ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN MINH HOÀNG
NGƢỜI VIỆT NAM DI CƢ TRÁI PHÉP SANG ANH HỒI HƢƠNG
VÀ NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Kham
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này của tôi được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ
chức.
Trước hết, tôi muốn được cảm ơn TS. Trần Văn Kham – người hướng dẫn
khoa học của đề tài nghiên cứu này. TS. Kham đã tận tình hướng dẫn tôi từ lúc xây
dựng đề cương, lựa chọn hệ thống lý thuyết làm cơ sở cho đề tài cho đến khi phân
tích số liệu và hoàn thành báo cáo. Bên cạnh đó TS. Kham cũng tích cực khuyến
khích, động viên và hỗ trợ tôi công bố một phần kết quả nghiên cứu tại hội thảo
quốc tế về công tác xã hội.
Tiếp theo tôi xin được cảm ơn các thầy, cô giáo của Bộ môn Công tác xã hội
nói riêng và Khoa Xã hội học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung vì đã tận tình truyền đạt, chia sẻ kiến thức và
hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Lời cảm ơn này
tôi cũng muốn gửi đến các thầy, cô giáo trong và ngoài trường đã tham gia giảng
dạy các bộ môn trong chương trình cao học.
Cảm ơn ThS. Lưu Thị Lịch - Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Phát triển cộng
đồng (CTD) – người đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và tham gia nhóm khảo
sát về thực trạng người Việt Nam di cư trái phép sang Anh trở về do CTD triển
khai; đồng thời cho phép tôi được sử dụng một phần dữ liệu từ cuộc khảo sát vừa
nêu để làm cơ sở cho các phân tích trong luận văn này. Cảm ơn TS. Đào Thị Minh
Hương - trưởng nhóm, và các thành viên trong nhóm nghiên cứu (gồm TS. Nguyễn
Đình Tuấn, ThS. Lê Mạnh Hùng và ThS. Nguyễn Thị Chính), những người đã tham
gia vào các phần khác nhau của nghiên cứu nêu trên và cho tôi cơ hội được cùng
làm việc.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các đối tác của Trung tâm Đào tạo & Phát
triển cộng đồng ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Quảng Bình, và đặc
biệt là những người di cư trái phép hồi hương, nhân dân và cán bộ ở các địa phương
này vì đã dành thời gian cho các hoạt động phỏng vấn.
Hà Nội, 3/2015
Nguyễn Minh Hoàng
LỜI CAM KẾT
Luận văn này sử dụng một phần số liệu từ khảo sát Thực trạng người Việt
nhập cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh
1
trở về Việt Nam do Trung tâm Đào tạo
phát triển cộng đồng (CTD) thực hiện vào năm 2014 với sự tài trợ của Đại sứ quán
Anh
2
tại Việt Nam. Tác giả của luận văn cũng đồng thời là thành viên của cuộc
khảo sát.
Ý tưởng của khảo sát này bắt nguồn từ việc các cơ quan hữu quan của
Vương quốc Anh muốn tìm các biện pháp để giảm thiểu tình trạng người Việt Nam
di cư trái phép sang Anh và hỗ trợ người hồi hương tái hòa nhập. CTD đã đề xuất ý
tưởng này khi được các cơ quan hữu quan của Vương quốc Anh tham vấn. Tác giả
của luận văn là người đại diện cho CTD tham dự cuộc họp tham vấn và trực tiếp đề
xuất ý tưởng.
Tác giả luận văn đã đề xuất việc sử dụng một phần dữ liệu từ cuộc khảo sát
để viết luận văn tốt nghiệp và đã được giám đốc của CTD đồng ý.
Ngoài số liệu từ cuộc khảo sát nêu trên, tác giả cũng sử dụng số liệu từ các
nguồn khác để bổ sung thông tin và làm căn cứ cho các phân tích trong luận văn.
Hà Nội, 3/2015
Nguyễn Minh Hoàng
1
Tên đầy đủ là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai len
2
Tên đầy đủ là Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai len
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do lựa chọn đề tài
1
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4
4. Câu hỏi nghiên cứu
4
5. Giả thuyết nghiên cứu
4
6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5
7. Phương pháp nghiên cứu
5
NỘI DUNG CHÍNH
7
Chƣơng 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
7
1.1. Cơ sở lý luận
7
1.1.1. Hệ thống khái niệm
7
1.1.1.1. Di cư
7
1.1.1.2. Hồi hương
8
1.1.1.3. Buôn bán người
9
1.1.1.4. Tái hòa nhập
10
1.1.1.5. Dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập
12
1.1.2. Hệ thống lý thuyết
13
1.1.2.1. Lý thuyết Nhu cầu
13
1.1.2.2. Lý thuyết Hệ thống
14
1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và quan điểm của cộng
đồng quốc tế về phòng chống di cư trái phép và hỗ trợ tái hòa nhập
18
1.2. Cơ sở thực tiễn
20
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
20
1.2.1.1. Các nghiên cứu về người Việt Nam di cư ra nước ngoài
20
1.2.1.2. Các nghiên cứu về người hồi hương và công tác hỗ trợ tái hòa nhập
24
1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
26
Chƣơng 2 – Đặc điểm của ngƣời Việt Nam di cƣ trái phép sang Anh hồi
hƣơng
32
2.1. Thông tin chung về người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi
hương
32
2.2. Nguyên nhân thúc đẩy người dân di cư trái phép sang Anh
37
2.3. Hành trình di chuyển
44
2.4. Cuộc sống ở Anh
51
Chƣơng 3 – Nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập
61
3.1. Thực trạng đời sống của người di cư trái phép sang Anh hồi hương
61
3.1.1. Áp lực trả nợ
61
3.1.2. Thiếu việc làm và thu nhập thấp
65
3.1.3. Các khó khăn về tâm lý
70
3.2. Các nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập
73
3.2.1. Vay vốn để sản xuất – kinh doanh
74
3.2.2. Giới thiệu việc làm
76
3.2.3. Học nghề
78
3.2.4. Khám sức khỏe, hỗ trợ pháp lý và tham vấn tâm lý
79
3.3. Đánh giá một số dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập hiện có và khả năng tiếp
cận
82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
90
KẾT LUẬN
90
KHUYẾN NGHỊ
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
Phụ lục 1: Một số chính sách, chương trình và hoạt động liên quan đến
phòng chống buôn bán người và hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động về
nước đã và đang được triển khai
105
Phụ lục 2: Câu hỏi gợi ý phỏng vấn sâu
108
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HỘP VÀ HÌNH VẼ
Bảng
Trang
2.1
Địa bàn cư trú của người di cư trái phép hồi hương
32
2.2
Nghề nghiệp của người di cư trái phép trước khi đi Anh
35
2.3
Thời gian tham gia các công việc liên quan đến trồng cây cần sa
54
2.4
Tình trạng bị bắt giữ
59
2.5
So sánh nghề của người di cư trước khi đi và sau khi hồi hương
68
3.1
Những hỗ trợ mà người di cư trái phép hồi hương nhận được
82
Biểu đồ
2.1
Độ tuổi của người di cư trái phép hồi hương
33
2.2
Giới tính của người di cư trái phép hồi hương
33
2.3
Trình độ học vấn của người di cư trái phép hồi hương
34
2.4
Tình trạng hôn nhân của người di cư trái phép trước khi đi Anh
34
2.5
Thời điểm di cư sang Anh
35
2.6
Thời gian sống ở Anh
36
2.7
Thời điểm người di cư trái phép hồi hương về Việt Nam
36
2.8
Nguyên nhân thúc đẩy người dân di cư trái phép sang Anh
39
2.9
Nguyên nhân thúc đẩy đi Anh phân chia theo hai nhóm đi từ
Việt Nam và đi từ một nước khác
39
2.10
Mục đích đến Anh của những người di cư trái phép đi từ các
tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Trung
43
2.11
Số nước mà người di cư đi qua trước khi đến Anh
44
2.12
Các công việc mà người di cư trái phép đã làm
53
2.13
Những vấn đề mà người di cư gặp phải
56
2.14
Tình trạng hoàn trả nợ số tiền đã vay để đi Anh
62
2.15
Tình trạng việc làm
66
2.16
Loại hình công việc trong 3 tháng đầu sau khi hồi hương
66
3.1
Nhu cầu hỗ trợ tái hòa nhập
74
3.2
Mong muốn nhận được sự hỗ trợ về giới thiệu việc làm giữa các
nhóm tuổi
78
3.3
Mong muốn nhận được sự hỗ trợ học nghề giữa các nhóm tuổi
79
Hình
1.1
Thang (tháp) nhu cầu của Maslow
13
3.1
Nhu cầu thực tế của người hồi hương theo thang nhu cầu của
Maslow
81
Hộp
2.1
Lý do quyết định đi Anh của một người trong nước
38
2.2
Lý do quyết định đi Anh của một người đã sống ở nước ngoài
40
2.3
Mục đích di cư
40
2.4
Liên lạc với đường dây đưa người đi Anh
42
2.5
Hành trình di cư
45
2.6
Sự nguy hiểm của việc “nhảy bãi” và “đóng người”
49
2.7
Hành trình vượt qua trạm kiểm soát biên giới giữa Pháp và Anh
49
2.8
Sang Anh để trồng cây cần sa
55
2.9
Bị lừa tham gia vào hoạt động trồng cần sa
57
2.10
Công việc trồng cần sa cũng bấp bênh
58
2.11
Bán nhà trả nợ
62
2.12
Tình trạng nợ nần sau khi hồi hương
63
2.13
Gia đình đổ vỡ vì có người đi Anh
71
3.1
Nhu cầu vay vốn
75
3.2
Mong muốn được giới thiệu việc làm
76
3.3
Mong muốn được giới thiệu việc làm
76
3.4
Về cách tiếp cận “từ trên xuống (top down)” trong phát triển
cộng đồng
87
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VÀ TÊN CÁC TỔ CHỨC BẰNG TIẾNG ANH
BBC
British Broadcasting Corporation
Tổ hợp truyền thông Anh quốc
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
COMMIT
Coordinated Mekong Ministerial Initiative
against Trafficking
Sáng kiến phối hợp cấp bộ trưởng trong phòng chống buôn
bán người tiểu vùng sông Mê công mở rộng
CTD
Center for Training and Community Development
Trung tâm Đào tạo phát triển cộng đồng
CTXH
Công tác xã hội
ĐHQG
Đại học quốc gia
IOM
International Organization of Migration
Tổ chức Di cư quốc tế
ILO
International Labor Organization
Tổ chức Lao động quốc tế
KHXH
Khoa học xã hội
ISDS
Institute for Social Development Studies
Viện Nghiên cứu phát triển xã hội
LĐ-TB&XH
Lao động - Thương binh và Xã hội
LHPN
Liên hiệp Phụ nữ
LHQ
Liên Hợp Quốc
PCTNXH
Phòng chống tệ nạn xã hội
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
United Nations Development Program
Chương trình Phát triển LHQ
UN-ACT
United Nations Action for Cooporation Agianst Trafficking
in Person
Dự án LHQ hợp tác hành động chống lại nạn buôn người
UNIAP
United Nations Inter-Agency Project on Human Trafficking
Dự án Liên minh các tổ chức LHQ về phòng chống buôn bán
người
UNICEF
United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng LHQ
UNWOMEN
United Nations Entity for Gender Equality and the
Empowerment of Women
Cơ quan Phụ nữ LHQ
Blue Dragon
Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh
Hagar International
Tổ chức Hagar quốc tế
Nexus Institute
Học viện Nexus
Pacific Links
Tổ chức Vòng tay Thái Bình
The Asia
Foundation
Quỹ Châu Á
World Vision
Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa góp phần làm cho lượng người di cư, cả hợp pháp và bất
hợp pháp, ngày một gia tăng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh
nguyên nhân chiến tranh và tị nạn chính trị thì di cư vì lý do kinh tế là nguyên nhân cơ
bản của hoạt động di cư. Việc đi lại thuận tiện hơn cùng với sự chuyên nghiệp và tinh vi
của các đường dây đưa người xuyên quốc gia cũng góp phần làm gia tăng hoạt động di cư
trái phép. Người ta di cư từ các vùng có điều kiện sống thấp kém hơn tới các vùng có điều
kiện sống tốt hơn, dễ kiếm được việc làm hơn và phúc lợi xã hội tốt hơn.
Di cư trái phép đặt ra một loạt những thách thức cần phải can thiệp cho bản thân
người di cư, nước xuất phát và nước đến. Theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao và Tổ
chức Di cư quốc tế (IOM), “trong những năm gần đây, hoạt động đưa người ra nước
ngoài bất hợp pháp và mua bán người có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam. Trong thực tế,
các đường dây tội phạm quốc tế này không chỉ tổ chức đưa người di cư trái phép trong
những điều kiện thiếu an toàn, phi nhân đạo mà còn lợi dụng vị thế bấp bênh của họ để
đẩy một bộ phận người di cư này vào con đường bị mua bán, bóc lột tình dục và lao động
cưỡng bức” [9, tr. 48].
Trong số các nước là điểm đến của dòng người di cư trái phép thì Vương quốc Anh
là một trong những địa điểm phổ biến. Thống kê cho thấy hiện có khoảng từ 30.000 –
35.000 người Việt nhập cảnh và cư trú trái phép tại Anh [75]. Việt Nam đứng thứ 5 trong
số các nước có nhiều người nhập cư bất hợp pháp vào Anh [9, tr. 48] và đứng đầu trong
số các quốc gia đưa lậu người vào Anh để làm các việc làm phi pháp [72] . Chỉ riêng hai
năm 2008 – 2009, gần 12.000 trang trại trồng cần sa tại Anh do người Việt vận hành đã
bị cảnh sát phát hiện. Tuy nhiên trên thực tế số lượng các trang trại chưa bị phát hiện có
thể còn nhiều hơn.
Theo báo cáo năm 2011 của Cơ quan phòng chống tội phạm nghiêm trọng có tổ
chức vương quốc Anh (SOCA), trong số nạn nhân của các đường dây buôn lậu người vào
Anh, nạn nhân là trẻ em từ Việt Nam chiếm 13% trong tổng số 489 trẻ em từ 43 nước
2
(đứng thứ hai sau Rumania). Những người được đưa lậu vào Anh có thể bị bóc lột dưới
nhiều hình thức, trong đó cao nhất là bị buộc phải bán dâm (639 người, chiếm 31%), lao
động (461 người, chiếm 22%), làm người giúp việc gia đình (222 người, chiếm 11%) và
làm các việc làm phi pháp khác (353 người, chiếm 17%). Có 8% trong số các nạn nhân bị
buộc phải làm những việc phi pháp cho biết họ phải trông nom các cơ sở trồng cần sa mà
trong đó 90% là người Việt [72] .
Để hạn chế tình trạng người Việt Nam di cư trái phép vào Anh chính phủ hai nước
Anh và Việt Nam đã có các hoạt động phối hợp nhằm ngăn chặn hoạt động di cư bất hợp
pháp và mua bán người ngay tại Việt Nam [72]. Bên cạnh đó chính phủ Anh cũng đã áp
dụng các biện pháp về an ninh và hành chính để ngăn dòng người Việt nhập cư vào Anh
qua các cửa khẩu và buộc hồi hương về Việt Nam những trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo Sư
́
qua
́
n Anh tại Việt Nam, riêng trong năm 2009 đã có hơn 29.000 lượt người nhập
cư bất hợp pháp đã bị ngăn chặn tại đường hầm xuyên biê
̉
n giư
̃
a Anh và Pháp. Trong
cùng năm này, khoảng 525 người Việt Nam đã bị trục xuất khỏi Anh sau khi bị bắt giữ vì
tội nhập cư lậu và nhiều người khác đã bị bắt vì trồng cần sa trái phép [56].
Trong khi người dân có nhiều lựa chọn hợp pháp để ra nước ngoài lao động thông
qua các chương trình hợp tác xuất khẩu lao động chính thức thì nhiều người vẫn tìm cách
di cư trái phép sang Anh. Những người này phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe, an
toàn tính mạng, phạm pháp, bị bóc lột, và hạng loạt khó khăn trong quá trình tái hòa nhập
sau khi hồi hương về Việt Nam do không có việc làm, nợ nần và túng thiếu, v.v. [9, tr.
48]. Thực tế này đặt ra vấn đề cần phải tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu những lý do
khiến người dân di cư trái phép sang Anh, quá trình di chuyển và cuộc sống bất hợp pháp
tại Anh. Bên cạnh đó là những khó khăn mà người di cư hồi hương phải đối mặt và các
nhu cầu của họ để tái hòa nhập. Việc đánh giá các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập để chỉ ra
mức độ sẵn có – tính phù hợp và khả năng tiếp cận cũng là việc làm cần thiết. Trên cơ sở
đó cần xây dựng các mô hình trợ giúp phù hợp để hỗ trợ tái hòa nhập và phòng chống
(tái) di cư bất hợp pháp, đặc biệt là các giải pháp về hỗ trợ vốn vay tạo sinh kế và cung
cấp thông tin về di cư an toàn hướng đến cuộc sống phát triển bền vững.
3
Với những lý do nêu trên, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu mang tên:
“Ngƣời Việt Nam di cƣ trái phép sang Anh hồi hƣơng và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ
tái hòa nhập cộng đồng”. Nghiên cứu này sẽ hướng đến làm giảm khoảng cách trong
định hướng chính sách, nghiên cứu và dịch vụ hỗ trợ hiện nay về nhóm đối tượng này.
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các
nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng, các tổ chức trong nước và quốc tế
đang làm trong lĩnh vực di cư và phòng chống mua bán người đưa ra những chính sách và
chương trình can thiệp hiệu quả hơn.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận cho các nghiên
cứu (và can thiệp) liên quan đến vấn đề người di cư ra nước ngoài trái phép, hồi hương và
tái hòa nhập; đồng thời đóng góp vào việc tạo ra định hướng nghiên cứu về người di cư,
thúc đẩy các nghiên cứu về các mô hình trợ giúp cho người di cư, phòng chống di cư trái
phép/không an toàn và tăng cường di cư an toàn nói chung.
Nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp các dẫn chứng thực tế cho hoạt động đào tạo,
giảng dạy và các mô hình thực hành trong lĩnh vực di cư và tái hòa nhập.
Đặc biệt, nghiên cứu này sẽ là căn cứ để xây dựng các can thiệp nhằm hỗ trợ trực
tiếp cho người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương tái hòa nhập cộng đồng và
hạn chế tình trạng di cư trái phép sang Anh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu này được tiến hành nhằm bổ sung những thiếu hụt thông tin
xung quanh vấn đề tái hoà nhập của người di cư trái phép tại cộng đồng; cũng như tạo
được những định hướng trợ giúp đối tượng này. Cụ thể, nghiên cứu sẽ rà roát các chính
sách, nghiên cứu và hoạt động can thiệp có liên quan để chỉ ra các điểm thiếu hụt, khoảng
trống và đề xuất các hướng bổ sung phù hợp từ cả góc độ lý thuyết lẫn thực hành. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng xây dựng mô hình lý thuyết để làm căn cứ tiếp cận và định
hướng nghiên cứu dựa trên các lý thuyết phù hợp và hệ thống khái niệm có liên quan.
4
- Nghiên cứu này cũng cung cấp căn cứ - bằng chứng cho việc xây dựng các
hoạt động can thiệp nhằm hạn chế tình trạng di cư trái phép – di cư không an toàn, buôn
bán người; và hỗ trợ người hồi hương tái hòa nhập cộng đồng. Các hoạt động can thiệp về
hỗ trợ tái hòa nhập và thông tin – tuyên truyền - giáo dục nâng cao nhận thức về di cư an
toàn được đề xuất dựa trên nhu cầu thực tế của người di cư trái phép hồi hương và bài học
kinh nghiệm được rút ra từ các can thiệp trước đó trong lĩnh vực hỗ trợ tái hòa nhập cho
người di cư và nạn nhân buôn bán người hồi hương.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nguyên nhân dẫn đến việc di cư trái phép và những thách thức mà
người Việt Nam phải đối mặt trong quá trình di chuyển, nhập cảnh trái phép và sinh sống
tại Anh là gì?
- Những khó khăn và trở ngại đối với người di cư trái phép hồi hương trong
quá trình tái hòa nhập xã hội là gì?
- Đâu là những nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và giảm
thiểu nguy cơ tái di cư không an toàn của người di cư hồi hương?
- Khả năng tiếp cận và mức độ hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập
và chính sách phòng chống di cư không an toàn hiện có là gì?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Do có những khó khăn về kinh tế và nhận thấy cơ hội sang Anh làm việc với thu
nhập rất cao trong thời gian ngắn nên nhiều người Việt Nam đã bất chấp các quy định về
xuất – nhập cảnh, rủi ro về tài chính và an toàn tính mạng để di cư trái phép sang Anh.
Trên thực tế, nhiều người trong số họ đã đối mặt với nhiều gian khổ và nguy hiểm để đến
được Anh. Khi tới được Anh, nhiều người đã bị đường dây đưa người và tổ chức tội phạm
cưỡng bức lao động hoặc bị cảnh sát bị bắt giữ, tù giam và buộc hồi hương về Việt Nam
vì vi phạm pháp luật nước sở tại, đặc biệt là tội trồng cây cần sa trái phép. Hồi hương về
nước, nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, túng quẫn do trước đó đã phải vay tiền để đi Anh
và đối mặt với nhiều khó khăn khác để hòa nhập trở lại cuộc sống. Tuy nhiên, các chính
5
sách và dịch vụ để hỗ trợ những người như họ để tái hòa nhập cuộc sống vẫn còn thiếu,
bất cập và cần phải được bổ sung và hoàn thiện.
6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng người Việt Nam di cư trái
phép sang Anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ vụ hỗ trợ tái hòa nhập.
- Khách thể nghiên cứu: Những người Việt Nam di cư trái phép sang Anh đã
hồi hương về Việt Nam; và những người làm việc trong các cơ quan/tổ chức liên quan
đến quản lý người di cư, phòng chống di cư không an toàn và dịch vụ hỗ trợ cho người di
cư và các tài liệu liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 8 tháng, từ
tháng 1/2014 đến tháng 8/2014 tại 5 tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà
Tĩnh và Quảng Bình.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn này bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu đề cập đến hệ thống lý thuyết và khái niệm làm cơ
sở lý luận cho luận văn.
Rà roát các nghiên cứu, báo cáo và bài báo liên quan đến người Việt Nam di
cư ra nước ngoài để củng cố lý do lựa chọn đề tài và bổ sung cho các phân tích trong luận
văn.
Nghiên cứu các văn bản và tài liệu đề cập đến chính sách, hoạt động can
thiệp và dịch vụ về hỗ trợ người Việt Nam di cư ra nước ngoài hồi hương và nạn nhân
mua bán người tái hòa nhập cộng đồng để đánh giá sự phù hợp của các chính sách, chất
lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận.
- Phân tích số liệu: Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ Khảo sát Thực
trạng người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh trở về Việt Nam. Khảo sát
này do Đại sứ Anh tại Việt Nam và Trung tâm Đào tạo phát triển cộng đồng thực hiện.
Các số liệu được sử dụng để phân tích bao gồm: thông tin nhân khẩu học, động cơ di cư
6
trái phép sang Anh, hành trình di chuyển, quá trình sinh sống ở Anh và cuộc sống sau khi
hồi hương. Tuy nhiên, để hoàn thiện các phần nội dung liên quan trong luận văn, tác giả
đã sử dụng thêm các nguồn số liệu khác bên cạnh nguồn số liệu từ khảo sát nêu trên.
- Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu một số người hồi hương để làm rõ và tìm hiểu sâu hơn
những vấn đề mà khảo sát định lượng không trả lời được, đặc biệt là các khó khăn sau khi
hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập.
Phỏng vấn những người làm việc trong các cơ quan tổ chức liên quan đến
quản lý người di cư, phòng chống di cư không an toàn và hỗ trợ tái hòa nhập để tìm hiểu
về thực trạng người hồi hương ở các địa phương và các dịch vụ hiện có.
7
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hệ thống khái niệm
1.1.1.1. Di cƣ
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng các thuật ngữ liên quan hiện đang được IOM áp
dụng trên phạm vi toàn cầu trong các nghiên cứu và can thiệp của tổ chức này. Những
thuật ngữ này được thể hiện trong tài liệu Giải thích thuật ngữ về di cư do IOM biên soạn
và phát hành [18].
Di cư là sự di chuyển của một người hoặc một nhóm người, kể cả qua một biên
giới quốc tế hay trong một quốc gia. Là một sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di
chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao gồm di cư
của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì các
mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình. Di cư quốc tế là sự di chuyển của những
người rời nước gốc hoặc nước cư trú thường xuyên để tạo lập cuộc sống mới tại nước
khác, kể cả tạm thời hoặc lâu dài. Vì thế họ phải vượt qua một biên giới quốc tế.
Di cư trái phép là sự di chuyển không phù hợp với các quy định của nước gốc,
nước quá cảnh và nước tiếp nhận. Từ góc nhìn của nước tiếp nhận, đó là việc nhập cảnh,
lưu trú hoặc làm việc tại một quốc gia mà không có giấy phép cần thiết hoặc giấy tờ yêu
cầu theo các quy định nhập cư. Từ góc nhìn của nước gốc, di cư trái phép có thể được
nhìn nhận trong trường hợp một người vượt biên mà không có hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại
hợp lệ hoặc không thực hiện đầy đủ các yêu cầu đầy đủ về thủ tục hành chính để ra khỏi
đất nước.
Người di cư: Vẫn chưa có một định nghĩa chung nào được chấp nhận trên cấp độ
quốc tế về “người di cư”. Thuật ngữ “người di cư” thường được hiểu bao hàm mọi trường
hợp di cư do cá nhân tự quyết định vì lý do tiện ích cá nhân mà không có sự tác động của
nhân tố bắt buộc bên ngoài. Nó cũng được áp dụng đối với những người, và thành viên
gia đình, di chuyển tới một nước hoặc một vùng lãnh thổ khác để cải thiện điều kiện xã
8
hội và vật chất của họ và mở ra tương lai cho họ và gia đình. Trong khi đó, LHQ định
nghĩa người di cư là cá nhân đã cư trú tại một nước hơn một năm, bất kể người đó có di
cư tự nguyện hay không, hay theo cách được phép hay trái phép. Với một định nghĩa như
vậy, những người đi lại với thời gian ngắn hơn như khách du lịch, thương nhân không
được coi là người di cư. Tuy nhiên cách sử dụng chung bao gồm cả những nhóm nhất
định chỉ những người di cư ngắn hạn, như người lao động nông nghiệp theo thời vụ,
những người đi lại trong thời gian ngắn để trồng trọt và thu hoạch sả phẩm nông nghiệp.
Người di cư trái phép/bất hợp pháp là người, do nhập cảnh bất hợp pháp, vi phạm
một điều kiện nhập cảnh, hoặc hết hạn thị thực, không có quy chế hợp pháp ở nước quá
cảnh hoặc nước chủ nhà. Định nghĩa này bao gồm cả những người nhập cảnh bất hợp
pháp vào một quốc gia quá cảnh hay nước chủ nhà nhưng ở lại quá thời hạn cho phép
hoặc làm việc không được phép. Thuật ngữ “trái phép” được sử dụng nhiều hơn “bất hợp
pháp” vì bất hợp pháp mang một ý nghĩa phạm tội và được xem như bác bỏ quyền của
người di cư.
1.1.1.2. Hồi hƣơng
Hồi hương là quyền cá nhân của người tị nạn, tù nhân chiến tranh hoặc người bị
giam giữ dân sự được hồi hương nước mà họ mang quốc tịch theo các điều kiện cụ thể
được quy định trong nhiều văn kiện quốc tế như: Công ước Geveva năm 1949 và Nghị
định thư năm 1997, Quy tắc về luật pháp và tập quán chiến tranh trên bộ, Phụ trương
Công ước La Hay IV năm 1907, và các văn kiện về quyền con người cũng như luật pháp
và tập quán quốc tế. Việc lựa chọn hồi hương là quyền dành riêng cho cá nhân và không
phải là quyền của bên giam giữ. Trong luật quốc tế về xung đột vũ trang, việc hồi hương
đồng thời đòi hỏi nghĩa vụ của bên giam giữ phải thả những người thích hợp (quân nhân
và dân thường) và trách nhiệm của quốc gia gốc trong việc nhận lại công dân mình sau
khi chiến tranh chấm dứt. Ngay cả khi luật, điều ước không chứa đựng một nguyên tắc
chung về vấn đề này, ngày nay, việc hồi hương tù nhân chiến tranh và người bị giam giữ
dân sự là vấn đề được các bên liên quan mặc nhiên thừa nhận. Hồi hương cũng là thuật
9
ngữ được áp dụng với các đặc phái viên ngoại giao, quan chức quốc tế trong bối cảnh có
khủng hoảng quốc tế, đồng thời cũng áp dụng với người xa xứ và người di cư.
Sự trở về: Với nghĩa chung nhất, là hành động hay quá trình quay trở lại điểm xuất
phát. Sự trở về có thể diễn ra trong phạm vi biên giới lãnh thổ của một quốc gia, ví như
việc trở về của những người lánh nạn trong nước và những người lính xuất ngũ; hoặc giữa
nước chủ nhà (nước quá cảnh hoặc nước đến) và nước gốc trong trường hợp đối với người
di cư lao động, người tị nạn, người xin tị nạn, và công dân có trình độ. Có nhiều loại hình
trở về và có thể miêu tả qua cách thức thực hiện: tự nguyện, cưỡng bức, được hỗ trợ hay
tự phát; hoặc theo cách thức đối tượng tham gia.
Dư cư trở về là việc di chuyển của một người trở về nước gốc hoặc nơi cư trú
thường xuyên sau khi sống ở một nước khác với thời gian ít nhất một năm. Việc trở về
này có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện; và bao gồm cả hồi hương tự nguyện.
1.1.1.3. Buôn bán ngƣời
Theo Nghị định thư của LHQ về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước năm 2000 của LHQ về chống tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia, "buôn bán người" có nghĩa là việc giao dịch, vận chuyển, chuyển
giao, chứa chấp và tiếp nhận người bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay các hình
thức ép buộc khác, bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn
thương hay bằng việc cho hoặc nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một
người kiểm soát đối với những người khác vì mục đích bóc lột. Hành vi bóc lột sẽ bao
gồm ít nhất việc bóc lột mại dâm người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác,
lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay các hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc
lấy đi những bộ phận cơ thể.
Theo Luật Phòng chống Mua bán người của Việt Nam (có hiệu lực từ 1/1/2012) và
các Nghị định hướng dẫn liên quan không dùng từ “buôn bán người” mà dùng từ “mua
bán người”. Theo đó mua bán người là việc “coi người như một loại hàng hóa để trao đổi
10
bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác”
3
. Quy định này xác định đối tượng bị mua bán là con
người, gồm cả người lớn và trẻ em, cả nam và nữ; và hành vi là hành vi mua và bán, tức
là dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đối lấy người.
1.1.1.4. Tái hòa nhập
Theo từ điển giải thích thuật ngữ về di cư của IOM:
Tái hòa nhập là sự tham gia trở lại hay sự tái hợp nhất của một người vào một
nhóm hoặc một quá trình, ví dụ: sự tham gia của người di cư vào cộng đồng xã hội nước
gốc hoặc nơi cư trú thường xuyên. Tái hòa nhập bao gồm các khía cạnh về kinh tế, xã hội
và văn hóa. Cụ thể:
Tái hòa nhập về kinh tế là quá trình người di cư tái gắn kết vào hệ thống kinh tế
nước gốc và tự kiếm sống cho bản thân họ. Trong thuật ngữ phát triển, tái hòa nhập về
kinh tế còn là việc sử dụng các bí quyết mà người di cư tiếp thu được từ nước ngoài để để
thúc đấy phát triển kinh tế và xã hội của nước gốc.
Tái hòa nhập về xã hội là việc tái gắn kết người di cư vào cấu trúc xã hội của nước
gốc. Nó bao gồm việc tạo các mối liên kết cá nhân (với bạn bè, người thân, hàng xóm)
cũng như sự phát triển các cấu trúc xã hội (các hiệp hội, các nhóm tự lực và các tổ chức
khác).
Tái hòa nhập về văn hóa là sự tái thích nghi của người di cư đối với những giá trị,
lối sống, ngôn ngữ, quy tắc đạo đức, tư tưởng và truyền thống xã hội của nước gốc.
Theo quyết định số 17/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 29/01/2007
về Ban bành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị
buôn bán từ nước ngoài trở về thì hỗ trợ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: hỗ trợ về
tâm lý, hỗ trợ về thủ tục pháp lý, hỗ trợ học văn hóa – học nghề, và trợ cấp khó khăn ban
đầu và vay vốn.
Theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ
3
Điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ
xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
11
(quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người) thì “Hòa
nhập cộng đồng là giai đoạn đưa nạn nhân trở về cộng đồng sau khi đã được hỗ trợ phục
hồi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết, từng bước thiết lập lại một cách bình thường các
quan hệ với gia đình và xã hội”. Theo đó, trước khi hòa nhập cộng đồng cần hỗ trợ phục
hồi, chuẩn bị các điều kiện để nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Các dịch vụ cần có trong
giai đoạn này gồm: hô
̃
trơ
̣
chăm so
́
c y tế , trợ giúp pháp lý cho nạn nhân; tư vấn về học
nghề, việc làm, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nạn nhân; liên hệ, giới thiệu nạn
nhân đến các cơ sở dạy nghề phù hợp; tư vấn tâm lý, chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác
cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
Theo Cẩm nang thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị
mua bán do Cục Phòng chống tệ nạn xã hội phát hành thì tái hòa nhập cộng đồng là quá
trình đưa nạn nhân trở về cuộc sống bình thường, ổn định lâu dài tại cộng đồng sau khi đã
được chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, thể chất. Theo đó, tái hòa nhập nên là sự đảm bảo cho
nạn nhân lấy lại quyền tự chủ và kiểm soát chính cuộc sống của mình. Thêm nữa, hòa
nhập cộng đồng không chỉ đơn giản là trở về nhà, mà là phải được tự chủ về mặt xã hội và
kinh tế để có thể đưa ra được các quyết định tốt hơn, và trở thành thành viên mạnh khỏe
và có ích cho xã hội cho dù họ ở đâu. Tái hòa nhập có thể bao gồm cả việc hội nhập vào
cộng đồng mới khi nạn nhân có hoàn cảnh không thể trở về nhà [12].
Theo tài liệu “Tóm tắt thảo luận chính sách: Để người lao động di cư trở về đóng
góp tích cực cho Việt Nam” do ILO, IOM và UNWOMEN thực hiện trong khuôn khổ dự
án “Hỗ trợ chính sách về Lao động di cư trở về” của IOM thì: “Tái hòa nhập là việc một
người trở về quay lại hòa nhập lại vào xã hội Việt Nam, đây là quá trình bao gồm nhiều
khía cạnh tâm lý, xã hội, sức khỏe và kinh tế”. Để hòa nhập thành công, “từ góc độ kinh
tế, đó là việc cải thiện tình hình tài chính đối với cá nhân và gia đình họ sau khi di cư,
hoặc ít nhất tình hình tài chính sẽ không kém đi do di cư. Khái niệm tương tự có thể áp
dụng đối với vấn đề sức khỏe, xã hội và tâm lý của người di cư và gia đình họ. Những kết
quả này cần được tiếp diễn trong một thời gian dài, nghĩa là tái hòa nhập thành công một
cách bền vững [17].
12
Tài liệu Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và thách thức trong quá trình (tái) hoà
nhập của người bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông, định nghĩa tái hòa
nhập là quá trình hồi phục và phát triển kinh tế và xã hội sau khi thoát ra khỏi tình trạng
bị buôn bán. Quá trình này bao hàm việc thiết lập một môi trường an toàn và an ninh, tiếp
cận một mức sống hợp lý, ổn định sức khỏe thể chất và tinh thần, các cơ hội phát triển cá
nhân, xã hội và kinh tế cũng như tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội và cảm xúc. Trọng tâm
của tái hòa nhập thành công là tăng cường năng lực cho nạn nhân, hỗ trợ họ để phát triển
các kỹ năng hướng đến sự độc lập, tự chủ và chủ động tham gia vào quá trình hồi phục và
tái hòa nhập của họ [46, tr. 6].
Từ các định nghĩa trên, trong nghiên cứu này tôi thống nhất cách hiểu về tái hòa
nhập như sau: Tái hòa nhập là sự tham gia trở lại một cách tích cực và chủ động của một
người (nhóm người) vào mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của một cộng
đồng để có thể làm chủ cuộc sống. Tái hòa nhập là quá trình hai chiều bao gồm cả những
nỗ lực của người cần tái hòa nhập và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ.
1.1.1.5. Dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập
Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 (đã đề cập ở trên), Điều 11
(nói ca
́
c di
̣
ch vu
̣
hô
̃
trơ
̣
na
̣
n nhân buôn bán ngư ời ta
̣
i cơ sơ
̉
ba
̉
o trơ
̣
xa
̃
hô
̣
i, cơ sơ
̉
hô
̃
trơ
̣
na
̣
n
nhân) quy định cơ sơ
̉
ba
̉
o trơ
̣
xa
̃
hô
̣
i , cơ sơ
̉
hô
̃
trơ
̣
na
̣
n nhân co
́
tra
́
ch nhiê
̣
m tô
̉
chư
́
c thư
̣
c
hiê
̣
n ca
́
c di
̣
ch vu
̣
sau đê
̉
hô
̃
trơ
̣
na
̣
n nhân:
- Tiếp nhâ
̣
n, hô
̃
trơ
̣
ca
́
c nhu cầu thiết yếu va
̀
ba
̉
o vê
̣
na
̣
n nhân .
- Hô
̃
trơ
̣
y tế, tư vấn tâm ly
́
, trơ
̣
giu
́
p pha
́
p ly
́
.
- Hô
̃
trơ
̣
ho
̣
c văn ho
́
a , học nghề, xây dư
̣
ng kế hoa
̣
ch hô
̃
trơ
̣
na
̣
n nhân ho
̀
a nhâ
̣
p
cô
̣
ng đồng.
Trong tài liệu Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và thách thức trong quá trình (tái)
hoà nhập của người bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông, khái niệm “hỗ
trợ” dùng để diễn tả những dịch vụ trợ giúp chính thức dành cho nạn nhân của buôn bán
người, được cung cấp bởi các tổ chức trong và ngoài nước, các cơ quan nhà nước cũng
như những dịch vụ trợ giúp nói chung (ví dụ: những dịch vụ không dành riêng cho buôn
13
bán người), được cung cấp bởi các bộ/ngành (ví dụ: các dịch vụ xã hội, các cơ quan bảo
vệ trẻ em, các cơ quan y tế, v.v.), các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.
Diễn đạt một cách ngắn gọn thì hỗ trợ là bất cứ loại hình dịch vụ nào cả trong và ngoài
nước để giúp đỡ người bị buôn bán [46, tr. 7].
Từ các gợi ý này cùng với định nghĩa về tái hòa nhập được nêu ở phần trên, tôi cho
rằng dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập là các dịch vụ mà một (hoặc nhiều) người (có thể) cần
đến để đạt được mục tiêu hòa nhập trở lại vào đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của
một cộng đồng. Các dịch vụ này có thể bao gồm dịch vụ hỗ trợ y tế và tâm lý, dịch vụ hỗ
trợ học nghề và giới thiệu việc làm, dịch vụ hỗ trợ vay vốn để sản xuất – kinh doanh, dịch
vụ hỗ trợ pháp lý, v.v. và các dịch vụ cần thiết khác.
1.1.2. Hệ thống lý thuyết
1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
Thuyết Nhu cầu được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra năm 1943. Theo
Maslow, là con người, để tồn tại và phát triển, ai cũng có nhu cầu. Maslow chia các nhu
cầu của con người thành năm bậc, từ bậc thấp nhất là i) các nhu cầu sinh lý (nhu cầu căn
bản) cho đến ii) nhu cầu về an toàn của cá nhân, iii) nhu cầu được chấp nhận (được là
thành viên) – nhu cầu xã hội, iv) nhu cầu được tôn trọng (địa vị xã hội) và v) nhu cầu cao
nhất là hiện thực hóa bản thân (tự thể hiện).
Hình 1.1: Thang (tháp) nhu cầu của Maslow
Tự thể hiện
Được tôn trọng
Được chấp nhận
Được an toàn
Nhu cầu sinh lý
14
Maslow gọi đây là thang (tháp) nhu cầu và cho rằng con người chúng ta tùy vào
hoàn cảnh khác nhau mà có những nhu cầu khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là các
nhu cầu được đặt ra từ thấp lên đến cao. Có nghĩa là các nhu cầu thấp hơn phải được đáp
ứng trước thì chúng ta mới nghĩ đến việc đáp ứng nhu cầu cao hơn [39].
Đối với người di cư trái phép từ Anh hồi hương – những người cần tái hòa nhập xã
hội để ổn định cuộc sống và không tái di cư trái phép – đâu là động cơ chính khiến họ
quyết định di cư trái phép sang Anh bất chấp các rủi ro có thể gặp phải? Sau khi hồi
hương về Việt Nam, những nhu cầu căn bản của họ là gì, đâu là những nhu cầu cao hơn?
Và để đáp ứng những nhu cầu đó, dịch vụ xã hội sẵn có nào có thể làm được, và dịch vụ
xã hội nào cần được xây dựng thêm? Những kết quả thực tế từ nghiên cứu này sẽ đưa ra
những câu trả lời cụ thể.
1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống được sử dụng trong khoa học quản lý và tâm lý từ những năm
1940 - 1950 và bắt đầu được sử dụng trong công tác xã hội (CTXH) từ những năm 1970.
Theo L.V. Bertalanffy, người khởi xướng lý thuyết hệ thống hiện đại,“hệ thống là một
tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tố phần tạo nên nó”. Sự thay đổi
của một thành tố sẽ dẫn đến sự thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi
thành tố thứ ba. Bất cứ một tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân,
vừa có tính điều khiển. Rất nhiều tương tác có thể liên kết với nhau thành chuỗi tương tác
nguyên nhân – kết quả [25, tr. 9].
Từ quan điểm của Bertalanffy, lý thuyết CTXH hiện đại cho rằng hệ thống là một
tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.
Mỗi hệ thống lại nằm trong hệ thống lớn hơn và bao gồm các hệ thống nhỏ hơn.
Theo Pincus và Minahan, các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống nhằm thỏa mãn cuộc
sống riêng. Hệ thống có thể được nhìn từ góc độ cấu trúc, góc độ quá trình, góc độ trạng
thái, góc độ chuyển dịch hay từ góc độ bản chất [28]. Từ góc độ bản chất, các hình thức
của hệ thống bao gồm: