Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
1
Mở Đầu
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của
xã hội. Trong thương mại quốc tế, mọi giao dịch đều đòi hỏi phải có tốc độ nhanh
chóng, thanh toán bằng tiền mặt đã cho thấy những mặt hạn chế của nó. Do vậy vào
những năm 50 của thế kỷ 20, một số ngân hàng trên thế giới đã giới thiệu thẻ thanh
toán. Cho đến nay việc thanh toán bằng thẻ đã khẳng định được những tính năng ưu việt
của nó so với các phương tiện thanh toán khác.
Hiện nay ở rất nhiều nước trên thế giới việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở
lên quen thuộc, phổ biến với mỗi người dân.trong khi đó ở Việt Nam khối lượng thanh
toán không dung tiền mặt còn chiến tỷ lệ rất hạn chế. thanh toán không dùng tiền mặt
chưa được người dân chấp nhận rộng rãi, thạm chí nhiều người còn chưa thấy tấm thẻ
tín dụng bao giờ có thể nói một chúng ta chưa phát huy được tính ưu việt của thẻ và
như vậy chúng ta chưa tận dụng hết các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế.Mặc
dù thẻ thanh toán đã ra đời được hơn 50 năm nhưng nó mới được biết đến ở Việt Nam
khoảng 10 năm trước đây. để có một cái nhìn sâu hơn về thẻ thanh toán và các giải pháp
cho sự phát triển là rất cần thiết tuy răng điều đó không đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi
phải có sự quan tâm,nghiên cứu một cách đầy đủ, phải có cái nhìn sâu hơn. Với mong
muốn các hình thức thanh toán qua các loại thẻ của ngân hàng cung cấp ngày càng được
chấp nhận rộng rãi em đã chọn đề tài: “ tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát triển
thẻ ở Việt Nam”
Nội dung của bài phân tích và nghiên cứu.
PHẦN 1: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ THẺ
+ Lịch sử hình thành của thẻ
+ Phương thức thanh toán bằng thẻ và tính ưu việt của nó.
PHẦN 2: Tìm hiểu về thẻ Debit card
+ khái niệm thẻ Debit Card
+ Đặc điểm thẻ Debit Card
+ Tính năng thẻ Debit Card
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN LOẠI
HÌNH THẺ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : HỒ HỮU TIẾN
SINH VIÊN THỰC HIÊN : NGUYỄN QUANG PHI
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum
Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
2
PHẦN 1
TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ THẺ
1. Lịch sử hình thành của thẻ
a. Những tấm thẻ đầu tiên trên Thế Giới
Thẻ thanh toán chính thức ra đời vào năm 1949 tại Hoa Kỳ. Từ đó đến nay, thẻ
thanh toán trở thành một hình thức giao dịch phổ biến tại một số các nước phát triển như
Hoa Kỳ, Nhật, Liên minh Châu Âu…đóng góp của nó trong sự phát triển kinh tế của
quốc gia là rất quan trọng.
Do ông Frank MC Namara, một doanh nhân người Mỹ phát minh vào năm 1949
những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên là “Diner’s Clup”
b. Quá trình thẻ thanh toán du nhập vào Việt Nam
Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định của Việt Nam trong 2
năm 2006-2007 thì với báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hiện nay người dân
Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản ngân hàng trong đó chủ yếu là các tài khoản tiết
kiệm. Điều này cho thấy, Việt Nam la một đất nước có nhiều tiềm năng phát triển thị
trường thẻ thanh toán, đất nước với hơn 86 triệu dân.
Kinh tế Việt Nam phát triển năm sau cao hơn năm trước 7 – 8% trong nhiều năm
liên tục kể từ 2006, trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam ngày càng phát triển, bên
cạnh đó, còn học hỏi được từ các chuyên gia từ nước ngoài, có trình độ và chuyên môn
cao đủ sức để bảo mật tài khoản cho khách hàng trong tương lai. Đi đôi với sự phát
triển ấy là hệ thống ngân hàng phát triển vượt bậc, nhiều chi nhánh ngân hàng được mọc
lên khắp nơi, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Những năm gần đây, một số
nhà cung cấp dịch vụ đã hợp tác với các ngân hàng triển khai các dịch vụ thanh toán qua
thẻ.
Từ năm 1993, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm
thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển
vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam: 20 ngân hàng thương mại phát hành Thẻ nội địa,
trong đó có 8 ngân hàng thương mại phát hành Thẻ Quốc tế, số lượng thẻ phát hành
năm 2008 xấp xỉ 3,5 triệu thẻ (trong đó thẻ nội địa là 3 triệu thẻ và thẻ quốc tế là 0,5
triệu thẻ); tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2.600 máy
ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Thị trường thẻ tăng trưởng bình
quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng.
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum
Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
3
Tuy nhiên, hình thức thanh toán mới mẻ này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một
số lượng rất nhỏ khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có kết nối với nhà cung cấp dịch
vụ, và cũng bị giới hạn bởi mạng lưới ATM, POS của ngân hàng
Tính đến tháng 6/2008, Việt Nam với dân số gần 86 triệu người nhưng chỉ có
khoảng 10.35 triệu thẻ, trong đó thẻ tín dụng quốc tế chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Mặt
khác, cơ sở chấp nhận thẻ của các ngân hàng còn rất ít, điều này làm hạn chế sự phát
triển của thẻ thanh toán ở Việt Nam. Các trang web bán hàng chủ yếu giao dich bằng
tay, lại chịu phí trung bình 2-3% trong hầu hết các giao dich nếu giao dịch bằng thẻ
thanh toán.
Số lượng máy ATM và POS có phát triển nhanh chóng, lên đến khoảng 3.800 và
22.900, tỉ lệ số máy trên số dân vẫn ở mức thấp của khu vực. Ví dụ, tỉ lệ số máy ATM
trên số dân của Việt Nam là 1:23.000 so với 1:19.000 của Trung Quốc và 1:2.638 của
Singapore.
Sư kết hợp giữa các ngân hàng với nhau trong việc mở rộng mạng lưới các máy
ATM, POS, các kết nối thanh toán song phương giúp cho việc chuyển khoản liên ngân
hàng được thuận tiện hơn rất nhiều.Thêm vào đó, các giao dịch chuyển khoản liên ngân
hàng là rất tốn kém, cả về thời gian và lệ phí. Việc tới đây các ngân hàng phát triển
mạnh các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking, home banking) sẽ rút ngắn
khoảng cách giữa người dùng và mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, một hạn chế căn bản vẫn
tồn tại, đó là việc các giao dịch thanh toán (Ví dụ bằng chuyển khoản qua internet
banking) chưa được tích hợp với các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và các ngân
hàng chưa kết nối được với nhau trong các hoạt động thanh toán qua internet banking
hay home banking.
Qua đây chúng ta thấy được sự cần thiết của việc phát triển thị trường thẻ thanh
toán đem lại rất nhiều sự thuận tiện cho khách hàng cũng nhu các nhà cung cấp. Các
ngân hàng có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn huy động giá rẻ thông qua phát triển các
loại hình dịch vụ ATM, hay thẻ thanh toán trên đất nước Việt Nam.
Trong một tương lai gần, chắc chắn con số này sẽ tăng nhanh hơn nữa khi những
hinh thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phát triển mạnh hơn trong thị trường Việt
Nam.
Bên cạnh đó, thị trường thẻ thanh toán phát triển mạnh hơn khi các ngân hàng cải
tiến những hình thức dịch vụ của mình. Như việc ngân hàng Đông Á cho phép gởi tiền
trực tiếp từ máy ATM hay các dịch vụ mà thẻ ngân hàng mang lại cho chủ thẻ ngày
càng đa dạng hơn(in sao kê, chuyển tiền, gởi tiền…).
Bước phát triển của thẻ thanh toán có thể kể đến những bước chính sau:
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum
Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
4
Năm 1990, Ngân hàng Pháp BFCE và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kí kết
hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa, mở đầu cho sự gia nhập thẻ thanh toán vào thị
trường Việt Nam. Ngân hàng Ngoại Thương, Sài Gòn Thương Tín cũng liên kết với
trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán.
Năm 1995 cùng với Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM, Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu, Ngân hàng Liên doanh First-Vina-Bank và Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Eximbank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chính thức
gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Năm 1996 Ngân hàng Ngoại thương trở thành thành viên chính thức của tổ chức
Visa International. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương VN,
trong đó Ngân hàng Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức
này.
Việc phát hành thẻ và triển khai phát triển thẻ trên quy mô lớn gặp rất nhiều khó
khăn, còn bị giới hạn nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật, hạ tầng….chỉ
dừng lại ở mức phát hành thẻ thí điểm, giữa nội bộ các ngân hàng phát hành và chủ thẻ
Theo Ngân hàng nhà nước, dich vụ thẻ đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần
đây, 150-300% /năm.
Cho đến hết năm 2007, các ngân hàng phát hành hơn 8 triệu thẻ, bình quân 10 người
dân có 1 người dùng thẻ. Thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 tăng 2.5 lần so với năm
2006.
Dịch vụ thẻ phát triển giúp cho khách hàng ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với các
dịch vụ thanh toán hiện đại, thúc đẩy các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển mảng
dịch vụ thanh toán áp dụng công nghệ cao như dịch vụ homebanking, internet banking,
mobile banking… Dự kiến đến cuối năm 2010 toàn thị trường đạt mức phát hành 15
triệu thẻ, trong đó 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa
hàng tự chọn v.v. lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020
con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Trong thời gian tới, thị trường thẻ Việt
Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh, là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều
lợi ích cho người sử dụng và lợi nhuận cho các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng.
2. Phương thức thanh toán bằng thẻ và tính ưu việt của nó.
cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dựng thành tựu công
nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM trong đó có loại hình
thẻ. Thẻ rất tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, xong ngày nay, thanh toán bằng tiền
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum
Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
5
mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ,
đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn.
Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc,
mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động
thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán
các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội
để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận
chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia
giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt
với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì
hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề
an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm;
Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi
cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và
tình hình anh ninh quốc gia. Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ
quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong
xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống là thông
qua các phương tiện điện tử, loại bỏ hầu hết việc giao nhận giấy tờ và việc ký truyền
thống thay vào đó là các phương pháp xác thực mới.
Dùng phương pháp mới để xác nhận đúng người có quyền ra lệnh thanh toán mà
không cần tiếp xúc trực tiếp. Lợi ích lớn nhất là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho
các bên giao dịch. Các giao dịch qua kênh điện tử có chi phí vận hành rất thấp. Chi phí
chủ yếu là đầu tư ban đầu, trong điều kiện công nghệ phát triển nhanh chi phí đầu tư
cũng giảm đáng kể. Doanh nghiệp không cần phải đầu tư nhân sự, địa điểm và các chi
phí lưu chuyển hồ sơ cho việc giao dịch.
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum
Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
6
Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với phương pháp truyền thống.
Thông thường giao dịch tại quầy cho một khách hàng chuyển tiền mất khoảng chưa đầy
15 phút, không kể thời gian đi lại và chờ đợi nhưng giao dịch trên Internet, Mobile hoặc
qua hệ thống thẻ chỉ qua một vài thao tác đơn giản trong một vài phút.
Với thanh toán điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau,
không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để
đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng. Việc không phải mang
theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn… sẽ giảm bớt được
việc thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt.
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum
Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
7
PHẦN 1
Tìm Hiểu Về Thẻ Debit Card
1. Khái Niệm Thẻ Debit Card
Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức
vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền
mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản
Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu
trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu
trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
2. Đặc điểm thẻ Debit Card
Thẻ Ghi nợ - Debit Card (DC) là loại thẻ được phát hành dựa trên việc ghi nợ trực
tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Do đó, việc đầu tiên để được phát hành thẻ là
bạn phải làm thủ tục mở 1 tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Và cũng chính đặc điểm này
mà DC còn có chức năng chuyển khoản từ TK tiền gửi của người này sang TK người
khác và một số chức năng khác mà CC (Credit Card )không có.
Với khái niệm như trên, điểm khác biệt so với CC là DC không hề có hạn mức tín
dụng mà hạn mức sử dụng chính là số tiền bạn hiện có trong tài khoản tiền gửi của bạn.
Do mục đích chủ yếu của PC là phương tiện thanh toán không dùng thương mại nên
thường các NH sẽ cho phép bạn dùng DC để thanh toán tiền mua hàng cho tới khi tài
khoản của bạn chỉ còn số dư tối thiểu (hiện nay đa số các NH ở VN qui định số dư tối
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum
Tiểu Luận : Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát
triển thẻ Debit Card
8
thiều trong tài khoản tiền gửi từ 0 – 100.000 VNĐ), nhưng chỉ cho rút tiền mặt từ máy
ATM trong giới hạn nhất định mặc dù có thể số dư tài khoản của bạn còn rất lớn (ở Việt
Nam hiện nay hạn mức rút tiền mặt từ máy ATM cho DC là 10.000.000 –
20.000.000/ngày, tùy ngân hàng và tùy loại thẻ). Tại VN hiện nay, Debit card cũng có 2
loại là Debit card quốc tế và Debit card nội địa.
Debit card quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit Card, Visa Electron Card,
MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card, …
Debit card nội địa là tất cả các loại thẻ mà chúng ta thường gọi là thẻ ATM (thật ra do
thói quen chứ tên này không chính xác, như đã trình bày thì có nhiều loại thẻ có thể sử
dụng tại máy ATM) do các ngân hàng phát hành với chính thương hiệu của ngân hàng
đó, ví dụ : VCB Connect 24, Đông Á, Techcombank, Inconbank, BIDV, Agribank, …
Do chưa có tiếng nói chung nên thẻ ATM ở Việt Nam hiện nay còn tình trạng thẻ ATM
của ngân hàng này có thể không rút được tiền tại máy ATM của ngân hàng khác (hiện
nay bước đầu đã có 1 số liên minh của các Ngân hàng Việt Nam về thẻ ATM). Việc này
gây ra nhiều lãng phí xã hội như phải phát hành nhiều thẻ, đầu tư nhiều máy ATM do
mỗi ngân hàng phải tự đầu tư máy, phát triển cơ sở vật chất.
3. Tính năng thẻ Debit Card
bạn có thể thanh toán offline tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, v.v. Có thể thanh
toán online nhưng số lượng site hay shop online chấp nhận loại thẻ này hạn chế hơn thẻ
credit.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ
Thứ nhất, đại đa số người dân Việt Nam có thói quen sử dụng tiền mặt trong
thanh toán hàng ngày bởi họ cho rằng tiền mặt là phương tiện thanh toán này đơn giản
và thuận tiện nhất.
Thứ hai, cổng thanh toán trực tuyến chỉ chấp nhận các loại thẻ thanh toán quốc tế
như VISA card, Master Card… Trong khi đó, theo thống kê, trong số hơn 20 triệu người
sử dụng Internet tại Việt Nam thì chỉ có 20% có thẻ ghi nợ và 1% có thẻ tín dụng tại các
ngân hàng trong và ngoài nước.
Tâm lý sợ rủi ro
Theo các chuyên gia của ngành ngân hàng, việc người tiêu dùng Việt đã quá quen
và lệ thuộc vào tiền mặt, cũng như tâm lý "sờ tận tay, nhìn tận mắt" mới yên tâm đã
khiến cho thanh toán phi tiền mặt gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng vào đời sống. Có
một thực tế là dù nhiều công ty đã tiến hành trả lương cho công nhân, nhân viên qua
ATM, nhưng chỉ vài phút sau khi có lương, các nhân viên đã ùa ra quầy ATM để rút
sạch tiền, với lý do "để tiền trong tài khoản ngân hàng thì... không yên tâm."
SVTH: Nguyễn Quang Phi Lớp K208TD Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum