Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm nghề cho giáo viên trường trung học kỹ thuật và nghiệp vụ thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 140 trang )

TÓM TẮT

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quyết liệt như ngày nay, cùng với sự phát
triển khoa học-công nghệ vũ bão, mở ra những cơ hội tiếp cận các tri thức, tiếp
cận sự phát triển của khoa học kỹ thuật đồng thời cũng mang lại những thách
thức, cạnh tranh gay go trong nhiều lónh vực cuộc sống và đòi hỏi nền giáo dục
Việt Nam phải có tư duy, quan điểm đào tạo mới cho phù hợp với các xu hướng
mới của thời đại.
Riêng các Tổ chức Giáo dục Đào tạo – Dạy nghề trong cả nước có trách
nhiệm to lớn về việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật chất lượng cao, có tác
phong công nghiệp vững vàng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa
cuả đất nước. Hơn ai hết trách nhiệm đào tạo lực lượng lao động sản xuất, cung
cấp nguồn nhân lực cho xã hội chính là đội ngũ giáo viên kỹ thuật- dạy nghề.
Với tình hình hiện nay chúng ta đều thống nhất quan điểm về quá trình giáo
dục toàn diện cho hệ thống quốc dân, trong đó có mối quan hệ biện chứng liên
thông giữa chất lượng người lao động và chất lượng đội ngũ giáo viên kỹ thuật-
dạy nghề tương ứng, sự khác biệt giữa họ chính là trình độ nghiệp vụ sư phạm
kỹ thuật.
Vì thế đội ngũ giáo viên kỹ thuật- dạy nghề nói chung và giáo viên trung
học chuyên nghiệp – dạy nghề Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Thủ Đức
nói riêng phải ý thức trách nhiệm của mình qua việc luôn thường xuyên rèn
luyện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ, đổi mới và hiện đại
hoá phương pháp giáo dục, nâng cao kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp để
đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo trong thời đại ngày nay.trung cấp
Trong đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng sư
phạm nghề cho giáo viên Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Thủõ Đức “ của
luận văn này, cũng nhằm các mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên, đảm bảo
hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà
trường.

Nội dung luận văn gồm có 3 chương chính:


Chương 1: Xác đònh tiêu chuẩn, nhiệm vụ người giáo viên trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề theo các điều lệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành,
nghiên cứu đặc điểm lao động sư phạm và năng lực sư phạm kỹ thuật, trình bày
phân tích nghề giáo viên kỹ thuật, xác đònh hệ thống kỹ năng sư phạm và các
năng lực cần thiết liên quan đến người giáo viên trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Chương 2: Nghiên cứu thực tiễn và phân tích thực trạng tổng quan quá trình
phát triển, đào tạo và bồi dưỡng của Trường THKTNV Thủ Đức qua các phiếu
thăm dò, phỏng vấn xin ý kiến; Xác đònh quan điểm đào tạo mới; Mô tả hệ
thống mô hình nghề nghiệp giáo viên và tham khảo các giải pháp nâng cao kỹ
năng sư phạm nghề của các chuyên gia.

Chương 3: Căn cứ các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, căn cứ các
nguyên tắc xác đònh nội dung và biện pháp bồi dưỡng trình độ sư phạm cho
giáo viên THCN; xây dựng tiêu chí để đề xuất bổ sung một số nội dung vào
chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và đề xuất các giải pháp cụ thể để
nâng cao trình độ và bồi dưỡng cho giáo viên Trường THKTNV Thủ Đức.

Như thế luận văn đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh
giá các biện pháp, nhận đònh chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đã
thực hiện để đưa ra các giải pháp cụ thể với những kế hoạch và hình thức tổ
chức chi tiết nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm nghề cho giáo viên
Trường THKTNV Thủ Đức.

Hướng phát triển của đề tài là cần có sự nghiên cứu sâu hơn và thực nghiệm
các giải pháp liên quan đến việc bồi dưỡng phương pháp dạy học chuyên
ngành, phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá học sinh, sử dụng phương tiện
dạy học hiện đại, đa năng, chú tâm đến các đònh hướng đổi mới giáo dục kỹ
thuật nghề nghiệp và bồi dưỡng giáo viên hạt nhân trong giai đoạn tới như thế
nào.

ABSTRACT

Today, in the globalization context and drastic competition of the world and in
common with development of the Science – Technology is rain-storm. Vietnam
Education is being innovated and developed to keep pace with the new
tendency, the one of integrating into Local Region and globalization, so as to
open up new opportunities to approach the development of Science and
Techniques.

Especially, the national organizations of education and vocational training are
greatly responsible for high quality force of technical workers supply with
confident and industrial working style, to meet all the country’s requirements
for Industrialization and Modernization. The duty to train a labor force for social
manpower supply belongs to the Technical Vocation Teachers.

Therefore those teachers, generally, and the ones at Thu Duc Technical and
Professional Secondary School in particular are to teach themselves and foster
their professional knowledge to broaden their ability, innovate and modernize
their schooling methods and improve their professional teaching skills, so as to
satisfy our needs of education and training nowadays.

One of this thesis’ topic, “Research and suggest solutions for improving the
ability and teaching skills of Teachers at Thu Duc Technical and Professional
Secondary School”, is to develop the school teaching force and ensure the
reasonable payment structure and quality in order to supply the school’s needs
of training.

This thesis consists of 3 main chapters:
Chapter 1: Logical basis to set up standards and duty of professional college
and vocation teachers, based on Career analyzing, defining teaching skill

system and required ability involved in these teachers.

Chapter 2: Research on practical basis. Study on real overview of developing,
training and improving process of Thu Duc Technical and Professional
Secondary School over the interviewing slips. Set up new opinions about
training. Describe the teaching model and consult the education experts’ about
the method of improving teaching skills.

Chapter 3: Based on results of the logical and practical researches and
principles mentioned above, criteria of new materials are supplemented to
training program and suggestions of particular solutions to improve Thu Duc
Technical and Professional Secondary School teachers in teaching knowledge
and foster their ability.

Thus, the thesis talk about logical and practical basis system, evaluate the
methods and observe the program of improving professional teaching training,
so as to propose particular solutions with detail plans and organization for Thu
Duc Technical and Professional Secondary School teachers Profession.

The thesis requires a deeper research on testing the theory insolving to
professional training methods, the way of teaching to activate learners, the
usage of multitasked, modern tools and attention to innovating tendency of
technical education and the way to bring up major teachers in the coming time.

MỤC LỤC
***

Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục

Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Chữ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU :

1. Lý do chọn đề tài trang 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Giới hạn đề tài 2
4. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Khách thể nghiên cứu 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3
8. Xác đònh thuật ngữ 3

NỘI DUNG :
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của người GVTHCN 6
1.1.1 : Tiêu chuẩn giáo viên trường THCN 7
1.1.2 : Nhiệm vụ của giáo viên trường THCN 7
1.1.3 : Quyền của giáo viên trường THCN 7
1.2. Đặc điểm lao động sư phạm và năng lực SPKT nghề nghiệp 8
1.2.1 : Đặc điểm lao động sư phạm 8
1.2.2 : Những yêu cầu đối với người giáo viên dạy nghề 9
1.2.3 : Năng lực sư phạm kỹ thuật nghề nghiẽp 10
 Hoạt động của người giáo viên dạy nghề 10
1.Phân tích nghề, xây dựng hệ thống bài tập TH 11
2.Xây dựng và tổ chức quá trình công nghệ 12
3.Huấn luyện kỹ năng sử dụng 13

4.Huấn luyện đạo đức, tác phong công nhiệp 13
 Năng lực sư phạm kỹ thuật : 14
1.Năng lực về chuyên môn kỹ thuật. 14
2.Năng lực sư phạm 15
3.Năng lực về tổ chức và lãnh đạo hoạt động DN 15
1.3. Phân tích kỹ năng dạy nghề của người GVTHCN 17
1.4. Hệ thống các kỹ năng sư phạm cần thiết cho người GV
để tiến hành có hiệu quả các hoạt động sư phạm 21
1.5. Xác đònh các năng lực cần thiết đối với giáo viên KT-DN 22
1.5.1. Các năng lực cần thiết đối với giáo viên dạy nghề 22
1.5.2. Xác đònh các năng lực kiến thức và nhiệm vụ
liên quan của người Giáo viên Kỹ thuật – dạy nghề 24

Chương II : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan về trường Trung học KTNV Thủ Đức 26
2.1.1. Quá trình phát triển: 26
2.1.2 . Thực trạng nhà trường 26
1. Cơ cấu tổ chức 26
2. Đội ngũ giáo viên 27
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bò thực tập 27
2.2. Quy mô và ngành nghề đào tạo của trường 28
2.2.1. Số lượng học sinh được đào tạo trong thời gian qua: 28
2.2.2. Cơ cấu ngành nghề và kế hoạch phát triển 29
2.3. Thực trạng về độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ và
cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường THKT-NV-TĐ 30
2.3.1. Độ tuổi của đội ngũ giáo viên 30
2.3.2. Thâm niên giảng dạy 30
2.3.3. Trình độ giáo viên 30
2.3.4. Cơ cấu giáo viên giảng dạy tại các khoa, ban, tổ bộ môn 32
2.4. Khảo sát và nhận xét thực trạng trình độ và kỹ năng

sư phạm nghề của giáo viên trường TH KTNVï Thủ Đức 32
2.4.1. Tiến hành thu thập dữ liệu điều tra 32
2.4.2. Nội dung và kết quả điều tra 33
2.4.3. Nội dung và kết quả phỏng vấn 40
2.4.4. Thực trạng về các biện pháp bồi dưỡng trình độ
và kỹ năng sư phạm nghề cho GV trường TH KTNV TĐ 47
2.5. Thực trạng về đội ngũ giáo viên THCN-DN hiện nay 48
2.6. Đánh giá nội dung và biện pháp bồi dưỡng TĐSP
cho giáo viên dạy nghề hiện nay 49
2.7. Nhận đònh về nội dung chương trình đào tạo và các biện pháp
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
Trung học Chuyên nghiệp-Dạy nghề hiện nay 49
2.8. Thực trạng về đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở một số nước 50
2.9. Thực trạng đào tạo năng lực SP Dạy nghề ở Việt Nam 51
2.10. Nghiên cứu hệ thống mô hình nghề nghiệp giáo viên KT-DN
để làm cơ sở xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo
và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong thời gian tới 52
2.11. Tham khảo một số giải pháp nâng cao kỹ năng
đào tạo nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề trong thời gian tới 60

Chương III : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ VÀ
KỸ NĂNG SƯ PHẠM NGHỀ CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG
TRUNG HỌC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THỦ ĐỨC

3.1. Những căn cứ để đề xuất các nội dung và các giải pháp
nâng cao trình độâ, kỹ năng sư phạm nghề
cho giáo viên Trường TH KT NV Thủ Đức 62
3.1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận: 62
3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn: 63
3.1.3. Tiêu chí cho cơ cấu đội ngũ giáo viên

Trường THKTNV Thủ Đức 65
3.1.4. Những nguyên tắc xác đònh nội dung đào tạo
và biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên THCN-DN 66
3.1.5. Xác đònh hệ thống mục tiêu bồi dưỡng sư phạm nghề 66
3.2. Đề xuất một số nội dung cần bổ sung trong chương trình
đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
THCN- DN trong giai đoạn tới 67
3.2.1. Bồi dưỡng về phương pháp dạy học chuyên ngành 68
3.2.2. Bồi dưỡng các phương pháp dạy học nhằm
tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 68
3.2.3. Bồi dưỡng về sử dụng phương tiện dạy học hiện đại 68
3.2.4. Bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp sư phạm 69
3.2.5. Tăng cường phần thực hành và thực tập giảng dạy nghề 69
3.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao trình độ và
kỹ năng sư phạm nghề cho giáo viên TH KT NV Thủ Đức 69
3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn đào tạo 70
3.3.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 71
3.3.3. Nâng cao kỹ năng sư phạm nghề cho đội ngũ giáo viên 71
3.4. Những điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 80
2. Kiến nghò 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC :
Phụ lục 1: QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG:
Về việc ban hành “Quy đònh về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho

giáo viên các trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. “
Phụ lục 2: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MỞ CÁC LỚP BỒI DƯỢNG SƯ PHẠM
Phụ lục 3: CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỢNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
(Theo quy đònh của Bộ GD & ĐT)
Phụ lục 4: QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ:
V/v: Cho phép thành lập Trung Tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp
và Hướng nghiệp Thủ Đức trực thuộc Sở Giáo dục.
Phụ lục 5: QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ:
V/v: Cho phép chuyển Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và
Hướng nghiệp Thủ Đức thành Trường Trung học Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Thủ Đức trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
Phụ lục 6: QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
V/v: Ban hành Quy đònh tạm thời về đào tạo liên thông Dạy nghề,
Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học.
Phụ lục 7: QUI ĐỊNH TẠM THỜI VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG DẠY NGHỀ,
TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC.
Phụ lục 8: CHỈ THỊ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2004 – 2005
Phụ lục 9: PHIẾU XIN Ý KIẾN dành cho Giáo viên Trường Trung học Kỹ
thuật Nghiệp vụ Thủ Đức.
Phụlục10: PHIẾU PHỎNG VẤN dành cho Cán bộ quản lý và các Giáo viên
giảng dạy thâm niên trong Trường Trung học KT_NV Thủ Đức.
Phụlục11: DANH SÁCH GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT
NGHIỆP VỤ THỦ ĐỨC THAM GIA ĐIỀU TRA
Phụ lục12: HÌNH ẢNH HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI NĂM HỌC 2004-
2005
DANH MỤC BẢNG BIỂU
//

Bảng 1.1 : Các hoạt động và năng lực SPKT

nghề nghiệp tương ứng 23
Bảng 2.1 : Bảng thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật 27
Bảng 2.2 : Thực hiện tuyển sinh và đào tạo trong 3 năm qua 29
Bảng 2.3 : Kế hoạch phát triển từ năm học 2002-2003 đến nay 29
Bảng 2.4 : Mức độ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy
lý thuyết và thực hành nghề mà giáo viên nhà trường
thường sử dụng trong giảng dạy 33
Bảng 2.5 : Mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá
mà giáo viên nhà trường thường sử dụng trong
quá trình giảng dạy 34
Bảng 2.6 : Mức độ khó khăn về kỹ năng sư phạm

trong giảng dạy nghề đối với GV của nhà trường 35
Bảng 2.7 : Các nội dung cần thiết để bồi dưỡng nâng cao
kỹ năng sư phạm nghề
cho giáo viên nhà trường 36
Bảng 2.8 : Các nội dung cần thiết để bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên dạy nghề 38
Bảng 2.9 : Mức độ đáp ứng của các giáo viên về các mặt sau 41
Bảng 2.10 : Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong
quá trình giảng dạy 42
Bảng 2.11 : Sự tác động của những yếu tố quản lý
đến chất lượng đội ngũ 43
Bảng 2.12 : Mức độ tổ chức của những yếu tố quản lý
tác động đến chất lượng đội ngũ 44
Bảng 2.13 : Số lượng đội ngũ giáo viên hiện nay của nhà trường 45
Bảng 2.14 : Chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay của nhà trường 46
DANH MỤC HÌNH VẼ
//

Hình 1.1.: Sơ đồ phân tích kỹ năng dạy nghề
của giáo viên KT - DN 18
Hình 2.1: Biểu đồ mức độ sử dụng phương pháp và
kỹ thuật giảng dạy của GV trường THKTNV – TĐ 34
Hình 2.2: Biểu đồ mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra
của GV trường THKTNV-TĐ 35
Hình 2.3: Biểu đồ những khó khăn trong kỹ năng giảng dạy nghề
của GV trường THKTNV- TĐ 36
Hình 2.4: Biểu đồ mức độ cần thiết đối với các nội dung cần
bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm nghề 37
Hình 2.5: Biểu đồ mức độ cần thiết đối với các nội dung cần
bồi dưỡng để nâng cao trình độ sư phạm 38
Hình 2.6: Biểu đồ mức độ đáp ứng kiến thức và
kỹ năng sư phạm của GV trường THKTNV – TĐ 41
Hình 2.7: Biểu đồ mức độ khó khăn giáo viên gặp phải
trong quá trình giảng dạy 42
Hình 2.8: Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố quản lý
đến chất lượng đội ngũ giáo viên 44
Hình 2.9: Biểu đồ mức độ tổ chức của các yếu tố quản lý
đến chất lượng đội ngũ giáo viên 45
Hình 2.10: Biểu đồ minh họa số lượng giáo viên
đáp ứng nhu cầu đào tạo 46
Hình 2.11: Biểu đồ minh họa chất lượng giáo viên
đáp ứng nhu cầu đào tạo 46
Hình 2.12: Sơ đồ chung của quá trình nghiên cứu
và xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp 53
Hình 2.13: Sơ đồ mô hình nghề nghiệp
người giáo viên kỹ thuật- dạy nghề 53
Hình 2.14: Mô hình hoạt động của
người giáo viên kỹ thuật- dạy nghề 54

Hình 2.15: Mô hình nhân cách nghề nghiệp của giáo viên KT-DN 58
Hình 2.16: Mô hình đào tạo người giáo viên KT- DN 59

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
//
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐH SPKT TP. HCM : Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh
THCN – DN : Trung học chuyên nghiệp – Dạy nghề
TH KT – NV : Trung Học Kỹ Thuật Nghiệp Vụ
LĐSP : Lao động Sư phạm
NVSP : Nghiệp vụ Sư phạm
GV : Giáo viên
GVKT-DN : Giáo viên kỹ thuật- dạy nghề
HSSV : Học sinh sinh viên
CNKT : Công nhân Kỹ thuật
PPDH : Phương pháp dạy học
PTDH : Phương tiện dạy học
TĐSP : Trình độ Sư phạm















Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
//
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa nền giáo dục Việt Nam đòi hỏi phải có tư duy,
quan điểm, đònh hướng mới, phù hợp với các xu hướng mới của thời đại. ‚Giáo
dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp
nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện
những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế” {1, trang 19}.
Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) nước nhà chỉ có
thể thành công khi có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đội ngũ này phần lớn
là những công nhân lành nghề, những kỹ thuật viên giỏi, được xác đònh là yếu tố
then chốt của sự tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức Giáo dục Đào tạo Dạy nghề
trong cả nước có trách nhiệm to lớn về việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật
chất lượng cao, có tác phong công nghiệp vững vàng đáp ứng yêu cầu CNH -
HĐH, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm
trong xã hội.
Đội ngũ giáo viên kỹ thuật dạy nghề lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, do đó Đảng và Nhà nước rất
quan tâm việc phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay ‚Phát triển
đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất
lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục. Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Đổi mới chương trình

đào tạo và bồi dưỡng giáo viên… ‛ {1, tr. 30).
Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sư
phạm nghề cho giáo viên kỹ thuật là bồi dưỡng toàn diện về phẩm chất đạo đức
nhà giáo, năng lực chuyên môn, kỹ năng tay nghề và nghiệp vụ sư phạm. Đây
chính là những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực và quyết đònh đến sự thành bại của giáo dục.
Khi nói đến giáo viên là chúng ta đề cập đến ‛một con người hoàn chỉnh‛
{22, trang 2} bao gồm tất cả các thành phần từ thể chất đến trí tuệ, từ nhân cách
đến các đặc điểm tình cảm, lòng yêu nghề đến các phương pháp giảng dạy và
giáo dục, đặc biệt là các giáo viên giáo dục – kỹ thuật ngoài các yếu tố trên còn
phải thể hiện một sự vững vàng về kiến thức chuyên môn, về kỹ năng sư phạm,
kỹ nãng nghề nghiệp để tạo niềm tin cho thế hệ trẻ.
Thực tế ở nước ta từ trước đến nay, giáo viên các trường kỹ thuật được tuyển
chọn từ nhiều nguồn. Có nhiều giáo viên ngành nghề kỹ thuật chưa được đào tạo
về sư phạm đã tham gia giảng dạy, họ phải tự soạn bài sau đó giảng dạy ngay
cho nên trình độ sư phạm có nhiều bất cập và rất khác nhau. {13, tr.1}
Từ những lý do trên, đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và giáo viên dạy
nghề Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Thủ Đức nói riêng phải luôn ý thức
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 2
trách nhiệm của mình qua việc luôn rèn luyện, nâng cao trình độ và kỹ năng sư
phạm nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo trong thời đại ngày
nay
Tiền thân Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Thủ Đức là Trung tâm Giáo
dục Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Thủ Đức, là cơ sở đào tạo dạy
nghề phổ thông và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông
trong đòa bàn quận Thủ Đức, Quận 9, Quận 2.
Từ tháng 5 năm 2002, Trường chính thức đổi tên là Trường Trung học Kỹ
thuật Nghiệïp vụ (THKTNV) Thủ Đức với nhiệm vụ chính là đào tạo cho hệ

Trung học chuyên nghiệp, công nhân Kỹ thuật cùng các hoạt động dạy nghề
ngắn hạn.
Là giáo viên giảng dạy nhiều năm tại trường, vì thế người nghiên cứu đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ
năng sư phạm nghề cho giáo viên Trường Trung học Kỹ thuật – Nghiệp vụï Thủ
Đức ” nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng vai trò và nhiệm vụ
mới của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát thực trạng trình độ đào tạo và trình độ sư phạm được bồi
dưỡng của giáo viên trường THKTNV Thủ Đức, từ đó đề xuất:
- Một số nội dung cần bổ sung trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên Trung học Chuyên nghiệp – Dạy nghề (THCN - DN).
- Các giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng sư phạm nghề
cho giáo viên trường THKTNV Thủ Đức nhằm hướng tới nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo.
3. Giới hạn đề tài
Trước yêu cầu phát triển của các trường THCN - DN trong xu thế mới, thì
đội ngũ giáo viên kỹ thuật dạy nghề là lực lượng cần chuẩn hóa và không ngừng
nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề
nghiệp để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu lực lượng lao động của xã hội. Vì thế,
việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
trong tình hình hiện nay là điều cấp thiết, nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi
nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện tại Trường THKTNV Thủ Đức là một trong
những trường của hệ thống Trung học Chuyên nghiệp.
Ngoài ra, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng trình độ và kỹ năng sư
phạm nghề của giáo viên nhà trường nhằm đề xuất một số nội dung và các giải
pháp bồi dưỡng giáo viên để làm cơ sở thực hiện, chứ không đi sâu vào việc xây
dựng chương trình bồi dưỡng và tiến hành thực nghiệm, tuy nhiên người nghiên
cứu cho rằng các giải pháp đề xuất sẽ có ý nghóa nhất đònh có thể đóng góp cho
nhà trường trong việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và các đònh hướng chiến lược

trong gian đoạn tới.
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 3
4. Đối tượng nghiên cứu
Trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm nghề và các giải pháp bồi dưỡng cho
giáo viên Trường Trung học Kỹ thuật – Nghiệp vụ Thủ Đức.
5. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật trong Trường THKTNV Thủ Đức.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu các tiêu chuẩn và yêu cầu về trình độ, kỹ năng sư phạm nghề
của giáo viên Trung học chuyên nghiệp.
 Khảo sát thực trạng về trình độ, kỹ năng sư phạm nghề cuả giáo viên
trường TH KT – NV Thủ Đức.
 Xác đònh hệ thống mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.
 Đề xuất một số nội dung và các giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng sư
phạm nghề cho giáo viên Trường THKTNV Thủ Đức.

7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu tổng hợp và nghiên cứu kinh nghiệm để
làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản tìm hiểu các chủ trương, chính sách,
quyết đònh, quy chế của Bộ GD & ĐT về đào tạo Trung cấp.
- Phương pháp quan sát thu thập các số liệu và thông tin thực tế để khảo
sát thực trạng đào tạo của nhà trường.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu ý kiến và phỏng vấn các đối tượng là
cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của nhà trường.
- Phương pháp thống kê để tiến hành xử lý các số liệu.


8. Xác đònh thuật ngữ
Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài:
1. Nghiên cứu: Theo Tự điển tiếng Việt {12}: ‚Nghiên cứu là xem xét tìm
hiểu kỹ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những
hiểu biết mới.
2. Đề xuất: Nêu ra, đưa ra để xem xét, giải quyết {12}.
3. Giải pháp: Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó {12}.
4. Trình độ: Mức độ về sự hiểu biết và kỹ năng được xác đònh hoặc đánh
giá theo tiêu chuẩn nhất đònh nào đó‛ {12}.
5. Sư phạm: là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường‛ {12}.
6. Trình độ sư phạm được hiểu là mức độ về hiểu biết và kỹ năng của giáo
viên đối với khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, được
xác đònh theo bậc. Ví dụ: Trình độ ĐHSP, CĐSP… (trình độ đào tạo); Sư
phạm bậc I, Sư phạm bậc II (trình độ bồi dưỡng) {13}.
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 4
7. Kỹ năng (Skill): Là khả năng thực hiện một công việc hoặc một hoạt
động nào đó một cách có chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu, mục đích
xác đònh trong những điều kiện nhất đònh (thời gian, phương tiện, môi
trường hoạt động, nguồn lực…) và dựa vào các tri thức, các kỹ xảo đã có
{39, tr. 76, 77}.
8. Kỹ năng sư phạm: cũng được xác đònh theo trình độ sư phạm được đào
tạo hay bồi dưỡng cùng với kinh nghiệm giảng dạy, thể hiện qua khả
năng thực hiện hoạt động giảng dạy và giáo dục có chất lượng và hiệu
quả của giáo viên
9. Kỹ năng nghề: Là kỹ năng hoạt động nghề nghiệp theo các cấp trình độ
(thường được xác đònh theo bậc)
10. Kỹ năng sư phạm nghề

: Giống như kỹ năng sư phạm nhưng chủ yếu xét
đến khả năng thực hiện việc giảng dạy và giáo dục nghề nghiệp một cách
có chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu, mục đích xác đònh trong những
điều kiện nhất đònh
11. Kỹ xảo: là kỹ năng đạt đến mức thành thục [12].
12. Năng lực: Phẩm chất sinh lý và tâm lý tạo cho con người khả năng hoàn
thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao {12}.
13. Ngành: là một bộ phận lao động khác với các bộ phận khác bởi đối
tượng, công cụ lao động, quy trình kỹ thuật, tổ chức lao động và sản phẩm
thực hiện {31}.
14. Nghề: là công việc chuyên làm (trong những ngành nhất đònh) theo sự
phân công lao động của xã hội và được xã hội chấp nhận [31; 12}. Là
nghề nghiệp trong phạm vi hẹp, cụ thể và chuyên sâu {50}.
15. Đào tạo nghề: là các hoạt động (quá trình) chuyển giao hệ thống tri thức,
thái độ và các kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm
lao động thực tiễn của thế hệ trưóc đối với thế hệ sau. Đào tạo nghề
nhằm giáo dục và đào tạo người học trở thành người lao động có kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp theo các cấp trình độ, có phẩm chất đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỹ luật, tác phong công
nghiệp, có sức khoẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,
cũng cố an ninh quốc phòng. [31; 50]
16. Sư phạm kỹ thuật (Technical Pedagogy): là một lónh vực khoa học sư
phạm chuyên ngành nghiên cứu các hiện tượng, các vấn đề, các quá trình
đào tạo nghề nghiệp nhằm tìm hiểu các đặc tính, các mối quan hệ, phát
hiện các quy luật của quá trình đào tạo nghề nghiệp {17}.
17. Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp (Vocational and Technical
Education): là một chuyên ngành trong khoa học giáo dục nghiên cứu các
đặc tính, các quan hệ, các quy luật khách quan tác động và chi phối các
hiện tượng, các vấn đề, các quá trình tổ chức, quản lý và đào tạo kỹ thuật
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề


Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 5
và nghề nghiệp đồng thời có liên quan trực tiếp đến các lónh vực khoa học
tự nhiên và khoa học công nghệ. [18]
18. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: Trường Trung học chuyên nghiệp,
Trường Dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (gọi là cơ sở dạy
nghề). Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản
xuất, kinh doanh dòch vụ, cơ sở giáo dục khác.[20]
19. Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm đối với học
sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và từ một đến hai năm đối với học
sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.[20]
20. Dạy nghề dành cho người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với
nghề cần học; được thực hiện từ một năm trở xuống đối với chương trình
dạy nghề ngắn hạn, từ một đến ba năm đối với các chương trình dạy nghề
dài hạn.[20]
21. Giáo viên kỹ thuật- dạy nghề {31}: là những giáo viên giảng dạy các
nội dung dạy học thuộc một lónh vực nhất đònh trong các ngành nghề đào
tạo. Có nhiều loại hình giáo viên kỹ thuật - dạy nghề, tuy nhiên có thể
chia ra làm 04 loại hình:
+ Giáo viên kỹ thuật: dạy các môn kỹ thuật ở các trường phổ thông,
trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp.
+ Giáo viên kỹ thuật dạy các môn lý thuyết kỹ thuật cơ sở, chuyên
môn ở các trường Đại học, cao đẳng, THCN – DN.
+ Giáo viên kỹ thuật dạy nghề dạy thực hành ở các trường Đại học,
cao đẳng, THCN – DN
+ Giáo viên kỹ thuật dạy nghề dạy cả lý thuyết và thực hành ở các
trường Đại học, cao đẳng, THCN – DN.
22. Môđun (Module){50}: Tập hợp một số công việc có liên quan với nhau
nhằm cung cấp một số kiến thức và kỹ năng để người học có thể hành
nghề ngay trong một lónh vực chuyên môn hẹp của nghề hoặc một vò trí

nhất đònh của sản xuất
23. Phân tích nghề (Job analysis){50}: Một tiến trình nhằm xác đònh các
nhiệm vụ và công việc mà một người lành nghề phải thực hiện được trong
nghề nghiệp của mình
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 6
NỘI DUNG
//
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Giáo dục nghề nghiệp là quá trình truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm
lao động được tích lũy từ nhiều thế hệ trước cho đến thế hệ sau. Giáo dục nghề
nghiệp là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo đội ngũ
lao động có phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ
thuật thích ứng với sự phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, có năng
lực lao động thực tiễn, sáng tạo trong sản xuất, đóng góp to lớn vào sự phát triển
nguồn lực lao động cho đất nước.
Vì thế mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2010 đã được Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt: ‚Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề
gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn
đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm và trong quá trình chuyển dòch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu vực nông thôn, các ngành nghề kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động…” {1,
Trang 25}
Có thể thấy rằng giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò chính trong sự nghiệp
tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia, tạo khả
năng cạnh tranh kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến giữa các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp trong và ngoài nước, là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát
triển của xã hội.

Trường Trung học chuyên nghiệp là một thành phần trong hệ thống cơ sở
giáo dục nghề nghiệp thuộc bậc trung học có quan hệ đào tạo liên thông với các
trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Dạy nghề, Cao đẳng, Đại học
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và giáo viên THCN –DN nói riêng
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, bán lành nghề và lao động phổ thông -
lực lượng đông đảo nhất trong nguồn nhân lực của đất nước. Vì thế, để đáp ứng
yêu cầu đào tạo của xã hội thì người giáo viên THCN – DN phải được trang bò
và không ngừng bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và năng lực
sư phạm để đạt những tiêu chuẩn theo yêu cầu giáo dục và thực hiện tốt vai trò
nhiệm vụ của mình.
1.1. Các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của người GVTHCN:
Theo Điều lệ Trường Trung học chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành thì giáo viên trường trung học chuyên nghiệp là người làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường {9, điều 38} và các tiêu chuẩn,
nhiệm vụ của người giáo viên trung học chuyên nghiệp (GVTHCN) được xác
đònh như sau:
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 7
1.1.1: Tiêu chuẩn giáo viên trường trung học chuyên nghiệp {9, đ.39]
Giáo viên trường trung học chuyên nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học;
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (trừ giáo viên tốt nghiệp ở trường,
khoa sư phạm);
4. Có sức khỏe để giảng dạy.
1.1.2: Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học chuyên nghiệp {9,đ.40}
Giáo viên trường trung học chuyên nghiệp có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giảng dạy môn học được phân công theo kế hoạch giảng dạy, chương
trình và mục tiêu đào tạo của trường. Nhận xét, đánh giá kết qủa học
tập, rèn luyện của học sinh;
2. Tham gia thực nghiệm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, áp
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc cải tiến nội dung bài
giảng, giáo dục học sinh;
3. Thực hiện các quy đònh của pháp luật, điều lệ trường, quy chế về đào
tạo; tôn trọng; giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh;
4. Rèn luyện đạo đức, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
năng lực sư phạm, giữ gìn phẩm chất uy tín và danh dự của giáo viên;
5. Tham gia các hoạt động văn hoá - xã hội, thực hiện nghóa vụ công dân
và các nhiệm vụ khác theo quy đònh của pháp luật.
1.1.3: Quyền của giáo viên trường trung học chuyên nghiệp {9, đ.41}
Giáo viên trường trung học chuyên nghiệp có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo, được sử dụng các phương
tiện kỹ thuật, nghiệp vụ để giảng dạy, hướng dẫn học sinh thực hành,
thực tập, lao động sản xuất theo kế hoạch, chương trình đào tạo của
trường;
2. Được đào tạo, bồi dưỡng, tự học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực sư phạm;
3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần, được chăm sóc, bảo
vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy đònh cho nhà giáo;
4. Được đề đạt nguyện vọng, kiến nghò, góp ý với nhà trường hoặc cơ
quan quản lý cấp trên về những vấn đề có liên quan đến tổ chức, quản
lý, công tác đào tạo của nhà trường, của ngành;
5. Được hưởng các quyền khác theo quy đònh của pháp luật.
Trên đây là những tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của người giáo viên
THCN –DN đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong Điều lệ
Trường Trung học chuyên nghiệp để làm cơ sở đối chiếu những yêu cầu cơ bản
đối với giáo viên THCN – DN.

Sự thành công trong hoạt động sư phạm của người giáo viên kỹ thuật dạy
nghề phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp của họ và
để có được những năng lực này cần phải có quá trình đào tạo và rèn luyện
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 8
không ngừng. Vì thế ta cần tìm hiểu thế nào là lao động sư phạm và năng lực sư
phạm kỹ thuật nghề nghiệp để xây dựng và xác đònh nội dung cần đào tạo và
bồi dưỡng cho giáo viên kỹ thuật dạy nghề.
1.2. Đặc điểm lao động sư phạm và năng lực sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp
[39, tr.99 - 118]
Để hiểu được đặc điểm của một nghề nghiệp nào đó, chúng ta có thể dựa
vào các mặt như: đối tượng hoạt động nghề nghiệp, công cụ, tính chất hoạt
động…Từ đó, chúng ta có thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản của lao động sư
phạm như sau:
1.2.1: Đặc điểm lao động sư phạm (LĐSP)
 Đối tượng của lao động sư phạm là thế hệ trẻ
…Xã hội tương lai mạnh hay yếu, phát triển hay trì trệ là tùy thuộc vào thế
hệ trẻ, phụ thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kỳ chuẩn bò này. Thực
chất nội dung của thời kỳ chuẩn bò này là hình thành những phẩm chất và
năng lực của con người lao động mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Hoạt động chính của thầy giáo là tổ chức và điều khiển quá trình lónh hội của
học sinh, giúp họ lónh hội những kinh nghiệm, tinh hoa mà loài người đã tích
lũy được và biến chúng thành những nét nhân cách của bản thân – không ai
trong xã hội, kể cả cha mẹ, có thể thay thế được chức năng này của người
thầy giáo.
 Công cụ chủ yếu của LĐSP chính là nhân cách của giáo viên
…Trong hoạt động giáo dục, người thầy dùng nhân cách của chính mình để
tác động vào học sinh: đó là phẩm chất chính trò, là sự giác ngộ về lý tưởng
đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành

thạo trong nghề nghiệp, là đời sống, là cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của
người thầy.
Vì công cụ lao động của người thầy là bản thân họ, cho nên nghề giáo đòi
hỏi những phẩm chất và năng lực rất cao. Muốn vậy, người thầy trước hết
cần phải sống một cuộc sống chân chính, phải có ý thức và kỹ năng tự hoàn
thiện mình. Tâm hồn của nhà giáo phải được bồi bổ rất nhiều để sau này
truyền lại cho thế hệ trẻ.
 Nghề sư phạm là nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội
Để tồn tại và phát triển, xã hội loài người cần phải sản xuất và tái sản
xuất của cải vật chất và tinh thần. Để làm được điều này cần phải có sức lao
động - đó chính là toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần ở trong con người,
trong nhân cách của mỗi cá nhân. Giáo dục có nhiệm vụ quan trọng là bồi
dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người mà người thầy là lực lượng
chủ yếu tạo ra sức lao động xã hội đó.
 Nghề sư phạm là nghề mang tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 9
Sự ra đời của nghề sư phạm là do phát triển cao của khoa học quy đònh.
Trước kia, chức năng của người thầy là truyền thụ kiến thức, nhưng ngày nay,
ngày càng có sự kết hợp giữa hoạt động khoa học và hoạt động giảng dạy.
- Tính khoa học của lao động sư phạm thể hiện ở chỗ, muốn làm con
người chuyển biến về mọi mặt, cả nhận thức, tình cảm lẫn hành động thì phải
nắm được quy luật để trên cơ sở đó xây dựng các nguyên tắc sư phạm.
- Tính nghệ thuật của lao động sư phạm thể hiện ở khả năng diễn đạt kiến
thức khoa học, kỹ thuật của người thầy mộït cách nhẹ nhàng, thoải mái. Đó
chính là tài năng của nhà sư phạm điều khiển hoạt động nhận thức của học
sinh, làm cho họ bò lôi cuốn vào hoạt động tư duy tích cực để lónh hội kiến
thức.
- Nghề sư phạm còn là nghề mang tính sáng tạo. Tính sáng tạo của người

thầy biểu hiện phải luôn tìm ra cái mới, luôn sáng tạo, cải tiến trong công
việc của mình để tìm được sự say mê và hứng thú hoạt động.
 Nghề sư phạm là nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
Nói tới lao động trí óc, phải đề cập tới đặc điểm nổi bật.
- Có thời kỳ khởi động: nghiã là thời kỳ để cho lao động đi vào nề nếp
tạo ra hiệu quảû. Ở thời kỳ này, hiệu quả lao động thấp hoặc thậm chí
không có. Khác với lao động của người công nhân có thể cho ra sản
phẩm lao động sau mỗi phút, thậm chí mỗi giây còn lao động của
người thầy là lao động trí óc, trăn trở ngày, đêm,có khi cả tháng…
nhất là khi phải giải quyết tình huống sư phạm phức tạp.
- Có quán tính trí tuệ: Điều đó thể hiện rõ khi người thầy kết thúc giờ
giảng bước chân ra khỏi lớp xong đầu óc vẫn còn phải suy nghó đến
những vấn đề xung quanh đó như sự chậm hiểu của một học sinh, sự
phán đoán về một biểu hiện nào đó ở các em …
Do những đặc điểm trên, công việc của người thầy giáo không hẳn đóng
khung trong không gian lớp học xác đònh mà ở khối lượng, chất lượng và tính
sáng tạo công việc, công việc xây dựng một luận chứng, cách giải quyết một
vấn đề, xác đònh một biện pháp sư phạm…là cả một sự sáng tạo, tìm tòi nghề
nghiệp đã đặt ra nhiều đòi hỏi trong phẩm chất và năng lực người thầy giáo.
1.2.2: Những yêu cầu đối với người giáo viên dạy nghề
 Phải có giác ngộ xã hội chủ nghóa
Có nghiã là phải có lý tưởng phục vụ rõ ràng biểu hiện cụ thể như : phải
có lý tưởng nghề ngiệp, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, thường xuyên nâng cao
trình độ về tư tưởng, văn hoá, nghiệp vụ và chính trò, phải có sự quan tâm tới
đồng nghiệp của mình.
Lý tưởng nghề nghiệp chính là ý tưởng đào tạo thế hệ trẻ. Đây không
phải là cái gì có sẵn, cũng không phải là cái gì có thể truyền từ người này
sang người khác bằng cách áp đặt, mà sự hình thành và phát triển nó là một
quá trình hoạt động tích cực trong lónh vực giáo dục. Vì trong quá trình đó,
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề


Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 10
nhận thức nghề nghiệp càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng
sâu sắc, hành động nghề nghiệp sẽ càng có quyết tâm cao.
Lòng yêu nghề (yêu lao động sư phạm) thể hiện ở trách nhiệm cao với
công việc, luôn cải thiện nội dung và phương pháp giảng dạy, không tự thỏa
mãn với trình độ hiểu biết và tay nghề của mình.
Lòng yêu con người là một phẩm chất đạo đức cao quý của con người, vì
đây chính là đạo lý của cuộc sống. Lòng yêu người của người thầy thể hiện:
cảm thấy sung sướng khi được tiếp xúc với học sinh và đi sâu vào thế giới nội
tâm của chúng; thái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với học sinh, kể
cả học sinh kém và vô kỷ luật; luôn giúp đỡ học sinh bằng ý kiến hoặc bằng
hành động của mình một cách chân thành và giản dò…
 Phải có trình độ khoa học
Phải có hiểu biết sâu và rộng chuyên môn mình dạy (thể hiện ở chỗ
không những phải học tập trong sách vở mà còn học tập trong cả cuộc sống).
Phải có sự hiểu biết về khoa học tâm lý và khoa học giáo dục để từ đó có nội
dung và phương pháp dạy học tích cực. Người thầy không những phải nắm
vững tình hình thực tế của đất nước mà còn nắm vững thực tế của thời đại.
 Phải có kỹ năng sư phạm
Thể hiện ở kỹ năng giảng dạy và giáo dục như: hiểu biết tâm lý học sinh,
khéo léo đối xử sư phạm, có kỹ năng giao tiếp sư phạm để tạo ra được mối
quan hệ thầy trò tốt đẹp. Chúng ta đều biết rằng không thể là một giáo viên
tốt nếu không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình - muốn vậy người
thầy phải có kỹ năng sư phạm. Chính vì nét cơ bản này làm cho người thầy
khác với nhà hoạt động chuyên môn thuần túy là làm cho người khác hiểu
những gì mình hiểu, tức là truyền đạt được cho người khác kho tàng hiểu biết
của mình.
1.2.3 : Năng lực sư phạm kỹ thuật:
Chất lượng của giáo dục nghề nghiệp trước hết phụ thuộc vào người giáo

viên kỹ thuật – dạy nghề. Họ trở thành gạch nối giữa thế giới trường học và thế
giới công nghiệp. Những người giáo viên này có vò trí hết sức đặc biệt trong xã
hội hiện đại, vì vậy họ cần có kiến thức vững vàng về chuyên môn và kinh
nghiệm thực tế trong lónh vực nghề nghiệp. Họ cần am hiểu học sinh, giúp học
sinh hoàn thiện nhân cách và rèn luyện nghề nghiệp, tác phong công
nghiệp…Đồng thời họ cũng phải tự hiểu mình, ra sức trau dồi về chuyên môn,
nghiệp vụ, am hiểu xã hội học, am hiểu về sư phạm và có tác phong mô
phạm…Cho nên việc nghiên cứu khả năng sư phạm kỹ thuật của người thầy giáo
dạy nghề là một việc hết sức cần thiết
 Hoạt động của người giáo viên dạy nghề:
Chúng ta đều biết, người giáo viên dạy nghề là người trực tiếp đào tạo ra
những người công nhân kỹ thuật chứ không chỉ ‚góp phần đào tạo‛ thôi. Vì
về nguyên tắc, đối với học sinh thì sau trường nghề là nhà máy, xí nghiệp, là
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 11
thực tiễn sản xuất. Người học sinh không phải qua bất cứ một cơ sở đào tạo
trung gian nào khác.
Tất cả những phẩm chất, năng lực nghề (gồm có tay nghề và tư duy), tác
phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp… cần trang bò cho học sinh thì trước
hết, nó phải có ở người thầy.
Những đặc trưng nhất trong hoạt động của giáo viên dạy nghề là: nghiên
cứu và xây dựng các quy trình công nghệ, tổ chức thực hiện quy trình công
nghệ để qua đó hình thành cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp một
cách hợp lý nhất, giúp cho học sinh làm quen được với thực tiễn sản xuất, cập
nhật kỹ thuật mới để có thể tái huấn luyện cho những công nhân đã qua sản
xuất.
Sau đây, chúng ta có thể nói qua về hoạt động đặc trưng của giáo viên
dạy nghề, gồm:
- Phân tích nghề, xây dựng hệ thống bài tập thực hành

- Xây dựng và tổ chức quá trình công nghệ
- Huấn luyện kỹ năng sử dụng
- Huấn luyện đạo đức, tác phong công nhiệp
1. Phân tích nghề, xây dựng hệ thống bài tập thực hành
Dạy thực hành, trước hết có thể nói là dạy kỹ xảo sử dụng công cụ
lao động, các kỹ năng kỹ xảo nghề. Để hình thành kỹ năng, kỹ xảo
nghề cần phải thực hiện một hệ thống bài thực hành dưới sự tổ chức,
huấn luyện của người giáo viên dạy nghề.
Cho tới nay, hệ thống bài tập thực hành được xây dựng trên cơ sở
về tay nghề (do trình độ sản xuất – trình độ kỹ thuật của ngành quy
đònh) và trên cơ sở thực tế trang thiết bò của nhà trường (trình độ sản
xuất, trình độ trang bò kỹ thuật của ngành phần nào được phản ánh
trong nhà trường).
Như vậy, bài tập thực hành của một nghề không tách rời trình độ
kỹ thuật, trình độ sản xuất ở giai đoạn phát triển xã hội mà nó được
xây dựng.
Trong công việc của mình, người giáo viên dạy nghề cần dựa trên
hệ thống bài thực hành đã có trước đó. Trên yêu cầu thực tiễn mà điều
chỉnh, sửa đổi, hoặc xây dựng mới bài tập thực hành cho phù hợp.
Trong nhiều ngành nghề có thể do đặc thù, cũng có thể do những lý do
khác mà hệ thống bài tập thực hành được xây dựng trên cơ sở logic
công việc, trên tiến trình công việc chứ không phải trên logic hình
thành kỹ năng, kỹ xảo…
Hệ thống này phải được nghiên cứu, sắp xếp sao cho kỹ năng được
hình thành trước sẽ là cơ sở để hình thành kỹ năng kế tiếp - sao cho
không có sự trùng lặp hoặc nếu cần thiết chỉ là rất ít sự trùng lặp.
Việc làm trên gọi là phân tích nghề.
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 12

Nghóa là: trên cơ sở hệ thống kỹ năng được xây dựng, trên cơ sở
trang thiết bò của nhà trường và dựa vào yêu cầu của sản xuất xã hội,
người giáo viên dạy nghề sẽ lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập
thực hành của một nghề nào đó. Để làm được công việc này, đòi hỏi
người giáo viên phải có tay nghề cao, am hiểu về tâm lý học lao động
và phải qua thực tiễn dạy nghề.
2. Xây dựng và tổ chức quá trình công nghệ
Sau khi đã có hệ thống bài tập thực hành theo thực tế thiết bò có tại
xưởng, theo lòch trình giảng dạy đã bố trí, giáo viên dạy nghề sẽ xây
dựng quy trình công nghệ cho mỗi bài tập thực hành cụ thể.
Người học sinh sau khi được giáo viên hướng dẫn các thao tác mới,
sẽ theo quy trình công nghệ sau này để tiến hành bài tập. Chính vì thế,
quy trình công nghệ được xây dựng ở đây không nhất thiết phải tối ưu
ngay từ đầu (về mặt công nghệ) nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu
sau:
- Hợp lý về mặt công nghệ và phù hợp với quy luật hình thành kỹ
năng, kỹ xảo.
- Có hướng dẫn tỉ mỉ các bước của công việc, thao táùc kiểm tra
trong quá trình thực hiện quy trình, cách sử dụng dụng cụ, nhất
là các loại dụng cụ chuyên dùng.
- Do đặc điểm của việc tổ chức dạy học nhiều khi một công việc
kỹ thuật lại phải tách ra thành nhiều bài hướng dẫn. Khi đó, một
quy trình công nghệ thực tế, phải phân chia thành nhiều quy
trình trong việc dạy học (nhưng mỗi quy trình đó phải là một
quy trình hoàn chỉnh).
- Như vậy, tổ chức cho học sinh có thể thực hiện được quy trình
công nghệ trong điều kiện cụ thể của nhà trường là một trong
những công việc quan trọng của giáo viên dạy thực hành. Một
đặc điểm quan trọng trong dạy thực hành là thời gian cho một
đơn vò thực hành là 8 giờ (cả ngày) và một bài thực hành thường

bao gồm 3 khâu chính:
+ Hướng dẫn ban đầu.
+ Hướng dẫn trung gian.
+ Hướng dẫn kết thúc.
Nội dung của hướng dẫn ban đầu gồm có: người thầy phải
phân tích quy trình công nghệ rồi hướng dẫn cho học sinh các
bước thực hiện quy trình đó, sau đó thầy làm thao tác mẫu và
giao nhiệm vụ thực tập cụ thể cho mỗi nhóm hay mỗi học sinh.
Hướng dẫn trung gian (còn gọi là hướng dẫn thường xuyên)
là khâu quan trọng nhất. Trong giai đoạn này, ngưới học sinh
phải tự mình thực hiện quy trình công nghệ để hình thành các
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 13
kỹ năng nghề, vì thế giáo viên có nhiệm vụ lập kế hoạch chi
tiết để theo dõi, kiểm tra, phát hiện để uốn nắn kòp thời những
sai sót. Nếu người giáo viên càng có tay nghề cao, càng nhiều
kinh nghiệm … thì càng có khả năng lập được kế hoạch chi tiết
cho khâu này tốt. Làm tốt khâu này, không những giúp cho học
sinh có tay nghề vững vàng mà còn rèn luyện được cho họ có
khả năng tư duy kỹ thuật.
Hướng dẫn kết thúc: Ở khâu này, giáo viên tổng kết buổi
thực tập, uốn nắn các sai sót phổ biến ở lớp, hướng dẫn các thao
tác quan trọng, hướng dẫn thêm các thao tác mới và đặt vấn đề
chuẩn bò cho buổi thực hành tiếp theo.
Tóm lại, hoạt động thường xuyên của giáo viên dạy nghề là tổû
chức thực hiện các quy trình công nghệ cho từng buổi thực hành trong
suốt thời gian dành cho môn học. Chất lượng giảng dạy của giáo viên
thực hành chủ yếu phụ thuộc vào việc thực hiện quy trình công nghệ,
kiên nhẫn trong việc tổ chức và thực hiện các khâu (đặc biệt là khâu

trung gian của bài thực hành).
3. Huấn luyện kỹ năng sử dụng
Tay nghề là tổ hợp của hai khả năng; khả năng sử dụng công cụ và
khả năng tư duy kỹ thuật. Mức độ thành thạo tay nghề được phân ra
làm hai mức; kỹ năng và kỹ xảo. Nếu như việc phát triển tư duy kỹ
thuật ở học sinh là kết quả hoạt động của toàn bộ đội ngũ giáo viên
trong trường nghề thì khả năng sử dụng thành thạo công cụ lao động
lại phụ thuộc chủ yếu vào giáo viên dạy nghề.
Khi tốt nghiệp ở các trường nghề ra, người thợ không thể không sử
dụng thành thạo công cụ lao động của ngành mình. Cứ nhìn vào cách
thức sử dụng công cụ lao động người ta có thể đánh giá được tay nghề
của người thợ, đánh giá được người thầy của họ (nếu là thợ mới ra
trường).
Để huấn luyện cho học sinh có khả năng sử dụng thành thạo (và
sáng tạo) công cụ lao động, đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch
tỉ mỉ kiên trì, luôn đi sát học sinh trong luyện tập.
4. Huấn luyện đạo đức, tác phong công nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp luôn là nội dung đầu tiên phải học của người
thợ từ trước tới nay. Song ở giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế chuyển
sang nhiều thành phần theo cơ chế thò trường, thì vấn đề đạo đức nghề
nghiệp được đặt ra lại càng bức bối hơn, gay gắt hơn. Vì cùng với sự
phát triển nhiều mặt về kỹ thuật, mức sống … nền kinh tế thò trường
cũng đem lại nguy cơ của lối sống vò kỷ của tư tưởng chạy theo lợi
nhuận bằng bất cứ giá nào. Cuộc sống với những giá trò đo được theo
giá trò tài sản cá nhân có rất nhiều cám dỗ. Bởi vậy, nếu không có một
căn bản đạo đức luân lý tốt thì không dễ gì vượt qua được. Mà không
Luận văn Thạc só NC đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và kỹ năng SP nghề

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tiến Dũng Trang 14
ai có điều kiện thuận lợi hơn người giáo viên dạy nghề để truyền cho

học sinh căn bản đạo đức nghề nghiệp đó.
Dù trong hình thái kinh tế chính trò nào, dù trong trình độ sản xuất
công nghiệp nào, thì rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và tác phong
công nghiệp cho những người thợ tương lai là nhiệm vụ quan trọng của
các trường nghề và giáo viên dạy nghề. Trong giai đoạn hiện nay,
nhiệm vụ này lại càng cấp bách hơn bao giờ hết.
Trên đây chúng ta đã phân tích những hoạt động chính, quan trọng nhất
trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên dạy nghề nhìn dưới góc độ
tâm lý học. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đưa ra những phẩm chất và năng
lực sư phạm kỹ thuật của người giáo viên dạy nghề.
 Năng lực sư phạm kỹ thuật :
…Hiện nay, việc xem xét cấu trúc của năng lực sư phạm nói chung và
năng lực sư phạm kỹ thuật nói riêng có nhiều cách khác nhau… Dựa vào cách
cấu trúc của một số tác giả, kết hợp với đặc trưng hoạt động của giáo viên
dạy nghề, chúng ta có thể đề xuất cấu trúc của năng lực sư phạm như sau:
- Năng lực về chuyên môn kỹ thuật.
- Năng lực sư phạm.
- Năng lực tổ chức hoạt động nghề nghiệp.
1. Năng lực về chuyên môn kỹ thuật.
…Người thầy giáo dạy kỹ thuật phải có sự am hiểu về chuyên môn
mình dạy một cách vững chắc, sâu và rộng (như mọi giáo viên bộ môn
khác) đồng thời phải có tay nghề (đặc biệt đối với giáo viên dạy
nghề). Tay nghề của người thầy không chỉ có ý nghóa đối với bản thân,
mà còn có ý nghóa đối với tương lai học sinh. Vì vậy, tay nghề của
người thầy phải đạt tới trình độ đủ để lôi cuốn và huấn luyện học sinh.
Hiện nay thì người ta thấy bậc thợ trung bình của người giáo viên
dạy nghề là 4/7 (đa số các thợ cơ khí có bậc thợ thang 7) nhưng vấn đề
không chỉ dừng lại ở bậc thợ: vì bậc thợ mới nói lên khả năng giải
quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật, đối với người giáo viên, còn có
thêm một yêu cầu rất quan trọng là sự chuẩn mực (đến mức nghệ

thuật) trong thao tác nghề nghiệp. Tay nghề của người thầy giáo phải
đạt đến mức có thể phân tích thao tác của nghề thành các đơn vò huấn
luyện, để từ đó có thể làm tốt nhiệm vụ đào tạo, có thể lựa chọn, xây
dựng kế hoạch, phương pháp huấn luyện tốt nhất.
Thực tế cho thấy, chỉ những người giỏi tay nghề, am hiểu và có
kinh nghiệm sư phạm mới có thể xây dựng được một hệ thống bài tập
thực hành hợp lý và có chất lượng cao.
Nếu ta so sánh với những người thợ cùng bậc trong thực tế sản
xuất, thì người giáo viên dạy nghề có kém hơn về mặt năng suất sản
xuất lao động (và thường là như vậy), nhưng không thể kém hơn về

×