu, phủ định chế độ thuộc
địa thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân
tộc
-Phủ định dứt khoát, triệt để (thoát ly hẳn,xóa bỏ hết ) mọi
đặc quyền ,đặc lợi của thực dân Pháp với đất nước Việt Nam .
-Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập , tự do của dân tộc
*Hành văn;hệ thống móc khẳng định tuyệt đối
Lời tuyên bố
độc lập trước
thế giới
- Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Hồ Chủ
Tịch về quyền dân tộc -tự do ( trên cơ sở lí luận pháp lí, thực
tế ,bằng ý chí mãnh liệt của dân tộc )
-Tuyên bố dứt khoát triệt để
Câu 5: HCM đã vạch trần luận điệu của thực dân Pháp như thế nào qua
Tuyên ngôn Độc lập


1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập
- Là lời khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm
được
19
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và
Pháp
2.Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.
- Với những dẫn chứng đã dạng phong phú vốn là những sự thật hiển nhiên,
Bác đã buộc tội kẻ thù rất hùng hồn, đanh thép qua những phương diện cơ bản:
KT, CT, VH, giáo dục… bằng phương pháp tương phản đầy sức thuyết phục:
- Năm tội ác về chính trị:
1- tước đoạt tự do dân chủ,
2- luật pháp dã man, chia để trị,
3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta,
4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân,
5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
- Năm tội ác lớn về kinh tế:
1- bóc lột tước đoạt,
2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,
3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta,
4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta,
5- gây ra thảm họa làm hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm
1945.
- Chúng lên tiếng bảo hộ Việt Nam nhưng thực tế trong vòng 5 năm (1940 –
1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
- Chúng rêu rao tự do bình đẳng nhưng thực tế lại cướp nước ta, áp bức đồng

bào ta, dìm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu
- Chúng khoe công khai hóa VN nhưng thực tế lại đầu độc dân ta bằng chính
sách ngu dân, rượu cồn, thuốc phiện.
- Chúng tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng, nay phải trở về tay
chúng nhưng từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa.  Như vậy. chúng ta đã lấy lại VN từ tay
Nhật chứ ko phải từ tay Pháp. Luận điểm này vô cùng quan trọng về mặt pháp lí
dẫn tới sự phủ nhận triệt đề mọi đặc quyền, đặc lợi của thực dân Pháp ở VN.
=> Hệ thống lí lẽ và dẫn chứng ở trên đã vạch trần bản chất của thực dân
Pháp: giả dối, lọc lừa, có tội chứ ko có công với người VN.
20
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

Câu 6: Lời tuyên bố độc lập trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” có giá trị như
thế nào ?

• Đối với kẻ thù:
- Thoát li hẳn với thực dân Pháp
- Xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp kí với VN
- Xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên VN
=>3 lời tuyên bố với mức độ tăng dần, từ ngữ hết sức chặt chẽ
• Đối với nhân dân Việt Nam:
- Họ xứng đáng được hưởng độc lập, tự do
+ Dũng cảm chiến đầu và hy sinh biết bao xương máu chiến đấu cho nền độc lập
tự do. Sự khẳng định rất hùng hồn thể hiện niềm tự hào dân tộc bằng một loạt
phép điệp từ đầy tính hùng biện: “1 dân tộc đã gan góc” (điệp 2 lần), “dân tộc đó
phải được”(điệp 2 lần).
+ Đứng về phe đồng minh chống phát xít
+ Nêu cao lá cờ bác ái
- Nền độc lập ấy được bảo vệ bằng ý chí của người VN. Người đã khẳng định

“Toàn thể dân tộc VN…nền tự do độc lập ấy”  bộc lộ sức mạnh to lớn của tình
cảm yêu nước của người VN trong truyền thống giữ nước quý báu.
- Kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới
- Khẳng định một lần nữa sự thật nước VN đã thành một nước tự do và độc lập.
TÂY TIẾN
- Quang Dũng -
A.KIẾN THỨC CƠ BẢN.

I.Tác giả: (Sgk)

II. Tác phẩm.

1. Hoàn cảnh sáng tác.

- 1947 binh đoàn được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với
bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào ,tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào
cũng như miền Tây Bắc bộ VN.
21
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành
lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơnvị khác.
- Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ,
lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến” .Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957
được in lại và đổi tên “Tây Tiến”
2. Nội dung (Sgk): Xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm 2013- 2014
3. Nghệ thuật (Sgk): Xem hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, năm 2013- 2014
B. LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích đoạn thơ đầu ( từ câu 1 đến câu 14) trong bài thơ “Tây

Tiến” .

Các ý cần đạt

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung đoạn trích: Cảm xúc bao
trùm đoạn thơ là nỗi nhớ da diết thiên nhiên, núi rừng miền tây và người lính Tây
Tiến.
2. Nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ
mộng trữ tình.

- Các địa danh Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha
Luông Không gian bí hiểm, hoang sơ của mảnh đất miền Tây.
- Các từ láy, điệp từ cùng nghệ thuật đối lên “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”,
“heo hút”, “dốc”, “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, diễn tả nỗi vất vả,
gian lao trên đường hành quân.
- Bên cạnh đó còn là bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình: Hình ảnh
“Hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi”. Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ, tâm hồn trẻ
trung, yêu đời của lính Tây Tiến.
3. Nỗi nhơ về người linh Tây Tiến trên đường hành quân
- Sự hi sinh trong gian khổ
“Anh bạn giãi dầu không bước nữa”
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
Người lính hi sinh trên đường hành quân gian khổ nhưng tác giả diễn tả hết
sức nhẹ nhàng, bình yên như đi vào giấc ngủ.
22
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

- Đó còn là người lính trẻ trung hóm hỉnh lãng mạn: ba từ “Súng ngửi trời” và
“cọp trêu người” lột tả hết cái hóm hỉnh, ngang tàng của những người lính trẻ là
những học sinh, sinh viên.

4. Nỗi nhớ về tình quân dân nồng ấm
5. Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, ngôn ngữ
giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu.
Câu 2 : Cảm nhận về thiên nhiên miền Tây và tình quân dân qua đoạn thơ
sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
……………………………………….
Trôi dòng nước lũ hoa đong đ ưa”.
Các ý cần đạt

1. Bức tranh đêm liên hoan văn nghệ nơi biên giới (4 câu đầu)
- Sử dụng động từ, cụm động từ mạnh diễn tả đêm liên hoan thắm tình
quân dân: “bừng lên”, “khèn lên”, “nhạc về” “xây”
- Dùng hô ngữ “kìa em”, diễn tả sự ngạc nhiên hào hứng trước cái mới lạ
đang diễn ra trước mắt bởi các trang phục mới lạ: “xiêm áo”, “man điệu”, sự “e
ấp”
Cảnh vật và lòng người đều bừng sáng lên. Đoạn thơ thể hiện chất hào hoa
trong trong việc sử dụng từ ngữ của Quang Dũng. Chính trong không khí của âm
nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thực sự
ngất ngây trước người và cảnh.
2. Bức tranh diễn tả vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc trong cảnh
hoàng hôn sông nước (4 câu còn lại)
- Bao trùm khổ thơ là cái đẹp hài hòa giữa con người với thiên nhiên
+ Cụm từ “chiều sương ấy”, vừa mở ra không gian, thời gian và ấn tượng
+ Thiên nhiên hiện hữu như có linh hồn “hồn lau”
+ Con người trên độc mộc vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại hài hòa với dáng
hoa đong đưa.
3. Nghệ thuật: Đoạn thơ bộc lộ chất tài hoa, chất lãng mạn của Quang Dũng đến
tuyệt vời ở bút pháp hiện thực và lãng mạn, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu
nhạc điệu.

23
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

Câu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Các ý cần đạt

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp bi
tráng của người lính Tây Tiến
2. Vẻ đẹp ngoại hình
- Bút pháp lãng mạn tô đậm chân dung người lính Tây Tiến thật khác
thường: (Không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng ) nhưng lẫm liệt
oai phong như chinh phu thờ cổ.
- Bút pháp hiện thực miêu tả chân thực cuộc sống khó khăn gian khổ in hằn
lên dáng vẻ người lính, bệnh sốt rét hoành hành khiến cho tóc rụng không mọc
được, da xanh như lá. Nhưng họ mang tư thế, khí phách của những con hổ chốn
rừng thiêng.
3. Vẻ đẹp trong tâm hồn
Xuất thân từ Hà Nội, lính Tây Tiến rất lãng mạn, hào hoa: “Đêm mơ Hà
Nội dáng kiều thơm”. Giấc mơ đậm chất thị thành của những trí thức tiểu tư sản,
là tinh thần lạc quan trong gian khó, thật đáng trân trọng.
4 .Vẻ đẹp ở lí tưởng sống và sự hi sinh
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, thái độ sống tự nguyện hiến dâng
cho đất nước đã trở thành lí tưởng sống tích cực của thanh niên Việt Nam trong
chiến tranh. Mang vẻ đẹp của những anh hùng thời cổ xưa.
Họ sẵn sàng hiến dâng đời mình cho đất nước: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về

xuôi”
5. Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn Quang Dũng đã cho
người đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng Tây Tiến với hào
khí ngất trời trong chiến đấu và hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn.
VIỆT BẮC
- Tố Hữu -
24
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn văn

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả.
1. Cuộc đời.
-Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng
Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Sinh ra trong
gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương.
-Tố Hữu giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành
người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.
-Tháng 4-1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và giam ở các nhà lao miền
Trung vàTây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đắc Lay tiếp tục hoạt động
cách mạng
-Tố Hữu từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước: Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa thành phố Huế; Ủy viên Bộ chính
trị; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông mất ngày 8-2-2002 tại Hà Nội.
-Những tập thơ tiêu biểu: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961),
Ra trận (1971), Máu và hoa (1972), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)….
Với những đóng góp to lớn cho nền thơ ca cách mạng, Tố hữu đã vinh dự nhận
giải Nhất Giải thưởng Hội nhà văn Việt nam 1954-1955; Giải thưởng văn học
ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
1. Sự nghiệp văn học.
a. Con đường thơ của Tố Hữu.

Tố Hữu đến với cách mạng và thơ ca gần như cùng một lúc. Nhà thơ giác ngộ
cách mạng và cũng gắn bó chặt chẽ với cách mạng. Các chặng đường thơ của ông
cũng là những chặng đường của cách mạng. Vì thế đặc điểm chủ yếu của thơ Tố
Hữu là thơ trữ tình-chính trị.
Từ ấy (1946) là tập thơ đầu tay của tác giả sáng tác từ năm 1937-1946. Đây là
tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lí tưỏng, quyết phấn đấu, hi sinh cho lí
tưởng cách mạng. tâm hồn ấy đã vượt qua máu lửa, qua xiềng xích, để đi đến
ngày giải phóng cùng đất nước.
Việt Bắc (1954) được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp,
tập trung thể hiện hình ảnh nhân dân, bộ đội và căn cứ kháng ciến Việt Bắc. Tố
Hữu ca ngợi những con người bình thường, những người phụ nữ, anh vệ quốc đã
dũng cảm chiến đấu hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc.
25

×