ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU LO ÂU VÀ CÁCH ỨNG PHÓ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU LO ÂU VÀ CÁCH ỨNG PHÓ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới hướng dẫn
của PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
HỌC VIÊN
Trần Thị Thương
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội cùng tất cả các
thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Tâm lý khóa 2012 – 2014 đã truyền
đạt cho tôi rất nhiều kiến thức làm cơ sở để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Hằng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian
hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo đang giảng
dạy tại trường trung học cơ sở Thịnh Quang – Hà Nội và trường trung học cơ sở
Khánh Lợi – Ninh Bình đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc tham gia phỏng vấn và giúp
các em học sinh hoàn thành phiếu hỏi. Và cảm ơn các em học sinh của hai trường
trung học đã giúp đỡ tôi hoàn thành bảng hỏi một cách trung thực.
Để hoàn thành tốt Luận văn, tôi cũng nhận được sự động viên rất nhiều từ bố
mẹ, gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Tôi xin cảm ơn tất cả mọi người.
Mặc dù Luận văn được làm với sự cố gắng nỗ lực hết mình, sự nghiêm túc và
trách nhiệm cao. Tuy nhiên, với khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự
góp ý của tất cả các thầy cô, các bạn độc giả.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Thương
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu về lo âu 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lo âu trên thế giới 4
1.1.2. Nghiên cứu về lo âu của tác giả B.N.Phillips 6
1.1.3. Vài nét về tình hình nghiên cứu lo âu ở Việt Nam 10
1.2. Khái niệm lo âu và rối loạn lo âu 12
1.2.1. Khái niệm lo âu 12
1.2.2. Rối loạn lo âu 12
1.2.3. Phân biệt giữa lo âu và rối loạn lo âu 14
1.3. Lo âu học đường 14
1.3.1. Nội dung lo âu học đường 14
1.3.2. Những dấu hiệu của lo âu học đường 16
1.3.3. Nguyên nhân của lo âu học đường 19
1.3.4. Một vài rối loạn lo âu học đường thường gặp 21
1.4. Khái niệm ứng phó và ứng phó với lo âu học đường 22
1.4.1. Khái niệm ứng phó 22
1.4.2. Các cách thức ứng phó 24
1.5. Đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh trung học cơ sở 28
1.5.1. Một số đặc điểm sinh học ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý 28
1.5.2. Sự thay đổi về mặt xã hội 29
1.5.3. Sự phát triển tâm lý 30
Tiểu kết 34
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 35
2.1. Tổ chức nghiên cứu 35
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 35
2.1.2. Khách thể nghiên cứu 37
2.1.3. Kế hoạch nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thang lo âu học đường của Philips 39
2.2.2. Điều tra bằng bảng hỏi 39
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 43
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu 44
Tiểu kết 45
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Thực trạng lo âu học đường ở học sinh trung học cơ sở 46
3.1.1. Thực trạng nghiên cứu lo âu học đường 46
3.1.2. Tương quan giữa lo âu học đường và các yếu tố khác 53
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng lo âu của học sinh trung học cơ sở
56
3.2.1. Ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý cá nhân 56
3.2.2. Ảnh hưởng của sở thích 59
3.2.3. Ảnh hưởng của việc học tập và các mối quan hệ 65
3.2.4. Ảnh hưởng của tần suất và thời gian tâm sự giữa cha mẹ và con 73
3.4. Cách ứng phó với lo âu của học sinh trung học cơ sở 79
3.4.1. Thực trạng các cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở 79
3.4.2. Tương quan giữa các mức độ lo âu và cách ứng phó 84
Tiểu kết 88
3.5. Kết quả nghiên cứu trường hợp 89
3.5.1. Thông tin cá nhân 89
3.5.2. Tiền sử phát triển 89
3.5.3. Kết quả thang lo âu học đường của Philips 91
3.5.4. Nguyên nhân 91
3.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của H 92
3.5.6. Cách ứng phó với lo âu của H 93
3.5.7. Định hướng can thiệp cho H 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ học sinh, giáo viên, cha mẹ phân theo lớp và giới
tính 37
Bảng 3.1. Mức độ lo âu của từng yếu tố 47
Bảng 3.2.Tỷ lệ học sinh có lo âu xét theo giới tính và địa bàn 53
Bảng 3.3.Đánh giá của học sinh về các đặc điểm tâm lý dễ dẫn đến lo âu 57
Bảng 3.4. Đánh giá của cha mẹ về các đặc điểm tâm lý dễ dẫn đến lo âu 57
Bảng 3.5.Tỷ lệ học sinh có sở thích 59
Bảng 3.6.Tương quan giữa lo âu học đường và sở thích 61
Bảng 3.7.Tương quan giữa sở thích và ứng phó với lo âu 62
Bảng 3.8. Đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu 66
Bảng 3.9. Đánh giá của cha mẹ về các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu 68
Bảng 3.10. Đánh giá của giáo viên về yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng lo âu 70
Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng lo âu của học sinh trung học cơ sở
(ĐTB) 71
Bảng 3.12. Đánh giá của học sinh và cha mẹ về tần suất tâm sự giữa cha mẹ và con
cái 74
Bảng 3.13. Mức độ lo âu của học sinh và tần suất tâm sự với cha mẹ 76
Bảng 3.14. Mức độ lo âu ở học sinh và thời gian tâm sự với cha mẹ 77
Bảng 3.15.Ứng phó tập trung vào nhận thức (ĐTB) 79
Bảng 3.16. Ứng phó tập trung vào hành vi 80
Bảng 3.17. Ứng phó tập trung vào cảm xúc 82
Bảng 3.18. Tương quan giữa tỷ lệ học sinh lo âu cao hơn bình thường và các cách
ứng phó của học sinh 84
Bảng 3.19. Tương quan giữa học sinh có lo âu cao hơn bình thường với cách ứng phó
không tích cực 86
Bảng 3.20. Tương quan giữa học sinh có lo âu cao và cách ứng phó không tích cực 87
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh có lo âu ở cả hai trường THCS Thịnh Quang và THCS Khánh
Lợi 46
Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ lo âu cao hơn bình thường xét theo địa bàn nghiên cứu 50
Biểu đồ 3.3.Tương quan giữa khối lớp và các mức độ lo âu 54
Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ học sinh có lo âu học đường xét theo địa bàn nghiên cứu 55
Biểu đồ 3.5. Đánh giá của học sinh và cha mẹ về các đặc điểm tâm lý dễ dẫn đến lo âu 58
Biểu đồ 3.6. Đánh giá của học sinh và cha mẹ về thời gian cha mẹ và con cái tâm sự với
nhau 75
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Xin đọc là
THCS Trung học cơ sở
ĐTB Điểm trung bình
ICD International Statistical Classification of Diseases and
Related Health Problems
Bảng phân loại quốc tế về những vấn đề sức khỏe
DSM Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorders
Sách chuẩn đoán thống kê các rối loạn tâm thần của Hội tâm
thần học Hoa Kì.
KV1, KV2 Khu vực 1, khu vực 2
SD Độ lệch chuẩn
ĐTBC Điểm trung bình chung
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu
cầu vật chất ngày càng được đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt
với mọi khó khăn của cuộc sống luôn luôn thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân gây
nên nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần. Một trong những rối loạn có liên quan đến
căn nguyên tâm lý thì rối loạn lo âu rất thường gặp.
Rối loạn lo âu không phải bệnh mới, nhưng ở thời đại ngày nay nó tiến triển
mạnh mẽ với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên. Theo nghiên cứu của
Rieger và cộng sự (1990) có khoảng 15% dân số đã trải nghiệm các triệu chứng
mang đặc trưng của rối loạn lo âu và 2,3% - 8,1% có rối loạn lo âu hiện hành. Số
liệu gần đây của hầu hết quốc gia trên thế giới cũng cho thấy, rối loạn lo âu đang
ngày càng có chiều hướng gia tăng và lên tới 20-25% dân số. Trầm cảm và lo âu
hiện hữu trên toàn thế giới. Đó là một nghiên cứu toàn diện mới nhất về lo âu và
trầm cảm, do các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Queensland thực hiện.
Trước kia, có giả thiết cho rằng chỉ người phương Tây mới bị lo âu, trầm cảm. Tuy
nhiên những khảo sát về lo âu và trầm cảm lâm sàng được thực hiện ở 91 quốc gia
(gồm hơn 480.000 người) cho thấy rối loạn lo âu được ghi nhận ở các nước phương
Tây nhiều hơn so với các nước khác. Lo âu tác động tới khoảng 10% dân số ở Bắc
Mỹ, Tây Âu và Úc/New Zealand so với khoảng 8% ở Trung Đông và 6% ở châu Á.
Nghiên cứu cũng cho thấy lo âu gặp ở nữ nhiều hơn nam.[6]
Người ta thấy rằng, rối loạn lo âu quá mức thường xảy ra nhất ở trẻ em tuổi
tiểu học và những em ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên. Theo thống kê của
nhiều nước trong nhiều thập kỉ qua tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em là 5,7 – 17,7% [11]. Bề
ngoài, những đứa trẻ này có biểu hiện bồn chồn hoặc căng thẳng do thiếu khả năng
thư giãn. Stress tuổi học đường ở trẻ vị thành niên do lo âu quá mức đang là một
vấn đề thời sự đáng được quan tâm ở nhiều nước hiện nay, trong đó có Việt nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam hiện chưa nhiều. Nguy hiểm hơn
nếu tình trạng lo âu ngày càng tăng cao và khó giải quyết hơn khi biểu hiện thành
2
bệnh lý. Theo nghiên cứu của Trần Tuấn và cộng sự (2003) rối loạn tâm lý ở trẻ em
ngày càng tăng và có tỷ lệ khá cao chiếm gần 20%.
Rối loạn lo âu tồn tại ở mọi lứa tuổi đặc biệt với các em học sinh thời kỳ tuổi
vị thành niên. Ở lứa tuổi trung học cơ sở, các em đang bước vào giai đoạn phát triển
tâm sinh lý đặc biệt với nhiều biến đổi cơ thể. Việc học tập, các mối quan hệ gia
đình, bạn bè, những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì gây nên không ít ảnh hưởng tới
đời sống tinh thần của các em.
Vì các lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu về lo âu học đường ở học sinh
trung học cơ sở. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng lo âu học đường và cách ứng
phó của các em khi gặp vấn đề này, từ đó có những biện pháp hỗ trợ thích hợp giúp
các em vượt qua lo âu, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần cho các em.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biểu hiện lo âu học đường và cách ứng phó với lo âu của học
sinh THCS nhằm tìm ra những biện pháp phòng ngừa và can thiệp rối loạn lo âu
phù hợp với lứa tuổi này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Lo âu và cách ứng phó với lo âu của học sinh trung học cơ sở.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực tiễn về biểu hiện lo âu học đường của học sinh trung
học cơ sở và cách ứng phó của các em.
- Chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến lo âu học đường, tìm hiểu cách
ứng phó của học sinh THCS.
- Đề ra một số biện pháp phòng ngữa và can thiệp rối loạn lo âu học
đường ở học sinh THCS.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chọn nghiên cứu lo âu liên quan đến các yếu
tố học đường của học sinh THCS.
3
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu trên học sinh trung
học sơ sở, giáo viên và cha mẹ của các em thuộc hai trường: Trường trung
học cơ sở Thịnh Quang (Hà Nội) và trung học cơ sở Khánh Lợi (Ninh Bình).
6. Giả thuyết nghiên cứu
Có một tỷ lệ không nhỏ học sinh có lo âu học đường. Các yếu tố ảnh hưởng
đến lo âu ở học sinh THCS rất đa dạng, trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là áp
lực học tập. Phần lớn học sinh THCS có biểu hiện lo âu thường có cách ứng phó
theo chiều hướng tiêu cực.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Các phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể ở chương II.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu về lo âu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lo âu trên thế giới
Rối loạn lo âu được biết từ rất sớm từ thời Hy Lạp cổ đại – thế kỉ thứ IV
trước công nguyên. Hypocrat mô tả với một dạng bệnh thường gặp mà biểu hiện
của nó là: cảm giác co thắt và ngột ngạt khó thở. Rối loạn lo âu được cho là những
cuộc đấu tranh của tâm hồn - quan niệm này tồn tại hàng chục thế kỉ sau đó. Trong
suốt thời gian này lo âu được nói nhiều, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực tư tưởng, đạo
đức, văn học. Nó được xem như dục vọng của tâm hồn, suy nghĩ của ma quỷ.
Người ta không chú ý đến việc nghiên cứu bản chất của các cảm xúc mà chỉ tìm
cách chế ngự nó. Lo âu không được xem là bệnh lý cần được nghiên cứu.
Rối loạn lo âu tên tiếng anh là anxiety disorder, được dùng nhiều trong
ngành tâm thần học và y học. Thuật ngữ “angest” được Kerkgard người Đan Mạch
sử dụng để chỉ trạng thái lo âu vào năm 1844. [13]
Lo âu là một trong các vấn đề về sức khỏe tâm thần được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm vào những năm cuối thế kỉ XIX. Vào năm 1895, Freud cho rằng trạng
thái “loạn thần kinh lo âu” bao gồm sự chờ đợi lo âu cấp tính. Ông đã đề xuất sử
dụng thuật ngữ “nhiễu tâm lo âu” trên cơ sở phân tích các hiện tượng lâm sàng rối
loạn ám ảnh. Trong thời gian dài từ thế kỉ XX cho tới nay khái niệm này được nhiều
người chấp nhận và sử dụng. Freud cho rằng, chứng bệnh tâm căn này là do xung
đột nội tâm vô thức. Đây có lẽ là một sự kiện nghiên cứu có sức thuyết phục trong
lịch sử nghiên cứu về lo âu và để lại ảnh hưởng trong thời gian dài của thế kỉ XX.
Tuy không có bằng chứng khoa học xác đáng nhưng nó làm sáng tỏ thêm về bản
chất bên trong của lo âu và thể hiện một cách nhìn mới về lâm sàng. [11, tr.46]
Trong tác phẩm “Loạn thần kinh chức năng” Sullivan đã mô tả nếu người mẹ
mang thai mà có những lo lắng căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến con. Từ giai đoạn thứ
hai của thai nhi (tháng thứ 6 trở đi) thì nó sẽ ảnh hưởng nặng nề vì lúc đó thai nhi đã
5
có cảm giác. Điều này còn ảnh hưởng tới đời sống học đường của đứa trẻ về sau
này nếu không được trợ giúp.
Theo H.B. Phillips, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy đời sống tình cảm của
đứa trẻ với người thân đặc biệt là người mẹ sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động học
đường cũng như đời sống học đường của đứa trẻ sau này.
Rối loạn lo âu trong bảng phân loại quốc tế những vấn đề sức khỏe tinh thần
(ICD) lần thứ 8, thứ 9 và thứ 10 đã có những thay đổi như sau:
+ Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 8 (ICD 8, 1986) tổ chức y tế thế
giới cho rằng, lo âu được xếp vào lo âu tâm căn (tức là bệnh lo âu do tâm lý)
+ Theo bảng phân loại bệnh lần thứ 9 (ICD 9, 1978) mặc dù đã có nhiều tiến
bộ và thay đổi nhưng về cơ bản các trạng thái lo âu vẫn được xếp vào các rối loạn
tâm căn. Nhưng khác ở chỗ là các tác giả bắt đầu theo hướng mô tả triệu chứng
thuần túy về các mức độ khác nhau của rối loạn lo âu.
+ Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10, 1992) đã ghi nhận sự kết
hợp quan trọng của các rối loạn này với các nguyên nhân tâm lý. Rối loạn lo âu
được xếp vào các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và các rối loạn dạng cơ
thể.
Khoảng những năm 80 của thế kỉ XX, các nhà tâm lý học Nga xếp các trạng
thái lo âu sợ hãi ám ảnh của trẻ em vào hội chứng loạn thần kinh chức năng.
Trong bảng chuẩn và rối loạn tâm lý của Hiệp hội tâm thần Mỹ chỉnh sửa lần
thứ III (Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorders – DSM III, 1983) thì
khái niệm rối loạn lo âu chính thức được sử dụng. Rối loạn lo âu được phân chia
thành: rối loạn lo âu chia li, rối loạn lo âu quá mức, rối loạn lo âu né tránh.
Năm 1994, hội tâm thần học Mỹ chỉnh sửa và đưa ra phiên bản IV bảng phân
loại DSM-IV. Theo đó, mỗi loại rối loạn tâm thần (Mental Disorder) được khái
niệm hóa như là một nhóm những triệu chứng bất thường về tâm lí (hoặc những
mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Chúng xảy ra ở một cá
nhân và liên quan đến stress tiêu cực hoặc liên quan đến việc mất năng lực của cá
nhân (tức là làm hỏng một hay một số chức năng duy trì cuộc sống cân bằng của cá
nhân), hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá nhân qua việc phải chịu đựng
6
những cảm giác tiêu cực (ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, sự mất năng lực) hoặc
mất mát đáng kể, sự tự do của cá nhân (nhưng triệu chứng này không phải là một sự
đáp ứng được người ta chấp nhận về mặt văn hóa hoặc được người ta mong đợi,
chẳng hạn như cái chết của người thân). Bất kể điều gì là nguyên nhân của các triệu
chứng thì sự rối nhiễu hiện có phải được xem là sự biểu hiện của sự suy thoái về
chức năng ở các góc độ sinh lý, tâm lý (nhận thức – hành vi) xảy ra ở các cá nhân
nào đó.[19, tr.182]
Năm 1988, tổ chức y tế thế giới đã sử dụng DSM III làm tài liệu tham khảo
để soạn thảo Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và
hành vi (ICD – 10). Năm 1992, ICD – 10 được WHO công bố và áp dụng chính
thức trên toàn thế giới cho đến nay.
1.1.2. Nghiên cứu về lo âu của tác giả B.N.Phillips
Thực tế cho thấy, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về lo âu. Họ đều cho
rằng lo âu có mặt tích cực khi nó trở thành động lực phát triển cá nhân. Ngược lại,
nếu trở thành rối loạn lo âu thì cá nhân sẽ không thể thích ứng với các mối quan hệ
xã hội. Tuy nhiên luận văn tập trung tìm hiểu những quan niệm của tác giả Phillips
về lo âu.
Ông là giáo sư ở trường đại học Austin ở Texas, là người chuyên nghiên cứu
về học đường và lo âu từ những năm 1971, 1972 cho đến nay. Năm 1972 ông đã
đưa ra trắc nghiệm nghiên cứu mức độ và đặc điểm của lo âu học đường ở học sinh
tiểu học và trung học cơ sở. Trắc nghiệm gồm 58 câu hỏi xoay quanh các tình
huống có thể gây ra cho học sinh lo âu ở trường học như: khi làm bài kiểm tra, khi
trả lời câu hỏi, khi làm bài tập…Người làm trắc nghiệm đọc cho học sinh nghe hoặc
đưa cho các em tự trả lời. Trắc nghiệm có thể tiến hành với cá nhân hoặc nhóm
không quá 20 học sinh. Nó được tác giả chia làm 8 yếu tố như sau:
+ Lo âu học đường nói chung: trạng thái cảm xúc chung của trẻ liên quan đến
tất cả các mối quan hệ, các hình thức hoạt động trong đời sống học đường, gồm các
câu: 2, 3, 7, 12, 16 , 21, 23, 26, 28, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58.
7
+ Stress xã hội: trạng thái cảm xúc chủ đạo của trẻ trong mối liên hệ với
những người xung quanh (chủ yếu là các bạn cùng trang lứa). Gồm các câu: 5, 10,
15, 20, 24, 30, 33, 36, 39, 42, 44.
+ Sự hẫng hụt nhu cầu đạt được thành tích: đây là một phông cảm xúc bất
lợi, không cho phép đứa trẻ phát triển nhu cầu đạt được thành tích, được kết quả cao
trong học tập. Gồm các câu: 1, 3, 6, 11, 17, 19, 25, 29, 32, 35, 38, 41, 43.
+ Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện: đây là những tình huống trải nghiệm
cảm xúc âm tính làm mất mong muốn khám phá bản thân, ức chế nhu cầu thể hiện
các năng lực của bản thân, gồm các câu: 27, 31, 34, 37, 40, 45.
+ Lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra kiến thức: thái độ tiêu cực và
những trải nghiệm lo sợ trong các tình huống kiểm tra kiến thức, sự tiến bộ, các khả
năng (đặc biệt là trước mọi người), gồm các câu: 2, 7, 12, 16, 21, 26.
+ Sự lo lắng không làm thoả mãn mong đợi của người khác - định hướng
vào sự đánh giá của người khác về kết quả công việc, hành động và ý nghĩ của bản
thân, lo sợ sự đánh giá của người khác, chờ đợi những đánh giá âm tính, gồm các
câu: 3, 8, 13, 17, 22.
+ Khả năng chống đỡ stress sinh lý thấp - đặc điểm của hoạt động tâm sinh
lý này làm giảm khả năng thích ứng của đứa trẻ với những hoàn cảnh gây stress,
làm tăng khả năng phản ứng chính xác và có hiệu quả của trẻ đối với những kích
thích gây stress từ môi trường, gồm các câu: 9, 14, 18, 23, 28.
+ Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên – đây là phông cảm xúc âm tính
chung trong quan hệ của trẻ với những người lớn ở trường học, điều này góp phần
làm giảm kết quả học tập của các em, gồm các câu: 2, 6, 11, 32, 35, 41, 44, 47.
Trước khi làm tiến hành làm trắc nghiệm, cần chỉ dẫn cho học sinh: “Các em
thân mến! Bây giờ các em sẽ được phát một bộ câu hỏi gồm 58 câu hỏi khác nhau
về tâm trạng của các em. Để hiểu rõ hơn về bản thân mình, các em hãy trả lời những
câu hỏi này một cách trung thực nhất. Ở đây không có câu trả lời đúng hay không
đúng, tốt hay xấu, vì vậy các em hãy cố gắng trả lời nhanh nhất có thể, đừng nghĩ
nhiều. Bên cạnh các câu hỏi là các phương án trả lời, nếu em đồng ý (hoặc điều đó
đúng với bản thân em) thì em hãy đánh dấu “+” vào cột “có”, nếu không đồng ý
8
(hoặc không đúng với bản thân em) thì em đánh dấu “-“ vào cột “không”. Xin chân
thành cảm ơn sự hợp tác của các em! Bây giờ các em bắt đầu làm nhé!”
Khi xử lý kết quả cần phải tìm ra các câu trả lời không trùng với mã khoá
(xem bảng). Chẳng hạn, ở câu hỏi số 11 học sinh trả lời là “-” (không), trong khi đó
mã khoá là “+” (có). Những câu trả lời nào không trùng với mã khoá là biểu hiện
của lo âu, được tính theo các mức độ và các yếu tố (hội chứng). Tính số lượng các
câu trả lời không trùng với mã khoá của toàn bộ 58 câu, nếu chúng >50% có thể kết
luận rằng có lo âu cao hơn mức bình thường; nếu >75% là lo âu ở mức độ cao. Tính
số lượng các câu trả lời không trùng với mã khoá của từng yếu tố. Mức độ lo âu ở
mỗi yếu tố cũng được tính như trên.
Các yếu tố thành phần của lo âu học đường
Các yếu tố Thứ tự câu hỏi
1. Lo âu học đường nói chung
2, 3, 7, 12, 16 , 21, 23, 26, 28, 46, 47,
48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58.
∑ = 22
2. Stress xã hội 5, 10, 15, 20, 24, 30, 33, 36, 39, 42, 44
∑ = 11
3. Bị hụt hẫng nhu cầu đạt được thành
tích
1, 3, 6, 11, 17, 19, 25, 29, 32, 35, 38, 41,
43.
∑ = 13
4. Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện 27, 31, 34, 37, 40, 45.
∑ = 6
5. Lo âu liên quan đến các tình huống
kiểm tra kiến thức
2, 7, 12, 16, 21, 26.
∑ = 6
9
6. Lo không thoả mãn sự mong đợi của
người khác
3, 8, 13, 17, 22.
∑ = 5
7. Khả năng chống đỡ stress sinh lý thấp 9, 14, 18, 23, 28.
∑ = 5
8. Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo
viên
2, 6, 11, 32, 35, 41, 44, 47
∑ = 8
Cách mã khóa các câu hỏi được tính như bảng sau:
Mã khoá của các câu hỏi
“+” : có; “-“ : không
Câu hỏi Mã khoá
Câu hỏi Mã khoá
Câu hỏi Mã khoá
Câu hỏi Khoá mã
1 - 16 - 31 - 46 -
2 - 17 - 32 - 47 -
3 - 18 - 33 - 48 -
4 - 19 - 34 - 49 -
5 - 20 + 35 + 50 -
6 - 21 - 36 + 51 -
7 - 22 + 37 - 52 -
8 - 23 - 38 + 53 -
9 - 24 + 39 + 54 -
10 - 25 + 40 - 55 -
10
11 + 26 - 41 + 56 -
12 - 27 - 42 - 57 -
13 - 28 - 43 + 58 -
14 - 29 - 44 +
15 - 30 + 45 -
Với kết quả cuối cùng, trắc nghiệm của Phillips cần đảm bảo các yêu cầu
sau:
+ Số lượng các câu trả lời không trùng với mã khoá ở mỗi yếu tố (<50%; ≥50%; ≥
75%) ở mỗi học sinh;
+ Biểu diễn kết quả trên bằng biểu đồ hoặc đồ thị;
+ Số lượng các câu trả lời không trùng với mã khoá của cả nhóm khách thể;
+ Biểu diễn kết quả ở phần 3 bằng biểu đồ;
+ Số lượng học sinh có tỷ lệ các câu trả lời không trùng với mã khoá ≥50% và ≥
75% ở tất cả các yếu tố;
+ So sánh với kết quả làm trắc nghiệm lần 2;
+ Tất cả mọi thông tin về từng học sinh.
Như vậy, với phương pháp trắc nghiệm tác giả đã đưa ra phương pháp giúp
người nghiên cứu có được số lượng, tỷ lệ học sinh ở 3 mức độ của lo âu. Phương
pháp của Phillips ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
1.1.3. Vài nét về tình hình nghiên cứu lo âu ở Việt Nam
Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lo âu một cách độc lập,
chuyên biệt. Bởi các nghiên cứu thường tập trung vào nhiều yếu tố cùng một lúc.
Từ năm 1987 đến nay chưa có một cuộc nghiên cứu trên quy mô toàn quốc về vấn
đề sức khỏe tâm thần trẻ em. [19]
Phạm Văn Trụ, trưởng khoa khám bệnh tại bệnh viện tâm thần Thành phố Hồ
Chí Minh cho biết: “cuộc sống hiện tại làm con người ngày càng có nhiều áp lực vì vậy
11
mà số người mắc bệnh lo âu đến khám ngày càng nhiều. Chỉ trong tháng 11/2004 đã có
tới 812 bệnh nhân, tăng nhiều lần so với tháng trước”.
Qua 352 hồ sơ của Phạm Văn Đoàn thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em (NT)
tính từ tháng 1/1989 đến tháng 10/1995 có các nhóm rối nhiễu tâm trí cơ bản sau:
+ Loạn tâm: có 24 trường hợp chiếm 6,8% trong đó chủ yếu là tâm thần phân
liệt ở tuổi dậy thì.
+ Nhiễu tâm: có 95 trường hợp chiếm 27%, chủ yếu là nhiễu tâm tiến triển
có biểu hiện hyteria.
+ Bệnh lý về nhân cách và các rối nhiễu tiến triển ngoài loạn tâm và nhiễu
tâm có 14 trường hợp chiếm 4%.
Theo tài liệu của Nguyễn Công Khanh: “ Báo cáo của tổ chức y tế thế giới
năm 1995 công bố rằng, có khoảng 20% người lớn đã có trải nghiệm cơn hoảng sợ
trong đời”.[10]
Theo Nguyễn Thanh Hồi, kết quả của cuộc khảo sát gần đây đưa ra con số
thống kê như sau: 19,46% học sinh từ độ tuổi 10-16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm
thần. Như vậy, gần 20% trẻ dưới 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Nguyễn Văn Thụ - trưởng khoa khám bệnh của bệnh viện Tâm thần thành
phố Hồ Chí Minh cho biết: trong tháng 11/2004 có 812 bệnh nhân đến khám bệnh
trong đó bệnh nhân có rối loạn lo âu ngày càng tăng. [15]
Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất về “ Mức độ lo âu của khoa tâm lý học
trước kì thi” của Triệu Thị Biển trên 130 sinh viên cho thấy có 22,31% - 26,92%
sinh viên có biểu hiện lo âu.
Tác giả Lã Thị Bưởi và cộng sự với nghiên cứu “Bước đầu nhận xét về các
hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em dựa vào cộng đồng” tại phòng khám
Tu Na trên 202 trẻ từ 0-18 tuổi (nghiên cứu tiến hành từ 12/2005 đến 10/2007) đưa
ra kết quả: Trong số các trẻ đến khám có 23,76% trẻ trầm cảm, 20,79% trẻ có rối
loạn tăng động giảm chú ý, 10,4% trẻ rối loạn dạng phân liệt.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về lo âu của học sinh.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có nghiên cứu nào về lo âu và cách ứng phó
của học sinh trung học cơ sở.
12
1.2. Khái niệm lo âu và rối loạn lo âu
1.2.1. Khái niệm lo âu
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về lo âu:
Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện, lo âu là suy nghĩ và đón
chờ một điều gì đó có thể đến mà không chắc đối phó được. Trong nhiều
trường hợp, đặc biệt là khi tâm lý bị rối loạn thì một triệu chứng thường gặp là
mối lo.[23]
Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng, lo âu là trải nghiệm cảm xúc tiêu cực
được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không
liên quan đến các sự kiện cụ thể.[3]
U.Baumann cho rằng lo âu là một hiện tượng cảm xúc tự nhiên tất yếu của
con người trước những khó khăn, thử thách của tự nhiên, xã hội mà con người phải
tìm ra các giải pháp để vượt qua, tồn tại. Lo âu là một tín hiệu báo động, nó báo
trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người chuẩn bị mọi biện pháp để
đương đầu với đe dọa.
Từ các cách định nghĩa khác nhau về lo âu chúng ta có cách xem xét thuật
ngữ này ở các khía cạnh như sau:
+ Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những khó
khăn và mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua để
tồn tại.
+ Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước nguy hiểm sắp xảy đến, cho
phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.
+ Lo âu và sợ hãi, hoảng sợ có những điểm khác nhau: Nếu như hoảng sợ
được coi là một phản ứng đối với một đe dọa cụ thể nào đó, thì lo âu thể hiện sự sợ
hãi chung chung, mang tính lan truyền và không có đối tượng và có liên hệ với việc
chờ đợi điều không may trong tương tác xã hội và thường được tạo ra bởi sự không
ý thức được nguồn gốc của nỗi nguy hiểm.
Như vậy, chúng tôi hiểu về định nghĩa lo âu như sau: Lo âu là một trạng thái
cảm xúc bình thường của cá nhân đối với những tác nhân gây stress báo hiệu sự đe
dọa đến với cuộc sống của cá nhân nhưng không có đối tượng rõ ràng.
1.2.2. Rối loạn lo âu
Aubrey Lewis (Anh) đã khái quát những điểm bản chất của lo âu như sau:
13
+ Đó là một trạng thái cảm xúc với tính chất trải nghiệm chủ quan về sợ hoặc
cảm xúc có liên quan gần như thế (kinh hãi, tổn hại, hoảng hốt khiếp sợ, hoảng sợ,
bối rối, kinh sợ, kinh hoàng)
+ Cảm xúc xấu: có thể là cảm giác cái chết hoặc là suy sụp.
+ Đó là sợ trực tiếp cho tương lai, trong đó có cảm giác đe dọa của nguy
hiểm đang đến.
+ Có những đe dọa hoặc không thể nhận ra được, hoặc theo tiêu chuẩn hợp
lí, đe dọa ấy không cân xứng với cảm xúc đó gây nên.
+ Có những khó chịu chủ quan về cơ thể như là cảm giác thắt lại trong ngực,
cảm giác thít chặt trong cổ họng và khó thở.
+ Có các rối loạn cơ thể bao gồm các hoạt động tự ý (thét lên, chạy khi
hoảng sợ) hoặc các hoạt động không hoàn toàn hoặc hoàn toàn tự ý (ra mồ hôi, đánh
trống ngực…)
P.Pichot (1967) quan niệm, lo âu chỉ là sự lo sợ về một đối tượng không rõ
ràng hoặc không cụ thể. Finona Judd và Graham Burrows trong bài viết “Các rối
loạn lo âu” đã cho rằng: lo âu thường gặp là một cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó chịu,
lan tỏa cùng với rối loạn cơ thể ở bất cứ bộ phận nào, ít nhất trong thể nhẹ và nhất
thời, chúng ta thường thấy mang tính chu kì. Lo âu có thể là hoạt động thích nghi
như là một tín hiệu báo động và báo trước sự đe dọa bên ngoài hoặc bên trong và
hậu quả là tạo ra hoạt động thích hợp.
Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng: Lo âu là sự sợ hãi quá mức không có
nguyên nhân hay do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một
bệnh tâm thần hay do một bệnh cơ thể. Rối loạn lo âu là rối loạn mà người bệnh
không thể kiểm soát được, biểu hiện bền vững và mang tính lan tỏa, thậm chí có thể
xảy ra dưới dạng kịch phát. [Vũ Dũng, 2008]
Trong tiêu chuẩn phân loại của hội tâm thần học Mỹ, DSM – IV rối loạn lo
âu là những lo lắng thái quá về một sự kiện hoặc hành vi kéo dài trong nhiều ngày,
xảy ra lặp đi lặp lại ít nhất trong 6 tháng. Cá nhân thường có khó khăn hoặc mất sự
kiểm soát những lo lắng và thường có những dấu hiệu thực thể như: sự căng cơ, cáu
bẳn, khó ngủ và cảm giác bất an…
14
Từ các quan điểm trên chúng tôi hiểu rối loạn lo âu là lo âu quá mức hoặc dai
dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của
chủ thể, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lí.
1.2.3. Phân biệt giữa lo âu và rối loạn lo âu
Đối với một người có biểu hiện lo âu, ta phải phân biệt hai loại lo âu bình
thường và rối loạn lo âu. Lo âu trở thành bệnh lý khi nó ở mức trên của ngưỡng bình
thường, kéo dài, kèm theo những rối loạn về mặt thực thể, rối loạn hệ thần kinh thực
vật…Theo DSM – IV, sự khác biệt giữa hai yếu tố trên là ở trạng thái lo lắng quá
mức và cá nhân có khó khăn hoặc mất sư kiểm soát những lo âu này. Những trải
nghiệm sự lo âu khó kiểm soát những xúc cảm của bản thân, những xúc cả tiêu cực
thường tạo ra sự đảo lộn hay sự mất năng lực trong phạm vi của bản thân.
Bảng so sánh lo âu và rối loạn lo âu [15]
Tiêu chí so
sánh
Lo âu bình thường Rối loạn lo âu
Chủ đề Lo lắng có chủ đề, có nội dung
rõ ràng như ốm đau, công việc
làm ăn…
Không có chủ thể rõ ràng, mang
tính chất vô lí, mơ hồ (lo lắng về
tương lai)
Thời gian Nhất thời khi có các sự kiện
trong đời sống tác động đến
tâm lý của các chủ thể. Hết lo
âu khi mất các tác động này.
Kéo dài và lặp đi lặp lại
Triệu chứng Không có hoặc có rất ít rối
loạn thần kinh thực vật.
Nhiều rối loạn thần kinh thực
vật (mạch nhanh, thở gấp, chóng
mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh
chân tay, run rẩy, bất an)
1.3. Lo âu học đường
1.3.1. Nội dung lo âu học đường
Rối loạn lo âu là một vấn đề về sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em và
thanh thiếu niên. Đôi khi con người có thể cảm thấy băn khoăn lo lắng trong cuộc
sống, thì lo âu là một tình trạng mà người ta cảm thấy dai dẳng không thể kiểm soát
15
được trong một thời gian dài. Rối loạn lo âu có thể bị tác động bởi nhiều môi trường
như trường học, quan hệ bạn bè và cuộc sống gia đình. Nó có thể gây ảnh hưởng
đến cuộc sống con người bằng việc giới hạn khả năng tham gia của họ vào các hoạt
động khác nhau. Mỗi chúng ta đều thừa nhận rằng mình đã trải qua cảm giác lo hãi
trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày (hỏi chuyện với những người cấp
trên, các bài kiểm tra…) hoặc trong các tình huống đặc biệt được đặt trong sự nguy
hiểm. Lo âu có thể được phát sinh từ sự phức tạp của cuộc sống nhưng nó cũng có
thể được nảy sinh trực tiếp từ môi trường học đường.
Chúng ta phải xem xét lo âu của học sinh ở các mức độ và gắn với yếu tố
trường học:
+ Yếu tố thứ nhất - lo âu học đường nói chung, là tất cả những trạng thái cảm
xúc liên quan đến mối quan hệ với bạn bè, giáo viên hay các hoạt động ở trường
như đến lớp nghe giảng, kiểm tra bài, làm bài trên lớp…
+ Yếu tố thứ hai - stress xã hội, trong yếu tố này cần tập trung vào cảm xúc
của trẻ trong mối quan hệ với bạn bè.
+ Yếu tố thứ ba - hụt hẫng nhu cầu đạt thành tích, trẻ có những cảm xúc tiêu
cực khi thỏa mãn nhu cầu đạt kết quả cao trong học tập. Trẻ em có rối loạn lo âu
thường quá bận tâm về thành công của mình và khả năng giành được sự tán dương
của những người khác. Những đứa trẻ này cũng có thể thiếu tự tin, luôn phê bình
bản thân hoặc quá cầu toàn trong mọi việc.
+ Yếu tố thứ tư - sự tự thể hiện, trẻ có những cảm xúc âm tính liên quan đến
nhu cầu thể hiện năng lực của bản thân, khám phá bản thân.
+ Yếu tố thứ năm - các tình huống kiểm tra kiến thức, trẻ có trạng thái cảm
xúc tiêu cực khi được cô gọi lên bảng, khi làm bài thi hay kiểm tra trên lớp…
+ Yếu tố thứ sáu - không làm thỏa mãn mong đợi của người khác, trẻ quá tập
trung vào việc thực hiện những mong muốn về học tập của cha mẹ và thầy cô bằng
cách chờ đợi các đánh giá âm tính. Điều này làm cho các em phải đối mặt với
những áp lực rất lớn về mặt tinh thần: áp lực phải giữ hình ảnh bản thân, áp lực từ
sự mong đợi của những người xung quanh (cha mẹ, thầy cô…). Các em thường