Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Trình bày việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động logistics của Sannamfood.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.19 KB, 21 trang )

Bài thảo luận
Môn : Logistics kinh doanh thương mại điện tử
Lớp : 1102BLOG0611
Nhóm : 01
Đề tài:
Trình bày việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động logistics của
Sannamfood
Đề cương:
I. Lý luận chung
1.1 Khái niệm hậu cần thương mại điện tử
1.2 Vai trò của hậu cần thương mại điện tử
1.3 Các hoạt động chủ yếu trong khâu hậu cần thương mại điện tử
II. Thực trạng việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các hoạt động logistic
của Sannamfood
II.1 Giới thiệu chung về Sannamfood
II.1.1 Sự ra đời và phát triển
II.1.2 Hoạt động kinh doanh của Sannamfood
II.2 Thực trạng ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các hoạt động logistics của
Sannamfood
II.2.1 Thực trạng các hoạt động e-logistics tại Sannamfood
 Logistics đầu vào
 Logistics đầu ra
II.2.2 Những thành công đạt được trong việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các hoạt
động logistics của Sannamfood
II.2.3 Những vấn đề còn tồn tại
II.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các hoạt động
logistics của Sannamfood
Bài làm
I. Lý luận chung về hậu cần TMĐT:
I.1 .Khái niệm về hậu cần thương mại điện tử
Hậu cần thương mại điện tử là quá trình hoạch định chiến lược,thiết kế và tực


thi các yếu tố cần thiết của hệ thống,quy trình,cơ cấu tổ chức và tác nghiệp đẻ thực
hiện hóa và vật chất hóa cho hoat động thương mại điện tử.
I.2 Vai trò của hậu cần TMĐT:
a.Trong chuỗi cung ứng tổng thể:
Các hoạt động hậu cần có nhiệm vụ kết nối một cách hiệu quả các thành viên
trong chuỗi cung ứng,từ đó đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và các thành
viên.Nhiệm vụ kết nối của hậu cần được thể hiện qua việc vận hành một cách nhịp
nhàng và trôi chảy của 3 dòng sau:
- Dòng sản phẩm: Con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp
tới khách hàng,đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng.
- Dòng thông tin: Dòng giao và nhận các đơn đặt hàng,theo dõi quá trình dịch
chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận.
- Dòng tiền tệ: Thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp,thể hiện
hiệu quả kinh doanh.
Trong TMĐT, dòng thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là yếu tố duy
nhất có tiềm năng vừa nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần vừa đồng thời giảm tổng
chi phí trong toàn chuỗi cung ứng.
b.Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp:
Trong những năm gần đây, quản trị hậu cần được ghi nhận như một thành tố
quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp,hậu
cần đầu vào và hậu cần đầu ra cùng với quản trị tác nghiệp,maketing và dịch vụ là
những hoạt động chủ chốt tạo nên giá trị cho khách hàng và doanh thu cho doanh
nghiệp.
Quản trị hậu cần là chức năng tổng hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động hậu cần
củng như phối hợp hoạt động hậu cần với các chức năng khác như maketing,kinh
doanh,sản xuất,tài chính,công nghệ thông tin…nhằm đem lại giá trị cao nhất cho
khách hàng.
Giá trị khách hàng được thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Giá trị sản phẩm : đặc điểm,chức năng và công dụng.
- Giá trị sử dụng : sửa chữa,bảo hành,vận chuyển,hướng dẫn sử dụng.

- Giá trị giao tiếp : sự hài lòng trong tiếp xúc với nhân viên.
- Giá trị biểu tượng : nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cung ứng được giá trị cao tới khách hàng trong mối tương quan
với chi phí mà dọ bỏ ra sẽ có nhiều cơ hội giành được giá trị cao hơn cho chính
mình,thể hiện ở lợi thế cạnh tranh,mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu bền
vững cho doanh nghiệp.
I.3 Các hoạt động chủ yếu trong khâu hậu cần thương mại điện tử:
Hậu cần đầu vào: Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc mua và dự trữ ,bảo
quản hàng hóa/nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của
doanh ngiệp. Bộ phận này phải được tích hơp và tương tác với các nhà cung ứng
thông qua mạng ngoại bộ và các phần mềm của tác ngiệp mua hàng và quản lý nguồn
cung ứng.
Hậu cần đầu ra: Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc bán hàng và dịch vụ
khách hàng cả trên thị trường tổ chức(B2B)và thị trường người tiêu dung(B2C).
Thông qua mạng toàn cầu internet cùng sự trợ giúp đắc lực của phần mềm quản lý
khách hàng (CRM),công ty có thể đáp ứng đơn hàng của khách với dịch vụ cao theo
đúng yêu cầu thị trường với mức chi phí hợp lý.
Hậu cần ngược: hàng bị trả lại để đổi lấy hàng khác hoặc phải hoàn lại tiền là khá
phổ biến trong TMĐT khi sản phẩm đươc khách hàng lựa chọn chỉ được khách hàng
nhìn thấy trên website mà chưa được trực tiếp kiểm tra.
II. Thực trạng việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các hoạt động logistic
của Sannamfood
II.1 Giới thiệu chung về Sannamfood
II.1.1 Sự ra đời và phát triển
Là một thành viên trực thuộc Sannam Group (www.sannamgroup.com), công ty Cổ
phần Thực phẩm Sannam ( Sannamfood ) có xứ mệnh nghiên cứu và sản xuất các loại
thực phẩm và đồ uống sạch từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên phong phú của Việt
nam.
Đó là một nhóm các công ty thành viên liên kết với nhau, trong đó Sannam là công
ty mẹ chi phối và quản lý theo một chiến lược sáng tạo đã được hoạch định. Tất cả

đều phục vụ mục tiêu xây dựng Sannam trở thành một tập đoàn kinh doanh lấy học
tập và sáng tạo làm nền tảng. Biểu tượng ngôi sao 4 cánh thể hiện 4 lĩnh vực chính,
gồm công nghệ phần mềm, thương mại điện tử, cơ khí và nông nghiệp.
Sannamfood không ngừng đầu tư dây chuyền hiện đại, xây dựng vùng nguyên liệu
ổn định. Chính vì vậy, dù mới ra đời được 6 năm nhưng Sannamfood đã là một trong
những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến, đóng hộp lớn. Đặc biệt,
Sannamfood được người tiêu dùng biết đến như là địa chỉ cung cấp rau rừng sạch duy
nhất tại Việt Nam.
Có thể nói, Sannam là đơn vị tiên phong trong việc phát triển kinh tế tri thức, 15
năm qua vừa phát triển, vừa đầu tư sáng tạo công nghệ để làm ra sản phẩm cụ thể.
Quan trọng hơn, Công ty không kinh doanh theo kiểu “ăn xổi”. Điều này có nghĩa là
trong một phạm vi nào đó, có thể Sannam không nhiều tiền bạc, nhưng lại giàu về trí
tuệ, về khát vọng, về tình yêu, đất nước con người, cuộc sống và kinh doanh.
Để tạo dựng uy tín và niềm tin với khách hàng, Sannamfood còn có nhiều cách làm
sáng tạo, độc đáo trong việc phân phối, tiếp thị sản phẩm. Sannamfood còn cung cấp
cho khách hàng những tài liệu chỉ dẫn cách bảo quản, chế biến. Sản phẩm của
Sannamfood hiện cung cấp cho 4 nhà hàng Núi Tản và phân phối qua siêu thị trực
tuyến Senmart (www.senmart.com).
Sannamfood áp dụng nghiêm ngặt Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000 và hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc tế HACCP trong
toàn bộ quy trình sản xuất. Các sản phẩm của Sannamfood được phân phối tại Việt
nam và xuất khẩu đi nhiều nước: Ba Lan, Tiệp Khắc, Nhật bản, Singapore, Đài loan,
Trung quốc,...
Sannamfood tự hào là một trong những công ty hàng đầu tại Việt nam trong lĩnh vực
trồng trọt và chế biến thực phẩm với các Thương hiệu và Sản phẩm được đánh giá là
tốt nhất Việt nam, có khả năng cạnh tranh Quốc tế, được trao giải thưởng Sao Vàng
Đất Việt năm 2003, 2004, 2006 và giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng Quốc Gia"
năm 2009.
II.1.2 Hoạt động kinh doanh của Sannamfood
a. Ngành nghề kinh doanh:

Chế biến các loại hoa quả nhiệt đới, trồng & chế biến rau sạch, sản xuất đồ uống bổ
dưỡng, rượu, nước khoáng, sản xuất bánh kẹo, hệ thống các nhà hàng Việt Nam
(Sannamfood.com, Nuitan.com), kinh doanh thực phẩm sạch, đồ uống, nhà hàng
b. Sản phẩm dịch vụ
Hiện nay, Sannamfood đang sản xuất đa dạng các sản phẩm với các thương hiệu sau:
1. Hoa quả sấy Sannamfood: Các sản phẩm được chế biến từ quả tươi chín tự nhiên,
chất lượng cao, giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên bao gồm: xoài, dứa, đu đủ, mận,
mơ, khế, chuối...
2. Eropa: Sản xuất các loại bánh kẹo cao cấp đặc biệt là các loại bánh làm từ bột rau
rừng có bản quyền của Sannamfood.
3. Nhà hàng Núi Tản: Hệ thống các nhà hàng phục vụ các món ăn Việt nam, đặc biệt
là các loại Rau Rừng & Đặc sản.
4. Rượu Mơ Núi Tản: Loại rượu được trồng, lên men, đóng chai tại chân Núi Tản,
Ba Vì, không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn chứa đựng giá trị văn hóa, tâm linh
của người Việt.
5. Rau Xanh - Rau Rừng: Các loại rau rừng có bản quyền, có giá trị dinh dưỡng cao,
được trồng, sơ chế, bảo quản và giao hàng theo quy trình khép kín.
6. Nước uống đóng chai SanVi: Được khai thác từ mạch nước ngầm tại chân Núi
Tản, Ba Vì, xử lý bằng công nghệ hiện đại. Nước uống đóng chai SanVi với hàm
lượng khoáng nhẹ sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho sức khỏe người tiêu dùng.
7. Rượu MenLa: Loại rượu đặc biệt được nấu từ Lúa, Ngô, Khoai, Sắn sau khi ủ
bằng loại men tự nhiên được làm 100% bằng lá rừng Ba Vì, theo cách thức tổ tiên ta
nấu rượu hàng trăm năm nay.
II.2 Thực trạng ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các hoạt động logistics của
Sannamfood
II.2.1Thực trạng hoạt động logistics tương mại điện tử tại Sannamfood
Chạy đua cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, sự ứng dụng công nghệ thông tin
mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh. Sannamfood cũng không thể khoanh tay đứng
nhìn. Việc ứng dụng thương mại điện tử đã trở thành một chiến lược quan trọng của
tập đoàn, không ngoại trừ sannamfood.

Sannamfood đã xây dựng một website bán hàng vừa kết hợp thương mại điển tử
và thương mại truyền thống vào kinh doanh. Với website này khách hàng có thể đặt
hàng qua mạng đối với các mặt hàng có trên website, thanh toán trực tuyến với thời
gian đáp ứng đơn hàng nhanh và chính xác nhất.
 Logistics đầu vào
Hiện nay tâp khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là các nhà hàng, tổ chức và
cá nhân có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng mà doanh nghiệp phân phối.
Sannamfood hiện có duy nhất một nhà cung cấp do đó việc ứng dụng quản trị mua
hàng trong TMĐT hầu như chưa có. Quá trình mua hàng của Sannamfood được thực
hiện một cách truyền thống từ nhà cung ứug của mình. Việc so sánh về giá và chất
lượng sản phẩm chỉ được tiến hành đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mọi thông tin về sản phẩm đều được thông tin qua điện thoại và email. Thông tin
về sản phẩm từ nhà cung cấp sẽ được truyền qua email và ngược lại thông tin về đơn
hàng của khách hàng sẽ thông tin cho nhà cung cấp qua một cổng quản trị của website
senmart.com.
Sannamfood xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa dựa trên tình hình phát triển thực
tế từ doanh nghiệp và tình hình thị trường do những mặt hàng kinh doanh đặc thù của
doanh nghiệp. Đối với mặt hàng rau thì việc xây dựng kế hoạch sản xuất là tương đối
khó khăn.
Kho hàng và bao bì sản phẩm:
Nói chung vẫn chủ yếu dựa trên logistics truyền thống.
• Đối với sản phẩm rau xanh – rau rừng: Hiện nay doanh nghiệp lựa chọn cách
thức vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến khách hàng bằng xe lạnh mà không qua
bất kì một địa điểm trung chuyển nào.
• Đối với các sản phẩm khác thì Sannamfood có kho hàng tại Hà Nội nhưng với
quy mô nhỏ, các trang thiết bị đơn giản.
 Logistics đầu ra
Thông tin mà nhà cung cấp cần sẽ được khách hàng khai báo đầy đủ và chi tiết
trên website senmart.com. Các thắc mắc cần giải đáp (về sản phẩm, giá cả, cách thức
mua bán…) sẽ dễ dàng hơn thông qua website.

×