Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa tại công ty cổ phần BH petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.2 KB, 63 trang )

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Chương 1
Lí luận chung về Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
1.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
1.1.1 Vai trò của vận chuyển hàng hóa nội địa:
Từ xa xưa, con người đã dùng những sản phẩm làm ra để trao đổi với
nhau, lấy những thứ cần thiết đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Ban đầu chỉ
đơn giản là con người đem những thứ mình có, mình tự làm ra để đổi lấy
những thứ mình cần. Việc trao đổi đó có thể diễn ra trong phạm vi một
vùng nhỏ hẹp hoặc rộng hơn. Những thứ được đem ra trao đổi mua bán
trên thị trường được gọi là hàng hóa. Xã hội dần phát triển, việc buôn bán
giao thương xuất hiện trên phạm vi ngày càng rộng hơn.Ngày nay hàng
hóa thuộc đủ chủng loại được mua bán không chỉ bó hẹp trong phạm vi
một địa phương, một quốc gia mà còn diễn ra trong phạm vi khu vực và
trên khắp thế giới, chúng ta gọi đó là hoạt động thương mại. Trong một
nền kinh tế thị trường năng động cùng với sự phân công lao động, tập
trung hóa, chuyên môn hóa trong từng khu vực, từng lĩnh vực, từng
ngành và cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện tài nguyên, lao
động, đặc thù của từng vùng mà có những vùng chuyên sản xuất một
hoặc một vài sản phẩm hàng hóa nhất định. Có những vùng chuyên sản
xuất nông nghiệp tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào không chỉ
đủ khả năng cung ứng cho nhu cầu trong vùng mà còn có khả năng cung
cấp cho nhiều vùng khác. Bên cạnh đó có những vùng chuyên sản xuất
máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cũng vậy. Điều đó sẽ tất yếu dẫn tới sự
trao đổi hàng hóa giữa các vùng với nhau, đem những thứ mình thừa đổi
lấy thứ những thứ mình thiếu. Cùng với việc trao đổi giữa những người
làm ra sản phẩm hàng hóa với nhau còn có hoạt động của các nhà buôn
và ngày nay hoạt động này đang rất phát triển. Để việc trao đổi hàng hóa
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
1
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính


diễn ra thuận lợi và sôi động thì hàng hóa cần phải được vận chuyển.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa ra đời là một tất yếu khách quan, không thể
thiếu đối với hoạt động thương mại. Thương mại bao gồm cả nội thương
và ngoại thương. Như vậy, dịch vụ vận chuyển nói chung và vận chuyển
hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam nói riêng ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong giao dịch thương mại. Vận chuyển và thương mại là hai hoạt
động không thể tách rời nhau, có thể nói không có thương mại nếu không
có vận chuyển.
Hoạt động trao đổi thương mại giữa các địa phương trong cả nước
không ngừng lớn mạnh về chủng loại, số lượng hàng hóa.Để đáp ứng nhu
cầu đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa cũng có sự đa dạng tương ứng.
Trong phạm vi một quốc gia, hàng hóa được vận chuyển thông qua các
phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng
không. Nhờ có các phương thức vận chuyển hàng hóa mà bất cứ loại
hàng hóa nào trên thế giới thuộc những vùng khác nhau có thể đến được
với người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, có thể nói vận chuyển là huyết
mạch của quá trình lưu thông hàng hóa. Vận chuyển nội địa là huyết
mạch của quá trình lưu thông hàng hóa nội địa, trao đổi hàng hóa trong
lãnh thổ Việt Nam.
1.1.2Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
1.1.2.1 khái niệm hàng hóa vận chuyển nội địa và các nhân tố gây rủi
ro tổn thất đối với hàng hóa vận chuyển nội địa.
Hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam hay còn gọi là hàng
hóa vận chuyển nội địa là những hàng hóa được vận chuyển bằng đường
bộ, đường sắt, đường sông và đường biển trong lãnh thổ quốc gia.
Đất nước ta có mạng lưới giao thông phức tạp, có nhiều địa hình khác
nhau với trên 3000 km đường sắt, 170.000km đường bộ, 10.000km
đường sông, 8 cảng biển chính nằm rải rác trên hơn 3000km đường biển.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
2

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Chính vì vậy,các phương thức vận chuyển hàng hóa và các phương tiện
vận chuyển cũng rất đa dạng. Hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt
Nam phần lớn tập trung ở đường bộ ( chiếm khoảng 55% ) còn lại là
đường thủy (35%) và đường sắt( chiếm 10% ). Do địa hình phức tạp,
mạng lưới giao thông dày đặc và thực trạng hoạt động của các tuyến giao
thông vẫn còn nhiều bất cập cho nên rủi ro tai nạn đối với hàng hóa vận
chuyển nội địa vẫn luôn xảy ra hàng ngày mà tổn thất của nó thì không
sao lường trước được.
Nền kinh tế của một quốc gia ngày càng phát triển đồng nghĩa với khối
lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, kéo theo đó thì
những luồng hàng hóa vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng
phong phú và đa dạng. Dù hàng hóa được vận chuyển theo phương thức
nào, phương tiện vận chuyển nào đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi
những rủi ro tổn thất có thể xảy ra do yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật và
yếu tố xã hội- con người:
-Do yếu tố tự nhiên:
Việc vận chuyển hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Các điều kiện về thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận
chuyển hàng hóa.Các hiện tượng tự nhiên không lường trước được như
bão, lũ lụt, lốc xoáy, sóng thần, động đất có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Do yếu tố kỹ thuật:
Trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các
phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng dù máy móc có tiên tiến
đến đâu thì cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật. Khi phương tiện
vận chuyển bị hư hỏng, khi có sự nhầm lẫn về dự báo thời tiết, có sự sai
lệch về các tín hiệu chỉ dẫn sẽ gây ra thiệt hại cho hàng hóa .Với công
nghệ hiện đại,con người phát minh ra những phương tiện vận chuyển với
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01

3
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
sức chứa khổng lồ có thể chứa tới hàng nghìn tấn mỗi chuyến hàng. Vì
thế , khi rủi ro đến sẽ gây tổn thất vô cùng lớn cho các chủ hàng.
- Do yếu tố xã hội – con người:
Hàng hóa có thể bị mất cắp, bị cướp hoặc bị thiệt hại do chiến tranh, đình
công, bạo loạn, sự bất ổn về chính trị
Trong guồng quay của nền kinh tế đất nước, bất cứ lúc nào hàng hóa cũng
đang được lưu thông trên khắp mọi miền đất nước và những rủi ro tổn
thất cũng luôn rình rập.Vì vậy, con người phải tìm và bằng mọi cáchđể
đảm bảo an toàn cho hàng hóa và giảm nhẹ tổn thất có thể xảy ra.
1.1.2.2 Vai trò kinh tế - xã hội của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bảo hiểm(BH) ra đời từ rất sớm. Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ V
trước công nguyên, người ta tìm cách giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô
hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng- đây
là hình thức nguyên khai của BH. Sau đó, để đối phó với những tổn thất
nặng nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện, theo đó trong
trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển,
người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi.
Xong số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh
cho vay vốn cũng lâm vào tình thế khó khăn nguy hiểm. Vì vậy thay thế
vào đó là hình thức BH ra đời.
Trong lịch sử, BH hàng hải là loại BH hiện đại đầu tiên ra đời. Vào thế
kỉ XIV ở Floren, Genoa nước Ý đã xuất hiện các hợp đồng BH hàng hải đầu
tiên. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ Dương và Châu Mỹ thì BH
hàng hải phát triển rất nhanh. Tuy nhiên phải đến thế kỉ XVI-XVII, cùng với
sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN thì hoạt động BH mới phát triển
rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
4

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Nằm trong sự phát triển mạnh mẽ và rộng khắp của hoạt động BH,
nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa ngày càng khẳng định vị trí
trên thị trường .
BH hàng hóa vận chuyển nội địa áp dụng đối với các hàng hóa vận
chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy trong phạm vi lãnh thổ
một quốc gia, cũng có thể mở rộng để BH cho hàng hóa vận chuyển sang
các nước lân cận hoặc vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
BH hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam áp dụng cho việc
hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy thuộc
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi có thỏa
thuận riêng trong hợp đồng BH, có thể BH cho hàng hóa vận chuyển từ
Việt Nam để sang các nước lân cận và vận chuyển từ nước ngoài về được
phép quá cảnh qua Việt Nam để sang các nước lân cận bằng các phương
tiện vận tải nói trên.
BH hàng hóa vận chuyển nội địa là nghiệp vụ BH gắn liền với quá trình
vận chuyển hàng hóa nội địa và có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống
kinh tế xã hội:
Trước hết, BH hàng hóa vận chuyển nội địa nhằm khắc phục hậu quả
tài chính của rủi ro: Hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận khổng
lồ cho các thương gia nhưng khi rủi ro tổn thất xảy ra đối với hàng hóa
thì họ sẽ gặp phải khó khăn rất lớn về tài chính mà đôi khi bản thân họ
không thể tự gánh chịu được. Rủi ro có thể mang lại những thiệt hại tài
chính bất thường cho các cá nhân, tổ chức. Khi có thiệt hại về tài sản, các
cá nhân và tổ chức rất cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt
hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tài chính. Theo đó, khi tham gia BH hàng
hóa vận chuyển nội địa, người tham gia BH sẽ có được sự bảo đảm cho
hàng hóa là tài sản của mình, nhờ đó mà họ có được trạng thái an toàn về
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
5

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
tinh thần, giảm bớt sự âu lo, tạo tâm lý ổn định, kích thích mở rộng qui
mô sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, BH hàng hóa vận chuyển nội địa tạo điều kiện cho các nhà BH
thường xuyên thực hiện nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm các
biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tổn thất đồng thời phát triển các dịch
vụ cứu trợ, phối hợp với khách hàng tổ chức thực hiện những biện pháp
cần thiết để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển là đối tượng BH
góp phần giảm thiểu rủi ro, tốn kém cho toàn thể cộng đồng.
Thứ ba, nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa ra đời góp phần tạo
nên công ăn việc làm cho xã hội. Cùng với các nghiệp vụ BH khác trên
thị trường, BH hàng hóa vận chuyển nội địa đã thu hút một lực lượng lớn
lao động làm việc tại các doanh nghiệp BH, doanh nghiệp môi giới BH,
mạng lưới đại lý BH và các nghề liên quan như giám định tổn thất, định
giá tài sản…
Thứ tư, hoạt động kinh doanh BH hàng hóa vận chuyển nội địa phát
triển sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tăng nguồn vốn đầu tư
vào nền kinh tế.
Ngoài ra, từ những kết quả thu được từ nghiệp vụ BH hàng hóa vận
chuyển nội địa, các doanh nghiệp BH có điều kiện thực hiện các hoạt
động xã hội như từ thiện, hoạt động công ích…góp phần thực hiện công
bằng xã hội, nâng cao đời sống kinh tế xã hội của toàn cộng đồng.
Như vậy, trong nền kinh tế đất nước, vai trò của vận chuyển hàng hóa
nội địa quan trọng bao nhiêu thì BH hàng hóa vận chuyển nội địa càng
quan trọng bấy nhiêu. Điều này ngày càng được chứng minh qua những
kết quả và ý nghĩa mà BH mang lại trong thời gian qua.
1.2 Những nội dung cơ bản của BH hàng hóa vận chuyển nội địa
1.2.1 Đối tượng BH
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
6

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Đối tượng BH hàng hóa vận chuyển nội địa là hàng hóa, tài sản, vật thể
đang trong quá trình vận chuyển từ địa đíểm này tới địa điểm khác( bao
gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung
chuyển hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo qui định của điều khoản BH).
Đối tượng BH phải có một giá trị và phải qui ra được bằng tiền.
Đối tượng BH phải được ghi rõ trong hợp đồng BH như: chủng loại, số
lượng, trọng lượng, chất lượng, qui cách đóng gói…
1.2.2 Người được BH
Người được BH trong hợp đồng BH hàng hóa vận chuyển nội địa là
các tổ chức cá nhân có tài sản hàng hóa là đối tượng được BH trong hợp
đồng BH hàng hóa vận chuyển nội địa.
Người được BH thường là người có “ quyền lợi có thể được BH”. Chỉ
có người có quyền lợi đối với tài sản, hàng hóa đang trên đường vận
chuyển mới có quyền chỉ thị ký hợp đồng BH hoặc là người được BH-
một bên của hợp đồng BH. Quyền lợi này không thể có được sau khi tài
sản đã bị tổn thất hoặc không có rủi ro đối với tài sản được BH,hoặc tài
sản BH đã chuyển cho người khác.
“ Trung thực tuyệt đối” là nguyên tắc quan trọng trong BH hàng hóa vận
chuyển nội địa. Nghĩa vụ “ trung thực tuyệt đối” của người được BH
được thể hiện trong suốt quá trình thuơng lượng hợp đồng BH. Người
được BH phải khai báo tất cả các thông tin thực tế mà họ biết khi có yêu
cầu BH. Khi hợp đồng BH được ký kết, nghĩa vụ này chính thức dừng lại
và nó sẽ được thực hiện lại khi đến kỳ tái tục. Vi phạm nghĩa vụ này sẽ
dẫn đến việc dừng hoặc hủy bỏ hợp đồng bởi người BH vào bất cứ lúc
nào, không cần phải có thông báo về việc đã phát hiện ra sự vi phạm đó.
1.2.3 Phạm vi BH và loại trừ BH
1.2.3.1 Phạm vi BH
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
7

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Theo qui tắc chung BH hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam của
công ty cổ phần BH Petrolimex, trừ những trường hợp qui định loại trừ BH,
công ty chịu trách nhiệm đối với những mất mát hư hỏng xảy ra cho hàng hóa
được BH do hậu quả trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau đây:
-cháy hoặc nổ
- Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét đánh.
- Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, bị trật bánh, mắc cạn,
đâm va vào nhau hoặc đâm va vào vật thể khác.
- Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ.
-Phương tiện chở hàng mất tích.
-Tổn thất chung.
Nếu người được BH yêu cầu thì người BH có thể nhận BH thêm một hay
các loại rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải nộp thêm phí BH:
- Hàng bị thiếu nguyên bao nguyên kiện
- Hàng hóa bị tổn thất do đổ vỡ (loại trừ đổ vỡ do ướt nước).
Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của người BH như nói
trên. Người BH còn phải chịu trách nhiệm đối với những chi phí sau đây:
-Những chi phí hợp lý do người được BH, người làm công hay đại lý của họ
đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được BH.
-Những chi phí hợp lý cho việc bốc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa
được BH tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi
trách nhiệm BH.
- Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất thuộc
trách nhiệm BH.
-Những chi phí tổn thất chung và chi phí cứu hộ.
1.2.3.2 Loại trừ BH
Trừ khi có thỏa thuận, người BH sẽ không chịu trách nhiệm đối với
những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01

8
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
- Chiến tranh, đình công, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn
hoặc quần chúng nổi dậy, cướp, mìn, thủy lôi, bom hoặc các vật
dụng chiến tranh khác.
- Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ
phát sinh từ việc sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc
phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.
- Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được BH
hoặc người làm công cho họ.
- Những mất mát hư hỏng hay chi phído khuyết tật vốn có hoặc do
tính chất đặc thù của loại hàng hóa được BH.
- Xếp hàng quá tải hoặc xếp sai quy cách an toàn về hàng hóa.
- Đóng gói sai qui cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng từ
trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển.
- Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm
bảo an toàn giao thông.
- Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do
chậm trễ, dù chậm trễ xảy ra do một rủi ro được BH.
- Hàng hóa bị tổn thất trước khi cấp đơn BH
- Hàng hóa chở quá địa điểm kết thúc hành trình ghi trên đơn BH.
- Khi người được BH không trả phí đầy đủ trước khi tổn thất xảy
ra(trừ khi có thỏa thuận khác).
1.2.4 Giá trị BH, số tiền BH, phí BH trong nghiệp vụ BH hàng hóa
vận chuyển nội địa
Giá trị BH: Bao gồm giá tiền hàng ghi trên hóa đơn cộng chi phí vận
chuyển và phí BH.
Theo qui tắc BH hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam( ban hành
theo quyết định của Bộ Tài Chính ngày 09/01/1992) thì trừ khi có thỏa
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01

9
(C+F) x (a+1)
V=
1 - R
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
thuận khác, trong số tiền khai báo, người được BH có thể tính gộp cả tiền
lãi ước tính. Tuy nhiên tièn lãi này không vượt quá 10% giá trị BH.
Khi đó, giá trị BH được xác định theo công thức:


Trong đó: V-giá trị BH
F- cước phí vận chuyển
C- giá của hàng hóa
a- số phần trăm lãi ước tính
R- tỷ lệ phí BH
Tuy nhiên trên thực tế, giá trị BH thường được xác định chủ yếu dựa trên
sự khai báo của khách hàng trong giấy yêu cầu BH.
 Số tiền BH:
Số tiền BH của hàng hóa được BH phải là giá trị của hàng hóa do
người được BH kê khai phù hợp với giá thị trường. Số tiền BH là giới hạn
trách nhiệm của nhà BH đối với mỗi tai nạn.
Thông thường, số tiền BH được ấn định bằng giá trị BH và hợp đồng BH
như vậy gọi là “BH đúng giá trị” hay “BH toàn phần”.
Trên thực tế do một số lý do như người tham gia BH khai báo không
đúng, hoặc do biến động giá thị trường hoặc xuất phát từ ý chí của người
tham gia BH nên cũng có trường hợp số tiền BH cao hơn giá trị BH và
cũng có trường hợp số tiền BH thấp hơn giá trị BH. Trong trường hợp số
tiền BH cao hơn giá trị BH( còn goi là “BH trên giá trị’) thì số tiền BH
vượt quá giá trị BH không thuộc trách nhiệm của nhà BH khi xảy ra tổn
thất. Trong trường hợp số tiền BH nhỏ hơn giá trị BH (gọi là “BH dưới

giá trị”) thì người được BH phải tự chịu trách nhiệm phần tổn thất tương
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
10
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
ứng với phần giá trị hàng hóa không được BH, nhà BH sẽ bồi thường cho
tổn thất hàng hóa dựa trên tỷ lệ giữa số tiền BH và giá trị BH.
Phí BH: Phí BH là khoản tiền mà bên mua BH phải trả theo thỏa
thuận trong hợp đồng BH để nhận được cam kết bồi thường của doanh
nghiệp BH, được coi là giá cả của sản phẩm BH.
Phí BH được xác định trên cơ sở số tiền BH và tỷ lệ phí BH. Số tiền
BH được khách hàng khai báo, thông thường chính bằng giá trị BH.Tỷ lệ
phí BH được ghi trong hợp đồng BH theo thỏa thuận giữa bên mua BH
và nhà BH. Tỷ lệ phí BH phụ thuộc vào các yếu tố: chủng loại hàng
hóa;Loại bao bì; Phương thức vận chuyển; Hành trình; Điều kiện BH
Tỷ lệ phí BH bao gồm tỷ lệ phí BH theo biểu phí và tỷ lệ phí BH phụ.
Tỷ lệ phí BH (%): R=Rgốc+ Rphụ
Rgốc là tỷ lệ phí BH theo biểu phí do từng doanh nghiệp BH xây dựng
dụa trên việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và qui định chung của Bộ
Tài Chính. Rphụ bao gồm tỷ lệ phí luồng tuyến, tàu già, tỷ lệ phí mở rộng
thêm rủi ro phụ
Như vậy, phí BH được xác định như sau: P=số tiền BHxR
Bên mua BH phải thanh toán phí BH cho người BH ngay sau khi nhận
được giấy chứng nhận BH, trừ khi có thỏa thuận khác. Trong mọi trường
hợp, khi hàng về an toàn thì mặc nhiên khoản phí BH chưa thanh toán sẽ
chuyển thành khoản nợ của bên mua BH đối với nhà BH.
1.2.5 Tổn thất và các chi phí trong BH hàng hóa vận chuyển nội địa
Trong BH hàng hóa vận chuyển nội địa, tổn thất là một thuật ngữ dùng
để chỉ tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của
hàng hóa được BH do dự tác động của rủi ro. Tổn thất và rủi ro có mối
quan hệ chặt chẽ, trong đó rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả.

Chi phí là các khoản tiền mà người được BH đã chi ra hoặc phải đóng
góp liên quan đến việc đề phòng, hạn chế tổn thất cho hàng hóa, bốc dỡ,
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
11
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
lưu kho tại cảng lánh nạn, khiếu nại người thứ ba, cứu hộ, giám định tổn
thất
Người BH chỉ chịu trách nhiệm về những tổn thất và những chi phí phát
sinh do hậu quả của những rủi ro được BH gây ra.
Tổn thất được chia thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận nếu căn cứ
vào qui mô, mức độ tổn thất. Tổn thất được chia thành tổn thất chung và
tổn thất riêng nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyền lợi và trách
nhiệm của các bên đối với tổn thất.
 Tổn thất toàn bộ là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hóa được BH,
được chia thành tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính.
Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng BH,
nếu hàng hóa được BH bị phá hủy hoàn toàn hay bị hư hại nghiêm trọng
tới mức không còn là hàng hóa với tính chất ban đầu của nó nữa hoặc
người được BH mất hẳn quyền sở hữu hàng hóa thì được coi là tổn thất
toàn bộ thực tế.
Khi hàng hóa BH bị mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm
hợp đồng BH, nếu xét thấy không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc
do các chi phí cứu hàng, chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nhận ghi
trong hợp đồng BH có thể vượt quá giá trị hàng khi tới nơi nhận đó, thì
được coi là tổn thất toàn bộ ước tính.
Nếu phương tiện chở hàng bị mất tích thì hàng hóa được BH sẽ được coi
là tổn thất toàn bộ thực tế.
Tổn thất bộ phận là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần
hàng hóa được BH.
Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của

một hoặc một số chủ hàng trên phương tiện vận chuyển và chỉ líên
quan đến quyền lợi của những chủ hàng và những người BH cho các
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
12
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
chủ hàng đó mà thôi. Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc có
thể là tổn thất toàn bộ của các chủ hàng riêng biệt.
Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất
chung, đó là sự hy sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu
nhằm cứu vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình
khi có nguy cơ đe dọa.
Trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm
BH, người được BH hay người làm công cho họ hoặc đại diện của họ
phải:
- Khai báo ngay với cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập
biên bản theo luật lệ hiện hành.
- Thông báo ngay cho người BH hay đại diện của họ tại địa phương
gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.
- Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng
hóa nhằm hạn chế tổn thất.
- Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với
người chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn
thất, mất mát hàng hóa trong tai nạn ấy.
Người BH có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần hay toàn bộ
tổn thất nếu người được BH không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên.
1.2.6 Cách tính và thanh toán bồi thường
Khi hàng hóa được BH bị tổn thất bộ phận thì số tiền bồi thường sẽ
được tính trên cơ sở mức độ tổn thất nhân với số tiền BH. Mức độ tổn
thất sẽ được xác định bằng cách lấy số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng
hóa khi còn nguyên vẹn và khi bị tổn thất tại nơi dỡ hàng chia cho tổng

giá trị hàng khi còn nguyên vẹn tại nơi dỡ hàng ghi trong hợp đồng BH.
Trách nhiệm của người BH chỉ giới hạn ở số tiền BH. Nếu số tiền BH của
hàng hóa thấp hơn giá trị BH thì người BH chỉ bồi thường những mất
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
13
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
mát, hư hỏng và chi phí đã qui định theo tỷ lệ giữa số tiền BH và giá trị
BH. Nếu số tiền BH của hàng hóa cao hơn giá trị BH thì phần cao hơn đó
không được thừa nhận.
Trong trường hợp người BH chấp nhận bồi thường tổn thất toàn bộ số
tiền BH thì người BH có quyền được miễn trách nhiệm qui định trong
hợp đồng BH bằng cách khước từ quyền lợi về hàng hóa được BH và
quyền khiếu nại đòi người thứ ba.
Trường hợp phải tuân thủ ý kiến của người BH để thực hiện các biện
pháp đề phòng tổn thất thì người BH phải thanh toán cho người được BH
những chi phí hợp lý và cần thiết khi áp dụng biện pháp này dù cho tổng
số tiền bồi thương như vậy có thể vượt qua số tiền BH.
Khi thanh toán tiền bồi thường, người BH có thể khấu trừ vào tiền bồi
thường các khoản thu nhập của người được BH trong việc bán hàng hóa
cứu được và đòi người thứ ba.
Nếu người được BH bỏ qua quyền đòi người thứ ba hoặc nếu do lỗi của
mà không thể thực hiện được quyền này thì người BH sẽ được miễn trách
nhiệm bồi thường với một mức độ thích hợp và nếu việc bồi thường của
BH đã được giải quyết thì người được BH có nghĩa vụ hoàn lại cho người
BH một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường mà họ đã nhận được, tùy
theo từng trường hợp cụ thể.
Sau khi người BH đã bồi thường một vụ tổn thất toàn bộ họ còn có
quyền thu hồi những gì còn lại của phần hàng hóa đã được bồi thường
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1.3 Hợp đồng BH hàng hóa vận chuyển nội địa

1.3.1 Các loại hợp đồng, sửa đổi bổ sung
 Hợp đồng BH hàng hóa là hợp đồng trong đó người được BH cam
kết trả phí BH và người BH cam kết sẽ bồi thường cho người được BH
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
14
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
những thiệt hại( bao gồm cả các chi phí) xảy ra đối với hàng hóa được
BH đang trong quá trình vận chuyển do các rủi ro được BH gây ra.
Mỗi hợp đồng BH đều bao gồm các điều khoản chi tiết theo mẫu.
Các loại hợp đồng BH hàng hóa:
- Hợp đồng BH chuyến
- Hợp đồng BH có thời hạn
- Hợp đồng BH chuyến và thời hạn kết hợp
- Hợp đồng BH có giá trị xác định
- Hợp đồng BH không có giá trị xác định
- Hợp đồng BH mở sẵn/Hợp đồng BH bao
- Hợp đồng BH nguyên tắc/ khai báo chi tiết sau
Hợp đồng BH là cơ sở pháp lý để người được BH khiếu nại bồi thường từ
người BH khi có tổn thất xảy ra. Trách nhiệm BH bắt đầu có hiệu lực từ
khi hàng hóa được BH được xếp lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm
xuất phát ghi trong hợp đồng BH để bắt đầu vận chuyển tiếo tục có hiệu
lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc hiệu lực vào
lúc hàng hóa được bốc dỡ khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến ghi trong
Hợp đồng BH.
Đơn BH/ giấy chứng nhận BH là một bộ phận của Hợp đồng BH, do
người BH phát hành.Đối với từng công ty BH, đơn BH hay giấy chứng
nhân BH được in sẵn, khi cấp đơn cho khách hàng, khai thác viên chỉ cần
điền nội dung do khách hàng cung cấp vào các đề mục sẵn có. Mỗi đơn
BH hàng hóa vận chuyển nội địa(hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ
Việt Nam) gồm có hai mặt:

Mặt trước gồm các mục: Tên và địa chỉ người được BH; tên hàng hóa
được BH; số hợp đồng mua bán; loại phương tiện vận chuyển, số đăng
ký; số vận tải đơn hay số hợp đồng vận chuyển; ngày khởi hành; đi từ,
chuyển tải, đến; tổng số tiền BH; tỷ lệ phí BH; phí BH; thuế giá trị gia
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
15
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
tăng; tổng số tiền thanh toán; điều kiện BH; nơi và cơ quan giám định;
đơn vị cấp đơn BH(tên, địa chỉ).Mặt sau là nội dung điều kiện BH .
Một BHộ đơn BH hàng hóa vận chuyển nội địa của PJICO gồm 05 bản
gốc và 02 bản copy
Sửa đổi bổ sung: Là một bộ phận của hợp đồng BH, do người BH phát
hành trên cơ sở thông tin hoặc yêu cầu của người được BH nhằm mục
đích sửa đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của một giấy chứng nhận
BH/Hợp đồng BH đã ký hoặc bổ sung một số nội dung của giấy
chứng nhận BH/Hợp đồng BH đã ký.
Việc sửa đổi bổ sung đơn BH được thực hiện theo một trong những hình
thức sau đây:
- Ghi trực tiếp vào đơn BH và đóng dấu sửa đổi nếu việc sửa đổi bổ
sung không làm thay đổi tiền phí BH.
- Cấp phụ lục sửa đổi bổ sung đính kèm với Hợp đồng BH
- Ký kết một thỏa thuận sửa đổi bổ sung với người yêu cầu .
Tại PJICO, sửa đổi bổ sung được lập thành 07 bản. Trong đó đơn vị BH
gốc giữ 01 bản, thông báo tái BH 01 bản; phòng nghiệp vụ BH gốc công
ty giữ 01 bản; giao cho khách hàng 03 bản.
1.3.2 Các chứng từ liên quan đến việc cấp Hợp đồng BH
-Giấy yêu cầu BH: thể hiện việc khách hàng tự nguyện và có yêu cầu
tham gia BH. Trong giấy yêu cầu BH có nêu các thông tin của khách
hàng về đối tượng BH. Giấy yêu cầu BH là một bộ phận không thể thiếu
của một Hợp đồng BH

- Vận tải đơn hay phiếu vận chuyển
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn, L/C, Hợp đồng vận tải Nội
dung các tài liệu này phải phù hợp với giấy yêu cầu BH.
Như vậy, BH hàng hóa vận chuyển nội địa là một nghiệp vụ BH cần
thiết đối với nền kinh tế và đời sống xã hội của đất nước ta. Trong điều
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
16
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
kiện đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh
chóng, BH hàng hóa vận chuyển nội địa góp phần bình ổn hoạt động kinh
doanh, khuyến khích sản xuất và con người ngày càng thấy vai trò to lớn
của nghiệp vụ BH này.
Để thấy được sự phát triển của loại hình BH này, chúng ta có thể thông
qua việc đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ BH hàng hóa vận
chuyển nội địa tai công ty cổ phần BH Petrolimex.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
17
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Chương 2:
Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội
địa tại công ty cổ phần BH Petrolimex
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần BH Petrolimex và phòng BH
hàng hóa.
2.1.1 Công ty cổ phần BH Petrolimex
Tên công ty: Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex
Tên thương mại: PJICO (Petrolimex Joint- Stock Insurance Company)
Tên viết tắt: PJICO
Trụ sở chính: 532 Đường Láng, Đống Đa,
Hà Nội.
Email:

Website: pjico.com.vn
Ngày thành lập: 15/06/1995
Vốn điều lệ: 140 tỷ đồng
Trụ sở chính: 532 Đường Láng – Quận Đống Đa – Hà Nội
PJICO do 8 cổ đông sáng lập, bao gồm: Tổng công ty xăng dầu Việt
Nam(Petrolimex)-là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ góp vốn 51%; Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank); công ty tái BH Quốc gia
Việt Nam(VinaRe); Tổng công ty thép Việt Nam; Tổng công ty đường
sắt Việt Nam; Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ(Matexim); Công ty
điện tử Hanel ;Công ty thiết bị An Toàn(AT).
PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, với
8 cán bộ nhân viên ban đầu làm việc tại trụ sở chính tại Hà Nội và 3
chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Thời gian đầu
PJICO hoạt động với rất nhiều khó khăn thử thách nhưng bằng những
nỗ lực vượt bậc đến nay PJICO đã phát triển thành một doanh nghiệp
BH nổi tiếng trên thị trường BH Việt Nam.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
18
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Ngay sau khi gia nhập thị trường, PJICO đã ngay lập tức tạo ra một
luồng gió mới cho ngành BH Việt Nam bởi tính năng động của mô
hình cổ phần còn rất mới tại Việt Nam. Đến nay, PJICO đã trở thành 1
trong 3 công ty Bảo hiểm hàng đầu trên thị trường Bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam. PJICO đã phát triển với 48 chi nhánh, trên 1000 cán bộ
nhân viên, trên 4500 đại lý chuyên nghiệp phục vụ khách hàng trên cả
nước.
Với những kết quả đã đạt được sau 11 năm hoạt động, PJICO đã xây
dựng được một thương hiệu mạnh và đã đạt được nhiều giải thưởng:
Thương hiệu nổi tiếng 2006, Nhãn hiệu nổi tiếng 2006, Thương hiệu
mạnh 2004, Danh hiệu “ Sao vàng đất Việt” 2004, Huân chương lao

động hạng 3. PJICO tự hào là “Nhà Bảo hiểm chuyên nghiệp” trên thị
trường Bảo hiểm Việt Nam.
 Hội sở Pjico
Mạng lưới các chi nhánh của Pjico được đặt hầu hết ở trên khắp các
tỉnh thành trên toàn quốc. Tại Hà Nội ngoài trụ sở chính năm vừa qua
Pjico đã thành lập hội sơ tại “ 484 Trần Khát Chân” với mục đích khai
thác và quản lý 12 văn phòng trong khu vực Hà Nội.
Cơ cấu nhân lực :
- Phòng tổ chức tổng hợp có : 6 CBNV
- Phòng kế toàn có : 9 CBNV
- Phòng KD NV1 : 8 CBNV
- Phòng KD NV2 : 10 CBNV
Trong đó các phòng khinh doanh nghiệp vụ 1&2 có thêm chức năng
quản lý 12 văn phòng trong khu vực.
Là chinh nhánh vừ được tách ra khỏi trụ sở chính nên cơ cấu tổ chức
của Hội sở đang từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên đội ngũ CBNV
của Hội sở lại là những cán bộ có kinh nghiệm nên đã và đang dần đà
thể hiện được vai trò và vị trí của mình trong toàn công ty.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
19
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
CƠ CẤU TỔ CHỨC
HỘI SỞ PJICO
2.1.2 Phòng BH hàng hóa
Phòng BH hàng hóa có một trưởng phòng phụ trách chung, hai phó
phòng và các nhân viên nghiệp vụ, đại lý chuyên nghiệp.
Phòng BH hàng hóa có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và đánh giá tình hình thị trường để xây dựng chiến lược
phát triển kinh doanh nghiệp vụ BH hàng hóa phù hợp với chiến
lược phát triển chung trong từng thời kì của công ty.

- Xây dựng, soạn thảo, đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn, triển
khai và quản lý các quy định của tổng công ty về phân cấp nghiệp
vụ, quy tắc, điều khoản BH, biểu phí
- Tham gia xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty. Thường xuyên
tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá tình hình kinh doanh theo từng
nghiệp vụ để đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thành kế hoạch kinh
doanh hàng năm của công ty.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
QGĐ
Ng Tiến Đông
PGĐ
Ng Thanh Sơn
Tổ chức tổng
hơp
Kế toán
Kinh doanh:
Nghiệp vụ I
Kinh
doanh:
Nghi p v ệ ụ
II
20
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
- Tiến hành việc kiểm tra, theo dõi và đôn đốc các đơn vị trực thuộc
công ty trong việc thực hiện triển khai các loại hình BH liên quan
đến nghiệp vụ BH hàng hóa.
- Thực hiện khai thác, xử lý tai nạn, giám định hoặc thuê các công ty
giám định, xét bồi thường, đòi người thứ ba
- Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển kênh phân phối, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm BH hàng hóa.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh riêng của phòng và tổ chức triển khai
thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm do công ty giao.
- Trực tiếp thực hiện khai thác, cấp đơn BH, tổ chức giám định, giải
quyết bồi thường các vụ tổn thất thuộc phân cấp theo đúng quy định
của công ty.
2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Loại hình kinh doanh và các sản phẩm:
Các ngành nghề kinh doanh chính:
- Kinh doanh BH phi nhân thọ:BH xe cơ giới;BH con người; BH tài
sản và trách nhiệm; Bảo hiểm hàng hóa( hàng hóa xuất nhập khẩu,
vận chuyển nội địa); BH tàu thủy;BH kỹ thuật.
- Nhượng và nhận tái BH
- Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám
định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
- Đầu tư tài chính

Kết quả kinh doanh:
Đến nay PJICO đã trở thành doanh nghiệp Bảo hiểm đứng thứ 3 trên thị
trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Doanh thu phí Bảo hiểm gốc không ngừng tăng lên qua các năm: năm
1997 đạt 80,743 tỷ đồng; năm 2004 đạt 595 tỷ đồng; năm 2005 đạt 755 tỷ
đồng. Tăng trưởng doanh thu hàng năm bình quân trên 50%, vốn và tích
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
21
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
lũy dự phòng gấp hơn 10 lần so với vốn góp ban đầu, tổng quỹ dự phòng
nghiệp vụ đạt 345 tỷ đồng, tổng tài sản của công ty đến năm 2005 đạt
498,041 tỷ đồng. Thị phần Bảo hiểm năm 2005 của PJICO là 13,37%.
Về bồi thường,PJICO luôn thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Từ
khi thành lập đến nay PJICO đã chi bồi thường hàng trăm tỷ đồng để

khắc phục những rủi ro, thiệt hại đã xảy ra với khách hàng. Năm 2004,
PJICO bồi thường Bảo hiểm gốc là 294,769 tỷ đồng; năm 2005 là
397,784 tỷ đồng.
Về hoạt động tái Bảo hiểm, doanh thu nhận tái Bảo hiểm năm 2005 đạt 39
tỷ đồng tương đương năm 2004, thu hoa hồng nhượng tái Bảo hiểm 49 tỷ
đồng tăng 48% so với 2004.
Về đầu tư tài chính,danh mục đầu tư của PJICO tương đối đa dạng. Ngoài
tiền gửi chiểm tỉ trọng 50% tổng mức đầu tư, PJICO thực hiện đầu tư vào
chứng khoán, trái phiếu, công trái, tín dụng, bất động sản và liên doanh.
Tổng số tiền đầu tư 2005 cho các lĩnh vực là 262 tỷ đồng.
Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính năm 2004 đạt 20,586 tỷ đồng;
năm 2005 đạt 23,112 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế TNDN của PJICO năm
2004 đạt 25,208 tỷ đồng; năm 2005 đạt 12,843 tỷ đồng.
2.2 Quy trình triển khai nghiệp vụ BH hàng hóa hàng hóa vận
chuyển nội địa tại công ty cổ phần BH Petrolimex.
Nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa tại PJICO được triển khai
theo một qui trình chung cho toàn công ty, mục đích là để thống nhất
công tác khai thác, giám định, bồi thường cho nghiệp vụ này của toàn
công ty. Qui trình này gồm ba khâu chính sau đây:
2.2.1 Qui trình khai thác nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa
Sơ đồ khai thác:
2.2.1.1 Nhận thông tin từ khách hàng
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
22
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
-Khai thác viên(KTV) có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách
hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về sản phẩm của PJICO nhằm giới
thiệu các nghiệp vụ BH và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khai thác
viên tìm hiểu các thông tin về nguồn vốn, khả năng tài chính, khả năng
tham gia BH của khách hàng và có thrách nhiệm hướng dẫn khách hàng

khai các thông tin cần thiết.
-KTV có trách nhiệm cung cấp giấy yêu cầu BH và các tài liệu khác
theo yêu cầu của khách hàng.
-KTV cần khuyến cáo với khách hàng: Hợp đồng BH sẽ không có giá trị
nếu khách hàng cung cấp hoặc kế khai sai hoặc không khai báo những chi
tiết quan trọng co liên quan đến tài sản, hàng hóa yêu cầu BH.
2.2.1.2 Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro
KTV thông qua số liệu thống kê về khách hàng và các thực tiễn từ
hoạt động kinh doanh để tư vấn cho lãnh đạo về chính sách khách hàng,
về công tác quản lý rủi ro. Kết hợp với bộ phận bồi thường để tính được
hiệu quả BH đối với từng khách hàng, theo từng năm nghiệp vụ để kịp
thời đề xuất ý kiến điều chỉnh tỉ lệ phí cho thích hợp.
2.2.1.3 Xem xét đề nghị BH
Trên giấy yêu cầu BH và việc phân tích các thông tin có liên quan,
KTV và/hoặc lãnh đạo đơn vị đánh giá quy mô và mức độ phức tạp của
dịch vụ, đối chiếu với quy định về phân cấp khai thác để xác định các
bước tiến hành tiếp theo.
*Xử lý trong phân cấp(theo sơ đồ 2a)
* Xử lý trên phân cấp(theo sơ đồ 2b)
2.2.1.4 Đàm phán chào phí
Sau khi đã gửi bản chào phí tới khách hàng mà khách hàng vẫn chưa chấp
thuận thì có thể đề xuất lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo công ty tiếp tục đàm phán.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
23
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Nếu đáp ứng được nhu cầu khách hàng, KTV tiếp nhận yêu cầu BH chính
thức. Nếu không thể đáp ứng nhu cầu khách hàng, sẽ tiến hành thông báo
từ chối với khách hàng và nêu rõ lý do từ chối.
2.2.1.5 Chuẩn bị đơn BH
Sau khi nhận giấy yêu cầu BH từ khách hàng, KTV chuẩn bị

Đơn/Hợp đồng/Giấy chứng nhận BH.
- Lấy số đơn
- Cấp đơn BH/ Giấy chứng nhận BH: KTV chịu trách nhiệm về tính
chính xác của thời điểm cấp đơn BH, điều kiện BH phù hợp. Đồng
thời KTV phải tính phí BH, thông báo thu phí, sửa đổi bổ sung
và/hoặc hủy đơn BH.
2.2.1.6 Trình ký duyệt đơn BH
- Trình lên lãnh đạo phòng khai thác/chi nhánh/phòng hàng hóa/lãnh đạo
công ty căn cứ theo các qui định phân cấp của tổng giám đốc và lãnh đạo
các chi nhánh đã ban hành
- Đối với các dịch vụ của các phòng khai thác, văn phòng đại diện, các
phòng ban tại trụ sở văn phòng công ty sẽ do phòng BH hàng hóa ký đơn,
trước khi chuyển đơn lên phải có chữ ký xác nhận của phòng khai thác,
văn phòng đại diện.
- Đối với các trường hợp dịch vụ BH trên phân cấp, tổng giám đốc hoặc
người được ủy quyền sẽ trực tiếp ký đơn sau khi có chữ ký xác nhận của
lãnh đạo phòng BH hàng hóa.
2.2.1.7 Lưu trữ, luân chuyển đơn BH, sửa đổi bổ sung
Sau khi cấp đơn BH, đóng dấu ở văn thư và gửi cho khách hàng, KTV
phải lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và luân chuyển đơn BH theo các bước sau:
- Lưu tại phòng khai thác/chi nhánh/văn phòng đại diện 01 bản gốc:
Đơn/hợp đồng/giấy chứng nhận BH/sửa đổi bổ sung(nếu có) và các tài
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
24
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
liệu khác có liên quan phải được đính kèm nhau và được lưu trong các
cặp tài liệu theo thứ tự số đơn, thời gian và năm nghiệp vụ.
- Chuyển 01 bản gốc cho phòng tài chính-kế toán để theo dõi việc thanh
toán phí BH, hoa hồng BH và là cơ sở để xem xét giải quyết bồi thường
nếu có phát sinh.

- Chuyển 01 bản gốc và 01 bản copy cho phòng BH hàng hóa tại văn
phòng công ty để phục vụ cho công tác quản lý nghiệp vụ, công tác tái
BH và tính toán hiệu quả trong kinh doanh.
Sau khi nhận được đơn và báo cáo thống kê từ phòng khai thác/chi
nhanh/phòng BH khu vực thì phòng BH hàng hóa có trách nhiệm lưu giữ
01 bản phục vụ cho công tác quản lý và tập hợp đầy đủ 01 bản chuyển
phòng tái BH phục vụ công việc tái BH định kỳ theo tưng tháng.
- Chuyển cho khách hàng 02 bản gốc và 01 bản copy và 03 bản gốc sửa
đổi bổ sung (nếu có).
2.2.1.8 Quản lý đơn/hợp đồng/giấy chứng nhận BH
- Lưu sổ thống kê
- Theo dõi đối tượng BH, đôn đốc thu phí BH
- Đối với các khoản phí đã thu, tiến hành thanh toán hoa hồng cho dại lý
hoặc môi giới phí cho môi giới( trong trường hợp dịch vụ qua đại lý, môi
giới)
- Giải quyết các yêu cầu của khách hàng phát sinh liên quan đến việc cấp
đơn BH đã cấp.
- Đối với các dự án lớn công ty quản ký, khi kết thúc thời hạn BH phải có
báo cáo tổng kết về dịch vụ.
- Theo dõi tái tục
Trên đây là phần diễn giải qui trình khai thác BH hàng hóa vận chuyển
nội địa tại PJICO. KTV cần phải nắm rõ qui trình khai thác,đảm bảo
thống nhất yêu cầu chung của toàn công ty.
SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01
25

×