I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN TH NH
KIểM SOáT HàNH VI LạM DụNG Vị TRí THốNG LĩNH
THị TRƯờNG TRONG LĩNH VựC KINH DOANH XĂNG DầU
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2014
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN TH NH
KIểM SOáT HàNH VI LạM DụNG Vị TRí THốNG LĩNH
THị TRƯờNG TRONG LĩNH VựC KINH DOANH XĂNG DầU
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: TS. NG V HUN
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Ánh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH
VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG
LĨNH THỊ TRƯỜNG 6
1.1.1. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 6
1.1.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 7
1.2. NHU CẦU KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH XĂNG DẦU 11
1.2.1. Một số đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầu 11
1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu 14
1.3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH XĂNG DẦU 18
Tiểu kết Chương 1 22
Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ
TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 23
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 23
2.1.1. Xác định vị trí thống lĩnh thị trường 23
2.1.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo
pháp luật cạnh tranh 31
2.1.3. Các quy định về thủ tục điều tra xử lí hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường 46
2.1.4. Chế tài đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 52
2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 54
2.2.1. Khái quát về thị trường kinh doanh xăng dầu của Việt Nam 54
2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu ở Việt Nam hiện nay 62
Tiểu kết Chương 2 73
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM 74
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH XĂNG DẦU 74
3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp của các quy định đối với thực tiễn thị
trường kinh doanh xăng dầu 74
3.1.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm bảo sự
ổn định và hiệu quả của thị trường kinh doanh xăng dầu 75
3.1.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước 77
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH
VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 78
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu 78
3.2.2. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước 83
3.2.3. Tăng cường sự minh bạch của thị trường 85
3.2.4. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thị trường kinh
doanh xăng dầu 86
Tiểu kết Chương 3 89
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố
quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Đây là nhân tố có ảnh
hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều
chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm
soát vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Các quy định này phần nào
đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lý về môi trường kinh doanh lành
mạnh bình đẳng của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Thị trường kinh doanh xăng dầu là một trong những thị trường có ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động của nền kinh tế cũng như đời sống của người
dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên thị trường kinh doanh xăng
dầu ở Việt Nam đã diễn ra tình trạng giá xăng dầu trong nước tăng giảm
không phù hợp với sự tăng giảm giá xăng dầu thế giới, cụ thể là khi giá xăng
dầu thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước cũng lập tức tăng, nhưng khi giá
xăng dầu thế giới giảm thì giá xăng dầu trong nước lại không giảm theo. Sự
bất hợp lý này có liên quan mật thiết đến một số doanh nghiệp lớn, giữ vị trí
thống lĩnh trên thị trường. Vì vậy, thực tế của thị trường kinh doanh xăng dầu
đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu vấn đề kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nhằm
đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh, các hoạt động kinh doanh
xăng dầu tuân thủ đúng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, tạo sự phát
triển bền vững của thị trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, đặc
biệt trong bối cảnh Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 thay thế
Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu được
ban hành và có hiệu lực từ tháng 11/2014.
2
Từ các phân tích ở trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Kiểm soát
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn sẽ góp
một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của
pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường nói riêng, qua đó, đưa ra định hướng và giải pháp hoàn
thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được
hình thành từ khá sớm trong lịch sử và dần trở thành nội dung quan trọng
trong hệ thống pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia. Ở nước ta, sau khi
Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo pháp luật cạnh
tranh. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đã công bố như: Phan Thị
Vân Hồng (2005), Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt
Nam hiện nay; Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam; Đào Ngọc Báu (2004), Vấn
đề độc quyền ở Việt Nam; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải
các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh; Nguyễn Thị Bảo Nga (2012),
Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
theo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam hiện nay; Nguyễn Như Sơn (2013),
Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh
doanh điện; Nguyễn Thế Cường (2013), Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay; Đỗ Tuấn Lâm (2014),
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt
3
Nam hiện nay; Cục Quản lý cạnh tranh (2010), Báo cáo đánh giá cạnh tranh
trên thị trường xăng dầu Việt Nam
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách chi tiết về việc kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
trên thị trường kinh doanh xăng dầu mặc dù đây là một thị trường nhiều biến
động, tồn tại một số doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có vai trò quyết định đối
với giá xăng dầu trên thị trường. Luận văn sẽ phân tích các quy định của pháp
luật cạnh tranh điều chỉnh vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu, thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra một số giải pháp về
vấn đề này nhằm góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong
lĩnh vực lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu các quy định của pháp luật
cạnh tranh về vị trí thống lĩnh thị trường, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong
các quy định của pháp luật cạnh tranh liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu có vị trí thống lĩnh thị trường, làm rõ những đặc trưng của thị trường
kinh doanh xăng dầu, các chủ thể tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu
của Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí thống lĩnh
thị trường, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
- Phân tích vai trò và cơ chế kiểm soát của pháp luật đối với các hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
- Nêu kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
4
- Đánh giá thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đặc biệt nêu và phân tích thực
tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra
những vấn đề bất cập, hạn chế và nguyên nhân;
- Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực
kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị
trường kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập
trung giải quyết các vấn đề pháp lý trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu. Các hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm rất nhiều hoạt động cụ thể,
tuy nhiên, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thường xảy ra trong
hoạt động nhập khẩu và phân phối xăng dầu, Vì vậy, luận văn đi sâu nghiên
cứu vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu
và phân phối xăng dầu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn
5
còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương
pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh pháp luật để làm sáng tỏ
mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn nếu được thực hiện và bảo vệ thành công sẽ đưa lại các đóng
góp mới như sau:
- Góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở
Việt Nam;
- Góp phần đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng pháp luật và
hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, từ đó, xây dựng và
hoàn thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
Chương 2: Thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
hiện nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực
kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG
VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH XĂNG DẦU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH
THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Bản chất của một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với
các doanh nghiệp khác. Sự vượt trội này mang lại cho họ khả năng hành
động một cách độc lập trong các hoạt động về giá, các hoạt động nhằm thực
hiện chiếc lược kinh doanh so với các đối thủ và so với khách hàng. Sự
xuất hiện của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là hệ quả tất nhiên
từ sự cạnh tranh trên thị trường nơi mà khả năng cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của thương nhân, khi
một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp
đó sẽ có xu hướng sử dụng các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình
để thu được nhiều lợi nhuận hơn và pháp luật sẽ có vai trò quan trọng để
kiểm soát những hành vi này.
Không phải mọi hệ thống pháp luật cạnh tranh của các nước đều đưa ra
khái niệm cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn
chế cạnh tranh. Pháp luật một số nước như Việt Nam, Canada tiếp cận theo
hướng liệt kê các hành vi bị coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường trong khi pháp luật của Pháp, EU, Bộ quy tắc về Cạnh tranh của Liên
Hợp Quốc được thông qua ngày 22/04/1980, Luật mẫu về Cạnh tranh của Diễn
đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Conference on
7
Trade and Development) lại đưa ra khái niệm hay chính xác hơn là mô tả dấu
hiệu pháp lý của hành vi này. Ví dụ, theo Bộ quy tắc về Cạnh tranh của Liên
Hợp Quốc và Luật mẫu về Cạnh tranh của UNCTAD, thì hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh sử dụng để duy trì hay tăng cường vị trí của nó trên
thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá
mức cạnh tranh. Còn Điều 82 Hiệp định Rome cũng đưa ra khái niệm theo
hướng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh là hành vi bị coi là đi ngược với thị
trường chung và bị cấm, trong chừng mực mà thương mại giữa các nước
thành viên có khả năng bị ảnh hưởng, hành vi của một hoặc nhiều doanh
nghiệp khai thác một cách lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường chung
hoặc trên một phần của thị trường chung.
Tuy nhiên, từ những hành vi được liệt kê trong các hệ thống pháp luật
cạnh tranh, có thể đưa ra một khái niệm chung về hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường là: “Hành vi của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường,
củng cố vị trí thống lĩnh, thu lợi nhuận thông qua các biện pháp loại bỏ đối
thủ ra khỏi thị trường, ngăn cản sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm năng
hoặc bóc lột khách hàng”.
1.1.2. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Doanh nghiệp ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm các công ty, cá nhân kinh doanh [27, tr.32]. Vị trí
thống lĩnh của doanh nghiệp có thể được hình thành từ quá trình cạnh tranh
hoặc từ sự bảo hộ của nhà nước. Con đường hình thành do quá trình cạnh
tranh là doanh nghiệp có được vị trí thống lĩnh sau một thời gian dài tồn tại
trên thị trường, sản phẩm của họ đã thu hút, tạo được uy tín với khách hàng và
8
doanh nghiệp đã phát triển vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường liên quan bằng chính các hoạt động kinh doanh sản xuất của mình.
Còn đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh dựa vào sự bảo hộ của
quyền lực nhà nước, chính sự ưu ái của các cơ quan quản lý nhà nước thông
qua những “ưu đãi đặc biệt” so với các doanh nghiệp khác trên thị trường,
những quyền lợi mà các doanh nghiệp này được hưởng trong khi các doanh
nghiệp khác thì không đã giúp cho các doanh nghiệp được ưu ái đạt được vị
trí thống lĩnh thị trường chứ không hoàn toàn do họ có năng lực cạnh tranh
hơn các đối thủ. Nhưng dù có hình thành bằng con đường nào, một khi đã có
vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp đã có lợi thế cạnh tranh so với các doanh
nghiệp và có khả năng chủ động trong mối quan hệ với khách hàng. Những
lợi thế này có thể là khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (nguyên liệu
đầu vào, giá cả ) hoặc có sức ảnh hưởng đến khách hàng, các doanh nghiệp
khác trên thị trường. Đôi khi doanh nghiệp đã lợi dụng những lợi thế này để
áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và các doanh nghiệp khác nhằm
củng cố vị trí thống lĩnh, tăng lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp không có vị trí
thống lĩnh thị trường thì sẽ không cấu thành hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh, vì khi đó các chủ thể đều bình đẳng trên thị trường và họ có thành công
hay không phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của họ được thể hiện qua chất
lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng Mặt khác, chủ thể
thực hiện hành vi lạm dụng có thể là doanh nghiệp đơn lẻ hoặc nhóm doanh
nghiệp, và việc xác định cũng như chế tài áp dụng đối với hai loại doanh
nghiệp này cũng có sự khác nhau bởi đối với nhóm doanh nghiệp còn có sự
đồng thời và thống nhất khi thực hiện hành vi lạm dụng. Các chủ thể khác
đứng ngoài thị trường dù có quyền lực tác động đến thị trường sẽ không được
coi là chủ thể của hành vi này.
9
Thứ hai, hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã hoặc đang
thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định hoặc mô tả trong
pháp luật cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp
thường thực hiện là các hành vi bóc lột khách hàng, chèn ép đối thủ, ngăn cản
sự gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm năng nhằm thu được nhiều lợi
nhuận, giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. Đó là những hành vi cản trở cạnh
tranh lành mạnh, không để cho cạnh tranh phát huy vai trò tích cực của nó
trên thị trường. Những hành vi này dần dần sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến
khách hàng, các doanh nghiệp và xa hơn nữa là làm cho thị trường mất cân
bằng, mất cạnh tranh bình đẳng và không phát triển được.
Thông thường, pháp luật cạnh tranh sẽ liệt kê các hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh nhằm hạn chế cạnh tranh để tạo điều kiện cho các cơ quan quản
lí xác định hành vi lạm dụng của doanh nghiệp. Ngoài những hành vi đã được
liệt kê, do sự phát triển đa dạng, nhanh chóng của thị trường và để điều chỉnh
các hành vi mang bản chất lạm dụng vị trí thống lĩnh mà pháp luật chưa kịp
quy định, pháp luật một số nước và khu vực như Pháp, Canada, EU đã có
quy định các hành vi có thể bị xem xét về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường nếu thỏa mãn các đặc điểm hoặc các điều kiện đã được mô tả trong
luật nhằm hạn chế tối đa tình trạng lách luật của các doanh nghiệp.
Các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường luôn được thực hiện trên
một thị trường liên quan và việc xác định thị trường liên quan là một trong
những bước quan trọng đầu tiên khi các cơ quan có thẩm quyền xác định vị trí
thống lĩnh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp.
Các hành vi của doanh nghiệp do chính doanh nghiệp thực hiện một
cách độc lập, dù trong trường hợp hành vi lạm dụng do nhóm doanh nghiệp
thực hiện thì các doanh nghiệp trong nhóm cũng không có sự thỏa thuận trước
với nhau về việc cùng thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc áp dụng
các chính sách giống nhau đối với khách hàng.
10
Thứ ba, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể gây hậu
quả nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng của
họ, có thể xa hơn nữa là gây nguy hại đến sự cạnh tranh trên thị trường, ảnh
hưởng đến lợi ích công cộng. Những mối nguy hại này chính là nguyên nhân
khiến Nhà nước cần can thiệp vào hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường. Khác với các vụ việc dân sự, kinh tế thông thường luôn yêu cầu phải
có một bên đưa ra thì các cơ quan đại diện Nhà nước mới can thiệp vào mối
quan hệ giữa các bên, vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
có thể được cơ quan nhà nước can thiệp bất kì lúc nào nếu phát hiện ra có dấu
hiệu của hành vi. Việc phát hiện này có thể xuất phát từ phản ánh của khách
hàng, người dân, các doanh nghiệp khác, các phương tiện truyền thông, hoặc
chính từ cơ quan quản lý cạnh tranh. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, sự điều
chỉnh và các chính sách đối với nền kinh tế ở mỗi quốc gia, khu vực mà pháp
luật cạnh tranh sẽ điều chỉnh hành vi lạm dụng ở các mức độ khác nhau. Quốc
gia khu vực nào xem trọng tính hiệu quả kinh tế thì hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh sẽ được đánh giá bằng nguyên tắc hợp lý (rule of season), tức hành
vi lạm dụng của doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với thiệt
hại mà nó gây ra thì cùng với việc xem xét lợi ích của khách hàng, của các
doanh nghiệp khác thì hành vi này có thể được xem xét chấp nhận. Ngược lại,
những quốc gia khu vực muốn đảm bảo tuyệt đối sự cạnh tranh lành mạnh
cho nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, cá nhân thì
họ có thể áp dụng các biện pháp điều tra, xử lý đối với hành vi này ngay khi
nó xuất hiện, dù nó có mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn thiệt hại mà nó gây ra
cho các chủ thể khác trên thị trường. Đây được gọi là nguyên tắc xử lý coi
hành vi lạm dụng có sự nguy hại tất yếu (rule of perse).
Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development) cũng đưa hậu
11
quả là điều kiện bắt buộc để xác định hành vi thống lĩnh thị trường. Trong
khuyến nghị về việc xác định hành vi lạm dụng của tổ chức này đã nêu rõ
“chỉ có thể chống lại có kết quả sự lạm dụng quyền lực thị trường, khi pháp
luật và người thi hành nó xác định được những hành vi cụ thể có thể gây hại
cho cạnh tranh và đánh giá được những tác động toàn diện của chúng trên thị
trường có liên quan” [18]. Pháp luật các nước như Canada, Pháp cũng có
những quy định tương tự. Như vậy, theo pháp luật các nước trên thì hậu quả
của hành vi là một trong những nội dung để xác định hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường.
Đối với pháp luật một số nước khác, ví dụ như Việt Nam thì lại không
xác định theo hướng này, mà hậu quả của hành vi đã được đưa luôn vào trong
các quy phạm pháp luật quy định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường [27, tr.38]. Ví dụ trong khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2004 về
các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm “Áp đặt giá mua, giá
bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt
hại cho khách hàng” [28], hậu quả của hành vi “gây thiệt hại cho khách
hàng” cũng đã nằm trong quy định về các hành vi bị cấm. Như vậy, việc điều
tra hành vi lạm dụng các cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ xác định hành vi dựa
trên hai dấu hiệu: (i) Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên
quan và (ii) Hành vi mà doanh nghiệp thực hiện thuộc một trong số các hành
vi bị cấm theo Luật Cạnh tranh.
1.2. NHU CẦU KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG
LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU
1.2.1. Một số đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầu
Thị trường kinh doanh xăng dầu được hình thành từ việc giao dịch,
mua bán các sản phẩm từ dầu mỏ. Thị trường này có một số đặc điểm ảnh
hưởng đến sự hình thành các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
12
đồng thời là cơ sở để xác định thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối tượng kinh doanh: Đây là nền tảng để xác định thị trường
sản phẩm liên quan bao gồm
tất cả các sản phẩm, dịch
vụ
được người tiêu dùng
xem như nhau hoặc thay thế được lẫn nhau, căn cứ vào đặc điểm, giá cả và
mục
đích
sử dụng dự
kiến
.
Xăng dầu là tên gọi chung dùng để chỉ các sản phẩm từ
dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, thường được phân loại theo mục đích sử dụng
bao gồm xăng ô tô (dùng cho ô tô và xe máy chạy bằng động cơ xăng), xăng
máy bay (sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ máy bay, là sản phẩm đặc dụng
cho ngành hàng không), dầu diesel (làm nhiên liệu cho các phương tiện giao
thông đường bộ, đường thủy, đường sắt sử dụng động cơ diesel, nhiên liệu đốt,
nhiên liệu chạy máy phát điện), dầu hỏa (sử dụng làm nhiên liệu thắp sáng,
nhiên liệu đốt), dầu mazut (chủ yếu dùng làm nhiên liệu đốt lò cho một số cơ
sở sản xuất). Xăng dầu là mặt hàng có các đặc điểm lý hóa đặc thù như dễ hao
hụt, dễ bắt lửa, khó khai thác, khó vận chuyển, việc khai thác, chế biến các sản
phẩm xăng dầu đòi hỏi máy móc hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh xăng dầu là hoạt động mang tính quốc
tế: Việc xác định phạm vi, khu vực kinh doanh mà ở đó các sản phẩm có khả
năng thay thế cho nhau dù được bán, phân phối ở những địa điểm khác nhau
là cơ sở để các định thị trường địa lý liên quan theo pháp luật cạnh tranh. Đối
với mặt hàng xăng dầu, quốc gia nào cũng cần đến xăng dầu nhưng không
phải quốc gia nào cũng có sẵn nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc có đủ khả
năng khoa học kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ. Do đó, hoạt
động kinh doanh xăng dầu không chỉ giới hạn ở một khu vực, một quốc gia
nhất định mà luôn gắn với sự trao đổi, giao lưu kinh tế và ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các nước trên thế giới. Bởi vậy, để có thể xác định được vị trí thống lĩnh
thị trường cũng như hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh
13
vực kinh doanh xăng dầu thì việc xác định thị trường địa lý liên quan là một
trong những bước đầu tiên cần thực hiện.
Thị trường kinh doanh xăng dầu của một nước không chỉ chịu tác động
của nền kinh tế trong nước mà còn chịu tác động từ thị trường xăng dầu thế
giới thông qua các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia trong lĩnh vực này. Sự
tham gia của các tập đoàn, các công ty quốc tế luôn tạo ra sức ép cạnh tranh
rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khi họ có những lợi
thế về nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống vận chuyển… để đạt được
đến vị trí thống lĩnh trên thị trường.
Thứ ba, về chủ thể tham gia thị trường: Do các đặc tính lý hóa của xăng
dầu, các chủ thể tham gia kinh doanh mặt hàng này phải đáp ứng các yêu cầu
nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu
dùng. Để gia nhập thị trường này, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu
về khoa học kỹ thuật để khai thác, xử lý, vận chuyển, sang chiết xăng dầu và
các yêu cầu khác tùy thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật mỗi quốc gia.
Chính những yêu cầu này là rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh
nghiệp. Pháp luật các nước đều có những quy định cụ thể về điều kiện cần đáp
ứng để gia nhập thị trường kinh doanh xăng dầu và thường được chia thành ba
nhóm chính: điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực tài chính và các yêu cầu về
đảm bảo an toàn trong sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu.
Thứ tư, vai trò của Nhà nước đối với thị trường kinh doanh xăng dầu:
Xăng dầu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Từ khi con
người biết đến các ứng dụng của xăng dầu, đặc biệt trong ngành cung cấp
năng lượng, nhiên liệu, xăng dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ đã phát
triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người đối với mặt hàng này
càng gia tăng một cách nhanh chóng. Vì vậy, đây luôn là mặt hàng hấp dẫn
14
với các thương nhân. Doanh nghiệp nào giành được quyền kinh doanh mặt
hàng này, doanh nghiệp đó sẽ có khả năng giành được lợi thế trong nền kinh
tế. Bên cạnh vai trò đối với nền kinh tế, mặt hàng xăng dầu còn hết sức cần
thiết đối với các hoạt động an ninh – quốc phòng của mỗi quốc gia. Thực tế
cho thấy, quan hệ ngoại giao song phương, chính sách phong tỏa và cấm vận
của các nước lớn luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất, nhập khẩu xăng
dầu [41]. Chính vì vai trò về mặt kinh tế cũng như an ninh – quốc phòng của
xăng dầu, thị trường kinh doanh xăng dầu của các nước trên thế giới đều có
sự can thiệp của nhà nước. Mỗi quốc gia đều có một chiến lược riêng về khai
thác, chế biến, xuất nhập khẩu, dự trữ và kinh doanh xăng dầu. Nhà nước có
thể can thiệp vào thị trường này thông quá các biện pháp trực tiếp (áp đặt giá
trần, trao quyền kinh doanh cho doanh nghiệp cụ thể…) hoặc gián tiếp (xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý thị trường kinh doanh xăng
dầu…). Mặc dù ở một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, giá cả xăng dầu
được điều chỉnh theo quy luật của thị trường, nhưng điều đó không có nghĩa
là Chính phủ của các nước này để giá xăng dầu được vận hành hoàn toàn theo
cơ chế của thị trường. Ví dụ, khi giá xăng dầu trên thị trường có biến động
lớn, Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường này thông qua quỹ dự trữ chiến
lược, hoặc có các biện pháp khẩn cấp để điều chỉnh thị trường kinh doanh
xăng dầu trong nước. Sự can thiệp của Nhà nước chủ yếu nhằm mục đích ổn
định nền kinh tế, đảm bảo sự bền vững trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
và trong quá trình vận hành nền kinh tế, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh
giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
Bản thân doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không phải là đối
tượng kiểm soát của pháp luật cạnh tranh. Pháp luật chỉ can thiệp khi các
15
doanh nghiệp này thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình.
Sự can thiệp này xuất phát từ những tác động tiêu cực, hậu quả nặng nề của
hành vi đối với các chủ thể trong nền kinh tế, thậm chí là cả nền kinh tế.
Những đối tượng chủ yếu chịu tác động của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường bao gồm: Khách hàng, các doanh nghiệp khác trên thị trường,
chính bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thứ nhất, khách hàng là đối tượng của hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường được hiểu là những chủ thể đang mua, đang sử dụng sản phẩm
của doanh nghiệp và mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp hoặc đang có sự
quan tâm, tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp để mua các sản phẩm đó.
Khách hàng là yếu tố có tác động đến sự sống còn của doanh nghiệp bởi đây
chính là đối tượng sẽ tiêu thụ sản phẩm, mang lại nguồn thu, lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp mới thành lập, có nhiều đối thủ
cạnh tranh, đang nỗ lực giành lấy thị phần, thì địa vị của khách hàng có thể
được xem như là cao hơn so với doanh nghiệp và các yêu cầu của khách hàng
sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng. Mối quan hệ này sẽ theo hướng ngược
lại nếu doanh nghiệp đã có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan. Khách
hàng có thể vẫn chấp nhận sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh dù giá cả có cao hơn các sản phẩm cùng loại trên
thị trường liên quan do thói quen, hoặc do mức độ phổ biến của sản phẩm trên
thị trường, Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
đã có những hành vi lợi dụng những ưu thế trên để thu lợi nhuận tối đa từ
khách hàng mà những hành vi này đã xâm hại đến lợi ích của khách hàng ví
dụ như hạn chế phân phối hàng hóa khiến khách hàng không mua được sản
phẩm Trong thị trường kinh doanh xăng dầu, do tính thiết yếu của mặt hàng
này đối với các ngành nghề kinh tế cũng như đối với cuộc sống người dân,
khách hàng không thể không mua và lượng khách hàng của các doanh nghiệp
16
kinh doanh xăng dầu là vô cùng lớn. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng,
pháp luật cần phải có các quy định để hạn chế sự lạm dụng của doanh nghiệp
thống lĩnh. Hầu hết các hệ thống pháp luật cạnh tranh cơ bản trên thế giới đều
có quy định về vấn đề này để đảm bảo được rằng doanh nghiệp dù có vị trí
thống lĩnh cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung của thị trường, nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ để làm hài lòng khách hàng.
Thứ hai, đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là nhằm vào các đối thủ cạnh
tranh của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Các đối thủ cạnh tranh ở đây là
các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm xăng dầu khác trên thị trường liên quan.
Dù có đạt được vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan rồi thì doanh nghiệp
vẫn đứng trước nguy cơ bị các doanh nghiệp khác chiếm mất vị trí đó để trở
thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh mới - đó là quy luật tất yếu và chính là
động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp
thống lĩnh thị trường luôn phải đau đầu nghĩ cách loại bỏ đối thủ cạnh tranh
để duy trì lợi thế của mình. Các hành vi lạm dụng thường được áp dụng là các
biện pháp về giá, ví dụ bán hàng hóa dịch vụ dưới giá thành, khiến các doanh
nghiệp khác không tiêu thụ được sản phẩm và bị loại bỏ khỏi thị trường, hoặc
sử dụng các biện pháp ngăn cản không cho các đối thủ tiềm năng gia nhập thị
trường bằng cách kêu gọi khách hàng không sử dụng sản phẩm của doanh
nghiệp khác Các hành vi này khiến cho các doanh nghiệp nhỏ hơn dù chất
lượng sản phẩm có tốt, giá thành có rẻ cũng khó tiếp cận được với khách hàng
trên thị trường. Điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp mà
đối tượng chịu thiệt sẽ là các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Thứ ba, đối với bản thân doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường:
Những tưởng hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường luôn mang lại lợi nhuận khổng lồ cho họ thông qua các hành vi lạm
17
dụng gây hại đến người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh, nhưng thực chất về
lâu dài, hành vi này sẽ gây hại đến chính bản thân các doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh. Doanh nghiệp thống lĩnh thị trường có thể sẽ không đầu tư đổi
mới công nghệ, mở rộng sản xuất vì ỷ lại vào vị trí thống lĩnh của mình hoặc
do quá tập trung vào các hành vi loại bỏ các đối thủ khác. Một khi xuất hiện
một doanh nghiệp lớn gia nhập thị trường hoặc thị trường có sự thay đổi về
nhu cầu thì doanh nghiệp sẽ không thích ứng được, không chống chọi được
và sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí dẫn tới phá sản. Mặt khác, hành vi
lạm dụng khiến doanh nghiệp mất uy tín với khách hàng và các đối tác. Thêm
nữa, doanh nghiệp sẽ là đối tượng bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng chế tài khi phát hiện doanh nghiệp thống lĩnh có hành vi lạm dụng. Nếu
các chứng cứ chứng minh được đúng là doanh nghiệp thống lĩnh đã thực hiện
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng
bằng cách áp dụng các chế tài như phạt 5% - 10% doanh thu của năm kinh
doanh gần nhất, Mà đối với các doanh nghiệp thống lĩnh, giá trị tài sản lớn
thì chỉ cần 5% của doanh thu một năm cũng có tác động tiêu cực mạnh mẽ
đến khả năng kinh tế của doanh nghiệp.
Thứ tư, đối với nền kinh tế, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường gây mất cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, tác động tiêu cực đến
các quy luật của thị trường vì các nguồn lực kinh tế không thật sự tập trung
vào các doanh nghiệp có khả năng. Điều này đã làm sai lệch sự vận động của
thị trường, gây ra sự hỗn loạn và làm thị trường mất đi sự ổn định, nhịp nhàng
vốn có. Ngoài ra, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh gây hao phí nguồn lực
kinh tế vì doanh nghiệp không sử dụng các nguồn lực kinh tế vào đầu tư kĩ
thuật, mở rộng sản xuất, việc dồn các nguồn lực tài chính vào các hoạt động
nhằm hạn chế cạnh tranh, chèn ép đối thủ và khách hàng khiến cho nguồn lực
bị phân bổ một cách sai lầm, gây tổn hại đến các hoạt động khác.
18
Như vậy, từ những tác động tiêu cực và các nguy cơ mà hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường mang lại, pháp luật hầu hết các nước đều đưa
ra các văn bản pháp luật hoặc các quy định cụ thể nằm trong các ngành luật
khác nhau để có thể kiểm soát hiệu quả hành vi này, nhằm duy trì sự ổn định,
tính cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với
những thị trường xăng dầu đã vận hành theo đúng nguyên lý của một nền kinh
tế thị trường thì bản thân các hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường
cũng đã tạo cơ sở cho việc phòng trừ và hạn chế các hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh của thị
trường và có biện pháp chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm xảy ra, Nhà
nước sẽ là chủ thể đặt ra các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi lạm dụng này
thông qua hệ thống các cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan quản
lý về cạnh tranh và các cơ quan quản lý trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
1.3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU
Các biện pháp kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị
trường kinh doanh xăng dầu rất đa dạng tùy thuộc vào chính sách quản lý và
pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia. Ngay cả việc có chấp nhận hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp hay không cũng có hai
luồng quan điểm. Theo đó, pháp luật các nước như Canada, Luật mẫu về cạnh
tranh của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (United Nations
Conference on Trade and Development) có đưa ra các trường hợp miễn trừ
cho hành vi này khi “doanh nghiệp thông báo với cơ quan có thẩm quyền
trước khi thực hiện và cơ quan này thấy hành vi phù hợp với mục tiêu của Luật
đã đề ra” [46]. Ngược lại, pháp luật một số nước khác, trong đó có Việt Nam
thì cấm tuyệt đối hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, theo đó, khi
hành vi của doanh nghiệp đã có đủ các đặc điểm hoặc thực hiện các hành vi bị
cấm trong luật thì doanh nghiệp đó sẽ bị điều tra và xử lý.
19
Về các biện pháp cụ thể để kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu được các nước áp dụng có thể
chia làm ba nhóm chính gồm:
Thứ nhất, bằng các quy định của pháp luật cạnh tranh
Đây là biện pháp hữu hiệu bậc nhất của Nhà nước để kiểm soát hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vì đây là biện pháp có hiệu lực thi hành
cao nhất mà Nhà nước buộc các chủ thể phải tuân theo. Mỹ có thể nói là một
trong những nước ban hành pháp luật cạnh tranh sớm nhất trên thế giới (Luật
Sherman năm 1890), đây là bộ luật chống độc quyền đầu tiên được thông qua
bởi các bang trước khi trở thành bộ luật Liên bang, trong đó đã có những quy
định về hành vi lạm dụng quyền lực thị trường (Misuse of market power).
Ngoài ra các quy định này cũng được quan tâm trong hệ thống pháp luật của
từng bang. Pháp luật của Mỹ không hạn chế việc tham gia thị trường bao gồm
cả việc nhập khẩu và phân phối, tuy nhiên yêu cầu phải có sự tách bạch giữa
hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ để ngăn ngừa hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp dầu mỏ. Nhu cầu tại Mỹ tương đối
ổn định ở mức cao và đủ độ lớn để tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
nhập khẩu và phân phối [41]. Mỹ không can thiệp trực tiếp đến thị trường mà
thông qua hoạt động của quỹ dự trữ chiến lược. Mặc dù Nhà nước can thiệp ở
mức tối thiểu đối với thị trường kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp vẫn
phải tuân thủ các quy định chung về bảo vệ người tiêu dùng và chống các
hành vi phi cạnh tranh.
Bên cạnh pháp luật của Mỹ, các hệ thống pháp luật cạnh tranh của các
quốc gia, khu vực khác trên thế giới cũng đưa ra các quy phạm cụ thể về hành
vi này, như Điều 82 Hiệp ước Rome (Treaty of Rome), Qua đó có thể thấy
pháp luật các quốc gia đã sớm nhận ra nhu cầu ban hành các quy định điều
chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Đối với Việt Nam, ngay