Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc KHMER trình độ sơ cấp nghề tại tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 202 trang )



iii




















































LỜI CẢM ƠN

Ban giám hiệu, quý thầy cô giảng viên đã tham gia giảng dạy lớp
Cao học ngành Giáo dục học khóa 2012-2014 và cán bộ quản lý Viện sư
phạm kỹ thuật, Phòng đào tạo và Bộ phận sau đại học Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.


Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ tạo điều kiện cho tôi tham gia lớp học, giúp đở
trong quá trình khảo sát, tổ chức hội thảo và tham khảo ý kiến đánh giá
tính khả thi của đề tài .
Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên của các sở ban ngành tỉnh Trà
Vinh như Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ban dân tộc tỉnh Trà Vinh, Đoàn sân
khấu nghệ thuật Ánh Bình Minh, Trường đại học Trà Vinh đã hỗ trợ tạo
điều kiện cho người nghiên cứu trong quá trình khảo sát và tham khảo ý
kiến đánh giá tính khả thi của đề tài. Các bạn học viên lớp Cao học ngành
Giáo dục học khóa 2012-2014, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
người nghiên cứu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Lãnh đạo, cán bộ quản lý và quý thầy cô ở các cơ sở dạy nghề trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghiên cứu trong
quá trình thực hiện đề tài. Các nghệ nhân và chuyên gia trong lĩnh vực
nghề may và thiết kế trang phục dân tộc Khmer trên địa bàn tinh Trà Vinh,
Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau đã hỗ trợ cung cấp thông tin và đánh giá
về mặt chuyên môn của đề tài.
Tiến sĩ Ninh Văn Bình, Giảng viên trường Đại học Sài Gòn đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho người nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài đồng thời cung
cấp những kinh nghiệm, kiến thức quý báo để nghiên cứu thực hiện hoàn
thành luận văn.
Ông Dương Quang Ngọc, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho người
nghiên cứu tham gia lớp học và định hướng đề tài để làm luận văn, đồng
thời chủ trì hội thảo DACUM phân tích nghề và tạo điều kiện thuận lợi để
người nghiên cứu nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.




iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN


Hiện nay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đang đòi hỏi bức
xúc nhu cầu về nguồn nhân lực, cho nên đào tạo nguồn nhân lực là một nhiệm vụ cấp
bách, cần được quan tâm và thực hiện ở nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau. Trong
đó, công tác đào tạo nghề đóng một vai trò hết sức to lớn, với mục tiêu đào tạo một
lực lượng lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng, có khả năng tìm kiếm việc làm
hoặc tự tạo việc làm từ nghề đã học.


Trà Vinh là một tỉnh có hơn 30% dân số là người dân tộc Khmer. Trước đây
kinh tế của người dân tộc Khmer gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, thời gian gần
đây nhờ có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân tộc Khmer phát triển kinh tế-
xã hội của Chính Phủ đã tạo nên những chuyển biến tích cực. Do kinh tế được nâng
lên, nhu cầu “ ăn no, mặc đẹp ” thẩm mỹ về thời trang ngày càng nâng lên, từ đó đòi
hỏi phải có nhiều thợ may và nhiều cơ sở may trang phục dân tộc Khmer nhằm đáp
ứng nhu cầu của người sử dụng.

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
là “chương trình đào tạo” với mục tiêu khi xây dựng chương trình phải phù hợp với
nhu cầu kinh tế-xã hội và văn hóa địa phương, cơ sở vật chất, đối tượng học nghề, cơ
hội việc làm…nhằm góp phần nâng cao cuộc sống.


Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp tại tỉnh Trà Vinh được xây dựng với những nội dung như sau:
Cơ sở lý luận về chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc
Khmer.
Cơ sở thực tiễn về xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục
dân tộc Khmer (Khảo sát thực trạng nghề; Khảo sát nhu cầu nghề; Phân tích
nghề theo phương pháp DACUM).


v


Xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer; Thiết
kế đề cương chương trình chi tiết; Thiết kế minh họa một mô đun; Khảo sát ý
kiến đánh giá chương trình.
Qua tổng hợp và phân tích khảo sát ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản
lý, giáo viên và các thợ lành nghề cho thấy đây là một chương trình đào tạo nghề
ngắn hạn, không tốn kém nhiều về thời gian cũng như chi phí cho người học, mà giải
quyết được nhu cầu viêc làm cho người lao động, rất cần thiết trong điều kiện kinh
phí hạn hẹp như hiện nay. Đó là những vấn đề mà “Chương trình đào tạo nghề thiết
kế trang phục dân tộc Khmer” đã cân nhắc trong quá trình xây dựng.























vi


SUMMARY OF THESIS

Today the industrialization and modernization of the country requires urgent
demand for human resources, the training of human resources should be an urgent
task, which needed to be considered and implemented in many professions, many
different levels. Among them, vocational training plays a huge role, with the aim of
the training a workforce full of knowledge, professional skills and moral qualities is
able to meet the increasing demands of the employers, seek employment or self-
employment from the professions at vocational school.

Tra Vinh is a province with more than 30% of the population of Khmer
ethnic. Previously, the economy of the Khmer people had many difficulties,
however, recently thanks to many programs and supporting projects for Khmer
ethnic for social and economic development of the Government has created positive

changes. Due to the increased economic, demand "well fed, well dressed", the raised
aesthetic fashion requires much more tailors and clothing shops for Khmer people in
order to meet the demand of users.
One of the important factors affecting the quality of training is "training
program". With the goal to build programs must be accordant with demands of socio-
economic and local culture, physical infrastructure, vocational objects, and
employment opportunities to contribute to improve life.

Based on that, training programs "Design Khmer ethnic costumes" elementary
level in Tra Vinh province was built with the following contents:


Theoretical basis for training programs "Designing Khmer ethnic costumes".


Factual basis for building training program " Designing Khmer Costume "
(Survey job status, survey job demands; analysis professions with DACUM
methods).



vii



Building training programs with designing Khmer ethnic costumes; Designing
detailed outline program; Designing illustrated module; Surveys assessment
program.

Via synthesis and analysis of the survey the experts such as managers,

teachers and craftsmen shows and expenses for the learners, but it also solves the
employment needs for workers, which is essential in limited financial fund today.
That is the problem that "training program with designing Khmer ethnic costumes"
considered in the process of building.





































viii


MỤC LỤC

Trang tựa Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân i

Lời cam đoan ii
C
Lời cảm ơn iii
Tóm tắc luận văn iv
Mục lục viii

Danh sách các chữ viết tắt xii

Danh sách các biểu đồ xiii
Danh sách các bảng xv
Danh sách các sơ đồ xvi

Danh sách các hình ảnh xvi
Phần A: Mở Đầu 01

1. Lý do chọn đề tài 01
2. Mục tiêu nghiên cứu 06
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 06
3.1. Khách thể nghiên cứu 07
3.2. Đối tượng nghiên cứu 07
4. Giả thuyết nghiên cứu 07
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 07
6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài 07
7. Phương pháp nghiên cứu 08
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 08
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 08
7.3. Phương pháp thống kê toán học 08
8. Giá trị đóng góp của đề tài 08
8.1. Tính thực tiển 08
8.2. Tính hiệu quả về kinh tế - xã hội 09
8.3. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế 09


ix


9. Cấu trúc luận văn 09
Phần B: Nội Dung 10
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang
phục dân tộc Khmer 10
1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu 10
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 10

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 11
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài 14
1.2.1. Khái niệm về giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề 14
1.2.2. Một số khái niệm và thuật ngữ về xây dựng chương trình 15
1.2.3. Một số khái niệm và thuật ngữ về trang phục 18
1.2.4. Một số khái niệm về trang phục dân tộc 19
1.3. Một số mô hình xây dựng chương trình đào tạo nghề 20
1.3.1. Mô hình hệ thống công nghệ đào tạo 20

1.3.2. Mô hình phát triển chương trình đào tạo 22
1.3.3. Mô hình xây dựng chương trình đào tạo nghề 25
1.3.4. Mô hình hệ thống xây dựng chương trình giảng dạy 27
1.3.5. Qui trình xây dựng một chương trình 29
1.3.6. Các xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo 30
1.3.7. Đặc trưng chương trình đào tạo nghề theo mô đun 31
1.4. Khái quát về chương trình đào tạo nghề sơ cấp 32
1.4.1. Chương trình đào tạo 32
1.4.2. Đặc điểm chương trình đào tạo sơ cấp nghề 34
1.5. Qui trình xây dựng chương trình đào tạo nghề theo phương pháp
DACUM 34
1.5.1. Sơ lược về xây dựng CTĐT nghề theo phương pháp DACUM 34
1.5.2. Qui trình xây dựng chương trình đào tạo 39
1.5.3. Đánh giá đào tạo nghề 41
Kết luận chương I 43


x


Chương II: Cơ sở thực tiễn về xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế

trang phục dân tộc Khmer 44
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đào tạo nghề tại tỉnh
Trà Vinh 44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh 44
2.1.2. Kinh tế -xã hội tỉnh Trà Vinh 45
2.1.3. Tình hình đào tạo nghề tại tỉnh Trà Vinh 48
2.2. Thực trạng ngành may tại Trà Vinh 56
2.2.1. Thực trạng ngành may tại tỉnh Trà Vinh 56
2.2.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành may 57
2.3. Thực trạng về nhu cầu sử dụng và nhu cầu đào tạo nghề thiết kế trang phục
dân tộc Khmer tại Trà Vinh 58
2.3.1. Xây dựng bộ công cụ khảo sát 58
2.3.2. Chọn mẫu khảo sát 60
2.3.3. Kết quả khảo sát 60
2.4. Đánh giá chung về thực trạng chương trình đào tạo nghề may và nghề thiết
kế trang phục dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh hiện nay 73
2.4.1. Nhựng thuận lợi và khó khăn 73
2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng 75
Kết luận chương II 77
Chương III: Xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc
Khmer tại tỉnh Trà Vinh 78
3.1. Định hướng chung và các nguyên tắc khi xây dựng chương trình 78
3.1.1. Định hướng chung 78
3.1.2. Các nguyên tắc khi xây dựng chương trình 79
3.2. Phân tích nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer theo phương pháp
DACUM 80
3.2.1. Tiến trình thực hiện phân tích nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer 80
3.2.2. Kết quả phân tích nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer theo phương pháp
DACUM 81



xi


3.3. Thiết kế nội dung chương trình nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer 81
3.3.1. Cấu trúc mô đun của chương trình 82
3.3.2. Nội dung từng mô đun 85
3.4. Xây dựng đề cương chương trình thiếtt kế trang phục dân tộc Khmer 87
3.4.1. Thông tin chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer 87
3.4.2. Thông tin mô đun 90
3.5. Đánh giá về chương trình 103
3.5.1. Cách thực hiện 104
3.5.2. Cách chọn mẫu 104
3.5.3. Nội dung tiến trình thực hiện 104
3.5.4. Kết quả khảo sát ý kiến đóng góp của các chuyên gia về chương trình đào tạo
nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer 104
Kết luận chương III 109
Phần C: Kết luận - Kiến Nghị 110
1. Kết luận 110
2. Những giá trị đóng góp của luận văn 112
3. Hướng phát triển của đề tài 113
4. Kiến nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC










xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ILO Tổ chức lao động thế giới
TW Trung ương
LĐTB-XH Lao động Thương binh và Xã hội
GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
UBND Ủy ban nhân dân
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
CTMT Chương trình mục tiêu
SVTC Dự án tăng cường các trung tâm dạy nghề
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
THCN Trung học chuyên nghiệp
TCN Trung cấp nghề
CĐN Cao đẳng nghề
GDCN Giáo dục chuyên nghiệp
GDTX Giáo dục thường xuyên
CTĐT Chương trình đào tạo
DN Dạy nghề

PL Phụ lục
BĐ Biểu đồ




xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Số thứ tự Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1 Mô tả loại hình của cơ sở dạy nghề 61
Biểu đồ 2.2 Mô tả qui mô tuyển sinh 61
Biểu đồ 2.3 Mô tả thực trạng đào tạo nghề 61
Biểu đồ 2.4 Mô tả sự cần thiết đào tạo nghề 62
Biểu đồ 2.5 Mô tả trình độ học vấn tham gia học nghề 62
Biểu đồ 2.6
Mô tả việc đồng tình học nghề thiết kế trang phục dân
tộc Khmer dễ tìm việc làm
62
Biểu đồ 2.7 Mô tả cơ sở vật chất 63
Biểu đồ 2.8 Mô tả đội ngũ giáo viên 63
Biểu đồ 2.9 Mô tả khả năng phát triển của nghề 63
Biểu đồ 2.10 Mô tả dự định đầu tư phát triển cho việc đào tạo nghề 64
Biểu đồ 2.11 Mô tả tỷ lệ nam nữ 64
Biểu đồ 2.12 Mô tả độ tuổi 65
Biểu đồ 2.13 Mô tả tỷ lệ trình độ học vấn 65
Biểu đồ 2.14 Mô tả sở hữu trang phục dân tộc Khmer 65
Biểu đồ 2.15 Mô tả mức độ sử dụng trang phục dân tộc Khmer 66

Biểu đồ 2.16 Mô tả số lượng sở hữu 66
Biểu đồ 2.17 Mô tả các loại trang phục dân tộc Khmer 66
Biểu đồ 2.18 Mô tả nhu cầu học nghề 67
Biểu đồ 2.19 Mô tả mục đích học nghề 67
Biểu đồ 2.20 Mô tả hình thức tham gia học nghề 67
Biểu đồ 2.21
Mô tả đặc điểm trang phục dân tộc Khmer trong chương
trình
68
Biểu đồ 2.22 Mô tả tỷ lệ nam - nữ 70
Biểu đồ 2.23 Mô tả thâm niên công tác 70
Biểu đồ 2.24 Mô tả trình độ chuyên môn 71
Biểu đồ 2.25 Mô tả chương trình dạy nghề may đang đào tạo 71
Biểu đồ 2.26
Mô tả thời điểm xây dựng chương trình dạy nghề may
đang đào tạo
71


xiv


Biểu đồ 2.27 Mô tả cách thức xây dựng chương trình đang đào tạo 71
Biểu đồ 2.28
Mô tả mức độ phù hợp của chương trình so với nhu cầu
xã hội
72
Biểu đồ 2.29 Mô tả mức độ cần thiết phải xây dựng chương trình 72
Biểu đồ 2.30
Mô tả địa điểm đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc

Khmer
72
Biểu đồ 2.31
Mô tả hình thức đào tạo nghề thiết kế trang phục dân
tộc Khmer
73
Biểu đồ 2.32
Mô tả thời lượng CTĐT nghề thiết kế trang phục dân
tộc Khmer
73
Biểu đồ 3.1 Mô tả trình độ chuyên gia 105
Biểu đồ 3.2 Mô tả số năm công tác của chuyên gia 105
Biểu đồ 3.3
Mô tả đánh giá các mô đun trong chương trình Thiết kế
trang phục dân tộc Khmer
105
Biểu đồ 3.4
Mô tả thời lượng các mô đun trong chương trình Thiết
kế trang phục dân tộc Khmer
106
Biểu đồ 3.5
Mô tả nội dung các thông tin trong chương trình Thiết
kế trang phục dân tộc Khmer
106
Biểu đồ 3.6
Mô tả đánh giá chung về chương trình Thiết kế trang
phục dân tộc Khmer
107
Biều đồ 3.7
Mô tả đánh giá chung về tính khả thi của chương trình

Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
108
Biều đồ 3.8
Mô tả đánh giá cơ sở dạy nghề sẽ sử dụng CTĐT cho
lao động nông thôn
108








xv


DANH SÁCH CÁC BẢNG





Số thứ tự Nội dung Trang
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2013 46
Bảng 2.2 Kết quả sản xuất nông – lâm – thũy sản năm 2013 46
Bảng 2.3 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 và 2020 48
Bảng 2.4 Số lượng cơ sở đào tạo nghề tại Trà Vinh 49
Bảng 2.5
Nguồn nhân lực cho hoạt động dạy nghề giai đoạn

2006-2010 và 2011-2012
50
Bảng 2.6 Dự báo quy mô và cơ cấu dân số 2015-2020 53
Bảng 2.7
Dự báo quy mô và cơ cấu lực lượng lao động 2014-
2020
53
Bảng 2.8 Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề 2014-2020 54
Bảng 2.9 Nhu cầu đào tạo mới hàng năm 54
Bảng 2.10 Nhu cầu đào tạo lại hàng năm 55
Bảng 2.11 Nhu cầu đào tạo lao động dệt may giai đoạn 2011-2020 57
Bảng 2.12
Tiêu chí khảo sát thực trạng về năng lực và nhu cầu đào
tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer của các cơ
sở dạy nghề tại tỉnh Trà Vinh
59
Bảng 2.13
Tiêu chí khảo sát nhu cầu sử dụng, nhu cầu học nghề và
đặc điểm trang phục dân tộc Khmer của người dân tại
tỉnh Trà Vinh
59
Bảng 2.14
Tiêu chí khảo sát thực trạng về nội dung chương trình
đào tạo nghề may tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Trà
Vinh
60
Bảng 3.1
Tiêu chí khảo sát CTĐT nghề thiết kế trang phục dân
tộc Khmer
103



xvi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Số thứ tự Nội dung Trang
Sơ đồ 1.1 Mô hình hệ thống công nghệ đào tạo 21
Sơ đồ 1.2 Mô hình phát triển chương trình đào tạo 22
Sơ đồ 1.3 Mô hình xây dựng chương trình đào tạo nghề 25
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ SCID 27
Sơ đồ 1.5 Tiến trình xây dựng chương trình theo Dự án SVTC 29
Sơ đồ 1.6
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế
trang phục dân tộc Khmer
39
Sơ đồ 1.7 Mức độ thành công của đào tạo trong tổ chức 42
Sơ đồ 3.1 Cấu trúc mô đun 83


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Số thứ tự Nội dung Trang
Hình 2.1 Bản đồ địa giới tỉnh Trà Vinh 45
Hình PL.1
Hình ảnh tại hội thảo phân tích nghề theo phương pháp
DACUM
65-pl
Hình PL.2

Hình ảnh đi khảo sát ý kiến nghệ nhân may trạng phục
dân tộc Khmer
66-pl
Hình PL.3 Hình ảnh khảo sát cơ sở dạy nghề 67-pl
Hình PL.4
Hình ảnh xin ý kiến chuyên gia về xây dựng chương
trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer
68-pl



1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đang đòi hỏi bứt
xúc nhu cầu về nguồn nhân lực, một lực lượng lao động đông đảo có đủ kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nền kinh tế trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, nhất là trong giai đoạn nước ta là
thành viên tổ chức thương mại Thế giới (WTO ). Đảng và Nhà nước ta đã có những
chiến lược, chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển và đổi mới toàn diện quá trình
giáo dục và đào tạo, chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Muốn đạt được các chiến lược nêu trên điều
quan trọng nhất là phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất
lượng cao vì đây là“ Nguồn nguyên khí của quốc gia”.
Khi nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam chúng ta thì sẽ
thấy còn nhiều bất cập, tình trạng thất nghiệp vẫn đang được báo động. Một trong
những nguyên nhân chính là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được đòi hỏi mà
những diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ.

Vấn đề này đặt ra cho công tác dạy nghề phải không ngừng nâng cao chất lượng đào
tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề như là một tất yếu khách quan, một yêu cầu
hết sức cấp thiết. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân
lực mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Để phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng ( tháng 01 năm 2011 ) xác định là một
khâu đột phá chiến lược để bảo đảm đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là một nhiệm vụ rất cơ bản đồng thời cũng
rất cấp bách, cần được quan tâm thực hiện ở nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, từ
những người lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh cho đến các chuyên gia, các
nhà quản lý (quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước) đến các nhà hoạch định chính
sách ở tầm vĩ mô, sự phát triển của nguồn nhân lực ở các cấp ấy là điều kiện tiên


2

quyết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta hiện nay. Để cụ thể hóa
Nghị quyết ngày 29 tháng 5 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược
phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 với mục tiêu “ Dạy nghề phải đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và
trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát
triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề,
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao
động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm
nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội ”
1
.
Công tác đào tạo nghề được xem là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển
nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao và góp phần phát triển xã hội trên nhiều
phương diện. Tuy nhiên, ngày nay giáo dục nghề của Việt Nam, cũng như của nhiều

nước khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá
kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhân lực
xuyên quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ
cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt nghiệp nghề
phải có những phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp và kiến thức, kỹ năng
thực hành tốt, mới có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động ngày
càng sôi động như hiện nay.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp
dạy nghề đã và đang được phục hồi, ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu nhân lực kỹ thuật cao của thị trường lao động. Tuy nhiên, trong công tác
đào tạo nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bức xúc và là mối quan tâm của toàn
xã hội, do thiếu quy hoạch cho nên đào tạo nghề hiện nay hầu như là tự phát, cơ cấu
ngành nghề và dạy nghề mất cân đối, phân tán, chưa gắn kết với nhu cầu thực tế,
không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ khá phổ
biến, hơn nữa đào tạo nghề chưa thích ứng với thị trường lao động, chất lượng và


1
Thủ tướng chính phủ. Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2013, Quyết định phê
duyệt ngày 29/5/2012.



3

số lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu, cụm công
nghiệp - khu chế xuất, lạc hậu so với các nước trong khu vực, chưa có chính sách
thu hút trọng dụng người tài, chưa tạo môi trường cạnh tranh, công bằng lành mạnh.
Thực trạng trên cho thấy sự nghiệp dạy nghề đang đứng trước những cơ hội và
thách thức lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong

nước và quốc tế, dạy nghề cần được phát triển trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện
theo hướng tiếp cận với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự thay đổi
nhanh chóng của kỹ thuật, công nghệ và hội nhập. Lĩnh vực dạy nghề cần tập trung
thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như: Quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở
dạy nghề, mở rộng quy mô đào tạo, tiếp tục đổi mới nội dung chương trình dạy
nghề, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề,
tăng cường quản lý chất lượng, xây dựng và ban hành các quy chế chính sách cụ thể
để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Để cụ thể hóa các thực trạng nêu trên ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số: 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ”. Đối với
công tác đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Thủ tướng Chính phủ đã đề ra “nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, bền vững của vùng và cả nước”
2
.
Do chuyển dịch cơ cấu lao đông từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày
càng nhiều từ đó tạo nên đa dạng quá các ngành nghề trong lao động cũng như
trong sản xuất trong đó có ngành công nghiệp dệt may. Ngành công nghiệp dệt may
được xem là một ngành nghề truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành
quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người, giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội. Xu thế toàn cầu hóa có tác động
đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự


2

Thủ tướng Chính phủ. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Quyết
định phê duyệt ngày 27/11/2009




4

liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ. Với khoảng hơn
2000 doanh nghiệp, trong đó đa số có quy mô vừa và nhỏ với những hạn chế nhất
định về khải năng tài chính, trình độ công nghệ tay nghề của đội ngũ lao động, trình
độ quản lý và uy tín thương hiệu, ngành dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Ngành dệt
may Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt
may thế gới nhưng mới dừng lại ở khâu gia công. Hiện nay, Việt Nam đã thâm nhập
ngày càng sâu vào thị trường thế giới, sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi
rất nhiều nơi và Việt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên
thế giới từ đó thu về một nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có khoảng 65 công ty, doanh nghiệp sản
xuất hàng may mặc và cơ sở may gia công, thu hút hơn 24.500 thợ may làm việc,
nhưng trong đó chỉ có rất ít các cơ sở may trang phục dân tộc Khmer. So với mật độ
dân số, số lượng người dân tộc Khmer và nhu cầu sử dụng trang phục dân tộc của
người dân trên địa bàn tỉnh thì cho thấy rất cần nhiều thợ may trang phục dân tộc
Khmer nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong tỉnh và các tỉnh lân
cận.
Ngay từ cuối thế kỷ XVII, Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cộng đồng
dân tộc sinh sống. Trong đó, người dân tộc Khmer đã có mặt từ rất sớm. Trong quá
trình tìm đất định cư, bà con Khmer đã chọn những vùng đất giồng cát cao dọc theo
bờ sông Tiền, sông Hậu, nương nhờ vào thiên nhiên để trồng tỉa và sinh sống.
Người Khmer đã quần tụ nhiều trong những phum sóc trên những giồng đất ở Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và An Giang. Người dân tộc Khmer hiền hòa, hiếu
khách, sống bằng nghề làm ruộng thâm canh, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, kinh
doanh dịch vụ, người Khmer tuy sống giữa cộng đồng người Việt hàng chục thế kỷ,

nhưng họ luôn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình, được thể hiện
qua chữ viết Paly, các lễ hội, trang phục cũng như những sinh hoạt cộng đồng khác.
Đa phần người dân tộc Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, có những hình thức sinh
hoạt văn hóa độc đáo thể hiện qua ca múa, lễ hội người dân tộc Khmer có nhiều lễ


5

hội bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Phật như Tết Chôl Chnăm Thmây (Mừng năm mới)
với nghi lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm; Lễ đôlta ( Báo hiếu-xá tội vong nhân );
Lễ hội Óoc Oom Bóc (Cúng trăng); Lễ hội Dâng bông (Dâng Phước) khi dự các lễ
họ mặc những bộ trang phục rất đẹp, mang bản sắc riêng của dân tộc Khmer.
Nhìn chung, các loại trang phục truyền thống của người Khmer vừa kín đáo
vừa trang trọng và có phần lộng lẫy với trang trí và màu sắc sặc sỡ, rất duyên dáng
và xinh đẹp. Trang phục truyền thống của người Khmer thể hiện đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc Khmer. Mặc dù có sự cộng cư lâu đời với người Việt, người Hoa
nhưng người Khmer ngày nay vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống
của dân tộc mình. Trong lĩnh vực trang phục, do quá trình làm ăn và sinh sống với
người Việt, người Khmer đã thích nghi với cách mặc gần giống người Việt. Tuy
nhiên, trong các dịp lễ hội, đám cưới… thì yếu tố văn hóa truyền thống trong trang
phục vẫn còn đậm nét, người dân tộc Khmer quan niệm, trang phục không chỉ đơn
giản là để mặc mà còn phải thỏa mãn cả về mỹ thuật, tín ngưỡng, tâm linh và quyền
tự hào dân tộc. Tùy theo từng hoàn cảnh sinh hoạt, nghi lễ khác nhau mà người dân
tộc Khmer lựa chọn cho mình những bộ trang phục khác nhau, tạo nên tính đa dạng
và phong phú trong việc thiết kế trang phục
3
.
Trà Vinh là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, có hơn 30% là
đồng bào dân tộc Khmer trong tổng số 1,2 triệu dân. Trước đây kinh tế của đồng
bào dân tộc Khmer gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua Đảng và

Nhà nước cùng địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào
dân tộc Khmer. Đặc biệt gần đây Chính phủ có thêm nhiều chương trình, dự án đầu
tư trong vùng đồng bào dân tộc Khmer như chương trình 135; chính sách hỗ trợ hộ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chính sách trợ giá, trợ cước từ các
chương trình, chính sách nêu trên tạo nên bước đột phá mới đã và đang phát huy
hiệu quả, tạo nên những chuyển biến trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh nói chung và của vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng. Do


3




6

kinh tế gia đình của đồng bào dân tộc Khmer được nâng lên, nhu cầu “ ăn no, mặc
đẹp ” thẩm mỹ về trang phục ngày càng gia tăng, từ đó đòi hỏi phải có nhiều cơ sở
may trang phục dân tộc và nhiều thợ giỏi nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Thời gian qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có mở các lớp
đào tạo nghề may, nhưng chủ yếu là các nghề may dân dụng, may âu y phục, may
công nghiệp, may giầy da Chương trình đang đào tạo được chỉnh sửa từ các
chương trình khung của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành; Các CTĐT
do cơ sở dạy nghề tự biên soạn thì không khảo sát nhu cầu thực tế của xã hội hoặc
giáo viên tự biên soạn để giảng dạy. Trong các chương trình đào tạo nghề may đã
được xây dựng nhưng chưa có CTĐT nghề may và thiết kế trang phục dân tộc
Khmer. Bên cạnh đó các cơ sở may mặc và may trang phục dân tộc Khmer trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh chưa có chương trình đào tạo hay tài liệu hướng dẫn cụ thể nào
về nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer người thợ may chỉ may theo kinh
nghiệm sẳn có và mang tính tự phát, chưa có tính khoa học. Chính vì vậy, người

nghiên cứu thiết nghĩ phải có một CTĐT nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ về trang phục, tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh, quyền
tự hào dân tộc và phát triển bền vững nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam và
các nước lân cận như Campuchia, Lào, Thái Lan…Đồng thời góp phần phát triển
nguồn nhân lực của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và làm giàu cho quê hướng đất nước đáp ứng các mục tiêu,
phương hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu sống trên quê hương Trà
Vinh, tỉnh có trên 30% dân số là người dân tộc Khmer, đã mạnh dạn làm luận văn
với đề tài Xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề tại tỉnh Trà Vinh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng được chương trình đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề tại tỉnh Trà Vinh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


7

3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Chương trình đào tạo nghề may và thiết kế trang phục dân tộc Khmer tại
tỉnh Trà Vinh.
- Thợ may tại các cơ sở may và thiết kế trang phục dân tộc Khmer.
- Người dân tộc Khmer có nhu cầu sử dụng trang phục dân tộc Khmer.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề tại Trà Vinh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu tiếp cận và xây dựng được chương trình đào tạo nghề phù hợp thì sẽ góp
phần nâng cao được hiệu quả đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer và

góp phần giải quyết việc làm cho lao động Khmer tại địa phương.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề.
- Khảo sát và nghiên cứu thực trạng về nhu cầu sử dụng và nhu cầu học nghề
Thiết kế trang phục dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh.
- Xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc Khmer
trình độ sơ cấp nghề cho tỉnh Trà Vinh.
6. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện thực tế nghiên cứu chỉ thực hiện một số nội dung trong
phạm vi như sau:
Khảo sát về nhu cầu sử dụng và nhu cầu học nghề thiết kế trang phục dân tộc
đối với người dân Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Khảo sát thực trạng đào tạo nghề May và thiết kế trang phục dân tộc Khmer
tại các cơ sở may và cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Xây dựng đề cương chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc
Khmer trình độ sơ cấp ở mức thiết kế nội dung chương trình nhưng không qua thực
nghiệm. Trong đó phát triển đề cương chi tiết một mô-đun trọng tâm gồm các công
việc có liên quan đến thiết kế trang phục dân tộc Khmer.


8

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người nghiên cứu áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây
trong việc thực hiện đề tài:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu cơ sở pháp lý của đề tài, các mô hình xây dựng chương trình đào
tạo nghề tiêu biểu, và phương pháp tiếp cận đào tạo theo mô-đun.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu làm cơ sở
để phát triển cơ sở lý luận của đề tài. Nghiên cứu nội dung về thiết kế thời trang,

thời trang dân tộc để xây dựng chương trình thiết thực.
7. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi: Thông qua nghiên cứu thực
trạng các điều kiện thực tế, người nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá và thiết
kế các bảng hỏi để thu nhận thông tin nhằm đánh giá về thực trạng chương trình đào
tạo, đánh giá nhu cầu sử dụng trang phục dân tộc của người dân trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh.
Phương pháp quan sát: Quan sát, trao đổi trực tiếp về nhu cầu trang phục
dân tộc Khmer với người dân lao động nông thôn.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua môt số chương trình đào tạo
về lĩnh vực may và thiết kế thời trang để tham khảo và tổng hợp ý tưởng.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia bằng phiếu hỏi và
phỏng vấn trực tiếp.
Hội thảo chuyên đề: Hội thảo phân tích nghề Thiết kế trang phục dân tộc
Khmer.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả
khảo sát.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Tính thực tiễn: Khi đề xuất và xây dựng chương trình đào tạo nghề thiết kế
trang phục dân tộc Khmer trình độ sơ cấp có hiệu quả thì góp phần giải quyết việc
làm cho lao động tại địa phương, hoàn thành mục tiêu đào tạo nghề cho lao động


9

nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ; Giúp cho các cơ sở dạy nghề,
cơ sở may có nguồn tài liệu tham khảo, áp dụng, sáng tạo, thiết kế các mẫu thời
trang, đào tạo nghề cho người học để nâng cao hiệu quả việc làm cho nhân lực tỉnh
Trà Vinh.
8.2. Tính hiệu quả về kinh tế - xã hội: Góp phần bảo tồn và phát triển nghề may

truyền thống, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ trang phục cho người dân tộc Khmer tại
Trà Vinh, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh,
quyền tự hào dân tộc của người Khmer Nam bộ.
8.3. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế: Các kết quả nghiên cứu đề tài có
khả năng ứng dụng vào thực tế, cụ thể là đào tạo nghề thiết kế trang phục dân tộc
Khmer cho các cơ sở dạy nghề tại tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận có đông đồng
bào dân tộc Khmer sinh sống như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang và
Cà Mau…
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn gồm 03 phần:
Phần A: Mở đầu
Phần B: Nội dung (gồm có 03 chương)
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế
trang phục dân tộc Khmer
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế
trang phục dân tộc Khmer
Chương 3: Xây dựng chương trình đào tạo nghề Thiết kế trang phục dân tộc
Khmer” cho tỉnh Trà Vinh
Phần C: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục





10

NỘI DUNG
Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGHỀ THIẾT KẾ TRANG PHỤC
DÂN TỘC KHMER

1.1. LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
Trên thế giới có rất nhiều mô hình và phương pháp xây dựng chương trình đào
tạo nghề nhưng tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo và từng giai đoạn phát triển của
xã hội các nhà quản lý đã có những cách tiếp cận, áp dụng và điều chỉnh các
phương pháp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 mô hình phát triển hệ thống giáo
huấn nổi bật được chấp nhận rộng rãi để thiết kế các chương trình huấn luyện trong
nhiều cơ sở quân đội ở Mỹ. Đến năm 1980 mô hình hệ thống công nghệ đào tạo
được Richard Swanson triển khai và sàng lọc lại vào những năm sau đó. Thời gian
gần đây việc cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo hướng CDIO
là một đề xướng cải cách lớn của quốc tế, và đề xướng CDIO đến nay đã có khoảng
60 trường đại học thành viên trên khắp thế giới đang áp dụng.
Trong các phương thức đào tạo hiện nay trên thế giới thì phương thức đào tạo
nghề theo mô đun có nhiều ưu việt và hiệu quả nên đã được áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới trong tất cả lĩnh vực có liên quan đến đào tạo đặc biệt là đào tạo công
nhân, kỹ thuật viên và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ. Việc xây dựng chương trình
đào tạo theo mô đun là bước vô cùng quan trong nó quyết định rất lớn đến kết quả
của công tác dạy nghề.
Ở Mỹ đào tạo theo mô đun được thực hiện vào năm 1920; ở Pháp được thực
hiện từ sau thế chiến thứ hai; ở Úc từ năm 1975; ở Liên Xô ( cũ) từ năm 1970 và


11

nhiều nước khác như Nam Hàn, Thái Lan, Philippin, … cũng đã áp dụng chương

trình đào tạo nghề theo mô đun. Gần đây nhiều nước như New Zealand, Ấn Độ,
Pakistan, Thái Lan, … cũng đưa vào chương trình học chính khóa của các trường
trung học phổ thông chương trình đào tạo nghề theo mô đun.
Chương trình đào tạo nghề theo mô đun được xuất phát từ việc áp dụng
phương pháp phân tích nghề DACUM, đây là phương pháp tiên tiến trong việc xây
dựng chương trình dạy nghề. Năm 1969 DACUM được sử dụng rộng rãi ở nhiều
trường đại học tại Canada, năm 1976 DACUM được tổ chức tại Hoa Kỳ, tháng
12/1982 Hoa Kỳ tiến hành hội thảo về DACUM, tháng 1/1983 hội thảo DACUM
tiến hành tại Venezuela, tháng 11/1983 tiến hành hội thảo DACUM tại Indonesia.
Trong vòng 10 năm từ năm 1976 đến 1985 đã có hơn 125 cuộc hội thảo về
DACUM và hình thành hàng vạn biểu đồ phân tích nghề, trong đó có nhiều nghề
liên quan trực tiếp với công nghệ hiện đại và đang áp dụng để giảng dạy hiện nay.
Bên cạnh đó, trước những năm 1980, Tổ chức lao động quốc tế (gọi tắt là ILO
) đã có ý định xây dựng cho mình một hệ thống đào tạo theo mô đun hoàn chỉnh.
ILO đặt nhiệm vụ “quốc tế hóa” các mô đun đào tạo. Tuy nhiên, do trình độ kỹ
thuật công nghệ mà công cụ lao động ở mỗi nước có sự khác nhau. Cho nên vấn đề
“quốc tế hóa” các tài liệu học tập sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, các đơn vị học
tập cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi nước, còn các nghề đặc thù
phải tự biên soạn giảng dạy chứ không thể theo một nước nào.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, năm 1986 viện nghiên cứu khoa học dạy nghề với sự tài trợ của
UNESCO (Tổ chức Khoa học và Giáo dục quốc tế) đã tổ chức hội thảo về phương
pháp biên soạn nội dung đào tạo nghề, trong đó đề cập đến kinh nghiệm đào tạo
nghề theo mô đun ở một số nước. Đến năm 1990, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức
cuộc hội thảo dưới sự tài trợ của ILO để tìm hiểu khả năng ứng dụng của phương
thức đào tạo nghề theo mô đun ở Việt Nam. Tháng 5/1992 Trung tâm phương tiện
kỹ thuật dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã tổ chức hội thảo về phương pháp tiếp cận
đào tạo nghề theo theo mô đun dưới sự tài trợ của UNDP và sau đó thì các trung

×