Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

MỘT số kỹ NĂNG TRONG điều HÀNH SINH HOẠT câu lạc bộ GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN bền VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.42 KB, 12 trang )

MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG ĐIỀU HÀNH SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ
GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
a. Kü n¨ng truyÒn th«ng
I. Khái niệm
Truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin có mục
đích từ người truyền đến người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao
nhận thức, thay đổi thái độ hành vi theo chiều hướng tích cực
Mục đích của truyền thông là nhằm giúp cho người nhận thông tin có
nhận thức đúng về các vấn đề mà người truyền thông muốn đề cập đến, từ đó
thay đổi hành vi tiêu cực và duy trì hành vi tích cực.
II. Kỹ năng truyền thông
Hiệu quả của một buổi truyền thông phụ thuộc vào cán bộ truyền thông.
Các kỹ năng cơ bản dưới đây sẽ giúp cho cán bộ truyền thông thực hiện tốt
nhiệm vụ truyền thông tại câu lạc bộ GĐPTBV (sau đây gọi tắt là câu lạc bộ)
1. Tiếp xúc tạo sự gần gũi, tin tưởng với thành viên
Nhằm tạo được sự gần gũi, tin tưởng giữa cán bộ truyền thông (cán bộ
truyền thông có thể trong ban chủ nhiệm CLB hoặc cán bộ xã hội, cán bộ đoàn
thể, cán bộ văn hóa, thông tin ở địa phương) và các thành viên câu lạc bộ
thông qua cách thể hiện sau:
- Chào hỏi ân cần
- Luôn niềm nở tươi cười, biểu lộ sự thông cảm, chia sẻ với thành viên.
- Động tác, tư thế: thoải mái, lịch thiệp, tự tin
- Giao tiếp qua lời nói: dễ nghe, dễ hiểu
1
- Trang phục chỉnh tề, tránh biểu hiện sự khác biệt giữa cán bộ truyền thông
và đối tượng.
2. Tìm hiểu xem thành viên CLB đã biết và cần tìm hiểu những vấn đề gì?
Khi các thành viên câu lạc bộ đến với cán bộ truyền thông để tìm hiểu
các vấn đề mà họ quan tâm, bản thân họ cũng có sự hiểu biết nhất định. Do
vậy, để buổi truyền thông có hiệu quả, trước hết, cán bộ truyền thông cần biết
được thông tin về nhu cầu của người dân, họ mong muốn điều gì,còn có


những khó khăn gì cần giúp đỡ có như vậy cán bộ truyền thông mới chủ
động cung cấp thông tin cần và đủ hoặc giúp họ cải thiện những vấn đề mà
bản hoặc gia đình họ quan tâm.
3. Cung cấp thông tin mà thành viên câu lạc bộ cần biết, cần làm
Người cán bộ truyền thông cần có kỹ năng thu thập, lựa chọn và cung
cấp thông tin phù hợp với nhu cầu của các thành viên câu lạc bộ trong từng
thời gian hoặc giải thích hướng dẫn thực hiện những việc làm chưa đem lại kết
quả mà họ mong muốn. Chẳng hạn, trong thời điểm dịch tiêu chảy cấp hay
dịch lợn tai xanh đang bùng phát ở huyện bên cạnh, Ban chủ nhiệm và cán bộ
truyền thông đưa ra chủ đề sinh hoạt của CLB về vấn đề phòng, chữa bệnh
dịch lợn tai xanh sẽ đáp ứng sự mong đợi của thành viên CLB. Từ việc thu hút
được sự chú ý lắng nghe của đối tượng, đến việc vận động họ làm theo những
điều đã hướng dẫn, từng bước đạt được kết quả Ban chủ nhiệm mong muốn.
4. Mô tả chính xác những việc cần làm
- Hướng dẫn tỷ mỉ trên mô hình, trên giáo cụ trực quan (nếu có) có thể
các thành viên câu lạc bộ gia đình sẽ thực hành trên mô hình hoặc giáo cụ trực
quan. Ví dụ: Cách chế biến thức ăn cho trẻ em, cách “tô màu” bát bột, cho trẻ bú
đúng cách hay thực hành thao tác diệt khuẩn, phòng dịch với dụng cụ phun thuốc
5. Đưa ra những thông tin chính và giải thích những ưu điểm của hành vi mới:
2
Những thông tin chính giúp cho thành viên câu lạc bộ gia đình ghi nhớ
và thực hiện cần phải rõ ràng chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu. Cán bộ truyền
thông dựa vào thông tin phản hồi của người nghe để xác định xem mức độ
hiểu những thông tin đó ở mức độ nào, nếu chưa đúng, chưa đủ phải nhắc lại.
Đồng thời, cán bộ truyền thông có thể cung cấp cho các thành viên tài liệu, tờ rơi,
để họ hiểu rõ thêm và giúp những người dân xung quanh cũng hiểu như mình.
6. Tìm ra những lý do ảnh hưởng đến việc thay đổi hành vi
Các yếu tố tác động tới việc thay đổi hành vi đó là: phong tục tập quán,
thói quen văn hoá, dân tộc và tôn giáo cán bộ truyền thông cần khai thác tỷ
mỷ, tìm ra những nguyên nhân cản trở việc thay đổi hành vi từ đó xác định

những tác động hỗ trợ.
7. Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu
Hãy nói bằng ngôn ngữ (lối nói) của các thành viên câu lạc bộ, tránh lối
nói kiểu chỉ thị, ra lệnh như cấp trên. Lời nói nhất thiết phải dễ hiểu, ngắn gọn
dễ nhớ. Ngoài việc nắm bắt đầy đủ thông tin của các thành viên, điều này còn
giúp đối tượng yên tâm, tin tưởng và dễ dàng bộc lộ, chia sẻ những vấn đề bức
xúc của bản thân mình với cán bộ truyền thông.
8. Nêu các ví dụ cụ thể
Cán bộ truyền thông nên đưa ra những dẫn chứng, người thật, việc thật
ngay tại khu vực cư trú của thành viên CLB, ở những địa bàn hay những nơi
mà nhiều người biết sẽ có giá trị thuyết phục các thành viên câu lạc bộ và
khuyến khích họ làm theo.
9. Dùng các phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan có thể là tranh ảnh mô hình hoặc trích đoạn băng
video giúp thành viên câu lạc bộ dễ hiểu và dễ nhớ, kèm theo, cán bộ truyền
thông phát tay những tranh tuyên truyền, tờ rơi, tờ bướm về nội dung tuyên
3
truyền. Mỗi thành viên đều có thể trở nên người cộng tác viên truyền thông.
Ban chủ nhiệm cần khuyến khích động viên họ tham gia.
10. Khuyến khích đối tượng đặt câu hỏi
Thường khi thành viên câu lạc bộ đến với cán bộ truyền thông là muốn
được giải đáp những thắc mắc, song do tâm lý ngại ngùng xấu hổ, họ có thể
không nói hết. Do vậy cán bộ truyền thông nên chủ động gợi ý giúp họ tự tin
hơn để bộc lộ những băn khoăn mà họ đang bức xúc. Có thể đưa ra những tình
huống gần giống với hoàn cảnh của thành viên CLB để họ dựa vào đó đặt
những câu hỏi về chuyện của người khác nhưng cũng chính là chuyện của
mình mà không e ngại.
Ví dụ trong buổi truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, cán bộ
truyền thông đưa ra tình huống sau: Chuyện xảy ra tại xã Hương Nha, huyện
Tam Nông (Phú Thọ).Vì đẻ 5 đứa con, toàn con gái, nên chị Hoàng Thị Mai bị

chồng (tên Kháng) đánh tàn tệ, đuổi ra ngủ ngoài gò đồi, ăn cơm chung với
chó. Anh ta, vì giận vợ, dùng đinh ba (dụng cụ đâm xiên cá) và dao thợ xây
đánh con gái tới mức tàn tật, phải đi cấp cứu nhiều lần. Túm tóc con, trói lại,
giẫm vào bụng, vào ngực đến ngất xỉu; trong khi, bản thân anh ta sống như
vợ chồng với gái điếm, ngay trước mắt chị Mai.( Báo Lao Động số 7 Ng yà
09/01/2008). Dựa vào tình huống này, cán bộ sẽ đưa ra các câu hỏi gợi ý để
thành viên CLB bộc lộ thái độ, đồng thời họ cũng đưa ra những băn khoăn của
bản thân để cùng được chia sẻ và hướng tới hành vi tích cực.
11. Kiểm tra các thành viên câu lạc bộ gia đình qua thông tin phản hồi
Thời gian giao tiếp với thành viên câu lạc bộ có thể không đủ đáp ứng
nhu cầu mà các thành viên mong muốn, cán bộ truyền thông cần kiểm tra lại
các thành viên thông qua những thông tin phản hồi, điều cần tránh là cán bộ
4
truyn thụng gii thớch nhng vn khụng y v lm cho i tng nm
bt vn khụng cn k dn n hiu sai v lm sai.
12. ng viờn, khuyn khớch thnh viờn cõu lc b thc hin v duy trỡ hnh
vi mi
T nhn thc chuyn sang thc hin hnh vi cú li l s chuyn i ln
song, nu khụng duy trỡ s quờn v lp li thúi quen ban u. Nờn khuyn
khớch ng viờn cỏc thnh viờn cõu lc b thc hin v cn cú hot ng kim
tra giỏm sỏt nhm duy trỡ hnh vi cú li thng xuyờn v lõu di.
B. Kỹ năng tổ chức Sinh hoạt cLB với phơng pháp Mọi
ngời cùng tham gia
Nh ó trỡnh by trong phn khỏi nim chung, cõu lc b GPTBV l
mt loi hỡnh sinh hot nhm thu hỳt s tham gia t nguyn ca cỏc thnh
viờn trong CLB Gia ỡnh. Vy cựng tham gia l phng phỏp nh th no?
I. Nhng vn chung
Cựng tham gia l mt phng phỏp hot ng tớch cc c hai phớa;
ngi ch trỡ (Ban ch nhim cõu lc b gia ỡnh) v cỏc thnh viờn tham gia
cõu lc b. Trong quỏ trỡnh sinh hot, hot ng gia ban ch nhim v cỏc

thnh viờn khụng cú s cỏch bit m h cựng trao i nhng suy ngh, nhng
kinh nghim thc t h ó tri nghim trong cuc sng.
Do ú thu hỳt, huy ng c mi ngi tham gia tớch cc vo cỏc
hot ng ca CLB, ngi ch trỡ cn hiu:
- Chia s suy ngh, ý tng v kinh nghim ca bn thõn vi cỏc thnh
viờn v gia cỏc thnh viờn vi nhau l cựng xõy dng mt k hoch hoc
ý tng mi.
5
- Lôi cuốn mọi người vào quá trình cùng tham gia là quá trình mọi
người học hỏi lẫn nhau, không phải là sự tiếp nhận một chiều. Sự thành công
của hoạt động phụ thuộc vào tinh thần hăng hái và tích cực tham gia của mỗi
thành viên.
- Trong khi tham gia, mọi thành viên có thể bộc lộ suy nghĩ, năng lực và
kinh nghiệm của mình. Đây là cách để các thành viên có cơ hội học hỏi, tiếp cận
các kiến thức, kinh nghiệm mới để nuôi dạy con, phát triển kinh tế gia đình và
hoà giải các mâu thuẫn trong gia đình - cộng đồng.
II. Các nguyên tắc cùng tham gia
1. Tự trọng
Khi cùng tham gia các hoạt động mọi người sẽ tự xác định khả năng của
chính bản thân mình, xác định cái gì mình cần và cái gì mình có thể chia sẻ,
trao đổi với các thành viên trong CLB. Nguyên tắc này giúp các thành viên tự
học và tìm hiểu những điều mình cần thay cho việc bắt mọi người tiếp thu
những điều chưa cần.
2. Sức mạnh tập thể
Nhóm thành viên CLB tạo ra sư khuyến khích và hỗ trợ cho sự trưởng
thành và phát triển của cá nhân.
3. Sự năng động
Là chức năng sáng tạo cần thiết trong giải quyết vấn đề và tìm ra giải pháp
mới cho vấn đề. Cùng tham gia giúp các thành viên nâng cao khả năng vận dụng,
mềm dẻo, đổi mới và khám phá ra những ý tưởng mới.

4. Lập kế hoạch hành động
Cùng tham gia là tạo cho mọi thành viên cơ hội làm việc với những vấn đề
liên quan thiết thực, hữu dụng đối với gia đình họ. Do vậy các thành viên cùng
6
cần có kỹ năng lập kế hoạch để cải tiến công việc trong từng gia đình và từng
công việc cụ thể.
4. Tính trách nhiệm
Mọi thành viên tham gia CLB cùng nêu cao ý thức trách nhiệm và cam kết
đối với mọi công việc, hoạt động.
C. KỸ NĂNG TỔ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM
1. Khái niệm
Thảo luận nhóm là việc tổ chức thành những nhóm nhỏ cùng thảo luận
về một vấn đề đã xác định, nhằm thu hút, khuyến khích mọi người trong nhóm
tham gia chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng của họ để giải quyết một vấn đề đã nêu.
Nhóm thành viên tham dự được hướng dẫn bởi một người điều khiển chương
trình hoặc nhóm trưởng tổ chức điều hành, người này giới thiệu các vấn đề cho cuộc
thảo luận và giúp nhóm trao đổi với nhau một cách sôi nổi và tự nhiên.
2. Mục tiêu của thảo luận nhóm :
- Thu hút mọi người tham gia tích cực vào hoạt động.
- Tạo cơ hội cho mọi người học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tạo điều kiện cho mọi người hiểu được quan điểm của người khác.
- Phát triển kỹ năng tự trình bày.
- Giải quyết một vấn đề đã nêu.
3. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm nhỏ:
7
3.1. Ưu điểm:
- Các thành viên tham dự được phát huy sự chủ động trong việc trình
bày quan điểm của mình.
- Khuyến khích sự tham gia tích cực của tất cả các đối tượng, nhất là
những người ít nói, nhút nhát. Có thông tin phản hồi nhanh.

- Người nghe không phụ thuộc vào người trình bày vấn đề.
- Tạo điều kiện giúp các thành viên cùng bàn luận về một vấn đề họ
đang quan tâm, làm sáng tỏ những điều họ còn thắc mắc.
- Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, tài năng của mọi người trong nhóm.
3.2. Hạn chế:
- Chất lượng cuộc thảo luận phụ thuộc vào kiến thức của mọi người
trong nhóm. (Nếu người hướng dẫn không nêu rõ, cụ thể, nhiệm vụ, thời hạn,
vấn đề)
4. Chia nhóm
- Nhằm tranh thủ được ý kiến của nhiều gia đình, tạo điều kiện để nhiều
người tham gia, qua đó đề cao vai trò của mỗi người khi đến sinh hoạt CLB,
dần hình thành cho họ tư thế chủ động, làm chủ CLB chứ không chỉ mãi giữ
vai trò bị động. Đây cũng là một biện pháp củng cố duy trì sự phát triển bền
vững của CLB.
- Tuỳ thuộc số lượng thành viên tham gia trong một buổi sinh hoạt cụ thể,
tuỳ vấn đề, chủ đề cụ thể mà người chủ trì có thể chia 2-3 hoặc 4 nhóm. Mỗi
nhóm bầu nhóm trưởng để điều hành thảo luận, tóm tắt ý kiến, trình bày ý kiến
chung của nhóm trước toàn thể mọi thành viên CLB. Có thể cử một người làm
8
thư ký ghi chép ý kiến của nhóm, hoặc thay mặt nhóm trình bày ý kiến.
5. Hướng dẫn nhóm:
Có hai vấn đề quan trọng trong mọi cuộc thảo luận:
- Nhóm đang bàn vấn đề gì? Nội dung bàn bạc là gì? Mục tiêu cần
đạt là gì?
- Nhóm bàn về chủ đề đó như thế nào? Có đúng nội dung mà cả nhóm
đang mong muốn hay không? Có hướng đến mục tiêu cần đạt không? Có sôi
nổi bàn bạc không? Có nhiều người góp ý kiến hay chỉ tập trung vào một người?
Do đó trong mọi cuộc thảo luận cần xác định:
- Vai trò của người hướng dẫn là đưa ra một quá trình giúp nhóm thảo
luận nội dung riêng để họ có thể thành công và có kết quả nhất.

- Người hướng dẫn vừa khuyến khích các phản ứng và hoạt động của
các thành viên về một vấn đề cụ thể vừa đưa ra các bước để họ tham gia tích
cực và có trách nhiệm.
- Trưởng nhóm cần phải hiểu rõ xem quá trình đó ảnh hưởng như thế
nào đến mức độ thảo luận về nội dung và cam kết của nhóm thực hiện bất kỳ
quyết định nào có được trong thảo luận nhóm.
Quan sát gì trong nhóm?
- Về nội dung: Nhóm đang bàn vấn đề gì? Mỗi người đang nói gì?
- Những biểu hiện không lời: Bên cạnh những điều họ nói, họ có biểu
hiện gì về cảm ý hay phản ứng. Ví dụ như điệu bộ, ngữ điệu giọng nói, ngôn
ngữ cử chỉ, biểu hiện nét mặt
- Cảm nghĩ, thái độ, các mối quan tâm của cá nhân.
9
Những yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến nhóm và cần phải được
xem xét. Sự quan sát nhạy cảm về từ ngữ và các biểu hiện không lời có thể
cho chúng ta biết cảm nghĩ của họ, nhưng đôi khi những biểu hiện này có thể
bị hiểu lầm. Trong trường hợp này đặt câu hỏi với đối tượng để đo thái độ của
đối tượng.
Giao tiếp nhóm
Quan sát loại hình giao tiếp trong nhóm:
- Ai nói ? Nói trong bao lâu ? Có nói thường xuyên không?
- Mọi người nhìn vào ai khi họ nói? (nhìn người khác, nhìn người ủng hộ
mình? Nhìn lướt qua toàn nhóm? Không nhìn ai cả? Nhìn trần hay sàn nhà?)
- Ai nói sau ai, hay ai ngắt lời ai?
- Kiểu giao tiếp nào được sử dụng? (diễn văn hùng hồn, các câu hỏi, ngữ
điệu giọng nói, cử chỉ )
5. Nhiệm vụ và duy trì nhóm:
5.1. Nhiệm vụ của trưởng nhóm
- Sáng tạo: đưa ra những gợi ý, chủ đề để thảo luận
- Hỏi thêm thông tin

- Trao đổi thông tin hoặc chia sẻ các thông tin phù hợp.
- Hỏi ý kiến: Việc ra quyết định đúng phụ thuộc vào việc hiểu điều mọi
người nghĩ về một lời đề nghị.
10
- Phát biểu ý kiến: một số người nói quá nhiều, một số người lại nói ít.
Đôi khi cần phải có một cách để có tất cả các ý kiến một cách nhanh chóng (ví
dụ: bỏ phiếu thử hoặc giơ tay biểu thị thái độ)
- Giải thích: đưa ra các ví dụ thực tế để làm sáng tỏ một vấn đề.
- Làm rõ: đặt câu hỏi hoặc nhắc lại một vấn đề để mọi người được rõ.
- Tóm tắt: tóm tắt các điểm chính đã được thực hiện, củng cố lại những
nội dung cơ bản.
- Kiểm tra sự nhất trí: để ý xem tất cả mọi người, đặc biệt là những
thành viên im lặng có đồng ý với một quan điểm không.
- Định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
5.2. Các biện pháp duy trì nhóm:
- Động viên: đáp lại, phát triển gợi ý của người khác, thể hiện sự chấp
thuận và sự đánh giá cao ý kiến của họ.
- Trọng tài: tạo cơ hội cho những người ít nói tham gia vào cuộc thảo
luận.Ví dụ: “ Chị Lan họăc gia đình chị Lan định nói vài điều phải không?”.
Hoặc “cả nhóm sẽ nghe ý kiến của gia đình bác Tùng nhé”…
- Xây dựng các tiêu chuẩn: “Chúng ta có đồng ý là mỗi người sẽ nói
một lần không?” hoặc “Chúng ta hãy đi thẳng vào vấn đề và tránh thảo luận ra
ngoài tình huống”.
- Dự đoán các khó khăn: “Tôi nghĩ chúng ta không thể quyết định
được nếu chúng ta không có thêm thông tin”.
- Thể hiện cảm nghĩ cá nhân và nhóm: “Tôi thấy không hiệu quả vì
đây là vấn đề nhỏ thôi mà chúng ta đã mất nửa tiếng về vấn đề này rồi ”.
11
- Hài hoà: Giúp những người đang có mâu thuẫn hiểu quan điểm của
những người khác.

- Đánh giá: tạo cơ hội cho mọi người thể hiện cảm nghĩ và phản ứng
đối với công việc của nhóm.
- Làm dịu đi trạng thái căng thẳng bằng cách đưa vấn đề, đặt vấn đề
vào một ngữ cảnh rộng hơn, hay có những câu đùa thú vị.
Bài tập thực hành:
Trong thôn còn một khu đất tương đối rộng, từ lâu mấy gia đình ở sát cạnh đã
và đang trồng rau, nuôi lợn. Nguyện vọng của nhiều gia đình là cải tạo khu
đất đó làm sân chơicho các cháu ở thôn. Ban chủ nhiệm đề nghị các nhóm
thảo luận vấn đề nêu trên trong buổi sinh hoạt CLB.
- Đề nghị lớp trưởng chia 3 nhóm để thảo luận. Mỗi cá nhân được
coi là một gia đình đến sinh hoạt.
- Có biên bản .
12

×