Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Điều tra thực trạng và đánh giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 71 trang )


MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nội dung nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1. Giới thiệu chung về Long An 3
1.1 Vò trí đòa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội 3
1.1.1 Vò trí đòa lý 3
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 3
1.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội 4
1.2 Cơ cấu kinh tế 5
1.3 Tổng quan về các ngành công nghiệp 6
1.4 Kết luận 9
Chương 2. Phương pháp luận đánh giá công nghệ 10
2.1 Các khái niệm 10
2.1.1 Công nghệ là gì? 10
2.1.2 Công nghệ của sản xuất 11
2.1.3 Thành phần công nghệ 11
2.1.4 Trình độ công nghệ 11
2.1.5 Đánh giá trình độ công nghệ 12
2.2 Các phương pháp đánh giá trình độ công nghệ 12
2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp 12
2.2.2 Atlas công nghệ 19
2.2.3 Phương pháp kết hợp 23
2.3 Kết luận 31
Chương 3. Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ của tỉnh Long An 32
3.1 Xác đònh mục đích đánh giá 32


3.2 Chọn hệ thống các chỉ tiêu 32
3.3 Chọn chuẩn so sánh 36
3.4 Đánh giá trình độ công nghệ 39
3.4.1 Thuyết minh thực trạng 39
3.4.2 Tổng hợp kết quả số liệu và đánh giá trình độ công nghệ 41
3.5 Kết luận 53
Chương 4. Đề xuất công nghiệp mũi nhọn 54
4.1 Đề xuất công nghiệp mũi nhọn 54
4.2 Kết luận 57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận 58
 Kiến nghò 59
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Phạm Văn Bình_ Báo cáo khoa học “Điều tra đánh giá hiện trạng và
xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ các doanh nghiệp trên đòa bàn
tỉnh Đồng Nai”_ Sở Khoa học- Công nghệ Đồng Nai_ 2005.
2. Đoàn Hùng Dũng_ Đề tài điều tra năng lực công nghệ quận Bình Thạnh_ Chi
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp. HCM_ 1997.
3. PGS. TS Phạm Đắp_ Nghiên cứu con người Việt Nam công nghiệp trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới nền kinh tế tri thức_ Hà Nội_
2005.
4. TS. Hoàng Quốc Đô_ Tổng luận về Trình độ công nghệ sản xuất động cơ và
phương hướng phát triển của ngành trong những năm tới_ Bộ Công nghiệp
nặng_ 1995.
5. PGS. TS. Lê Văn Hoan_ Công nghệ và Quản lý công nghệ_ Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuât._ 1998.

6. PGS. TS. Đàm Văn Nhuệ_ Lựa chọn Công nghệ thích hợp ở các doanh nghiệp
công nghiệp công nghiệp Việt Nam_ Nhà xuất bản Chính trò Quốc gia_ 1998.
7. Bùi Xuân Quýnh_ Tổng luận Đánh giá hiện trạng ngành dệt 1985- 1989_ Bộ
Công nghiệp nhẹ_ 1990
8. GVC. Nguyễn Xuân Tài_ Giáo trình Quản lý công nghệ_ Nhà xuất bản Thống
Kê_ 2003.
9. TS. Huỳnh Văn Tâm_ Báo cáo nghiên cứu khoa học “Điều tra khảo sát trình
độ công nghệ một số ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Long An”_ Sở Khoa
học- Công nghệ và Môi trường Đồng Nai_ 1997.
10. PGS. TS. Phan Đăng Tuất_ Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển Công
nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp trên đòa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2005- 2010,
có xét đến năm 2020_ Sở Công nghiệp Long An_ 2005.
11. Tổng cục Thống kê_ Niên giám thông kê_ Nhà xuất bản thống kê_ Hà Nội_
2004.
12. Hội thảo đánh giá năng lực công nghệ của Bộ Công nghiệp tổ chức_ Hà Nội_
04/1997.
13. Uỷ ban khoa học nhà nước_ Hệ thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ
của sản xuất công nghiệp_ Bộ Khoa học- Công nghệ- Môi trường_ 1991.
14. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa hoạc và công nghệ_ Báo cáo
khoa học tổng hợp năm 1996 về Điều tra năng lực công nghệ một số ngành
kinh tế_ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường_ 1997.
15. Th.S. Phạm Văn Quan_ Báo cáo khoa học “Đánh giá trình độ công nghệ một
số ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh, phương hướng phát triển
công nghệ Tây Ninh đến năm 2010, có xét đến tầm nhìn 2020”_ Sở Công
nghiệp Tây Ninh_ 2004.
16. Th.S. Phạm Văn Quan_ Đề án Quy hoạch phát triển công nghệ các ngành công
nghiệp mũi nhọn tỉnh Tây Ninh_ Sở Công nghiệp Tây Ninh_ 2004.
17. Đề cương điều tra đánh giá trình độ công nghệ các ngành thuỷ sản và ngành
dừa tỉnh Bến Tre_ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bến Tre_ 1998.
18. Keith Bezanson_ A Science technology and industry strategy for Vietnam of

the UNDP/UNIDO project DP/VIE/99/002_ UNIDO_ 2000.
19. Technology atlas project- An overview of the framework for technology- based
development , volume 1_ The Asian and Pacific Centre for Transfer of
Technology (APCTT)_ 1989.
20. Technology atlas project- A framework for technology- based development:
Technology content assessment, volume 2_ The Asian and Pacific Centre for
Transfer of Technology (APCTT)_ 1989.
21. Technology atlas project- A framework for technology- based development:
Technology climate assessment, volume 3_ The Asian and Pacific Centre for
Transfer of Technology (APCTT)_ 1989.
22. Technology atlas project- A framework for technology- based development:
Technology status assessment, volume 4_ The Asian and Pacific Centre for
Transfer of Technology (APCTT)_ 1989.
23. Technology atlas project- A framework for technology- based development:
Technology capability assessment, volume 5_ The Asian and Pacific Centre for
Transfer of Technology (APCTT)_ 1989.
24. Technology atlas project- A framework for technology- based development:
Technology needs assessment, volume 6_ The Asian and Pacific Centre for
Transfer of Technology (APCTT)_ 1989.

TÓM TẮT

Vào thập niên 80 của thế kỷ 19, đánh giá công nghệ được coi là một công cụ
hỗ trợ cho việc hoạch đònh kế hoạch phát triển công nghệ của các công ty và quốc
gia. Ở Việt Nam thì đến năm 1990 mới có sự nghiên cứu về đánh giá công nghệ và
đến những năm đầu của thế kỷ 20 thì mới có sự quan tâm trở lại vấn đề đánh giá công
nghệ, các nhà lãnh đạo đã thấy được để hoạch đònh đúng đắn chính sách công nghệ
thì phải hiểu được mức độ công nghệ mà mình đang sở hữu. Do đó, việc tìm hiểu và
nghiên cứu về lónh vực này vô cùng phong phú và đa dạng.
Nội luận văn này chủ yếu là đề xuất một phương pháp luận có tính khả thi và

thực hiện một số khảo sát tại các công ty ở tỉnh Long An và đánh giá chúng với một
số nước trong khu vực Đông Nam Á. Để có thể giúp các cơ quan quản lý tỉnh Long An
có được cái nhìn tổng thể về trình độ công nghệ của một số ngành công nghiệp của
tỉnh.
Nội dung luận văn gồm 04 chương:
 Chương 1- Giới thiệu chung về Long An.
 Chương 2- Phương pháp luận đánh giá công nghệ.
 Chương 3- Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ của tỉnh Long An.
 Chương 4 – Đề xuất công nghiệp mũi nhọn từ nay đến năm 2020.
Chương 1 đề cập đến vò trí đòa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội,
cơ cấu kinh tế và tổng quan về các ngành công nghiệp.
Chương 2 trình bày 03 phương pháp luận đánh giá trình độ công nghệ, bao
gồm: Hệ thống các chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp,
Atlas công nghệ và phương pháp kết hợp.
Chương 3 thể hiện cách thức thực hiện đánh giá trình độ công nghệ của 04
ngành công nghiệp trên đòa bàn tỉnh Long An đó là: ngành xay xát gạo, ngành chế
biến hạt điều, ngành sản xuất bao bì và sản xuất giấy.
Chương 4 đề xuất phát triển ngành công nghiệp xay xát đến năm 2010 và phát
triển ngành công nghiệp sản xuất bao bì trở thành thành công nghiệp mũi nhọn năm
2020.
Cuối cùng, trình bày tóm tắt nội dung đã thực hiện được của luận văn và nêu
một số kiến nghò về phương hướng phát triển của luận văn.
SUMMARY

In the 1980s, technology assessment is got a tool to support making plan for
developing firms and nation of technology. In Vietnam, it has the first research on
technology assessment in 1990 and into the early years of the 20 century, it get back
to be interested in the technology assessment. Leaders’ nation was seen to right plan a
technology policy that it must understand the level technology of the own. Therefore,
it study and research about this field that is variety.

The content of the thesis is to supply in a realiable method and carry out some
survey at firms of Long An province and to compare with some nation in the Asian. It
can help administer offices of Long An province that have regconized about status
technology of some industries.
There are four chapters in the thesis:
 Chapter 1: Overview of Long An province.
 Chapter 2: The technology assessment methodologies.
 Chapter 3: The technology assessment methods for Long An province.
 Chapter 4: To propose developing the key industry from now to 2020.
Chapter 1_ mentions to geographical position, physical feature, socioeconomic
feature, economic structure and overview of industries situation.
Chapter 2_ presents 3 methodologies to use assessing technology of industrial
manufacture, include: The specific indexes system of industrial manufacture, Atlas
technology, and combination method.
Chapter 3_ to express the way to assess the level technology of four industry in
Long An province.
Chapter 4_ proposes expanding the grinding rice industry from this time to
2010 and developing the produce packaging industry to become the key industry in
2020.
At last, to presents summarizing the contents of the thesis and to get some
petition developing the thesis.



PHỤ LỤC

 Phụ lục 1: Quy trình đánh giá thực trạng công nghệ
 Phụ lục 2: Bảng kết quả đánh giá thực trạng công nghệ ngành chế biến hạt điều
 Phụ lục 3: Bảng kết quả đánh giá thực trạng công nghệ ngành xay xát
 Phụ lục 4: Bảng kết quả đánh giá thực trạng công nghệ ngành sản xuất bao bì

 Phụ lục 5: Bảng kết quả đánh giá thực trạng công nghệ ngành sản xuất giấy




2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung của luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu ảnh hưởng
đến trình độ công nghệ của 04 ngành công nghiệp: ngành xay xát gạo, ngành chế biến
hạt điều, ngành sản xuất bao bì và ngành sản xuất giấy trên đòa bàn tỉnh Long An. Sau
đó, dựa vào các chỉ tiêu trên để đánh giá trình độ công nghệ của các ngành này với
trình độ công nghệ của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Nội dung luận văn bao gồm:
 Chương 1- Giới thiệu chung về Long An.
 Chương 2- Phương pháp luận đánh giá công nghệ.
 Chương 3- Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ của tỉnh Long An.
 Chương 4- Phương hướng phát triển đề tài và kết luận.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sau khi xác đònh nội dung chính của luận văn, tác giả sẽ tập trung thu thập tài
liệu liên quan đến Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ. Đồng thời thu thập thêm
những tài liệu thông qua các thầy cô, bạn bè, các thế hệ đàn anh đi trước, tạp chí
chuyên ngành và internet,… Ngoài ra, còn thu thập các đề tài đánh giá trình độ công
nghệ theo những phương pháp khác nhau đã được thực hiện trước đây để học hỏi và
trao đổi kinh nghiệm của những tác giả những đề tài đó thông qua các hội thảo khoa
học. Sau đó, trao đổi kinh nghiệm về những khó khăn trong quá trình thu thập và xử lý
thông tin để đảm bảo được tính cập nhật của phương pháp luận khi xây dựng luận văn.
Do trình độ còn hạn chế, thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiếp xúc với lónh
vực còn mới ở Việt Nam nên luận văn mới chỉ dừng lại ở mức khảo sát một số công ty

vì gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp. Do đó, những
số liệu thu thập được chỉ có thể so sánh với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
với những góp ý của các chuyên gia trong các lónh vực công nghệ của các viện nghiên
cứu. Những số liệu trong luận văn này là những số liệu có thể sử dụng cho công tác
quản lý công nghệ của các Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Công nghiệp của tỉnh Long
An trong công tác đònh hướng phát triển công nghệ trong tương lai của tỉnh.
Sau khi, tham khảo tài liệu thu thập được. Tác giả lựa chọn phương pháp luận sử
dụng cho đề tài, trên cơ sở của phương pháp luận đã chọn xây dựng quy trình đánh giá,
cách thức thực hiện và mức chuẩn dùng để so sánh/ đối chiếu. Các nội dung trên được
Lãnh đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt.
Việc tiến hành điều tra, đánh gía còn có một số hạn chế, do đây là một lónh vực
còn mới của Việt Nam và thực hiện phải có nhiều cơ quan ban ngành phối hợp thì mới
đem lại được kết quả như mong muốn. Các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công
nghiệp đang cấp kinh phí cho nhiều dự án nhằm hoàn thiện Phương pháp luận để ban
hành áp dụng chung trên toàn quốc.


3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH LONG AN

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI.
1.1.1 Vò trí đòa lý.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phía Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh và nước Campuchia, phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam
giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Long An nằm từ 105
0
30’30” đến 106
0

47’02” kinh độ Đông, từ 10
0
23’40” đến
11
0
02’00” vó độ Bắc.
Long An có diện tích 4 491,221 km
2
, là cửa ngõ phía Tây của Tp. HCM thông
thương với ĐBSCL- đồng bằng lớn nhất Việt Nam và là một tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Long An có đường biên giới với Campuchia dài 137,7 km; có
hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp nhau thành sông Vàm Cỏ chạy dài
từ biên giới Campuchia đổ ra cửa biển Soài Rạp tạo cho Long An một vò trí đòa lý hết
sức quan trọng đối với nền kinh tế và quốc phòng. Do là một tỉnh thuộc ĐBSCL lại
nằm trong đòa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên Long An chòu những tác
động, ảnh hưởng sâu sắc của quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở hai vùng kinh tế lớn
của đất nước là Tp. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên.
Đòa hình của Long An bò chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
cùng với hệ thống kênh rạch khá chằng chòt. Các đòa hình tương đối cao nằm ở phía
Bắc và Đông Bắc. Khu vực Đồng Tháp Mười với diện tích gần 300.000 ha bò lũ lụt
hàng năm. Khu vực phía Nam thường xuyên bò nhiễm mặn và phèn mặn.
Long An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với hai mùa mưa và
khô phân biệt rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
Nhiệt độ bình quân trong năm là 27,5
0
C. Lượng mưa bình quân biến động từ 1.450
mm/năm đến 1.550 mm/năm lượng mưa cả năm. Mưa giảm dần từ đòa giới Tp. HCM
sang phía Tây và Tây Nam. Độ ẩm trung bình hằng năm là 80%. Trong những năm gần
đây, độ ẩm lớn nhất ghi nhận được vào tháng 10/1979 là 99%, độ ẩm nhỏ nhất ghi nhận

được vào tháng 4/1978 là 36%.
Long An chòu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông
qua cửa Soài Rạp, chu kỳ triều kéo dài từ 13 ngày đến 14 ngày. Vùng chòu ảnh hưởng
nhiều nhất thuộc khu vực các huyện phía Nam Quốc lộ 1, vùng này chòu ảnh hưởng
mặn từ 4 đến 6 tháng/năm. Ngày nay, do tác dụng của hồ Dầu Tiếng, nguồn nước của
sông Vàm Cỏ Đông được bổ sung, việc xâm nhập nước mặn theo tuyến sông Vàm Cỏ
Đông giảm rõ rệt, mở ra triển vọng mới phát triển nông- công nghiệp ven theo tuyến
sông này.
Mùa lũ hàng năm ở các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười của Long An bắt


4
đầu vào trung tuần tháng 8 kéo dài đến tháng 11. Ngập lũ ở Long An chủ yếu do mưa
lũ ở thượng nguồn sông Mê Kông. Độ sâu ngập và thời gian ngập phụ thuộc vào vò trí,
đòa hình. Hoạt động của thủy triều và lượng mưa khu vực cũng đóng vai trò quan trọng.
1.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội.
Trong giai đoạn 1996- 2000, kinh tế tỉnh Long An đã tăng trưởng với tốc độ
7,57%/năm. Tuy nhiên, những năm cuối của giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế
có phần chững lại. Đếùn năm 2000 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,50%.
Chuyển sang giai đoạn 2001- 2004 tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều tiến
triển hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 8,95%/năm, cao hơn mức tăng bình
quân của cả nước và năm sau đã cao hơn năm trước. Với vò trí đòa lý, kinh tế và tiềm
năng phát triển kinh tế tương đối thuận lợi, Long An đã được Thủ tướng Chính phủ
quyết đònh đưa vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước.
Tổng dân số tỉnh Long An năm 2004 là 1.400.503 người, mật độ dân số bình
quân 312 người/Km
2
.
Trong 14 huyện, thò, Huyện Đức Hòa có dân số trung bình cao nhất 201.465
người, Huyện Tân Hưng có dân số thấp nhất 42.663 người.

Hình 1.1- Bản đồ các huyện của tỉnh Long An.
Tỉ lệ dân thành thò 16,43%; dân nông thôn 83,57% tổng dân số. Nam chiếm tỉ lệ
49,08% và nữ chiếm 50,92%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 1996-
2000 đạt mức 1,24%/năm, giai đoạn 2001- 2004 đạt mức 1,32%/năm.
Về Giáo dục, niên khóa 2003- 2004 toàn tỉnh có 516 trường (trong đó công lập
490 trường, bán công 22 trường và 04 trường dân lập); 9.351 lớp học (trong đó 8.902
lớp công lập, 326 lớp bán công, 123 lớp dân lập). Tổng số giáo viên 12.500 người.

TÂN
HƯNG
VĨNH
HƯNG
TÂN THẠNH
MỘC HÓA
THẠNH HÓA
ĐỨC HUỆ
ĐỨC HÒA
THỦ
THỪA
BẾN LỨC
CHÂU
THÀNH
CẦN
GIUỘC
CẦN
ĐƯỚC
TÂN
TRỤ
TÂN AN
CAMPUCHIA

TP. HỒ CHÍ MINH
TÂY NINH
ĐỒNG THÁP
TIỀN GIANG


5
Tổng số học sinh 294.713 người (trong đó 277.708 học sinh trường công lập, 14.865 học
sinh trường bán công, 2.140 học sinh trường dân lập).
Về Y tế, năm 2004 toàn tỉnh có 201 cơ sở y tế, trong đó có 16 bệnh viện, 06
phòng khám đa khoa khu vực, 179 trạm y tế xã, phường. Toàn tỉnh hiện có 2.054
giường bệnh (1.460 giường thuộc bệnh viện, 75 giường thuộc phòng khám đa khoa khu
vực, 519 giường thuộc các trạm y tế). Tổng số cán bộ y tế là 2.624 người (ngành y tế
2.350 người, ngành dược 274 người). Số bác só và trên đại học 555 người; y só, kỹ thuật
viên 927 ngừơi; y tá và hộ lý 868 người. Số dược só cao cấp 56 người, trung cấp dược 85
người, dược tá 133 người. [Điều chỉnh quy hoạch phát triển].
Về văn hóa, trên đòa bàn hiện có 15 trung tâm văn hóa. Có 02 đoàn nghệ thuật
chuyên nghiệp, 13 thư viện, 74 di tích lòch sử đã được xếp hạng, trong đó Trung ương
quản lý 14 di tích. Toàn tỉnh hiện có 188 trạm truyền thanh, phát thanh và 01 đài truyền
hình.
1.2 CƠ CẤU KINH TẾ.
Trong giai đoạn 1996- 2000, cơ cấu kinh tế đã chuyển dòch theo hướng Công
nghiệp hóa- hiện đại hóa. Động thái chuyển dòch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này thể
hiện như sau:
Bảng 1- Cơ cấu kinh tế tỉnh Long An 1996- 2004 (theo giá hiện hành)
Năm
GDP
Trong đó
Tổng số vốn
(triệu đồng)

Cơ cấu
(%)
Nông- lâm- ngư
Công nghiệp- xây
dựng
Dòch vụ
Gía trò
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Gía trò
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Gía trò
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
1995
3.812.296
100
2.147.612
56,34
593.341
15,56
1.071.343
28,10
2000
5.985.188
100

2.876.093
48,06
1.345.660
22,48
1.763.435
29,46
2003
8.205.632
100
3.686.339
44,92
2.069.910
25,23
2.449.383
29,85
Ước tính
2004
9.529.852
100
4.128.526
43,32
2.500.375
26,24
2.900.951
30,44
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An 2004
Như vậy, cùng với việc giảm tỉ trọng Nông- lâm- ngư nghiệp, tỉ trọng ngành
công nghiệp- xây dựng đã tăng khá nhanh. Trong giai đoạn tới, song song với việc tiếp
tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp và nông nghiệp, rõ ràng cần tăng thêm tỉ trọng
ngành dòch vụ nhằm hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.

Từ năm 1996 đến năm 2004 tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước tính theo giá trò
gia tăng (VA) giảm từ 96,02 % xuống còn 84,83%. Trong đó khu vực kinh tế quốc
doanh trung ương tăng nhẹ tỉ trọng, khu vực quốc doanh đòa phương giảm. Đồng thời,
khu vực ngoài quốc doanh (có tỉ trọng lớn) của Long An cũng giảm nhẹ, từ 77,7% năm
1995 giảm xuống còn khoảng 69,13% năm 2004. Chỉ có khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 1995 mới chỉ
có khoảng 1,28% thì đến năm 2004 đã chiếm 14,99% cơ cấu kinh tế của tỉnh.


6
Bảng 2- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế (giá so sánh 1994)
TT
Thành phần kinh tế
Năm
1995
2000
2004
Gía trò
(triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
Gía trò
(triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
Gía trò
(triệu đồng)
Tỉ lệ
(%)
1

Khu vực kinh tế trong nước
3.175.716
96,02
4.303.684
90,33
5.703.835
84,83
1.1
- QD trung ương
149.954
4,53
258.155
5,42
451.543
6,72
1.2
- QD đòa phương
456.113
13,79
582.976
12,24
603.828
8,98
1.3
- Ngoài quốc doanh
2.569.649
77,70
3.462.453
72,67
4.648.464

69,13
2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
42.400
1,28
452.314
9,49
1.007.930
14,99
3
Thuế nhập khẩu
89.189
2,7
8.537
0,18
12.399
0,18

Tổng số
3.307.305
100
4.764.535
100
6.724.164
100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An 2004
Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp cổ phần hóa và xu thế thu hẹp tỉ
trọng khu vực kinh tế quốc doanh trong cơ cấu kinh tế Long An đang diễn ra, phù hợp
với xu thế chung của cả nước.
Kinh tế hợp tác có bước phát triển với nhiều loại hình hoạt động như tổ hợp tác,

hợp tác xã.
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
Cơ sở công nghiệp đầu tiên của Long An là nhà máy đường Hiệp Hòa, được xây
dựng từ năm 1927. Trước năm 1975, công nghiệp không phát triển. Một số cơ sở dệt
vải, xay xát lúa gạo, lò đường thủ công, chế biến nước mắm, cưa xẻ gỗ, lò gạch,… hoạt
động với quy mô tiểu thủ công nghiệp, gia đình. Một số ngành nghề thủ công được hình
thành ở vùng nông thôn như chạm gỗ, sản xuất nông cụ cầm tay, làm bún, bánh tráng,
dệt chiếu,… hình thành những nhóm nghề với trình độ đơn giản.
Sau năm 1975, trong điều kiện khó khăn, công nghiệp tỉnh Long An đã được chú
ý từng bước phát triển. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được hình
thành từ xã, huyện, tỉnh với quy mô vừa và nhỏ, một số cơ sở quốc doanh ra đời, thúc
đẩy các ngành sản xuất trong tỉnh phát triển.
Năm 1990, ngành công nghiệp- TTCN thực hiện giá trò tổng sản lượng là 1,7 tỉ
đồng (giá cố đònh 1982), trong đó khu vực quốc doanh chiếm tỉ trọng 40%, ngoài quốc
doanh chiếm 60%.
Từ năm 1991, với chính sách mở cửa nền kinh tế, công nghiệp tỉnh Long An đã
từng bước phát triển, tiếp cận với nền công nghiệp trong nước và thế giới. Trong thời
kỳ này nhiều cơ sở phải ngừng sản xuất hoặc giải thể, sáp nhập. Một số cơ sở năng
động, bám sát thò trường, thay đổi mặt hàng kinh doanh nên còn đứng vững được. Thời
kỳ 1991- 1994, sản xuất công nghiệp liên tục giảm, đến năm 1995 mới vượt lên đạt giá
trò tổng sản lượng 263,8 tỉ đồng (giá cố đònh 1989), tăng 26,7% so với năm 1994, đưa
tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp trong 5 năm (từ 1991 đến 1995) ở


7
mức 4,5%.
Bước vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và
xuất khẩu lương thực nói riêng đứng trước không ít thuận lợi, đồng thời cũng phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là từ năm 2001, cơ chế điều hành xuất
khẩu theo hạn ngạch và các đầu mối xuất khẩu sẽ được thay thế bằng việc xuất khẩu

không có hạn ngạch và các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp tư nhân) đều có thể xuất khẩu được.
Cuối năm 1995 và đầu năm 1996, nhiều cơ sở sản xuất từ Tp. HCM chuyển về
Long An. Đầu tư mới trong nước cũng như đầu tư nước ngoài đều tăng, mở ra những cơ
hội phát triển công nghiệp của tỉnh.
Từ cuối năm 2001, bắt đầu có sự phát triển các khu công nghiệp:
- Năm 2001, các khu công nghiệp của Long An có 12 doanh nghiệp.
- Năm 2002, có thêm 04 dự án được cấp giấy phép nâng tổâng số doanh nghiệp
lên 16 đơn vò.
- Tính đến 31 tháng 1 năm 2005, tổng số dự án đầu tư vào khu công nghiệp là
48 doanh nghiệp. Trong đó, 30 dự án đầu tư nước ngoài và 18 doanh nghiệp
đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký là 239,3 triệu USD và 414,4 tỷ đồng
VN. Diện tích đất đã cho thuê là 183,9 ha.
- Toàn tỉnh hiện có 29 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích là 8.702,53 ha
được quy hoạch trên đòa bàn tỉnh. Trong đó Chính phủ cho phép thành lập 05
khu công nghiệp với diện tích 1.269,75 ha; 06 khu công nghiệp được xếp vào
danh mục các khu công nghiệp Việt Nam có diện tích 2.261,86 ha và 18 khu,
cụm với diện tích 5.170,92 ha được UBND tỉnh chấp nhận chủ trương quy
hoạch.
- Nhìn chung các khu, cụm công nghiệp đựơc bố trí tập trung trên đòa bàn thuộc
vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh (Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc,
thò xã Tân An) và đãø được UBND tỉnh giao cho các công ty đầu tư hạ tầng;
nhiều công trình giao thông chính phục vụ cho khu công nghiệp đã được thi
công. Tuy nhiên, tiến độ triển khai xây dựng các cụm, khu công nghiệp còn
quá chậm; nguyên nhân do công tác kê biên, bồi thường giải tỏa gặp nhiều
khó khăn, thời gian kéo dài.
Năm 2004 toàn ngành sản xuất ước đạt 5.507,7 tỷ đồng giá trò sản xuất (theo giá
cố đònh năm 1994) bằng 96,63% kế hoạch năm (5.700 tỷ đồng) và so với năm 2003
tăng 18,73%; trong đó:
- Khu vực nhà nước trung ương giá trò sản xuất ước thực hiện 672 tỷ đồng, đạt

96% kế hoạch năm, tăng 5,33 %; chiếm tỷ trọng 12,60 %.
- Khu vực quốc doanh đòa phương không giữ được mức tăng do cổ phần hóa và
giải thể công ty Dệt Long An; ước thực hiện 144,3 % tỷ đồng, đạt 111 % kế
hoạch năm, giảm 25,23 %; chiếm tỷ trọng 2,62 %.
- Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất đứng vò trí thứ hai toàn ngành


8
với tỷ trọng chiếm 24,42 %; ước thực hiện 1.345 tỷ đồng, đạt 119,03 % kế
hoạch năm, tăng 39,81 %. Thành phần kinh tế tư nhân đang trong xu thế ngày
càng tăng về giá trò sản xuất, tỷ trọng chiếm trong toàn ngành từ 13,6 % năm
2000 lên 17,15 % năm 2004, đảm bảo cho sự phát triển của khu vực, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp được duy trì và ổn đònh với các ngành nghề truyền thống
như xay xát, dệt chiếu, lò rèn, bánh tráng, lò đường,… ước thực hiện 231 tỷ
đồng, tăng 16,5 %; chiếm 4,2 % giá trò toàn ngành và 17,17 % khu vực ngoài
quốc doanh.
- Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất
(60,76%), sản xuất mở rộng về số lượng cơ sở và quy mô với giá trò ước tính là
3.346,4 tỷ đồng, mức tăng trưởng 17,58 %; sản xuất đang có chiều hướng tăng
chậm lại do các doanh nghiệp lớn thò trường tiêu thụ chậm, các doanh nghiệp
mới đi vào hoạt động thì quy mô nhỏ.
- Các sản phẩm có khả năng trong kỳ là giấy bao bì (37,9 %), điện thương phẩm
(19,47 %), hạt điều nhân (3,18 %), bình ắc quy (17,69 %), quần áo (26,18 %),
thuốc y tế (15,39 %), gạch men (14,39 %), chế biến thuỷ sản (39,7%), … Các
sản phẩm giảm trong kỳ là thức ăn gia súc (18,65 %), đường mía (7,7 %), vải
thành phẩm (34,87 %), …
- Ngành công nghiệp chế biến chiếm đại bộ phận sản xuất của ngành với tỷ
trọng 94,44 %; ước tính đạt 5.201,7 tỷ đồng, tăng 19,5 % và góp phần chính
cho lónh vực xuất khẩu của tỉnh Long An (năm 2004 đạt gần 300 triệu USD).
Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nứơc đáp ứng kòp thời nhu cầu

tiêu dùng và sản xuất.


9
1.4 KẾT LUẬN.
Toàn bộ chương này đề cập đến vò trí đòa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế- xã hội, cơ cấu kinh tế và tổng quan về các ngành công nghiệp.
Long An là một tỉnh thuộc ĐBSCL lại nằm trong đòa bàn vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam nên Long An chòu những tác động, ảnh hưởng sâu sắc của quá trình
phát triển kinh tế- xã hội ở hai vùng kinh tế lớn của đất nước là Tp. Hồ Chí Minh và
Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước năm 1990, tỉnh có tỉ trọng công nghiệp thấp so với bình quân toàn quốc.
Từ năm 1991 với chính sách mở cửa, ngành công nghiệp của tỉnh Long An đã có những
chuyển biến đáng kể, đã đạt được mức tương đương với bình quân toàn quốc.
Về cơ cấu kinh tế, khu vực kinh tế trong nước vẫn phát triển nhưng khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của toàn
quốc. Tỉ trọng kinh tế thuộc lãnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp giảm, đồng thời tỉ trọng
ngành công nghiệp- xây dựng và dòch vụ tăng nhanh phù hợp với xu hướng chung của
cả nước. Cùng với xu hướng trên, tỉ trọng thuộc khu vực kinh tế quốc doanh dần thu
hẹp, chuyển biến các đơn vò sang cơ chế cổ phần hóa và chuyển biến các loại hình hoạt
động theo xu hướng hợp tác.
Về cơ cấu ngành nghề, Long An chuyển từ các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp chuyển biến dần thành hoạt động sản xuất công nghiệp. Tỉ
trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp dần dần thay thế cho hoạt động sản xuất
dạng cơ sở sản xuất và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp
ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài
nhằm tăng tiềm năng công nghệ cho tỉnh.
Với đặc thù kinh tế như trên để có thể có được các chính sách đònh hướng công
nghệ theo hướng hiện đại hóa- công nghiệp hóa, Lãnh đạo tỉnh Long An đã tiến hành

đánh giá trình độ công nghệ nhằm thấy được toàn cảnh hình tượng công nghệ hiện hữu.
Việc tiến hành đánh giá được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung
tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3. Các chương sau của đề tài này sẽ mô
tả rõ hơn quá trình đánh giá công nghệ tại tỉnh Long An.

10
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
2.1 CÁC KHÁI NIỆM.
2.1.1 Công nghệ là gì?
Thuật ngữ công nghệ gần đây đã trở thành một cụm từ được nhiều người ở các
lónh vực khác nhau nhắc tới. Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình
thành loài người. Từ “công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp “Techne” có nghóa là một
nghệ thuật hay một kỹ năng và “logia” có nghóa là một khoa học, hay sự nghiên cứu. Ở
Việt Nam, cho đến nay công nghệ thường được hiểu là quá trình để tiến hành một công
đoạn sản xuất, là thiết bò để thực hiện một công việc (do đó công nghệ thường là tính từ
của một cụm thuật ngữ như từ qui trình công nghệ, thiết bò công nghệ, dây chuyền công
nghệ). Nhưng cách đây từ vài chục năm, Anh, Mỹ rồi đến các nước Châu Âu bắt đầu sử
dụng thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các kỹ thuật cụ thể bắt nguồn từ các thành tựu khoa
học, coi các kỹ thuật đó như là một sự phát triển của khoa học trong các ứng dụng thực
tiễn.
Ngày nay, các tổ chức quốc tế về khoa học-công nghệ đã có rất nhiều cố gắng
trong việc đưa ra một đònh nghóa công nghệ có thể dung hòa các quan điểm, đồng thời
tạo thuận lợi cho việc phát triển và hòa nhập của các quốc gia, trong từng khu vực và
trên phạm vi toàn cầu.
Có bốn đặc trưng cần bao quát được trong đònh nghóa về công nghệ. Đó là khía
cạnh công nghệ là một máy biến đổi
; công nghệ là một công cụ; công nghệ là kiến
thức và công nghệ hiện thân ở các vật thể.
Ở nước ta, Luật Khoa học và công nghệ đã đònh nghóa về công nghệ như sau:

“Công nghệ là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực
tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thành hàng hoá tiêu dùng hoặ c nguồn lực trung
gian khác.”
Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO): “Công
nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên
cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp.”
Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á- Thái Bình Dương (Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific - gọi tắt là ESCAP) đưa ra đònh nghóa: “Công nghệ
là hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin ”.
Sau đó ESCAP mở rộng đònh nghóa của mình: “Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến
thức, thiết bò và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dòch vụ, quản lý, thông
tin”.
Cuối cùng một đònh nghóa được coi là khái quát nhất về công nghệ: “công nghệ
là tất cả những thành phần tham gia dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra là những
sản phẩm và dòch vụ mong muốn”.


11
2.1.2 Công nghệ của sản xuất.
Về lý thuyết, công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phương pháp, các quy
tắc, các kỹ năng,… được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động tạo ra một dạng
sản phẩm nào đó. Sự tác động này thường phải thông qua phương tiện vật chất (thiết bò,
vật liệu,…).
Về thực tế, công nghệ của sản xuất là tập hợp các yếu tố của cả phần cứng (thiết
bò, năng lượng, vật liệu,…) và phần mềm (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các dữ liệu
thông tin, các vấn đề về tổ chức và quản lý,…)
2.1.3 Thành phần công nghệ.
Như đã nêu trong các đònh nghóa khái quát ở trên, bất cứ một công nghệ nào, dù
đơn giản đến đâu, cũng bao gồm bốn thành phần: công nghệ hàm chứa trong các vật
thể - công nghệ hàm chứa trong con người làm việc trong công nghệ - công nghệ hàm

chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa thành thông tin -và cuối cùng-
công nghệ hàm chứa trong khung thể chế, tạo nên phần tổ chức của công nghệ.
Như vậy, thành phần công nghệ chính làø những yếu tố tham gia vào quá trình
sản xuất. Theo quan điểm nghiên cứu của ATLAS- Công nghệ của tổ chức Phát triển
công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), công nghệ bao gồm 4 thành phần: T- Thiết bò,
phương tiện (Technoware), H- Con người (Humanware), I- Thông tin (Inforware) và O-
Tổ chức (Orgaware).
- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật chất như
các công cụ, trang bò, thiết bò /máy móc, phương tiện vận chuyển, kết cấu hạ
tầng, nguyên liệu, vật tư kỹ thuật … Trong công nghệ chế tạo, các thiết bò/máy
móc thường lập thành dây chuyền công nghệ (phần cứng). Dạng hàm chứa này
là phần Vật tư kỹ thuật-Technoware-viết tắt là T.
- Công nghệ hàm chứa trong con người làm việc trong công nghệ; nó bao gồm mọi
năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo,
sự không ngoan, khả năng lãnh đạo … Dạng hàm chứa này gọi là phần Con
người-Humanware- viết tắt là H.
- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa như các lý
thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, các công thức, các bí
quyết. Dạng hàm chứa này gọi là phần Thông tin (Bí quyết)-Inforware-viết tắt
là I.
- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của
công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp trong tổ chức
sản xuất, quản lý điều hành, các mối liên kết. Dạng hàm chứa này gọi là phần
Tổ chức của công nghệ-Orgaware-viết tắt là O.
2.1.4 Trình độ công nghệ.
Trình độ công nghệ là mức (Level) công nghệ của một ngành kinh tế- kỹ thuật
(thường phân thành tiên tiến, trung bình, lạc hậu,…). Đối với một doanh nghiệp mức
công nghệ hiện có này được xem là thực trạng công nghệ.

12

2.1.5 Đánh giá trình độ công nghệ.
Đánh giá trình độ công nghệ là hoạt động nhận dạng thực trạng trình độ công
nghệ theo các tiêu chí nhất đònh để biết khoảng cách so với “chuẩn” được lựa chọn.
Việc đánh giá trình độ công nghệ thể hiện qua việc so sánh các thành phần hàm chứa
trong công nghệ hiện hữu của các công ty với nhau, hay so sánh ngành công nghiệp của
đòa phương này với đòa phương khác hoặc với quốc gia. Bên cạnh đó có thể so sánh trực
tiếp từng thành phần công nghệ để thấy được sự chênh lệâch của từng thành phần công
nghệ để có thể hoạch đònh cải tiến cho từng thành phần nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế tốt nhất có thể.
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ.
Đánh giá là quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận
được bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác
đònh mức độ thực hiện các chuẩn mực đã thoả thuận (TCVN ISO 9000:2000). Hiệïn nay,
bằng các biện pháp nghiệp vụ, các tổ chức giám đònh thường thực hiện việc đánh giá
theo các phương pháp kỹ thuật sau:
- Phương pháp cảm quan;
- Phương pháp đo-thử tại hiện trường;
- Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm mẫu;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin;
- Phương pháp khảo nghiệm;
- Phương pháp tổng hợp.
Việc đánh giá trình độ công nghệ/thực trạng công nghệ được tiến hành đánh giá
thông qua một hệ thống các chỉ tiêu. Các đánh giá viên tiến hành thu thập các thông tin
có liên quan bằng 07 phương pháp kỹ thuật nêu trên. Sau khi đã có đủ các thông tin và
dữ liệu, các đánh giá viên xử lý và diễn giải các kết quả đánh giá.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc thiết lập hệ
thốâng các chỉ tiêu để đánh giá công nghệ. Nổi cộm lên trong đó là 02 hệ thống chỉ tiêu:
hệ thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
năm 1991 và hệ thống chỉ tiêu theo phương pháp Atlas công nghệ.

2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp.
Cuối những năm 80 và năm 1990, Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa
học và Công nghệ) đã chủ trì chương trình nghiên cứu đánh giá trình độ sản xuất công
nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, năm 1991, Uỷ ban Khoa học ban hành “hệ
thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp” áp dụng trong
giai đoạn từ 1991 đến 1995 và cho đến hiện nay.
Ban đầu, số chỉ tiêu được công bố là 30 và được phân vào 04 nhóm chủ yếu:
nhóm đặc trưng trình độ công nghệ của các yếu tố vật chất của sản xuất (17 chỉ tiêu);
nhóm đặc trưng trình độ công nghệ về chất lượng sản phẩm (03 chỉ tiêu); nhóm đặc

13
trưng trình độ công nghệ về tổ chức và quản lý sản xuất (08 chỉ tiêu) và nhóm đặc
trưng về hiệu quả chung của sản xuất (02 chỉ tiêu).
Trải qua một thời gian áp để đánh giá, các tác giả đã đưa vào một số cải tiến.
Tính cho đến nay, qua buổi hội thảo tại Trung tâm Kỹ thuật 3 vào ngày 22-10-2004, hệ
thống chỉ tiêu đã được phân chia thành 05 nhóm như sau:
a. Nhóm thiết bò công nghệ gồm 08 chỉ tiêu:
o Hao mòn hữu hình (h).
Là hao mòn về vật chất dẫn đến giảm giá trò sử dụng của thiết bò khi mức hao
mòn tăng lên.
(%)100
E
S
h 
(1-1)
h- Hao mòn hữu hình, tính bằng %.
S- Tổng các tích số giữa các giá trò và mức hao mòn (%) của các bộ phận cấu
thành thiết bò.
E- Tổng các tỷ trọng giá trò của các bộ phận cấu thành thiết bò (cấu thành thiết bò
thường bằng 100).

Hiện nay, một số tổ chức giám đònh trong nước (các Trung tâm Kỹ thuật thuộc
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Vinacontrol) thường xác đònh chỉ tiêu này
thông qua việc xác đònh chỉ tiêu mức chất lượng còn lại (hay mức chất lượng thực tế)
của thiết bò (K) bằng phương trình:

h100K 
(%) hay h% = 100 - K (1-2)
o Tuổi trung bình của thiết bò (T)
Chỉ tiêu này biểu thò mức độ sử dụng thiết bò về thời gian, cùng với chỉ tiêu hao
mòn hữu hình thể hiện mức độ hao mòn vật chất và sự giảm dần giá trò sử dụng của
thiết bò khi thời gian sử dụng tăng lên. Đây cũng là chỉ tiêu biểu thò cho trạng thái chất
lượng của thiết bò.






m
1i
i
m
1i
ii
G
TG
T
(năm) (1-3)
T-Tuổi trung bình của thiết bò, tính bằng năm.
G

i
- Giá kết toán của thiết bò thứ i trong dây chuyền, tính bằng đồng.
T
i
- Tuổi trung bình của thiết bò thứ i trong dây chuyền, tính bằng năm.
m- Số lượng thiết bò trong dây chuyền.
Tương tự, có thể tính được tuổi trung bình của thiết bò đối với từng doanh nghiệp
khi biết được tuổi trung bình của thiết bò trong dây chuyền và tuổi trung bình của thiết
bò đối với từng ngành.

14
o Tính đồng bộ của thiết bò.
Chỉ tiêu này thể hiện sự liên kết trong hoạt động của các thiết bò trong đây
chuyền sản xuất. Qua xem xét-đánh giá chỉ tiêu này có thể thấy được ảnh hưởng của
việc huy động công suất, năng suất của dây chuyền đồng thời thông qua đó phần nào
biết được chất lượng của sản phẩm.
Tính đồng bộ được xem xét, đánh giá trên các mặt sau:
- Sự đồng bộ giữa các cơ cấu / bộ phận của cùng 01 thiết bò trong dây chuyền
công nghệ.
- Sự đồng bộ về tính năng / chức năng biểu hiện sự ăn khớp giữa các thiết bò
về công suất, về tính năng gia công và năng lực chế biến,…
o Tỷ trọng thiết bò công nghệ tiên tiến (K
tt
).
Chỉ tiêu này đặc trưng cho mức độ tiên tiến/mức độ hiện đại, động thái của tiến
bộ kỹ thuật và chất lượng của cơ sở sản xuất của thiết bò công nghệ.

100
G
G

K
sx
tt
tt

(%) (1-4)
K
tt
- Tỷ trọng thiết bò công nghệ tiên tiến, tính bằng %.
G
tt
- Giá trò các thiết bò (hay dây chuyền) tiên tiến, tính bằng đồng.
G
sx
- Tổng giá trò thiết bò sản xuất, tính bằng đồng.
o Hệ số đổi mới thiết bò công nghệ (K
đm
).
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đổi mới thiết bò sản xuất tạo điều kiện để nâng
cao tính công nghệ nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

100
G
G
K
sx
m

đm
(%) (1-5)

K
đm
- Hệ số đổi mới thiết bò công nghệ, tính bằng %.
G
m
- Giá trò thiết bò mới được đưa vào sản xuất trong thời gian cần tính toán, tính
bằng đồng.
G
sx
- Tổng giá trò thiết bò sản xuất, tính bằng đồng.
o Cường độ vốn (K
v
).
Chỉ tiêu này đặc trưng cho vốn/cơ sở vật chất được đầu tư tính trên lao động trực
tiếp. Đây là yếu tố quyết đònh cho tăng năng suất- chất lượng- hiệu quả của các nước
đang phát triển, công nghệ còn lạc hậu.

ĐL
G
K
tb
v

(đồng/người) (1-6)
K
v
- Cường độ vốn, tính bằng đồng/người.
G
tb
- Tổng giá trò thiết bò, tính bằng đồng.

LĐ- Số lao động trực tiếp sản xuất.

15
o Chi phí năng lượng cho một đơn vò sản phẩm (N
1
).
Chỉ tiêu này đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng công nghệ, tính
bằng tỉ số giữa giá trò năng lượng (điện, than, xăng, dầu, …) đã tiêu tốn để sản xuất ra
một đơn vò sản phẩm so với giá thành của đơn vò sản phẩm.

100
G
G
N
sp
nl
1

(%) (1-7)
N
1
- Mức chi phí năng lượng cho 1 đơn vò sản phẩm, tính bằng %.
G
nl
- Chi phí năng lượng cho 1 đơn vò sản phẩm, tính bằng đồng.
G
sp
- Giá thành của 1 đơn vò sản phẩm, tính bằng đồng.
o Chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vò sản phẩm (N
2

).
Chỉ tiêu này đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về sử dụng công nghệ, tính bằng tỉ
số giữa giá trò nguyên vật liệu (tính chung cho tất cả các loại nguyên vật liệu hoặc cho
một loại nguyên vật liệu chính) đã chi phí để sản xuất ra một đơn vò sản phẩm với giá
thành của đơn vò sản phẩm.

100
G
G
N
sp
vl
2

(%) (1-8)
N
2
- Mức chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vò sản phẩm, tính bằng %.
G
nl
- Chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vò sản phẩm, tính bằng đồng.
G
sp
- Giá thành của 1 đơn vò sản phẩm, tính bằng đồng.
b. Nhóm nhân lực gồm 04 chỉ tiêu:
o Tỉ lệ cán bộ, công nhân có trình độ đại học, cao đẳng trở lên (H
1
).
Chỉ tiêu này thể hiện trình độ học vấn của lao động.


100
M
M
H
1
1

(%) (1-9)
H
1
- Tỉ lệ cán bộ, công nhân có trình độ đại học, cao đẳng trở lên; tính bằng %.
M
1
- Số cán bộ, công nhân có trình độ đại học, cao đẳng trở lên.
M- Tổng số cán bộ, công nhân.
o Tỉ lệ thợ bậc cao (H
2
).
Chỉ tiêu này thể hiện trình độ tay nghề (kỹ năng) của công nhân.

100
M
M
H
cn
2
2

(%) (1-10)
H

2
- Tỉ lệ thợ bậc cao(từ bậc 5/7 trở lên), tính bằng %.
M
2
- Số công nhân có tay nghề, bậc thợ cao.
M
cn
- Tổng số công nhân.

16
Cùng với chỉ tiêu này, có thể tính thêm bậc thợ trung bình cũng thể hiện trình độ
tay nghề, kỹ năng của công nhân.
o Mức độ thích hợp của nhân lực.
- Tỉ lệ cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn chức danh (H
3
).
100
M
M
H
ql
3
3

(%) (1-11)
H
3
- Tỉ lệ cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn chức danh, tính bằng %.
M
3

- Số cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn chức danh.
M
ql
- Tổng số cán bộ khối quản lý.
- Tỉ lệ công nhân đáp ứng yêu cầu công nghệ (H
4
).
100
M
M
H
cn
4
4

(%) (1-12)
H
4
- Tỉ lệ công nhân đáp ứng yêu cầu công nghệ, tính bằng %.
M
4
- Số công nhân có tay nghề đáp ứng yêu cầu công nghệ.
M
cn
- Tổng số công nhân.
o Tỉ lệ chi phí đào tạo (có thể cả chi phí nghiên cứu- phát triển R&D) (K
đt
).
Chỉ tiêu này thể hiện sự đầu tư nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ, công nhân (và tiềm lực khoa học- công nghệ, nếu tính cả chi phí cho R-D).

100
G
G
K
sp
đt
đt

(%) (1-13)
K
đt
- Tỉ lệ chi phí đào tạo (và R-D) , tính bằng %.
G
đt
- Tổng chi phí cho đào tạo (và R-D).
G
sp
- Tổng giá trò sản phẩm (hay tổng doanh thu).
c. Nhóm thông tin gồm 3 chỉ tiêu:
o Mức độ đáp ứng thông tin phục vụ sản xuất.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ thông tin được cung cấp và sử dụng phục vụ cho
hoạt động sản xuất, như: thiết kế, bản vẽ, hướng dẫn vận hành, bảo trì và sửa chữa, các
tiêu chuẩn, quy trình, đònh mức kinh tế- kỹ thuật (gồm cả an toàn lao động, mức độ ô
nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm,…)
o Mức độ đáp ứng thông tin phục vụ quản lý.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ, thông tin được cung cấp và sử dụng phục vụ cho tổ
chức quản lý, như: các văn bản qui phạm pháp luật và các chính sách liên quan, thông
tin về thò trường, khách hàng, nhà cung cấp,… thông tin về tình trạng công nghệ trong và
ngoài nước,…
o Các phương tiện kỹ thuật để thu thập, xử lý, trao đổi thông tin.


17
- Số lượng máy tính, máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan,…
- Mức độ sử dụng các thiết bò cho các mục đích khác nhau (soạn thảo văn
bản, công tác kế toán, lập và theo dõi kế hoạch, quản lý văn bản, quản lý
nhân sự, quản lý vật tư, thiết kế và lập dự toán, quản lý sản xuất,…).
- Các máy tính đã được nối mạng hay chưa (nối mạng nội bộ- LAN, hệ
thống phần mềm quản lý tích hợp các đơn vò trong doanh nghiệp, hệ thống
phần mềm quản lý tích hợp các đơn vò nhiều cơ sở đòa điểm khác nhau, hệ
thống phần mềm quản lý tích hợp với các nhà cung cấp và với khách
hàng,…).
d. Nhóm tổ chức quản lý gồm 05 chỉ tiêu:
o Bố trí dây chuyền sản xuất có hợp lý.
Chỉ tiêu này xem xét, đánh giá mức độ hợp lý của tổ chức sản xuất về mặt bố trí
các dây chuyền công nghệ.
o Mức độ hợp lý của cơ cấu tổ chức.
Chỉ tiêu này xem xét, đánh giá mức độ hợp lý, về:
- Chức năng, nhiệm vụ; trách nhiệm, quyền hạn; quan hệ phối hợp, hỗ trợ
cả bên trong và bên ngoài có đầy đủ, rõ ràng hay không.
- Bố trí về tổ chức (lãnh đạo và các đơn vò chức năng) có tương thích, đảm
bảo gọn nhẹ, ít tầng nấc, giảm bớt đầu mối hay không.
o Phương thức quản lý.
- Điều hành theo đối tượng (chiều dọc).
- Điều hành theo quá trình (chiều ngang).
- Mức độ chuẩn hoá công việc (các quá trình công việc được xác đònh và
văn hoá). Ở đây kể cả việc có hay chưa xây dựng, thực hiện các hệ thống
quản lý tiên tiến về chất lượng (ISO 9000, HACCP,…), môi trường (ISO
14000),
o Chiến lược phát triển.
Chỉ tiêu này xem xét, đánh giá tổ chức- quản lý về chiến lược phát triển sản

phẩm, thò trường, nhân lực, công nghệ,… tới mức độ nào.
o Hiệu quả của quản lý.
Chỉ tiêu này xem xét, đánh giá mức độ hiệu quả của tổ chức- quản lý thể hiện
trên các mặt như: điều hành thông suốt và kiểm soát được công việc, tăng năng suất và
chất lượng, nâng cao tinh thần trách nhiệm- kỷ luật- nhiệt tình trong làm việc, nâng cao
trình độ- kỹ năng cho cán bộ- công nhân, phối hợp chặt chẽ giữa các khâu trong sản
xuất và với bên ngoài,…
e. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp gồm 06 chỉ tiêu:
o Tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu (K
xk
).

18
Chỉ tiêu này đặc trưng cho hiệu quả chung do trình độ công nghệ tạo sản phẩm
có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

100
G
G
K
sx
xk
xk

(%) (1-14)
K
xk
- Tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu, tính bằng %.
G
xk

- Tổng giá trò sản phẩm được xuất khẩu trong năm.
G
sx
- Tổng giá trò sản phẩm được sản xuất trong năm.
o Năng suất lao động (N

).
Hiệu quả sản xuất biểu thò bằng giá trò gia tăng được tạo ra bởi một lao động
trong năm.

M
AV
N
l

đ
(1-15)
N

- Năng suất lao động.
AV- Giá trò gia tăng thu được trong năm, tính bằng đồng.
M- Tổng số cán bộ, công nhân (tính trung bình của năm).
o Năng suất vốn (N
v
).
Hiệu quả sản xuất biểu thò bằng giá trò gia tăng tạo ra bởi một đồng vốn trong
năm.
tb
V
AV

N 
v
(1-16)
N
v
- Năng suất vốn.
AV- Giá trò gia tăng thu được trong năm, tính bằng đồng.
V
tb
- Vốn thiết bò công nghệ tham gia sản xuất (cũng có thể tính theo vốn khấu
hao thiết bò).
o Hàm lượng giá trò gia tăng (C
AV
).
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả chung của sản xuất với sự đóng góp quan trọng
của trình độ công nghệ.

100
TO
AV
C
AV

(%) (1-17)
C
AV
- Hàm lượng giá trò gia tăng, tính bằng %.
AV- Giá trò gia tăng thu được trong năm, tính bằng đồng.
TO- Tổng giá trò sản phẩm (hay doanh thu) trong năm, tính bằng đồng.
o Hiệu quả quá trình (PE).


19
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả chung của sản xuất do tác động quan trọng của
các yếu tố nội lực về công nghệ như gia công- chế biến, đổi mới công nghệ, kỹ năng
lao động, kỹ năng quản lý,…

TI
AV
PE 
(1-18)
PE- Hiệu quả quá trình.
AV- Giá trò gia tăng thu được trong năm, tính bằng đồng.
TI- Tổng giá trò đầu vào (nguyên vật liệu và dòch vụ mua ngoài), tính bằng đồng.
o Môi trường sản xuất và bảo vệ môi sinh, môi trường.
Chỉ tiêu này xem xét, đánh giá mức độ tác động đến môi trường của công nghệ
như: mức độ ô nhiễm do nước thải, nhiệt độ nơi làm việc, nồng độ bụi trong không khí,
tiếng ồn, nồng độ CO
2
, chất độc hại (rắn, lỏng, khí); mức độ an toàn đối với lao động,…,
chi phí cho xử lý môi trường.
f. u- nhược điểm.
 Dễ hiểu và dễ áp dụng vì các doanh nghiệp đã quen với các chỉ số thống kê,
theo dõi quá trình sản xuất, báo cáo.
 Đã có một số đòa phương, đơn vò thực hiện nên ít nhiều đã có kinh nghiệm
trong thực tế áp dụng.
 Tài liệu này chỉ là hệ thống các chỉ tiêu nên không có hướng dẫn về phương
pháp đánh giá.
 Khó có thông tin để xây dựng mức chuẩn so sánh cho quá trình đánh giá.
2.2.2 Atlas công nghệ.
a. Giới thiệu chung.

Dự án Atlas- Công nghệ được khởi xướng trên cơ sở tiền đề cho rằng “Công
nghệ là biến số chiến lược” quyết đònh sự phát triển tăng tốc kinh tế- xã hội trong môi
trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Mục tiêu của dự án là đưa ra một công cụ
hỗ trợ sự quyết đònh ở dạng phương pháp luận để hợp nhất các công việc xem xét các
khía cạnh công nghệ trong quá trình lập kế hoạch ở từng quốc gia, ngành, doanh
nghiệp.
Với mục đích trên, tại khoá họp hàng năm lần thứ 40 của UN-ESCAP năm 1984
đã thông qua chương trình Tokyo về công nghệ phục vụ phát triển Châu Á- Thái Bình
Dương.
Trên cơ sở mục tiêu của chương trình, trong tháng 3 và tháng 10 năm 1985, các
chuyên gia đã họp và xác đònh mục tiêu, phạm vi áp dụng và các thành phần, các hành
động cụ thể để thực hiện dự án.
Trong năm 1985- 1986 đã soạn thảo và trình bày 12 bản báo cáo nghiên cứu của
các quốc gia về các chính sách và kế hoạch hoá công nghệ để làm cơ sở cho việc xây
dựng dự án.

×