Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xây dựng mô hình khoa sư phạm kỹ thuật trường đại học công nghiệp TP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 70 trang )

TÓM TẮT
Nhân loại đang bước vào thế kỷ 21, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá là
điều kiện tiên quyết cho bất kỳ mỗi một quốc gia. Nền kinh tế tri thức đã đem
lại những thời cơ và thách thức nhất đònh cho từng cá nhân cũng như toàn xã
hội. Tuổi thọ của công trình khoa học, phát minh rất ngắn đòi hỏi con người
phải năng động và thích nghi với môi trường mà mình đang sống. Muốn phát
triển mang tính bền vững trong giai đoạn này không cách nào hơn đó là cần
phải đầu tư cho giáo dục:” Giáo dục là của cải nội sinh”.
Nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai
đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết của dân tộc Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải
phát triển đội ngũ lao động có tay nghề. Việc đào tạo lao động có tay nghề cho
những ngành nghề mới, tiếp cận được với các trang thiết bò hiện đại như hiện
nay đó cũng là một vấn đề, một trọng trách cho ngành giáo dục và đào tạo. Đặc
biệt là ngành Sư phạm Kỹ thuật, nơi đào tạo những “chiếc máy cái”. Những
người Thầy giáo để tham gia trực tiếp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
đất nước. Đội ngũ giáo viên kỹ thuật hiện nay đang thiếu và yếu một cách trầm
trọng.
Từ thực tế cho thấy việc “Xây dựng mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật
ở bậc đại học cho các trường đại học kỹ thuật là vấn đề tất yếu”. Mô hình khoa
Sư phạm Kỹ thuật tại trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã
được nghiên cứu và xây dựng trên bốn chương chính như sau:
Trước tiên ở Chương I, người nghiên cứu trình bày một số vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu như: sơ lược về ngành Sư phạm Kỹ thuật, hệ thống
Sư phạm Kỹ thuật ở Việt Nam và trên thế giới, những khái niệm và quan điểm
hiện có cũng như những xu hướng mới của giáo dục trên thế giới có liên quan
đến đề tài.
Tiếp đến ở Chương II, nêu lên sự cần thiết phải thành lập Khoa Sư phạm
Kỹ thuật trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh như: vai trò của
trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng tình hình giáo
viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở các trường thuộc Khối Bộ Công
nghiệp cũng như các trường ở khu vực phía Nam, sự cần thiết của Khoa Sư


phạm Kỹ thuật của trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, những
thuận lợi và những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu.
Chương III là xây dựng mô hình tổ chức Khoa Sư phạm Kỹ thuật của
trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: tên Khoa, cấp quản lý,
chức năng, nhiệm vụ, đào tạo, cơ cấu tổ chức, những điều kiện cấn thiết cho
thành công để xây dựng mô hình Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường đại học Công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Chương IV nêu lên dự kiến hiệu quả kinh tế-xã hội được cụ thể như : lợi
ích kinh tế- xã hội của mô hình Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường đại học Công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, lợi ích đối với trường đại học Công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.
Sau cùng là Kết luận và kiến nghò. Trong luận văn người nghiên cứu nêu
lên được một số kết luận và kiến nghò cụ thể đối với việc xây dựng mô hình
Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của phương pháp mà người nghiên cứu
sử dụng cũng như chất lượng trong nội dung các biểu mẫu điều tra làm công cụ
đắc lực cho người nghiên cứu hoàn thành luận văn. Từ nghiên cứu đã cho thấy
việc xây dựng mô hình Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường đại học Công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp với nhu cầu của xã hội và mang tính khoa
học nhất đònh trong giai đoạn hiện nay.



ABSTRACT

The human is going to the century of 21 (21
st
century), general trend of
integrate and globalize are prerequisite condition for any nation. The economy
of knowledge has brought about chances (opportunity) and challenges for

everyone as well as entire society. The eruption of information technology,
science and technology researches have been applied worldwide
. Longevity of
science projects and invention is very short, require (ask) people to be dynamic
and adapt to environment that they are living. To unshakeable develop
(strongly) in this term, there is only a way, is education investment: “Education
is endogenous wealth”.
The human resources that satisfy the country’s development demand in
present period are an urgent problem of Vietnamese nation. So we have to
develop staff of professional skill labour. The professional skill labour training
for new areas (fields), that can approach modern equipment is also a problem, a
heavy (great) responsibility of education and training area
, particular is a
technology teaching where train “mother machines
”, the teachers will direct
train and develop human resource for a country. The staff of technology
teachers is being lacking and weak seriously.
The fact shows that “Construction the model of technology teacher
training at university level for technology universities is an indispensable
problem”. The technology teaching faculty model of Ho Chi Minh city industry
university has been researched and constructed on
4 main chapter as below:
In chapter I, the researcher present some matter relate to the research
theme such as: introduce
about technology teaching field, the system of
technology teaching in Viet Nam and in the world, existing concepts and points
of view as well as new trends of teaching in the world that concern with the
theme.
In chapter II, the researcher put forward the necessaries of the
technology teaching faculty in Ho Chi Minh city industry university establishing

such as: the role of HCM city industry university, real situation of teachers of
technical secondary schools belong to Ministry of Industry as well as South
area’s schools, advantages and difficulties that affect researching process.
Chapter III is constructing organize model of Technology teaching
faculty, Ho Chi Minh city industry university: the name of the faculty,
management rank, function, task, training, organize structure, necessary
conditions for constructing successfully the model of Technology teaching
faculty, Ho Chi Minh city industry university.
Chapter IV: expected economy-society effectives as: economy-society
benefit of model of Technology teaching faculty, Ho Chi Minh city industry
university, benefit for Ho Chi Minh city industry university.
The last chapter is conclusion and recommendation. In the thesis,
researcher has put forward some specific conclusions and suggestions for
construction of model of Technology teaching faculty, Ho Chi Minh city
industry university. The result of research shows that the suitability of used
method and quality of investigated forms have been an efficient tool that
helped researcher to complete the thesis; and the construction of model of
Technology teaching faculty, Ho Chi Minh city industry university is suitable
with society demand and has fixed scientific element in present period.




MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i

Tóm tắt ii
Mục lục vi
Danh mục bảng biểu ix

Danh mục hình vẽ xi
Chữ viết tắt xii

Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Khách thể, đối tượng và mục đích nghiên cứu 2
3. Các vấn đề nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về hệ thống Sư phạm Kỹ thuật trên thế giới 5
1.2. Sơ lược về hệ thống Sư phạm Kỹ thuật ở Việt Nam 7
1.3. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan 7
1.4. Những khái niệm và quan điểm hiện có liên quan đến đề tài 11
Tóm tắt chương 19
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÀNH LẬP KHOA SPKT
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP-HỒ CHÍ MINH
2.1. Vai trò của trường ĐH CN TP-HCM 20
2.2.Thực trạng tình hình giáo viên dạy nghề, CNKT, THCN, CĐ KT ở
các trường thuộc khối Bộ Công nghiệp và các tỉnh khu vực phía Nam 21
2.3.Sự cần thiết Khoa SPKT của trường ĐHCN TP-HCM 21
2.4. Những thuận lợi 28
2.5. Những khó khăn. 28
Tóm tắt chương 29

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHOA SPKT
TRƯỜNG ĐHCN TP-HCM
3.1. Tên Khoa 30
3.2. Cấp quản lý 31y1

3.3. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa SPKT trường ĐHCN TP-HCM 37
3.3.1. Chức năng 38
3.3.2. Nhiệm vụ 38
3.4. Đào tạo 54
3.4.1. Nhu cầu đào tạo 54
3.4.2. Các loại hình đào tạo 56
3.4.3. Dự kiến ngành đào tạo 56
3.4.4. Quy mô đào tạo 56
3.5. Cơ sở vật chất cho Khoa SPKT trường ĐHCN TP-HCM 54
3.6. Cơ cấu tổ chức của Khoa SPKT trường ĐHCN TP-HCM 54
3.6.1. Mô hình 54
3.6.2. Thư viện 54
3.6.3. Các phòng thí nghiệm 54
3.7. Những điều kiện cần thiết cho thành công xây dựng mô hình Khoa
SPKT trường ĐHCN TP-HCM 54
3.7.1. Đáp ứng được nhu cầu môn học 54
3.7.2. Phương thức tuyển sinh 54
3.7.3. Tổ chức hoạt động 54
3.7.4. Chương trình đào tạo và ngành đào tạo 54
3.7.5. Đội ngũ giáo viên 54
3.7.6. Quan hệ với các Khoa, các trường bạn trong và ngoài nước 54
Tóm tắt chương 67
CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI
4.1. Lợi ích kinh tế- xã hội của mô hình Khoa SPKT trường ĐHCN 30
4.2. Lợi ích đối với trường ĐHCN TPHCM 21
Phần kết luận 68
Tài liệu tham khảo 72
Phụ lục
Phụ lục 1: Quyết đònh thành lập Học viện CNBCVT
Phụ lục 2: Nội dung chương trình đào tạo ngành ĐT-VT

Phụ lục 3: Phiếu điều tra dành cho cựu sinh viên tốt nghiệp ngành ĐT-
VT
Phụ lục 4: Phiếu điều tra dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành ĐT-VT
Phụ lục 5: Phiếu điều tra dành cho các cơ quan sử dụng lao động
Phụ lục 6: Phiếu điều tra dành cho giáo viên giảng dạy chuyên ngành
ĐT-VT
Phụ lục 7: Danh sách các cựu sinh viên tham gia điều tra
Phụ lục 8: Danh sách các cơ quan sử dụng lao động tham gia điều tra
Phụ lục 9: Danh sách các giáo viên tham gia điều tra
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1. Các thành phần của đào tạo nghề trong hệ thống song
hành ở CHLB Đức 5
Bảng 1.2. Sơ đồ cấu trúc quá trình đào tạo GV và GVKT ở trình độ
đại học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở CHLB Đức 7
Bảng 1.3. Pha6n bố nội dung và thời gian học môn GDH nghề nghiệp
và GDH kinh tế trong đào tạo GVKT ở trường ĐH
Hannover 8
Bảng 2.1. Thực trạng GVDN/HS 33
Bảng 2.2. Thực trạng GVTHCN/HS 33
Bảng 2.3. Thực trạng GVCĐ & ĐH/HS 33
Bảng 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khoa SPKT trường ĐHCN TP-HCM 44
Bảng 3.2. Sơ đồ tuyển sinh Khoa SPKT trường ĐHCN TPHCM 46
Bảng 3.3. Bảng khối lượng NV SPKT của các trường SPKT tại Việt
Nam 48
Bảng 3.4. Bảng khối lượng NV SPKT của các trường SPKT trên thế
giới 49
Bảng 3.5. Bảng khối lượng NV SPKT của Khoa SPKT trường ĐHCN

TP-HCM 50
Bảng 3.6. Chương trình bồi dưỡng NVSP Bậc I 55
Bảng 3.7. Chương trình bồi dưỡng NVSP Bậc II 55-56
Bảng 3.8. Bảng danh sách giáo viên Khoa SPKT trường ĐHCN TP-
HCM 56-57








DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 2.1. Biểu đồ thống kê về số lượng GVKT-DN qua điều tra 33
Hình 2.2. Biểu đồ thống kê về chuyên môn và NVSP của GVKT-DN
qua điều tra 34
Hình 3.1. Biểu đồ thống kê tỉ lệ chương trình đào tạo NVSP của
GVKT-DN qua điều tra các giáo viên 48
Hình 3.2. Biểu đồ thống kê tỉ lệ chương trình đào tạo NVSP của
GVKT-DN qua điều tra các nhà cán bộ quản lý giáo dục 49




















CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ & ĐH: Cao đẳng và Đại học
CHLB: Cộng hoà liên Bang
CNKT: Công nhân kỹ thuật
CNTPSH & MT: Công nghệ thực phẩm sinh học và môi trường
CN & TM: Công nghiệp và thương mại
CQ: Cơ quan
CUVL: Cung ứng việc làm
DN: Dạy nghề
ĐHCN: Đại học Công nghiệp
ĐVHT: đơn vò học trình
GD: Giáo dục
GDH: Giáo dục học
GDH KT: Giáo dục học Kỹ thuật
GDH NN: Giáo dục học Nghề nghiệp
GV: Giáo viên
GVKT-DN: Giáo viên Kỹ thuật-Dạy nghề

GVDN: Giáo viên dạy nghề
GTCC: Giao thông công chánh
HS: Học sinh
KT: Kỹ thuật
KTCM: Kỹ thuật chuyên môn
PP: Phương pháp
PPGD: Phương pháp giảng dạy
QLGD: Quản lý giáo dục
QTĐT: Quá trình đào tạo
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NN: Nghề nghiệp
SPKT: Sư phạm Kỹ thuật
THCN: Trung học chuyên nghiệp
THKTCNTP: Trung học kỹ thuật Công nghiệp thành phố
TLH: Tâm lý học
THNV: Trung học Nghiệp vụ
TN PTTH: Tốt nghiệp Phổ thông Trung học
TTSP: Thực tập Sư phạm
XHH: Xã hội học


Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghóa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian từ nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng đònh: “Cùng với khoa học- công nghệ,

giáo dục và đào tạo phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Phát triển nguồn nhân
lực là nhiệm vụ hàng đầu và là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta trong thời kỳ CNH
& HĐH.”
Trong chỉ thò của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn
ngành trong năm học 2004-2005 số 25/2004/CT-BGD&ĐT đã nêu:” … Các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần chủ động xây dựng đội
ngũ giảng viên, giáo viên, nhanh chóng khắc phục sự hẫng hụt đội ngũ…”.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đội ngũ giáo viên của các trường dạy
nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, trong tài liệu bổ sung về
tình hình giáo dục (đã gửi cho các vò đại biểu quốc hội tháng 10 năm 2004), Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, giải
pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và đại học từ nay đến năm 2010:” Chú
trọng đầu tư xây dựng các trường đào tạo giáo viên dạy nghề ở bậc đại học, các
trường dạy nghề trọng điểm ở các vùng kinh tế trọng điểm”.
Cùng với xu thế chung của đất nước Bộ Công nghiệp cũng đã xây dựng
chiến lược phát triển đến năm 2010 với các mục tiêu, đònh hướng đến năm 2020
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu chiến
lược đó, chúng ta cần phải tiến hành giải quyết nhiều vấn đề, trong đó nhiệm vụ
chuẩn bò nhân lực mà đặc biệt là vấn đề đào tạo nhân lực phục vụ phát triển
công nghiệp là rất quan trọng và cấp bách. Các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ
Công nghiệp cũng phải góp phần cung cấp đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật
viên và kỹ sư chất lượng với mức chi phí hợp lý và cạnh tranh.
Trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một trường
trọng điểm của Bộ Công nghiệp ở khu vực phía Nam, đònh hướng của trường là
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 2
sẽ phấn đấu trở thành trường Đại học Công nghiệp mang tầm của khu vực. Mục
tiêu đào tạo của nhà trường là đa ngành, đa nghề và đa bậc học như vậy đòi hỏi
phải có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng sư phạm cũng

như phương pháp giảng dạy mới. Để đáp ứng nhu cầu trên, nhà trường đang
hướng đến việc mở khoa Sư phạm Kỹ thuật nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên dạy
nghề, dạy kỹ thuật, cán bộ quản lý giáo dục đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy cho trường và các trường thuộc khối
Bộ Công nghiệp.
Với những lý do vừa phân tích trên, người nghiên cứu đã lựa chọn đề
tài:”Xây dựng mô hình khoa Sư phạm Kỹ thuật trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu.
2. ĐỐI TƯNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Mô hình khoa Sư phạm kỹ thuật
trong trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài: Trường Đại học Công nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học và cao đẳng có Khoa, Tổ Bộ môn Sư
phạm Kỹ thuật và một số trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề,
công nhân kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Xây dựng mô hình Khoa Sư phạm Kỹ thuật tại trường Đại học Công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng mô hình Khoa Sư phạm
Kỹ thuật trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Sự cần thiết của việc thành lập Khoa Sư phạm Kỹ thuật tại trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
4.3 Xây dựng mô hình Khoa Sư phạm Kỹ thuật tại trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
4.4 Dự kiến hiệu quả kinh tế- xã hội khi thành lập Khoa Sư phạm Kỹ
thuật tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên người nghiên cứu chỉ nghiên cứu ở
mức độ thiết kế mô hình Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường Đại học Công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu.
6.2 Thu thập thông tin và quan sát ở các khoa và tổ bộ môn Sư phạm Kỹ thuật
của một số trường Đại học khu vực phía Nam như:
- Khoa Sư phạm kỹ thuật trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp-HCM
- Khoa Sư phạm kỹ thuật công nghiệp - Đại học Sư phạm Đồng Tháp
- Tổ bộ môn Sư Phạm kỹ thuật trường Đại học Nông Lâm Tp-HCM
- Tổ bộ môn Sư Phạm kỹ thuật trường Đại học Bách khoa Tp-HCM
- Tổ bộ môn Kỹ thuật trường Đại học Sư phạm Tp- HCM
- Một số trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng & đại học
thuộc và không thuộc Bộ Công nghiệp trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh phía Nam.
6.3. Phỏng vấn trực tiếp:
- Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, các Tổ trưởng các tổ Bộ môn.
- Các chuyên gia trong ngành giáo dục.
- Ban giám hiệu, trưởng các phòng ban một số trường thuộc Bộ Công
nghiệp trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6.4 Điều tra bằng phiếu hỏi và thống kê số lượng và chất lượng giáo viên:
- Các giáo viên đang giảng dạy ở các trường Dạy nghề, Công nhân Kỹ
thuật, Trung học Chuyên nghiệp và Cao đẳng kỹ thuật thuộc và không trực
thuộc khối Bộ Công nghiệp.
- Các chuyên gia trong ngành giáo dục, Ban giám hiệu, trưởng các phòng
ban trong các trường Đại học, dạy nghề.
7. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
1. Khoa Sư phạm kỹ thuật trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp-HCM.
2. Khoa SPKT Công nghiệp trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp.

3. Tổ bộ môn Sư Phạm kỹ thuật trường Đại học Bách Khoa Tp-HCM.
4. Tổ bộ môn Sư Phạm kỹ thuật trường Đại học Nông Lâm Tp-HCM.
5. Tổ bộ môn Kỹ thuật trường Đại học Sư phạm Tp-HCM.
6. Ban giám hiệu, trưởng các phòng ban một số trường Dạy nghề, Công
nhân Kỹ thuật, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng kỹ thuật thuộc và không
thuộc Khối Bộ Công nghiệp trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh và khu vực
phía Nam.
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. SƠ LƯC VỀ HỆ THỐNG SPKT TRÊN THẾ GIỚI:
1.1.1.Cộng hoà Liên Bang Đức:
CHLB Đức đào tạo nghề theo hệ thống kép (Dual system). Hệ thống
đào tạo nghề song hành của Đức theo Bảng 1.1 sau:

STT
Các thành phần
của đào tạo nghề
Hệ thống song hành
1
Cơ sở đào tạo
( nơi học)
Xí nghiệp đào tạo
Trường dạy nghề
2
Người dạy

Hướng dẫn viên tay nghề
( theo quy chế đào tạo)
GVDN ( theo quy chế đào
tạo và thi cử GVDN)
3
Người học
Người cần được đào tạo của
xí nghiệp
Học sinh học nghề
4
Văn bản quy đònh
về đào tạo
Chương trình đào tạo khung
Kế hoạch dạy học khung
5
Nguyên tắc lý
luận dạy học chủ
yếu
Đònh hướng quá trình lao
động
Đònh hướng nội dung
khoá học
6
Giám sát
Các CQ của Phòng CN &
TM( Liên bang và các Bang)
Chính phủ các Bang
7
Lập kế hoạch
Các ngành kinh tế

Chính phủ các Bang
8
Cấp kinh phí đào
tạo
Doanh nghiệp
Lấy từ ngân sách Nhà
nước
9
Quản lý
Liên bang
Các Bang

Bảng 1.1 Các thành phần của Đào tạo nghề trong hệ thống song hành của CHLB
Đức
CHLB Đức là một trong những quốc gia có truyền thống, nhiều kinh
nghiệm cũng như uy tín trong việc đào tạo ban đầu/ tiền nhiệm đội ngũ giáo
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 5
viên nói chung và đặc biệt là giáo viên kỹ thuật nói riêng rất bài bản và đạt chất
lượng rất cao trên thế giới. Với quy mô trên 46 trường đại học có Khoa/ Viện
SPKT đào tạo các loại giáo viên cho các trường trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề. Chủ yếu họ đào tạo những chuyên ngành như: Kỹ thuật xây dựng, Kỹ
thuật chế biến gỗ, Chăm sóc cơ thể, Hóa, Lý, Sinh, Kỹ thuật điện, Dinh dưỡng
và Kinh tế gia đình, Kỹ thuật màu và Trang trí, Y tế, Kỹ thuật in, Nông nghiệp,
Cơ khí, Giáo dục xã hội, Kỹ thuật Dệt và May mặc, Kinh tế và Quản trò. Họ có
mô hình đào tạo giáo vên kỹ thuật dạy nghề thống nhất trên toàn quốc. Tất cả
giáo viên dạy lý thuyết kể cả ở các trường dạy nghề đều được đào tạo ở trình độ
đại học theo quy chế đào tạo và thi lấy bằng giáo viên dạy nghề cấp quốc gia.
Những sinh viên muốn vào học Sư phạm Kỹ thuật ở các trường đại học về
nguyên tắc phải đảm bảo có hai điều kiện cơ bản:

- Có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp của một loại hình đào
tạo được công nhận là đủ khả năng vào đại học.
- Đã qua đào tạo nghề hoặc có giấy xác nhận đã qua tối thiểu 13 tuần
thực tập nghề ở xí nghiệp và cam kết tiếp tục đi thực tập nghề ở xí nghiệp trong
suốt thời gian học ở đại học cho đủ 52 tuần mới đủ tư cách dự thi quốc gia lần 1.
Thời gian đào tạo ở trường đại học là 4,5 năm hoặc là 9 học kỳ. Nhưng
sau kỳ thi quốc gia lần I, giáo sinh phải đi tập sự tại các trường trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề 2 năm. Khi kết thúc 2 năm tập sự, giáo sinh phải thi quốc gia
lần thứ II rồi mới được công nhận danh hiệu giáo viên dạy nghề ở trình độ đại
học. Mô hình đào tạo của họ là: đã qua đào tạo nghề nghiệp hoặc đã qua thực
tập nghề ở xí nghiệp (có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học) cộng với 4,5 năm
học đại học, cộng 2 năm tập sự ở trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề rồi
mới trở thành giáo viên kỹ thuật, dạy nghề. Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật
dạy nghề thống nhất đó được khái quát ở Bảng 1.2 sau:



Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 6

Bảng 1.2 : Sơ đồ cấu trúc quá trình đào tạo giáo viên và giáo viên kỹ thuật ở
trình độ đại học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở CHLB Đức.
1. Thực tập Sư phạm lần 1 (3 tuần) do Khoa SPKT phụ trách.
2. Thực tập Sư phạm lần 2 (3+2 tuần) do các Khoa chuyên ngành và Bộ
môn phụ trách.
3. Môn Giáo dục học nghề nghiệp và Giáo dục học Kinh tế 30 đvht được
phân bổ 16 đvht ở giai đoạn đào tạo cơ bản và 14 đvht ở giai đoạn đào tạo chính.
Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật và dạy nghề ở đại học Hannover thì
riêng môn giáo dục học nghề nghiệp và giáo dục học kinh tế thì được tổ chức
thực hiện ở Bảng 1.3 :

Đã qua đào tạo nghề nghiệp( TN PTTH)
hoặc đã qua thực tập nghề tại xí nghòêp
( tối thiểu phải có 13 tuần)
Điều kiện vào trường đại học
Sư phạm Kỹ thuật
Giai đoạn đào tạo
cơ bản 2 năm
Các môn chung:
Khoa học cơ bản,
Kỹ thuật cơ sở
Giáo dục học
nghề nghiệp và
giáo dục học KT
16 đvht
Thực tập SP lần 1
(3 tuần)
Giai đoạn đào tạo
chính 2,5 năm
Chuyên ngành
(80 đvht)
Thực tập SP lần 2
( 3 tuần)
Giáo dục học
nghề nghiệp và
Giáo dục học KT
14 đvht
Môn dạy
( 52 đvht)
Thực tập SP lần 2
( 2 tuần)

Thi giữa khoá học
Phải đủ 52 tuần thực tập nghề mới được dự thi quốc gia lần 1
THI QUỐC GIA LẦN I
Tập sự 2 năm tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp
THI QUỐC GIA LẦN II
Giảng dạy ở cơ sở GD nghề
nghiệp
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 7
Giai đoạn đào tạo chính 14 đvht

Bảng 1.3: Phân bố nội dung và thời gian học môn giáo dục học nghề nghiệp và
giáo dục học kinh tế trong đào tạo GVKT ở trường Đại học Hannover, CHLB Đức
1.1.2. Mỹ:
Đội ngũ giáo viên kỹ thuật, dạy nghề trong các trường cộng đồng ở Mỹ
được chuẩn bò và tuyển dụng rất nghiêm túc so với một số nước khác trên thế
giới. Đầu thế kỷ 20, họ đã có những đạo luật liên quan đến chương trình giáo
dục nghề
nghiệp như luật Smith Hughes năm 1917 hay đặc biệt là đạo luật
Perkins II, III ra đời nhằm chấn chỉnh công tác giáo dục đào tạo nghề nghiệp.
Nhưng vào thập niên 90 do sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật,
Chuẩn bò cho thi quốc gia lần 1( trong phần GDH NN
và GDH KT, trong chuyên ngành hay môn dạy)

Học kỳ 9

4 tháng

Học kỳ 8


Học kỳ 5

Học kỳ 6

Học kỳ 7
Các buổi học đặc biệt, các buổi học không phụ thuộc
ngành nghề (tự chọn)
Các chức năng và cấu trúc của đào tạo nghề nghiệp
( tự chọn bắt buộc).
Lý luận dạy học nghề nghiệp
Cơ sở TLH và XHH của tư duy và hành động trong
GDH nghề nghiệp và GDH kinh tế ( tự chọn bắt buộc)
Lý luận và PP nghiên cứu đònh tính và đònh lượng

2 đvht
2 đvht

2 đvht
2 đvht

2 đvht
Các chức năng và cấu trúc của đào tạo nghề nghiệp
( tự chọn bắt buộc)
Lý luận và PP nghiên cứu đònh tính và đònh lượng
2 đvht

2 đvht
THI GIỮA KHOÁ HỌC
Giai đoạn đào tạo cơ bản 16 đvht
Học kỳ 4

Lý luận dạy học nghề nghiệp
4 đvht
Học kỳ 3-4
Học kỳ 3
Học kỳ 1
Học kỳ 2
Thực tập SP ở trường lần 1
Chuẩn bò thực tập ở trường ( bắt buộc)
Cơ sở TLH & XHH của TD & hành động SP(bắt buộc)
Các chức năng và cấu trúc của đào tạo NN ( bắt buộc)
Nhập môn GDH NN và GDH Kinh tế ( bắt buộc)
Nhập mộn/Hướng dẫn thực hành (tự chọn)
3 tuần
2 đvht
2 đvht
4 đvht
2 đvht
2 đvht
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 8
vấn đề nảy sinh là một số trường Sư phạm Kỹ thuật có chương trình đào tạo
theo lối truyền thống, đào tạo chuyên sâu về một lónh vực nào đó đã gặp phải
không ít khó khăn trong vấn đề tuyển sinh. Chính vì thế mà hơn 10% chương
trình đào tạo phải ngưng hoạt động và số lượng sinh viên vào học các trường
đại học Sư phạm Kỹ thuật bò giảm đi. Vì
sự đơn điệu của ngành học không phù
hợp với nhu cầu thực tiễn, trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 nhu
cầu của xã hội Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đòi hỏi người lao động mà
nhất là giáo viên kỹ thuật, dạy nghề phải đào tạo cho học sinh, sinh viên của
mình hiểu biết rộng về một số lónh vực có những kỹ năng về kỹ thuật cũng như

kỹ năng quan hệ người với người để đáp ứng được những nhu cầu thực tế. Từ
đó, các chuyên gia cải cách giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp Mỹ đã đưa ra những
phương án đổi mới đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp như thay đổi trong
việc tuyển dụng, đào tạo và cấp chứng chỉ cho giáo viên; công tác tuyển sinh
cho các khóa đào tạo giáo viên trong giai đoạn này cũng có những yêu cầu rất
cao và chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt. Theo nghiên cứu của
Lynch(1991) thì ở Mỹ có 428 trường chuyên nghiệp và đại học tham gia đào
tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp. Chiếm gần 1/3 trong tổng số các trường
chuyên nghiệp và đại học ở Mỹ. Riêng về đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề
nghiệp cho ngành công nghệ có đến 176 chương trình.
Trước lúc cải cách, giáo dục nghề nghiệp được nhìn nhận như là một hệ
thống tách biệt với giáo dục nhằm thoả mãn nhu cầu lao động của quốc gia bằng
cách đào tạo học sinh ở trình độ công nhân với những nghề chuyên sâu. Nhưng
đến 1988 Tozer và Nelson đưa ra quan điểm đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên
nghề nghiệp tạo cho học sinh, sinh viên có những kỹ năng cao nhằm đáp ứng
được thay đổi to lớn tại nơi làm việc nhờ ứng dụng công nghệ mới. Trong hai
thập kỷ qua, ở Mỹ người ta đã quan tâm nhiều và đã tiến hành cải cách nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc chuẩn bò đội ngũ giáo viên kỹ thuật
nghề nghiệp. Nhiều vấn đề được nhấn mạnh, đặc biệt là vấn đề đào tạo giáo
viên đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng cao của các nhóm dân cư thiểu số, có
hoàn cảnh khó khăn, vấn đề về chương trình đào tạo mới, phương pháp dạy học
mới, phương pháp đánh giá kết quả học tập mới. Đến 1997, Lynch đã đưa ra các
nguyên tắc làm những cơ sở cho các khoá đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề
nghiệp như:
o Giáo viên phải là người tạo cơ hội cho học sinh và sự phát triển nghề
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 9
nghiệp của họ như là những người học suốt đời.
o Giáo viên sử dụng chương trình đào tạo và các kỹ thuật dạy học để tích
hợp lý thuyết và thực hành, giáo dục hàn lâm và đào tạo nhân lực, giáo dục

chuyên nghiệp và những vấn đề chuyên môn, lý thuyết học tập và chuẩn bò nguồn
nhân lực.
o Giáo viên hiểu biết về triết lý và việc thực hiện có hiệu quả việc chuẩn
bò và phát triển nguồn nhân lực.
o Giáo viên vận dụng sư phạm năng động dựa trên lý luận và thực tiễn học
tập.
o Giáo viên là đối tác trong cộng đồng học tập thông qua đó mà tạo nên
sự hợp tác các quá trình dân chủ cho sinh viên.
o Chương trình phải thay đổi và đònh hướng vào sự thay đổi.
o Chương trình được xây dựng bao gồm các thành tố như giáo dục hàn
lâm, các vấn đề có liên quan đến chỗ làm việc, công nghệ, giáo dục chuyên
nghiệp và thực hành.
o Các trường cao đẳng và đại học cung cấp các nguồn lực phù hợp để
đảm bảo bền vững các chương trình với chất lượng cao.
o Các giáo viên lý thuyết cũng như thực hành cần xem việc đào tạo và
chuẩn bò đội ngũ giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp là ưu tiên số một.
Mô hình chương trình đào tạo giáo viên (Lynch 1997) dựa vào công việc
gồm các thành phần sau:
- Đánh giá kết quả học tập.
- Chương trình khung (giáo dục phổ thông, giáo dục phần cứng chung và
phần giáo dục nghề chuyên sâu và các quá trình chuẩn bò nhân lực. Kiến thức về
người học, giáo dục học, công nghệ dạy học, giáo dục chuyên nghiệp, kinh
nghiệm nghề nghiệp và các kinh nghiệm ứng xử giáo dục).
- Các tiêu chuẩn về kiến thức và kinh nghiệm.
- Các nguyên tắc của việc đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp.
- Những cơ sở triết lý (quan điểm thực dụng, quan điểm về sự tiến bộ,
quan điểm cấu trúc-thiết kế).
Nhu cầu phát triển nghề nghiệp suốt đời cho giáo viên kỹ thuật nghề
nghiệp là một vấn đề khác cần được quan tâm trong việc cải cách đào tạo giáo
viên. Nhiều người đặc biệt chú trọng đến việc phát triển hệ thống phương tiện

Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 10
không truyền thống để đào tạo từ xa nhằm giải quyết vấn đề cập nhật kiến thức
cũng như nghiệp vụ chuyên môn và sư phạm cho giáo viên.
Ngoài ra ở Mỹ người ta cũng đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp theo
dạng môđun, họ xây dựng bộ môđun đào tạo giáo viên dựa trên sự thực hiện
(Performance Based Teachers’ Education Modules- PBTE Modules) do hiệp hội
về các tài liệu dạy học nghề nghiệp của My (American Association for
Vocational Instructional Materials) và trung tâm nghiên cứu về giáo dục nghề
nghiệp quốc gia (The National Center for Research in Vocational Education) tại
trường đại học Ohio cùng thực hiện.
1.1.3. Úc:
Vấn đề đào tạo giáo viên kỹ thuật của Australia rất quy củ, được thực
hiện một cách rộng rãi, đa dạng. Có nhiều dạng đào tạo như:
o Đào tạo giáo viên kỹ thuật các ngành Sư phạm Kỹ thuật (Technology
Education), Sư phạm người lớn và nghề (Adult and Vocational Education) của
Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường đại học Monash.
o Đào tạo giáo viên kỹ thuật cấp hai bằng (Combined/ Double Degree)
của Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường đại học Newcastle. Sinh viên tốt nghiệp
khoa này được cấp hai bằng cử nhân dạy học/ cử nhân thiết kế và công nghệ
(Bachelor of Teaching/Bachelor of Design and Technology). Đặc biệt là thời
gian đào tạo chỉ có 4 năm và đối tượng tuyển sinh lại là học sinh tốt nghiệp
Trung học Phổ thông vì có cấu trúc song song và tích hợp nội dung.
o Khoa Sư phạm Kỹ thuật tại trường đại học Melbourne có các mô hình
đào tạo giáo viên kỹ thuật chủ yếu cho các trường nghề. Khoá đào tạo 2 năm,
học sinh tốt nghiệp có bằng Diploma giáo dục và đào tạo (Diploma of Education
and Training) và khoá đào tạo 3 năm lấy bằng cử nhân giáo dục và đào tạo
(Bachelor of Education and training). Đối tượng tuyển sinh là học sinh học hết
lớp 12 hoặc tương đương cộng thêm ít nhất một năm làm việc thực tế trong
ngành nghề mà mình theo học.

o Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường đại học Sydney có mô hình đào tạo
giáo viên kỹ thuật và dạy nghề khác hẳn các nơi khác. Họ đào tạo lấy bằng cử
nhân giáo dục dành cho giáo dục người lớn (Bachelor of Education in Adult
Education) với thời gian đào tạo 3 năm. Đặc biệt nếu chuyên sâu vào phần dạy
nghề chỉ cần 2 năm. Điều kiện xét tuyển là đã có trình độ nghề nghiệp phù hợp
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 11
và 5 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp.
Ở Australia, phần lớn đội ngũ giáo viên dạy nghề được tuyển chọn từ các
lónh vực công nghiệp vì họ có trình độ nghề và kinh nghiệm sản xuất. Những
giáo viên mà chưa qua đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề thì phải học chuẩn
hóa (thời gian học 2 năm nhưng nếu học viên nào có thời gian học tập trung 22
giờ/ tuần thì khoá học chỉ 1 năm).
1.1.4. Cộng hoà Pháp, Anh và Liên xô cũ:
Cộng hoà Pháp là nước có hệ thống Sư phạm Kỹ thuật khá điển hình, từ
năm 1966 chính phủ Pháp đã thành lập viện Đại học Công nghệ với quy mô trên
60.000 sinh viên phân bố khắp cả nước và đào tạo 18 ngành nghề khác nhau như
Y tế, Thương nghiệp, Xây dựng, Giao thông, Kỹ thuật Công nghệ….
Ở Anh đầu những năm 1970 có 30 trường đào tạo về Sư phạm Kỹ thuật
với trên 150000 sinh viên và chiếm tới 1/3 tổng số sinh viên cả nước.
Ở û nước Liên xô cũ cũng phát triển rất mạnh về loại hình đào tạo này.
1.1.5. Các nước Đông Nam Á:
* Philipine :
Giáo viên kỹ thuật đào tạo ban đầu (tiền nhiệm) trong 4 năm ở trường đại
học Sư phạm Kỹ thuật, 5 năm ở các trường đại học kỹ thuật còn giáo viên chỉ để
dạy thực hành được đào tạo 3 năm. Họ chủ yếu đào tạo ở các môn như: những
vấn đề cơ bản trong giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, những người trẻ tuổi đi học
kỹ thuật nghề nghiệp, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, những cơ sở
pháp lý của giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Tất cả các môn này đều có thời
lượng từ 100 đến 200 giờ. Giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp ở Philippine được

phân làm 4 loại sau:
 Giáo viên thực hành kỹ thuật ở trường cấp 1 và 2.
 Giáo viên thực hành kỹ thuật ở trường cấp 3 và trường nghề.
 Giáo viên dạy lý thuyết và thực hành ở các trường cao đẳng, đại
học.
 Giáo viên khoa học kỹ thuật ứng dụng.
* Indonesia:
Giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp ở đây được đào tạo ở các trường cao đẳng
Sư phạm Kỹ thuật. Đối tượng tuyển sinh phần lớn là học sinh tốt nghiệp phổ
thông trung học nhưng có chọn lọc, chỉ tuyển vài học sinh ưu tú ở mỗi trường. Từ
1980 có các khoá đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp khi tốùt nghiệp cấp
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 12
bằng Diploma. Riêng trung tâm bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp
Bangdung có các khoá đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp
trong 6 học kỳ, trong đó những học kỳ chẵn được tổ chức tại trường mà giáo viên
đó đang công tác.
* Malaysia:
Giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp được đào tạo ở các trường cao đẳng với
sự phân bố thời gian 40% lý thuyết và 60% thực hành trong đó có 17 tuần thực
tập tại xí nghiệp, 14 tuần thực tập sư phạm.
1.2. SƠ LƯC VỀ HỆ THỐNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM:
Hệ thống sư phạm kỹ thuật thực hiện chức năng chính là đào tạo đội ngũ
giáo viên kỹ thuật và dạy nghề để đáp ứng nhu cầu về giáo dục kỹ thuật và
nghề nghiệp của xã hội.
1.2.1. Vò trí, vai trò của giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp:
Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp là một bộ phận hữu cơ của hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực tiếp thuộc ngành giáo dục chuyên
nghiệp. Nó có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ tri thức và người lao động có nghề
nghiệp với những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cần thiết. Nó có

quan hệ với giáo dục phổ thông để tạo cho con người những khả năng hoàn thiện
và phát triển về nhân cách, năng động, sáng tạo biết thích nghi với mọi biến
động của môi trường. Điều đó cũng cho thấy giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp
cũng chính là giáo dục con người có văn hoá và mang tính nhân bản. Mặt khác
giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp không chỉ giới hạn ở chỗ chỉ cung cấp kiến
thức mà đặc biệt quan trọng là chuẩn bò cho người học tham gia tích cực vào
cuộc sống bằng chính những hiểu biết, những kỹ năng về sản xuất, về sử dụng
các công cụ lao động, thực hiện được các thao tác cũng như vận hành và xử lý
được các quy trình công nghệ, kể cả những hiểu biết về những mức độ khó khăn
hay những nguy cơ cũng như thuận lợi trong môi trường mà họ đang sống. Trong
thực tế còn tuỳ thuộc vào trình độ công nghệ, các kiến thức cần được người lao
động thể hiện bằng những kỹ năng, kỹ xảo, đó chính là một điều kiện tiên quyết
và thiết yếu để tạo nên những nét đặc trưng của các sản phẩm có chất lượng. Vì
thế mà giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp có nét nổi bật đó là không chỉ tạo nên
kiến thức, mà điều quan trọng ở đây là người học biết sử dụng những kiến thức
đã học đó tức là đạt được mục tiêu cơ bản của quá trình giáo dục kỹ thuật và
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 13
nghề nghiệp. Như vậy có thể nói giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp là điều kiện
đầu tiên cho sự phát triển đối với người lao động, nhờ đó mà chúng ta mới có thể
giúp cho người lao động hoà nhập vào thời đại công nghệ tiến bộ, thời kỳ mà cả
thế giới đang bắt đầu bước vào nền kinh tế tri thức, xã hội loài người chuyển từ
nền văn minh công nghiệp sang một nền văn minh mới đó là nền văn minh trí
tuệ.
1.2.2. Các hình thức giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp:
Tại Việt Nam, dựa trên thực tế có thể phân biệt các hình thức giáo
dục kỹ thuật và nghề nghiệp như sau:
- Giáo dục kỹ thuật là hệ thống các biện pháp và công cụ của nhà
trường tác động lên học sinh-sinh viên để hình thành các nhận thức tổng quát về
nhân văn, kỹ thuật nghiệp vụ, có kỹ năng thực hành và thực hiện được các quy

trình công nghệ trong lónh vực chuyên môn được đào tạo. Giáo dục kỹ thuật
nhằm đào tạo cán bộ chuyên môn cho các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp,
thương nghiệp cũng như dòch vụ từ trung cấp đến cao đẳng và đại học.
- Giáo dục nghề nghiệp là quá trình giáo dục nhằm đào tạo học
sinh thành công nhân lành nghề, có năng lực và phẩm chất cần thiết để lao động
với năng suất cao trong chuyên môn đào tạo tức là cần có kiến thức tổng quát,
có kỹ năng kỹ xảo trong lónh vực chuyên môn ngành nghề lựa chọn với kiến
thức lý thuyết cơ bản có liên quan. Giáo dục nghề nghiệp nhằm cung cấp nhân
lực có kỹ thuật cho các ngành nghề với trình độ trung học trở lên. Trong loại
hình này trọng tâm là học thực hành (chiếm 75% thời gian). Có thể tổ chức
giảng dạy ở nhà trường hoặc ngoài trường như tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề
thậm chí tại các hộ gia đình cho học sinh hay người lớn.
- Giáo dục kỹ thuật tổng hợp là chương trình giáo dục dành cho
học sinh trung học nhằm hình thành ở họ những khái niệm ban đầu về công
nghệ, những nguyên lý cơ bản của quá trình sản xuất, làm quen với các công cụ
lao động tạo cho họ ham thích lao động và quen dần với tác phong công nghiệp
trong lao động. Chương trình giáo dục kỹ thuật tổng hợp nhằm thăm dò, đònh
hướng và tạo thói quen nghề nghiệp hơn là dạy cho học sinh thông thạo một
nghề xác đònh. Với những kiến thức ban đầu đủ đảm bảo cho họ không bỡ ngỡ
khi rời trường phổ thông để dễ dàng xác đònh nghề nghiệp và bước vào cuộc
sống lao động trong tương lai. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp đang ở xu thế phát
triển đa dạng, có thể từ đây hình thành một hình thức giáo dục mới đó là giáo
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 14
dục hướng nghiệp. Đây là hình thức kết hợp tác động giữa nhà trường, gia đình
và xã hội nhằm đònh hướng, tư vấn và chuẩn bò cho thế hệ trẻ đi vào các ngành
nghề mà xã hội cần, đồng thời phù hợp với năng lực riêng của mỗi cá nhân
người học. Hướng nghiệp tốt sẽ tạo điều kiện cho học sinh học nghề đúng, sẽ sử
dụng hợp lý tiềm năng lao động của xã hội. Hướng nghiệp còn tạo ra sự phân
công lao động xã hội và hình thành nhu cầu lao động xã hội đúng đắn, góp phần

tạo tâm lý tích cực cho học sinh để họ sẵn sàng đi vào lao động sản xuất, chọn
ngành nghề phù hợp, ổn đònh được lưu lượng lao động, hạn chế hiện tượng thay
đổi nghề tránh tạo sự lãng phí cho xã hội như đào tạo lại. Giáo dục hướng
nghiệp có thể tổ chức trong hoặc ngoài nhà trường, đặc biệt ở các cơ quan
chuyên trách về hướng nghiệp như các trung tâm tư vấn hướng nghiệp. Điều này
cho thấy công tác hướng nghiệp chỉ đạt được hiệu quả khi nhà trường phổ thông
tiến hành tốt giáo dục kỹ thuật tổng hợp và các hoạt động ngoài nhà trường góp
phần làm thể hiện rõ thiên hướng, sở trường, năng lực của mỗi học sinh.
Với các hình thức giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp trên ta cần góp phần
khắc phục trở ngại lớn trong tâm lý xã hội và nhất là các bậc phụ huynh coi
thường việc học nghề, coi lao động chân tay là công việc chỉ giành cho những
người thấp kém. Để có được quan niệm đúng đắn về các loạïi hình lao động điều
quan trọng ở đây là làm sao thấy được tầm quan trọng của loại hình đào tạo ra
những người có khả năng tham gia quá trình giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp cho
người khác.
1.2.3. Phân loại giáo viên kỹ thuật dạy nghề:
Dựa trên các hình thức đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp mà ta có đội ngũ
giáo viên kỹ thuật dạy nghề tương ứng sau:
- Giáo viên kỹ thuật có nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết và thực
hành các môn kỹ thuật tổng quát và chuyên ngành ở các trường cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Giáo viên kỹ thuật có thể làm trưởng
xưởng, trưởng phòng thí nghiệm, giảng dạy thực hành và làm công tác ở phòng
thí nghiệm như một thí nghiệm viên và có thể dạy thực hành ở trường đại học.
Giáo viên kỹ thuật được đào tạo ở bậc đại học từ 1976-1993 ở Việt Nam được
gọi là kỹ sư giáo dục. Từ năm 1993 đến nay, sau khi tốt nghiệp đại học Sư phạm
Kỹ thuật sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp đại học (kỹ sư) và chứng chỉ sư
phạm bậc 2 (giáo viên kỹ thuật).
- Giáo viên chuyên nghiệp giáo viên dạy lý thuyết và thực hành ở
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 15

các trường chuyên nghiệp (phi công nghiệp) như ngân hàng, kế toán, dòch vụ,
thủ công mỹ nghệ , nếu được đào tạo ở bậc đại học, được gọi là cử nhân giáo
dục. Ở Việt Nam chưa có loại hình đào tạo này nhưng được khắc phục bằng cách
là mở các khoá bồi dưỡng sư phạm bậc 1 và bậc 2 cho các cử nhân, thợ cả.
- Giáo viên dạy nghề được đào tạo ở bậc trung học (từ 1998 là bậc
cao đẳng) giỏi thực hành, thông thạo thao tác nghề nghiệp có nhiệm vụ dạy lý
thuyết nghề và thực hành nghề và hướng nghiệp cho các cơ sở đào tạo nghề của
nhà nước và tư nhân. Đội ngũ giáo viên này nếu được đào tạo ở bậc cao đẳng thì
gọi là kỹ sư dạy nghề. Đặc biệt đội ngũ đốc công, thợ cả trong xí nghiệp có trách
nhiệm hướng dẫn, rèn luyện tay nghề cho công nhân, thợ học việc hay học sinh
thực tập tốt nghiệp cũng được công nhận là giáo viên dạy nghề nếu họ được
tham gia qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Giáo viên kỹ thuật tổng hợp dạy lý thuyết và thực hành các
môn kỹ thuật tổng hợp ở các trường sư phạm và các trường phổ thông. Họ có thể
được gọi là giáo viên kỹ thuật hoặc giáo viên dạy nghề.
Với các loại hình giáo viên kỹ thuật và dạy nghề nêu trên ta thấy cần có
một hệ thống trường lớp phù hợp để đáp ứng yêu cầu đặt ra nhằm đào tạo đội
ngũ giáo viên phục vụ cho mục đích chuẩn bò lực lượng lao động có chất lượng
cho xã hội.
1.2.4. Hệ thống sư phạm kỹ thuật:
Hệ thống sư phạm kỹ thuật ở nước ta được hình thành nhằm thực hiện
chiến lược dài hạn của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đón
đầu xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay mà nền kinh tế tri thức mang
đến. Đó chính là việc chuẩn bò và sử dụng nguồn tài nguyên q giá nhất của xã
hội chính là con người, phát triển con người là một cách phát triển bền vững và
cần phải chuẩn bò một cách kỹ lưỡng và đúng đắn nhất. Những con người này
phải là những người được giáo dục, được đào tạo nghề nghiệp để đáp ứng được
mọi yêu cầu do xã hội phát triển và tiến bộ đặt ra. Họ được đào tạo thông qua
đội ngũ giáo viên kỹ thuật dạy nghề. Giáo viên kỹ thuật và dạy nghề là những
giáo viên khác nhau về chuyên môn, nhưng giống nhau về nghề nghiệp. Chính

sự khác nhau về chuyên môn tạo nên sự đa dạng về nội dung và phương thức
đào tạo. Dù sự khác biệt có đa dạng thế nào đi nữa thì đội ngũ giáo viên kỹ
thuật dạy nghề cũng phải được đào tạo với những đặc điểm chung sau:
- Vềà nội dung:
Luận văn thạc só Xây dựng mô hình Khoa SPKT Trường ĐHCN
Trương Văn Chính Trang 16
Gồm những phần chủ yếu là kiến thức cơ bản vững chắc, các môn học
lý thuyết và thực hành chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong các lónh vực
chuyên môn, các môn sư phạm và thực tập sư phạm. Trong những chương trình
đang được đào tạo ở các trường sư phạm kỹ thuật thường có những nội dung như:
Kiến thức tổng quát: khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ
và khoa học tự nhiên.
Kiến thức chuyên môn: các tri thức về kỹ thuật và công nghệ,
các kỹ năng kỹ xảo trong lónh vực thực hành nghề nghiệp.
Kiến thức về khoa học sư phạm: kiến thức và kỹ năng giáo
dục, lý thuyết và thực hành giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hiểu biết về tổ chức
quản lý quá trình đào tạo.
Các khối kiến thức trên nhằm trang bò cho sinh viên những hiểu biết cơ
bản về nghề dạy học để làm công cụ truyền đạt kiến thức chuyên môn và hướng
dẫn thực hành đạt hiệu quả tối ưu. Nội dung đào tạo được xây dựng phù hợp với
điều kiện kinh tế và mục tiêu phát triển lâu dài. Quan trọng hơn là với những tri
thức trên người giáo viên kỹ thuật dạy nghề phải thể hiện được hết trách nhiệm
đối với việc hình thành một bình diện văn hoá cho người học nhằm bồi dưỡng
nhân cách và khả năng sáng tạo trong việc ứng dụng kiến thức kỹ thuật của họ.
Chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề không chỉ để rèn luyện một
nghề nghiệp mà là đào tạo một mẫu người có khả năng hướng dẫn, đònh hướng và
giúp cho thế hệ sau giải quyết được các vấn đề công nghệ của đất nước trong nền
kinh tế tri thức đang đặt ra.
Thông thường cấu trúc chương trình của những cơ sở đào tạo chính quy bao
gồm toàn bộ các phần trên. Trong thực tế hiện nay có một số cơ sở đào tạo giáo

viên kỹ thuật dạy nghề chỉ bồi dưỡng phần nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm
còn toàn bộ phần chuyên môn, kinh nghiệm thực tế đều đã được hình thành từ
quá trình đào tạo trước đó của người học. Hiện nay, xây dựng chương trình đào
tạo khoá học bồi dưỡng nghòêp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 chủ yếu chú trọng giữ
cho phần cứng ổn đònh, cho các môn khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật
chuyên ngành, thực hành nghề, lý thuyết và thực hành sư phạm đồng thời cũng có
các phần mềm đa dạng, linh hoạt và tự chọn. Cơ sở của quá trình bồi dưỡng là để
giải quyết tình trạng thiếu hụt một cách trầm trọng đội ngũ giáo viên kỹ thuật dạy
nghề hiện nay.
- Về tổ chức:

×