Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Xây dựng ý thức pháp luật của thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 121 trang )


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT




TRN TH THANH BèNH




XÂY DựNG ý THứC PHáP LUậT CủA THẩM PHáN
TRONG BốI CảNH CảI CáCH TƯ PHáP ở NƯớC TA HIệN NAY







Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s: 60 38 01



LUN VN THC S LUT HC





Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TS. HONG TH KIM QU



H NI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN




Trần Thị Thanh Bình


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA
THẨM PHÁN 9
1.1. Nhận thức cơ bản về Thẩm phán 9
1.1.1. Khái niệm Thẩm phán 9
1.1.2. Đặc điểm của Thẩm phán 9
1.1.3. Vị trí, vai trò của Thẩm phán 12
1.1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán 16
1.1.5. Phân loại Thẩm phán 26
1.2. Ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của Thẩm phán 28
1.2.1. Khái niệm cơ bản về ý thức pháp luật 28
1.2.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật 32
1.2.3. Ý thức pháp luật của Thẩm phán 36
1.2.4. Các yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của Thẩm phán 39
Chương 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM
PHÁN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 48
2.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng của Thẩm phán và tình
hình xét xử trong thời gian qua 48
2.2. Công tác quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán 54
2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán 69
2.4. Cơ chế kiểm tra giám sát Thẩm phán 80

2.5. Chế độ chính sách đối với Thẩm phán hiện nay 83
2.6. Ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách
tư pháp giai đoạn hiện nay 87

2.6.1. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp trong giai
đoạn hiện nay 87
2.6.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Toà án trong xây dựng ý
thức pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp 92
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý
THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY 95
3.1. Quan điểm về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay 95
3.2. Một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay 99
3.2.1. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm Thẩm phán 100
3.2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán 102
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 105
3.2.4. Quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm
phán, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các Thẩm phán
làm việc 106
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam á
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
HĐND: Hội đồng nhân dân
NQ-TW: Nghị quyết Trung ương
PLTP&HTND: Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

TAND: Toà án nhân dân
TANDTC: Toà án nhân dân tối cao
TTLT-TANDTC-BQP-
BNV-UBTWMTTQVN: Thông tư liên tịch – Tòa án nhân dân Tối cao
– Bộ nội vụ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ
quốc Việt Nam
UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội
WTO: Tổ chức thương mại quốc tế
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý, hình
thành lối sống, làm việc theo pháp luật là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối
với mọi người dân nói chung và Thẩm phán nói riêng trong bối cảnh cải
cách công tác tư pháp ở nước ta hiện nay. Ngoài các tiêu chí như hệ thống
pháp luật phải đầy đủ, pháp luật phải nhân đạo, vì con người… thì yêu cầu
xây dựng ý thức pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và
Thẩm phán nói riêng là một nội dung quan trọng. Điều này không chỉ góp
phần khắc phục những tiêu cực của xã hội do ý thức pháp luật kém gây ra,
mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội trật tự, ổn
định và phát triển.
Đất nước ta đã trải nhiều thời kì bị xâm lược, từ ngàn năm Bắc thuộc
tới các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong quá trình cai trị,
các nước đã đưa pháp luật phản động vào nước ta nhằm phục vụ mục đích cai
trị và nô dịch; do vậy, hình thành nên ý thức chống đối hoặc thờ ơ với pháp
luật trong nhân dân nói chung và một số bộ phận làm công tác pháp luật nói
riêng, ý thức hệ ấy còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ nhân dân hiện

nay và là rào cản trong quá trình đưa các chủ trương, chính sách pháp luật vào
cuộc sống. Hơn thế, trình độ dân trí nước ta còn thấp nên để hiểu pháp luật và
thi hành pháp luật là những thách thức lớn.
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế-xã hội,
an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện
và phát triển; bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp
tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước. Nhờ có sự đổi mới về kinh tế và

2
quyết tâm thực hiện công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đang là
nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên thế giới; cơ sở
vật chất được tăng cường, đời sống chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế
được mở rộng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị
trường cùng với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng có
nhiều vụ việc phức tạp, các loại án hình sự ngày càng tinh vi, mức độ nguy
hiểm cho xã hội ngày lớn, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế,
thương mại, lao động ngày càng gia tăng về cả số lượng và sự phức tạp, đặc
biệt khi nó xuất hiện yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, giá trị lợi ích vật
chất trong các vụ án ngày càng lớn. Do đó, để đưa ra được phán quyết thấu
tình đạt lý, phù hợp với thông lệ, tập quán pháp luật quốc tế đòi hỏi Thẩm
phán phải tâm huyết với nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ,
chuyên môn, nghiệp vụ xét xử của mình.
Nghề Thẩm phán là nghề xét xử, mục đích là đưa lại sự công bằng cho
xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển và mang ý nghĩa xã hội to lớn. Chính vì
thế người Thẩm phán được Visanhsky, một trong những người xây dựng
ngành Tư pháp Nga sau cách mạng tháng Mười khẳng định “Thẩm phán
người thầy của cuộc sống”. Gần 100 năm nay, điều Ông nói vẫn đúng, lời nói
đó vượt qua mọi ranh giới quốc gia và khoảng cách về thời gian.
Thẩm phán với nghề nghiệp xét xử đã và đang thực sự là biểu tượng

cho khát vọng của nhân loại về một sự công bằng cho đới sống xã hội. Vinh
quang của nghề Thẩm phán trước hết phải nói đến là nghề nghiệp mang tính
xã hội cao, bởi lẽ công việc của Thẩm phán luôn liên quan đến nhiều cá nhân,
tổ chức trong xã hội. Nghề nghiệp xét xử của Thẩm phán liên quan đến số
phận, danh dự, uy tín. tài sản, thậm chí nó quyết định cả tính mạng của con
người. Toà án, cụ thể hơn là Thẩm phán là người đại diện cho quyền lực nhà

3
nước để đưa ra các phán quyết và khi các phán quyết đó có hiệu lực pháp luật
thì tất cả mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân liên quan đều
phải tuân thủ chấp hành.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh
đạo ngành Toà án, Thẩm phán nước ta không ngừng được nâng cao cả về số
lượng và chất lượng, kết quả xét xử của họ đã góp phần quan trọng vào việc
bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu của
công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, đặc biệt là đứng trước các yêu cầu,
thách thức trong bối cảnh cải cách công tác tư pháp hiện nay thì Thẩm phán
của chúng ta còn nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng “thiếu” về số lượng và
“yếu” về chất lượng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc. Một bộ phận
không nhỏ Thẩm phán suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức,
yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã làm sai lệch vụ án,
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, xây dựng
ý thức pháp luật của Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp ở nước ta hiện nay là rất quan trọng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và
ngành Toà án phải tăng cường chỉ đạo và thực hiện quyết liệt hơn nữa nhiệm
vụ quan trọng này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước Việt Nam pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Từ thực tiễn đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ của mình là “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối

cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, với mong muốn thông qua việc
phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện
nay để góp phần phát hiện những bất cập, hạn chế của công tác xây dựng ý
thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta, tìm ra những nguyên nhân của sự

4
bất cập, hạn chế đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức
pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tăng cường
hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
phải biết tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức và đủ năng lực chuyên môn
nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi
mới là rất cần thiết. Đây là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong thời gian qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu quan trọng
liên quan đến lĩnh vực này như: Sổ tay Thẩm phán; Các phẩm chất cơ bản của
Thẩm phán của tác giả Đặng Thị Thanh Nga (Tạp chí Luật học số 5/2002); Kỹ
năng giao tiếp của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự; ThS. Bùi Thị Kim
Chi (Tạp chí Luật học số 2/2005); Một số suy nghĩ về những việc Thẩm phán
không được làm quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân
dân năm 2002, Nguyễn Thị Hồng Tươi (Tạp chí Toà án nhân dân số 1/2003);
Một số vấn đề về mô hình nhân cách Thẩm phán, ThS, Bùi Thị Kim Chi (Tạp
chí Dân chủ và pháp luật số 3/2005); Những phẩm chất, nhân cách của Thẩm
phán trong giai đoạn hiện nay, ThS. Đặng Thanh Nga (Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003); Suy nghĩ về những điều
Thẩm phán phải làm, Thẩm phán được làm, chính sách chế độ đối với Thẩm
phán, Nguyễn Hồng Tươi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5/2002).
Nhìn chung, các bài viết trên của các tác giả được thể hiện ở nhiều cấp
độ nghiên cứu khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chủ yếu dưới
dạng các bài nghiên cứu trên các tạp chí chưa có đề cập một cách có hệ thống

về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán để đáp ứng yêu cầu của công
cuộc cải cách tư pháp.

5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm ra những luận cứ khoa
học và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật
về ý thức pháp luật Thẩm phán và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm
phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật của Thẩm phán
và xây dựng ý thức pháp pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu bối cảnh
cải cách tư pháp.
Đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện một số quy định của Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm toà án nhân dân năm 2002 và các quy định của pháp
luật thực định về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán.
Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
ở nước ta hiện nay để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức
pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, những yêu cầu, đòi
hỏi đối với Thẩm phán; chỉ ra được những bất cập, hạn chế của công tác xây
dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán; làm rõ hơn những yếu tố tích cực, tiêu
cực ảnh hưởng đến chất lượng của Thẩm phán cũng như việc tuyển chọn, đào
tạo và bổ nhiệm Thẩm phán ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
“Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay” là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng, nội
dung phong phú, đa dạng, phức tạp và tương đối “nhạy cảm”. Vì vậy, trong
phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ luật học, dựa trên nền tảng các
chức năng, nhiệm vụ của công tác xây dựng ý thức pháp luật cán bộ, công


6
chức nói chung để nghiên cứu và tiếp cận các nội dung xây dựng ý thức pháp
luật của Thẩm phán nói riêng. Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung
cơ bản, trọng tâm sau:
Khái niệm, vị trí vai trò quan trọng của Thẩm phán ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới;
Phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán và
công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay, qua
đó chỉ ra những bất cập, hạn chế về chất lượng, số lượng của Thẩm phán
cũng như những bất cập trong công tác tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán ở
nước ta hiện nay;
Những yêu cầu, đòi hỏi trong công tác xây dựng ý thức pháp luật của
Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta. Từ đó đề xuất được
một số giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển Thẩm phán đáp ứng
yêu cầu xây dựng một nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xây
dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong bối cảnh cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay.
Nội dung quan điểm chỉ đạo công cuộc cải cách tư pháp hiện nay và
công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, cán bộ tư pháp trong Nghị
quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về Thẩm phán, điều kiện, tiêu
chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán các văn bản chính sách của Nhà nước
về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay.

7

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng đó là phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp lý
luận kết hợp với thực tiễn.
6. Ý nghĩa và những điểm mới của đề tài
Đề tài “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải
cách tư pháp ở nước ta hiện nay” được nghiên cứu để đạt được kết quả sau:
Đây là luận văn được nghiên cứu ở bậc cao học có tính hệ thống, toàn
diện về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay.
Đề tài có tính hệ thống hoá một cách toàn diện những quy định của
pháp luật nước ta về thẩm phán từ năm 1945 đến nay.
Xác định được hiệu quả sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về tiêu
chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, qua đó chỉ ra các điểm hạn
chế của pháp luật thực định về nội dung này, giúp các nhà lập pháp hoàn thiện
hơn những quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời giúp cho ngành Toà án
thấy được vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng chiến lược đào tạo
Thẩm phán cũng như đội ngũ “nguồn” để tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán.
Mặt khác, thông quan việc so sánh, tìm hiểu các quy định của pháp luật
một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Hàn Quốc, Pháp,
Malaixia về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán cũng
như kinh nghiệm xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, “nguồn” để
tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán của họ. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải

8
pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng ý thức
pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay. Đặc biệt

là các quy định liên quan đến trách nhiệm của ngành Toà án trong việc xây
dựng kế hoạch chiến lược đào tạo Thẩm phán và “nguồn” để bổ nhiệm Thẩm
phán đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của công tác cải cách tư pháp
nhằm xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương, 6 mục:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ý thức pháp luật của Thẩm phán.
Chương 2: Thưc trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật
của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay.





9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN

1.1. Nhận thức cơ bản về Thẩm phán
1.1.1. Khái niệm Thẩm phán
Điều 1 PLTP&HTTAND năm 2002 quy định: “Thẩm phán là người được
bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án” [28, tr.1].
Như vậy, Thẩm phán là những công chức nhà nước được bổ nhiệm
theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, hành chính, lao động và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án.

Thẩm phán là những người thay mặt cho Nhà nước sử dụng quyền lực
nhà nước để đưa ra các phán quyết nhằm giải quyết sự tranh chấp giữa các bên
hoặc phán quyết việc áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong các vụ án thuộc thẩm quyền, đảm bảo sự tôn trọng và thực thi
pháp luật trong đời sống xã hội, đảm bảo bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào
cũng bị xử lý: “không để lọt tội phạm” và “không xử oan người vô tội”.
Hiện nay, theo quy định của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam thì nhiệm kỳ của một Thẩm phán thường được quy định trong một
khoảng thời gian nhất định. Ở Việt Nam nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm,
Hàn Quốc nhiệm kỳ của Thẩm phán là 10 năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều
nước nhiệm kỳ của Thẩm phán là không thời hạn họ chỉ bị miễn nhiệm khi vi
phạm các quy định của pháp luật ví dụ ở Úc Thẩm phán toà án liên bang được
bổ nhiệm cho tới khi họ 70 tuổi (đến khi nghỉ hưu).
1.1.2. Đặc điểm của Thẩm phán
Hoạt động xét xử là một hoạt động nghề nghiệp đặc thù so với các nghề

10

nghiệp khác ở chỗ hoạt động xét xử của Thẩm phán đòi hỏi một trình độ
chuyên môn cao trong các lĩnh vực pháp luật, chính trị và xã hội. Hầu hết họ
phải có kiến thức uyên thâm trên mọi lĩnh vực bởi lẽ họ là người đại diện cho
nền công lý, cho lẽ phải cho công bằng của toàn xã hội. Do vậy, Thẩm phán
có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Tính đặc thù trong áp dụng pháp luật
Tính đặc thù trong áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, Thẩm phán với vai
trò là người đưa ra phán quyết dựa trên những chứng cứ khách quan, thực tế,
không định kiến với mục đích duy nhất là bảo vệ công lý. Tất cả mọi tư vấn
tranh luận tại phiên toà phải đảm bảo sự bình đẳng cho các bên trong vụ án.
Mọi hành vi ép buộc làm ảnh hưởng tới sự khách quan đối với phán quyết của
Thẩm phán đều trái với mục đích áp dụng pháp luật. Đặc thù này khẳng định

Thẩm phán phải là người hết sức vô tư, tôn trọng bằng chứng, xem xét đứng
đắn các bằng chứng thực tế mà mỗi bên đương sự đưa ra trong quá trình giải
quyết vụ án của mình
Thứ hai: Hoạt động xét xử chính là một cuộc đấu tranh tìm ra sự thực
khách quan, hoạt động này chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân.
Trong quá trình xử lý vụ án, Thẩm phán phải sử dụng năng lực và toàn
bộ kiến thức cần thiết nhằm giải quyết đúng đắn vụ án trên cơ sở bằng chứng
thực tế. Đây là cả một quá trình tố tụng phức tạp đòi hỏi ngay từ đầu người
Thẩm phán phải thực sự toàn tâm toàn lực. Họ phải rất khéo léo và nhạy bén
tại phiên toà, giai đoạn tố tụng cuối cùng rất quan trọng.
Để không bị cám dỗ trên con đường tìm kiếm lẽ phải, cuộc đấu tranh tinh
thần của người Thẩm phán đòi hỏi họ phải luôn kiên quyết, vững vàng ý chí.
Mục tiêu cuối cùng mà người Thẩm phán phải đạt được và cũng là mục
đích mà toàn bộ nhân dân hướng tới sau một vụ án đó là một phán quyết thấu

11

tình đạt lý, đảm bảo tính đúng đắn của bản án, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Phán
quyết đó còn mang tính giáo dục ý thức pháp luật trong toàn bộ dân chúng.
Chính vì thế hoạt động xét xử của Thẩm phán được toàn xã hội giám sát.
Nguyên tắc Toà án xét xử công khai, khi xét xử có sự tham gia của Hội thẩm
nhân dân chính là sự giám sát ở bên trong phiên toà. Khi xét xử Hội thẩm
nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, cùng Thẩm phán đưa ra quyết định
đúng pháp luật.
Thứ ba: Hoạt động này đòi hỏi một con người toàn diện, bản lĩnh vững
vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, vô tư khách quan
Đây không những là đặc thù nghề nghiệp Thẩm phán mà còn là các tiêu
chuẩn mà pháp luật đặt ra đối với người Thẩm phán hiện nay. Chỉ có thể có
kiến thức rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, luôn đấu tranh cho công bằng vô tư,

một tâm hồn trong sáng và một bản lĩnh vững vàng thì nghề Thẩm phán và
người Thẩm phán mới tạo dựng được sự tin tưởng và tôn kính. Bởi lẽ cần
thiết có một chuẩn mực lý tưởng được xã hội thừa nhận, nắm giữ cán cân
công lý để điều chỉnh xã hội đi đúng hướng của nó. Người Thẩm phán phải
bênh vực cho người bị hại, không thiên vị hay dao động ý chí trước bất kỳ sự
việc nào. Tất cả những yêu cầu trên sẽ góp phần tạo dựng nên hình ảnh một
nghề biểu tượng cho sự khát khao công lý.
Thứ tư: Hoạt động xét xử của Thẩm phán tuân theo một trình tự tố tụng
chặt chẽ do pháp luật quy định
Phán quyết của Thẩm phán có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa
vụ của cá nhân, tổ chức có liên quan. Để bảo đảm phán quyết đó thấu tình đạt
lý thì hoạt động xét xử phải tuân theo một trình tự tố tụng chặt chẽ là điều dễ
hiểu. Việc quy định như vậy tránh sự tuỳ tiện lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vi phạm các quy định của pháp luật tố
tụng, bản án dù có hiệu lực pháp luật cũng sẽ được Toà án cấp trên xem xét
lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

12

1.1.3. Vị trí, vai trò của Thẩm phán
“Thẩm phán, người thầy cuộc sống” đó là câu nói nổi tiếng của
Visanhski, một trong những người xây ngành Tư pháp Nga sau cách mạng
Tháng Mười. Gần 100 năm nay, điều Ông nói vẫn đúng, lời nói đó vượt qua
mọi ranh giới quốc gia và khoảng cách về thời gian.
Theo quan điểm của Visanhski, giữa người với người có bao nhiêu mối
quan hệ thì có bấy nhiêu điều luật, do vậy hiểu luật hoàn toàn khác với thuộc
luật. Vì thế, một Thẩm phán với tư duy tốt, với sự cần mẫn tìm hiểu, nghiên
cứu nghiền ngẫm luật pháp, sự việc và con người, luôn luôn suy luận về con
người và các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với
tổ chức, tập thể và giữa con người trong cộng đồng xã hội; đắm mình vào việc

tìm ra phải trái, đúng sai, tốt xấu trong đời sống xã hội đó chính là sự tu
dưỡng thường xuyên để ngày càng hoàn thiện mình, và như vậy họ luôn phải
tâm niệm ngành Toà án là ngành tổng hợp thì người Thẩm phán mới hiểu sâu
sắc về luật và việc áp dụng luật mới đúng đắn và chặt chẽ. Trong quá trình xét
xử Thẩm phán vừa có trách nhiệm tìm hiểu vụ việc, từng con người với
những mối quan hệ liên quan đến vụ án để đưa ra phán quyết, bản án thực
hiện trách nhiệm và quyền xét xử của mình nhưng đồng thời họ cần phải làm
sao cho phán quyết, bản án của mình được mọi người “tâm phục, khẩu phục”
để không những mang tính phòng ngừa riêng mà nó còn có tác dụng phòng
ngừa chung, giáo dục mọi người ý thức trách nhiệm sống tôn trọng và tuân
thủ theo pháp luật.
Người Thẩm phán nếu ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình
và có lòng yêu nghề nghiệp, lao tâm, khổ tứ, trải nghiệm nhiều trong thực tế
xét xử, không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để nhận ra vị
trí, vai trò của mình trong xã hội, được xã hội tôn vinh khi đó họ đang dần
tiến đến cái bục “Người thầy cuộc sống”.

13

Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng nhiều
và diễn ra ngày càng phức tạp thì khi xảy ra tranh chấp hay có sự vi phạm
pháp luật càng đòi hỏi ngành tư pháp phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt
động của mình. Với quan niệm “án tại hồ sơ” vụ án, đặc biệt là vụ án hình sự
được đưa ra xét xử là kết quả công tác của các ngành điều tra, tuy tố, do đó
một trong các khâu này mà yếu, hạn chế hoặc làm sai lệch vụ án thì việc xét
xử gần như thất bại. Chính vì thế trong pháp luật tố tụng hiện nay, tranh tụng
và kết quả tranh tụng tại toà án đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm
và đòi hỏi ngành tư pháp đặc biệt là các Thẩm phán phải thực hiện tốt hơn
nữa các quy định về thủ tục tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng tại toà.
Điều này đang đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố

tụng và hơn hết là Thẩm phán, chủ toạ phiên toà phải làm gì, sẽ tổ chức tranh
tụng tại toà như thế nào; việc xem xét chứng cứ, bằng chứng, luận cứ để lý
giải chứng minh cho các tình tiết của vụ án để làm sáng tỏ vụ án mà các bên
tham gia tranh tụng đưa ra sẽ được Thẩm phán xử lý như thế nào là vấn đề hết
sức quan trọng để trên cơ sở đó đưa ra phán quyết cuối cùng của Toà án để
giải quyết vụ án.
Trong một vụ án, việc xét xử thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất
nhiều giai đoạn của quá tình tố tụng, nhưng quan trọng nhất là hai giai đoạn:
Một là, việc dựng lại toàn bộ sự việc trên cơ sở các chứng cứ trong hồ sơ
được đưa ra xem xét, tranh luận công khai tại phiên toà được người tham gia
tố tụng thừa nhận, được nhân dân tán thành, ủng hộ như thế là thành công.
Hai là, tìm đúng điều luật để áp dụng nhằm giải quyết vụ án, xác định được sự
thật, đúng, sai, những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, động cơ của các hành
vi trong vụ án là gì, yếu tố lỗi chủ quan của các bên trong vụ án như thế nào,
từ đó Thẩm phán, hội đồng xét xử đưa ra phán quyết để mọi người “tâm phục,
khẩu phục” đó là thành công. Do vậy, việc xét xử trước “Công đường”, tổ

14

chức tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng như thế nào phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ, ý thức pháp luật, áp dụng pháp luật, khả năng, vai trò của người
Thẩm phán, bởi lẽ họ phải biết điều khiển dẫn dắt việc tranh tụng để tranh
tụng diễn ra một cách có trật tự, đi đúng trọng tâm những vấn đề mấu chốt,
những điểm còn mâu thuẫn cần làm rõ của vụ án. Thông qua kết quả tranh
tụng, Thẩm phán đánh giá khách quan toàn diện và bản chất của vụ án, các
chứng cứ, các lý lẽ, lập luận của các bên, trên cơ sở đó căn cứ vào các quy
định của pháp luật để đưa ra các phán quyết đúng đắn.
Bởi thế vai trò của người Thẩm phán không chỉ dừng lại ở việc đưa vụ
án ra xét xử đúng thời gian luật định, đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng
được đưa ra chứng cứ, tài liệu và những luận cứ khoa học, pháp lý để bảo vệ

lẽ phải, bảo vệ chân lý, sự thật của vụ án mà xét xử tại toà án còn là môi
trường thực tế hữu hiệu nhất để giáo dục cá nhân, tổ chức sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật. Đối với xã hội ta hiện nay, khi chúng ta đang cố
gắng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì đây càng là vấn đề quan
trọng và cần thiết vì trình độ pháp luật, ý thức của người dân chưa cao, họ chỉ
lấy kết quả phán quyết của Toà và chuẩn mực đạo đức xã hội để so sánh để
làm mẫu mực cho mọi hành động của mình.
Với nhiệm vụ thực hiện cải cách công tác tư pháp hiện nay thì việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng theo pháp luật tố tụng tiên tiến
trên thế giới đặc biệt là các quy định về tính “độc lập” và tố tụng tranh tụng
tại Toà án đang được Đảng, Nhà nước và Ngành tư pháp hết sức quan tâm coi
đây là nhiệm vụ có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác xét xử.
Nghị quyết 49-NQ/TW đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng hoạt động của
các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi
đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [4, tr.2]. Do đó, Thẩm phán hơn
lúc nào hết phải phát huy tối đa vị trí, vai trò của mình trong kết quả hoạt

15

động của cơ quan tư pháp. Trong xét xử Thẩm phán phải quyết định với đầu
óc không thiên vị đồng thời phải triệt để tuân thủ những nguyên tắc pháp lý
đã được pháp luật thiết lập, thẩm phán phải đưa ra các phán quyết độc lập và
phải cho biết rõ lý do của quyết định đó.
Như vậy, với việc đề cao tố tụng tranh tụng thì tính “độc lập chỉ tuân
theo pháp luật” và “niềm tin nội tâm” của Thẩm phán ngày càng có vị trí, vai
trò quan trọng. Nói cách khác, trong quá trình xét xử các phán quyết của
Thẩm phán phải không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ áp lực nào, ngoại trừ trí tuệ,
và lương tâm để đánh giá trung thực, khách quan các bằng chứng, các tình tiết
của vụ án và việc áp dụng các quy định pháp luật để xét xử vụ án. Do đó,
trong xét xử và đặc biệt là việc tranh tụng tại Toà thì vai trò, tính “độc lập chỉ

tuân theo pháp luật” [4] của Thẩm phán càng phải được phát huy hơn bao giờ
hết, khi đó Thẩm phán như là một trọng tài không thiên vị, một người phán xử
trung lập, Thẩm phán nghe và tạo điều kiện cho các bên cơ hội thích hợp để
trình bày chứng cứ, luận điểm để chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết của vụ
án tại phiên toà, trên cơ sở đó Thẩm phán đưa ra các phán quyết cuối cùng
một cách công tâm nhất.
Kinh nghiệm các nước cho thấy để Thẩm phán thực hiện, phát huy tính
“độc lập” không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào thì bao giờ cũng
được pháp luật quy định rất rõ chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của
Thẩm phán, cơ chế, điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tính độc lập chỉ
tuân theo pháp luật của Thẩm phán, ví dụ:
Ở Hàn Quốc, để đảm bảo cho các Thẩm phán không lệ thuộc vào bất cứ
cơ quan nào khác của Nhà nước, các Thẩm phán được pháp luật quy định:
quyền bất khả bãi miễn Thẩm phán, quyền tài phán, không Thẩm phán nào có
thể bị sa thải khỏi cơ quan trừ khi bị buộc tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Các Thẩm phán không bị đình chỉ công tác, hạ bậc lương hoặc bị kỷ

16

luật nếu chưa có Quyết định kỷ luật của Hội đồng kỷ luật tư pháp được thành
lập tại Toà án tối cao.
Ở Malayxia, các Thẩm phán đảm nhiệm công việc cho tới 65 tuổi, nếu
như không bị sa thải do những hành vi sai trái. Lương của Thẩm phán được
quy định bằng văn bản riêng do Nhà vua ban hành sau khi tham khảo ý kiến
của Chánh án Toà án tối cao. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền tài phán. Với
tính chất độc lập của mình, cơ qua tư pháp không phải chịu một sự kiểm sát
nào của cơ quan hành pháp, trừ cơ sở vật chất, nhân viên do Bộ Tư pháp quản
lý. Song cơ quan hành pháp không thể can thiệp vào chuyên môn của Toà án.
Trong quá trình xét xử các Thẩm phán không nhận bất kỳ chỉ thị, mệnh lệnh
cơ quan, tổ chức nào.

1.1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán
Như trên đã phân tích, Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến kết quả cuối cùng trong hoạt động của các cơ quan tư pháp nói
chung cũng như Toà án nói riêng. Thẩm phán là nhân tố trung tâm trong hoạt
động của ngành Toà án. Chính vì thế để xây dựng được ý thức pháp luật của
Thẩm phán đáp ứng được yêu cầu của “người đại diện công lý” pháp luật các
nước trên thế giới thường có sự đòi hỏi rất cao (đặc biệt là các nước có nền
kinh tế và hệ thống pháp luật phát triển) đối với một người được tuyển chọn và
bổ nhiệm làm Thẩm phán. Nói cách khác để trở thành Thẩm phán họ phải đáp
ứng được tất cả các điều kiện, tiêu chuẩn cần và đủ rất khắt khe của chức danh
Thẩm phán.
Pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây rất chú trọng việc xây
dựng, quy định các điều kiện, tiêu chuẩn để tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm
phán với tinh thần ngày càng có sự đòi hỏi cao hơn cả về chuyên môn, nghiệp
vụ xét xử và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với người được
tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán nhằm xây dựng ý thức pháp luật của

17

Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để đáp ứng yêu cải cách công tác tư pháp
đối với ngành Toà án hiện nay.
Theo pháp luật hiện hành thì Thẩm phán phải đạt được các tiêu chuẩn
quy định tại Điều 5 của PLTP&HTTAND (năm 2002) cụ thể là:
Công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức
tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và được đào tạo về
nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm
công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khoẻ bảo

đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và
bổ nhiệm làm Thẩm phán [28, tr.2].
Để cụ thể hoá các tiêu chuẩn của người được bổ nhiệm Thẩm phán giúp
cho công tác xây dựng Thẩm phán đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu trong
giai đoạn phát triển mới, từng bước chuẩn hoá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối
với Thẩm phán, TANDTC, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-
TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01/4/2003 để hướng dẫn thi hành
một số quy định của PLTP&HTTAND trong đó quy định rất rõ ràng điều kiện,
tiêu chuẩn cụ thể đối với người được bổ nhiệm làm Thẩm phán:
Thứ nhất, “Thẩm phán phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ
quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, , có tinh thần kiên
quyết bảo vệ pháp chế ” [28, tr.2]. Chúng ta biết rằng: “Tổ quốc” là vấn đề
thiêng liêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi nhà nước, nó là tên gọi
khác chứa đựng tâm khảm, tinh thần của con người của dân tộc về quốc gia
về nhà nước của mình. Chính vì thế, lòng trung thành với Tổ quốc luôn là vấn

18

đề quan trọng của mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, nó đòi hỏi mỗi
công dân phải biết tôn trọng, yêu quý quốc tịch mà họ đang mang; tự nguyện,
dám hi sinh tính mạng và tài sản của mình để bảo vệ Tổ quốc. Lòng trung
thành với Tổ quốc đòi hỏi người Thẩm phán trước hết họ phải là công dân
không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ XHCN mà Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta đang xây dựng, đồng thời với chức trách, quyền hạn của
mình họ phải là những người đi tiên phong trong việc phòng, chống các hành
vi xâm hại đến Tổ quốc.
Mặt khác chúng ta cũng biết, Hiến pháp là văn bản pháp luật gốc, quan
trọng nhất để bảo đảm về mặt pháp lý sự tồn tại vững chắc của nhà nước cùng

với hệ thống chính trị - xã hội và hệ thống pháp luật của mình. Do đó, Thẩm
phán người có quyền và trách nhiệm nhân danh, sử dụng quyền lực nhà nước
để xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp trong đời
sống xã hội thì hơn khi nào hết họ phải có lòng trung thành tuyệt đối với Hiến
pháp. Bởi lẽ nếu có lòng trung thành với Hiến pháp thì họ mới tôn trọng và
tìm cách để bảo vệ nó, đưa nó vào thực tiễn của đời sống chính trị - xã hội,
đảm bảo sức sống của nó nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của Nhà nước
và xã hội trong một khuôn khổ nhất định.
Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp ở đây còn được hiểu là Thẩm
phán ngoài việc phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp
luật, thì họ còn phải là người tuyệt đối trung thành với Đảng, nghiêm chỉnh
chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước; luôn luôn nêu
cao tinh thần phê bình và tự phê bình, kiên quyết đấu tranh chống lại những
người, những hành vi làm phương hại đến Đảng đến Tổ quốc và nhân dân.
Thứ hai, Thẩm phán phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và
trung thực. Đây tưởng chừng như một tiêu chuẩn rất “bình thường” đối với đội

19

ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ tư pháp, đặc biệt là Thẩm phán nói
riêng, nhưng nó đang là vấn đề “nóng” hiện nay, khi một bộ phận không nhỏ các
Thẩm phán phán không giữ vững được lập trường tư tưởng chính trị, có biểu
hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trở thành những người có hành
vi vi phạm pháp luật như nhận tiền hối lộ, “chạy án”, đang làm giảm sút lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đặc biệt là lòng tin vào những người
bảo vệ pháp luật, những người giữ cán cân công lý. Do đó, vấn đề đạo đức công
vụ, đạo đức nghề nghiệp đang được xã hội hết sức quan tâm trong những năm
gần đây, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành Toà án phải chú trọng, quan tâm hơn
nữa việc nâng cao các yêu cầu, tiêu chuẩn đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức của mình nói chung và Thẩm phán nói riêng.

Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, sự đòi hỏi phải hội nhập sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế, chính trị
thế giới. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của những mặt trái trong nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như: sự chạy đua theo lợi ích cá nhân,
đặt lợi ích cá nhân lên trên hết nó đang làm “sói mòn” phẩm chất đạo đức
của một bộ phận không nhỏ những cán bộ, Thẩm phán không đủ bản lĩnh,
không giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng. Chính vì thế,
trong chiến lược cải cách công tác tư pháp hiện nay quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta chỉ rõ phải nâng cao tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đối với những
người làm công tác tư pháp nói chung và Thẩm phán nói riêng.
Phẩm chất chính trị của người Thẩm phán là nền tảng của tinh thần,
thái độ, trách nhiệm đối với công việc, nó giúp cho Thẩm phán trở thành
người chí công, liêm khiết, trung thực trong khi thực hành công vụ. Chính vì
thế trước yêu cầu của cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử của toà án
thì việc nâng cao tiêu chuẩn phẩm chất chính trị của Thẩm phán là cần thiết.
Một vấn đề xã hội đang đòi hỏi đối với Thẩm phán hiện nay là Thẩm

20

phán phải là người có cuộc sống lành mạnh, trong sáng, biết tôn trọng nhân
dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân
dân; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện quan liêu, hạch dịch, cửa quyền.
Thẩm phán không những là người đại diện cho những chuẩn mực về đạo đức
trong cuộc sống mà họ còn là người chuẩn mực đại diện cho sự tôn trọng và
tuân thủ pháp luật, lấy các chuẩn mực trong đạo đức và chuẩn mực pháp luật để
thay trời hành đạo. Do đó, họ phải là người chưa bao giờ bị kết án.
Tại hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề ra những chuẩn mực về năng lực chuyên môn và đạo đức
nghề nghiệp của ngành tư pháp là:
Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ dĩ

nhiên các bạn cần phải nêu cao gương Phụng công, thủ pháp, chí
công vô tư cho nhân dân noi theo và trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng người cán bộ nói chung, Người thường nhắc
nhở, bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều
phải có tinh thần trách nhiệm. Theo Bác, người có tinh có tinh thần
trách nhiệm là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì,
bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, thì họ cũng phải đem cả tinh thần và
lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm
cho thành công. Trái lại làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện,
dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là không có
tinh thần trách nhiệm [13, tr.147].
Việc tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ và có ý thức trau dồi đạo đức cách
mạng là việc làm cần thiết và là nguyên tắc quan trọng bậc nhất đối với cán
bộ, đảng viên nói chung, Thẩm phán nói riêng. Hồ Chí Minh đã viết: “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong” [13, tr.293].

×