Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quy hoạch sử dụng đất xã chiềng kheo huyện mai sơn tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.71 KB, 78 trang )


TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM







BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề: “Quy hoạch sử dụng đất xã Chiềng Kheo – huyện Mai Sơn – tỉnh
Sơn La giai đoạn 2012 - 2020”.




Giáo viên hướng dẫn
: Phùng Thị Hƣơng
Sinh viên thực hiện
: Lò văn Công
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Khoa
: Nông Lâm
Khóa
: 2011 - 2013






Sơn La, tháng 01 năm 2013

2
`
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ
của mỗi quốc gia, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình
văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất cần cho mọi hoạt động sản
xuất của mỗi quốc gia, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đối
với mỗi quốc gia, đất đai là có giới hạn, vì vậy việc lập phƣơng án quy hoạch là
rất cần thiết để sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững.
Luật đất đai 2003 khẳng định "Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất
đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai". Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần quản lý và sử dụng tốt
nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống nhân dân.
Tại điều 18, Hiến pháp 1992 đã nêu rõ “ Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn
bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả
…”.
Trong quy hoạch sử dụng đất đặc biệt quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất
cấp xã còn gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết
đƣợc coi là cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất
hiện tại và tƣơng lai của các ngành cũng nhƣ nhu cầu sinh hoạt của các đối tƣợng
sử dụng đất trên địa bàn xã. Nó chính là căn cứ để xây dựng các biện pháp bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Xã Chiềng Kheo thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự

nhiên là 2745,00 ha với tổng dân số là 2240 ngƣời xã Chiềng Kheo cách trung
tâm huyện Mai Sơn khoảng 27 km, cách thị xã Sơn La khoảng 25 km. Có tuyến
đƣờng Quốc độ 4G chạy dọc xã nên việc đi lai thuận tiện, thuận lợi cho giao lƣu
trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận
Xuất phát từ những vấn đề trên, và sự giúp đỡ của UBND xã Chiềng Kheo
dƣới sự hƣớng dẫn về chuyên môn của GV. Phùng Thị Hƣơng, Giảng Viên Bộ
môn Quản lý đất đai khoa Nông Lâm. tôi thực hiện đề tài: “Quy hoạch sử dụng
đất xã Chiềng Kheo – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2020”.


3
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Việc kiểm kê đất đai năm 2010 nhằm xác định rõ quỹ đất hiện đang sử
dụng, quỹ đất chƣa sử dụng, đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng đất và tình hình
biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trƣớc để từ đó hoạch định chính sách quản lý
và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả.
Xây dựng tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xác
định nhu cầu sử dụng đất đáp ứng cho việc thực hiện chiến lƣợng tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phƣơng, thực hiện phát triển kinh
tế - xã hội năm năm và hàng năm
Đề xuất việc điều chỉnh pháp luật. Quy hoạch về đất đai. Từ đó làm cơ sở
giải quyết những vƣớng mắc và đề ra hƣớng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
kỳ tiếp theo
2.2. yêu cầu.
Thực hiện đúng thông tƣ số 08/TT – BTNMT, ngày 02 tháng 08 năm 2007
của bộ tài nguyên và môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản hƣớng dẫn của UBND
tỉnh, UBND huyện về công tác kiểm kê đất đai.
Nắm chắc đƣợc hiện trạng sử dụng đất. Tình hình biến động đất đai giữa

thời kỳ kiểm kê đất đai trƣớc đến nay, Tìm ra những nguyên nhân biến động. Từ
đó đƣa ra kiến nghị giải pháp để tăng cƣờng sự quản lý về đất đai tại địa phƣơng.
Kết quả kiểm kê đất đai đƣợc thực hiện cụ thể, chi tiết về các loại đất theo
mục đích, đối tƣợng sử dụng và đối tƣợng đƣợc giao để quản lý theo đơn vị hành
chính cấp xã đƣợc nêu đầy đủ trong thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai năm 2010.












4
PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất
như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.”
- Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai đƣợc đo đạc, vẽ thành bản đồ,
tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để giao cho các mục
đích sử dụng khác nhau.
- Đất đai đƣợc Nhà nƣớc giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử

dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp quy để
điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tƣợng sử dụng đất có nghĩa vụ chấp
hành nghiêm chỉnh các chủ trƣơng chính sách đất đai của Nhà nƣớc.
- Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cần xác định rõ mục
đích của việc sử dụng. Đó là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và
có hiệu quả cao tiềm năng đất. Ở đây thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử
dụng đất.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Khi tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ xác
định cần nghiên cứu kỹ các yếu tố:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng
- Hình dạng, mục đích khoanh thửa
- Đặc điểm thuỷ văn, địa chất
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
- Các yếu tố sinh thái
- Mục đích, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cƣ
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất
Do các yếu tố đó tác động đồng thời nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp
lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng cần đề ra những quy tắc
chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào các quy luật đã đƣợc phát hiện,

5
tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt. Do vậy đối tƣợng nghiên
cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất nhƣ là một tƣ liệu sản xuất
chủ yếu
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.

1.1.3 . Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Tại điều 25 Luật đất đai 2003 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo
lãnh thổ hành chính của nƣớc ta gồm 4 cấp:
- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng)
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh)
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (bao gồm các xã, phƣờng, thị trấn) Quy
hoạch sử dụng đất cấp xã đƣợc gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ
Quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một trong những chức năng
quan trọng của ngành địa chính, cùng với pháp luật trở thành công cụ đắc lực giúp
Nhà nƣớc thống nhất toàn bộ đất đai của cả nƣớc.
Nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là phải tổ chức phân bố hợp
lý lực lƣợng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nƣớc. Đối với những quy
hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn nhƣ phạm vi một huyện, một
tỉnh, một vùng kinh tế hay một quốc gia, thì quy hoạch sử dụng đất phải giải quyết
vấn đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lƣới
điểm dân cƣ, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất. Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất
có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cƣ, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới,
bố trí lại các xã, nông trƣờng, lâm trƣờng, thậm chí phải bố trí lại các huyện, tỉnh.
Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nƣớc tiến hành phân bổ đất
đai đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất, tổ chức sử dụng đất
một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
1.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
1.1.5.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung của quản
lý nhà nƣớc về đất đai. Thông qua quy hoạch Nhà nƣớc tổ chức việc sử dụng đất


6
nhƣ một tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp và cơ sở không gian để bố trí
tất cả các ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.1.5.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch khác
* Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu
tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến phƣơng hƣớng sử dụng đất.
Ngƣợc lại, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên
ngành, lấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ, thống nhất, cụ
thể hoá nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
* Đối với quy hoạch đô thị và khu dân cƣ
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát
triển đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô của đô thị cũng nhƣ hệ
thống các điểm dân cƣ, phân bố các khu chức năng trong đô thị và các điểm dân cƣ
tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất đƣợc tiến
hành nhằm xác định rõ vị trí, quy mô quỹ đất cho hệ thống đô thị và các điểm dân
cƣ.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm,
cục bộ và toàn bộ. Sự cục bộ, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng
trong quy hoạch đô thị sẽ đƣợc điều hoà với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử
dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị.
* Đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế
- xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định đƣợc hƣớng đầu tƣ, biện pháp,
bƣớc đi đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển. Quy hoạch phát triển nông
nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song nó phải tuân thủ theo quy
hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất đảm bảo quy hoạch
nền nông nghiệp bền vững.
Quy hoạch sử dụng đất tuy lấy quy hoạch phát triển nông nghiệp làm căn cứ,

dự báo yêu cầu sử dụng đất của ngành nông nghiệp nhƣng chỉ có tác dụng chỉ đạo
vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại hình quy
hoạch này có mối quan hệ qua lại mật thiết nhƣng không thể thay thế lẫn nhau.


7
1.1.5.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội
Một đặc điểm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là nó có tính dài hạn
nghĩa là căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế -
xã hội quan trọng nhƣ: Sự thay đổi dân số, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, từ đó xây dựng các quy hoạch chung và dài
hạn về sử dụng đất. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển
kinh tế - xã hội lâu dài.
1.1.6. Trình tự, nội dung của quy hoạch sử dụng đất
* Nội dung:
Theo điều 23 Luật đất đai năm 2003 quy định nội dung của quy hoạch sử
dụng đất bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai
- Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
- Xác định các diện tích đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng
* Trình tự:
Một quá trình quy hoạch sử dụng đất bao gồm 4 bƣớc:
Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
- Công tác chuẩn bị đƣợc tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề sau:
+ Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch
+ Tổ chức lực lƣợng thực hiện

+ Xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch tiến hành
+ Thành lập Hội đồng xét duyệt quy hoạch
- Điều tra cơ bản nhằm thu thập tƣ liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ
cho việc xây dựng các phƣơng án quy hoạch ở bƣớc sau. Công tác này đƣợc tiến
hành theo 2 giai đoạn sau:
+ Công tác nội nghiệp: điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết trong
điều kiện trong phòng

8
+ Công tác ngoại nghiệp: thực chất là công tác khảo sát ngoài thực địa nhằm
bổ sung và chính xác hóa các thông tin thu thập đƣợc ở trong phòng
Bƣớc 2: Xây dựng các phƣơng án quy hoạch
Các phƣơng án quy hoạch đƣợc tiến hành theo trình tự và có nội dung nhất
định phụ thuộc vào cấp làm quy hoạch, nhƣng thƣờng gồm các bƣớc sau:
- Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu quy hoạch
- Xây dựng chƣơng trình điều hoà phối hợp nghiên cứu
- Viết báo cáo tổng hợp thể hiện các kết quả nghiên cứu
Bƣớc 3: Thẩm định và phê duyệt quy hoạch
Bƣớc 4: Kiểm tra và tổ chức chỉ đạo thực hiện
UBND cấp làm quy hoạch có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện theo
phƣơng án quy hoạch.
UBND và cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng cấp trên có trách nhiệm chỉ
đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hịên quy hoạch.
1.2. Cơ sở pháp lý của của công tác quy hoạch sử dụng đất của xã Chiềng
Kheo
- Luật đất đai năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về
thi hành Luật đất đai năm 2004
- Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm 2006 của
Bộ Tài nguyên Môi trƣờng về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập,

điều chỉnh quy hoach, kế hoạch sử dụng đất
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ
- Thông tƣ số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trƣởng Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất
- Thông tƣ 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên Môi trƣờng quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất
- Báo cáo chính trị của Đảng bộ xã Chiềng Kheo

9
- Các nghị quyết của hội đồng nhân dân về các vấn đề phát triển kinh tế xã
hội
1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nƣớc
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc tiến hành từ nhiều
năm trƣớc đây. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong quá trình sản xuất.
Đối với các nƣớc nhƣ Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia … đã
xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tƣơng đối hoàn chỉnh. Do đặc
điểm khác nhau của mỗi quốc gia nên trên thế giới có rất nhiều mô hình quy hoạch
sử dụng đất, nhƣng nhìn chung có 2 trƣờng phái chính sau:
+ Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự
phát triển các mục tiêu một cách hài hoà sau đó đi sâu nghiên cứu quy hoạch
chuyên ngành, tiêu biểu cho trƣờng phái này là Đức, Australia
+ Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng cơ bản, sau đó lập sơ đồ
phát triển và phân bố lực lƣợng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế tập trung với lao
động và đất đai là 2 yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu cho trƣờng phái

này phải kể đến Liên Xô và các nƣớc Đông Âu trƣớc đây.
Tuy nhiên để có một phƣơng pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác
quy hoạch đất đai trên thế giới, năm 1992 FAO đã đƣa ra quan điểm quy hoạch đất
đai nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng ở
hiện tại và tƣơng lai.
Phƣơng pháp này đã đƣợc nhiều quốc gia áp dụng và đem lại hiệu quả nhất
định tiêu biểu là: Ở Thái Lan và Philippin, quy hoạch đƣợc lập ở cả 3 cấp, quy
hoạch cấp quốc gia hình thành các hƣớng dẫn, chỉ đao chung, quy hoạch cấp vùng
triển khai một khung cho quy hoạch vùng mình, còn quy hoạch cấp huyện triển
khai các đồ án tác nghiệp.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngày nay công tác lập quy hoạch sử dụng đất ngày càng đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc quan tâm và chỉ đạo sát sao bằng văn bản pháp luật. Điều này đƣợc thể hiện
rõ trong từng giai đoạn cụ thể
1.3.2.1. Thời kỳ 1975 – 1980
Ngay sau khi thống nhất đất nƣớc năm 1975, nƣớc ta đã có 5 năm khôi phục
kinh tế - xã hội và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền

10
Nam. Thời kỳ này, Hội đồng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy
hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ƣơng và các địa phƣơng đã tiến hành công
tác này trên toàn quốc.
Cuối năm 1978, các phƣơng án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chế
biến nông sản 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã đƣợc lập và đƣợc Chính phủ phê
duyệt.
Trong các phƣơng án trên đều đề cập đến quy hoạch đất nông nghiệp và coi
đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành, các loại đất khác nhau, đất
chuyên dùng, đất khu dân cƣ chƣa đƣợc đề cập đến.
1.3.2.2. Thời kỳ 1981 – 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã quyết định: xúc tiến công tác điều tra

cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lƣợng sản xuất, nghiên cứu chiến lƣợc
kinh tế - xã hội, dự thảo kế hoạch để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau
(1986 – 1990).
Quy hoạch sử dụng đất trong tổng sơ đồ, nội dung và cơ sở khoa học đã
đƣợc nâng lên một bậc. Quy hoạch theo lãnh thổ hành chính đã đƣợc đề cập đến,
thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp.
1.3.2.3. Thời kỳ 1987 đến trước khi có Luật đất đai năm 1993
Năm 1987, Luật đất đai của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành trong đó có một số
điều nói về quy hoạch đất đai, tuy nhiên lại chƣa nêu rõ nội dung của nó.
Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý ruộng đất ra Thông tƣ 106/QHKH- RĐ
hƣớng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Đây là thông tƣ đầu tiên về vấn đề đất đai
kể từ khi Tổng cục đƣợc thành lập, nó hƣớng dẫn một cách cụ thể việc lập quy
hoạch sử dụng đất. Qua những năm đầu thực hiện nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho
một nửa số xã trong tỉnh bằng kinh phí địa phƣơng tuy nhiên các cấp hành chính
lớn hơn chƣa đƣợc thực hiện.
1.3.2.4. Thời kỳ từ 1993 đến khi có luật đất đai 2003
Sau khi Luật đất đai năm 1993 đƣợc công bố, công tác quy hoạch sử dụng
đất đã đƣợc chú trọng hơn. Trong quá trình thực hiện Luật đất đai 1993 đã nảy sinh
nhiều bất cập, nên ngày 26/11/2003 Quốc hội đã ban hành Luật đất đai 2003 với
nhiều điều luật mới, bổ sung hoàn chỉnh cho các văn bản luật trƣớc đây. Trong đó
một lần nữa khẳng định vai trò của quy hoạch sử dụng đất, là một trong 13 nội
dung của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.


11
1.3.2.5. Từ khi có luật đất đai 2003 cho đến nay
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng nhƣ đảm bảo quyền quản
lý đất đai của Nhà nƣớc theo Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật đất đai 2003 thay cho
Luật đất đai 2001 và Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Trong đó quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất đƣợc nhấn mạnh trong Chƣơng 2, Mục 2 của Luật đất đai.
Để thực hiện Luật đất đai 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 181/ NĐ-CP
về việc hƣớng dẫn thi hành luật, trong đó Chƣơng III, Điều 12 cũng ghi cụ thể nội
dung quy hoạch sử dụng đất.
Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc thống nhất trong cả
nƣớc, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành các thông tƣ số:
- Thông tƣ số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 về việc hƣớng dẫn,
điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tƣ số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 Quy định về định mức
và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 04/2010/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong thời gian từ khi luật đất đai 2003 ra
đời đến nay, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc diễn ra trên khắp cả
nƣớc ở tất cả các cấp.
1.4. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Trong Thông tƣ 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng thay
thế cho thông tƣ 30 về việc hƣớng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã nêu cụ thể trình tự, nôi dung của quy hoạch sử dụng đất cấp
xã bao gồm:
1. Điều tra, phân tích, đánh giá, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện
quy hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất; mở rộng khu dân cƣ và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã
4. Xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất
5. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế xã
hội
6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

12

7. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
sử dụng đất kỳ đầu theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tƣ này và các giải
pháp để xá định ranh giới ngoài thực địa đối với diện tích đất lúa nƣớc, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cấp quốc gia do cấp trên phân bổ xuống

13
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung
Xuất phát từ mục đích và để đảm bảo yêu cầu đặt ra của đề tài chúng tôi tiến
hành nghiên cứu các nội dung sau:
2.1.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem
xét các điều kiện khí hậu gồm tài nguyên đất, nƣớc, rừng, khoáng sản, tài nguyên
nhân văn, cảnh quan môi trƣờng
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu tình hình dân số, lao động, tình hình
sản xuất của các ngành, tình hình cơ sở hạ tầng
2.1.2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và biến động đất đai
+ Đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã trong thời gian qua.
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2011.
+ Đánh giá tình hình biến động đất đai, phân tích nguyên nhân gây ra biến
động theo các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng
2.1.3. Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương
hướng sử dụng đất
+ Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
+ Phƣơng hƣớng sử dụng đất
2.1.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất chƣa sử dụng
2.1.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất

+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2011 đến 2015
+ Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016 – 2020
2.1.6. Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch
+ Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả xã hội
+ Hiệu quả môi trƣờng
2.1.7. Các biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát

14
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, chế độ
thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên …
+ Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, tình hình sản
xuất của các ngành …
+ Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình biến động đất
đai.
2.2.2. Phƣơng pháp minh hoạ trên bản đồ
Đây là một phƣơng pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Thông
qua hệ thống bản đồ chúng ta sẽ thấy đƣợc mọi thông tin cần thiết, song phƣơng
pháp này cũng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có kỹ năng làm
bản đồ.
Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch
sử dụng đất …
2.2.3. Phƣơng pháp thống kê
Từ tài liệu, số liệu thu thập đƣợc qua điều tra tiến hành thống kê theo các chỉ
tiêu kinh tế, tình hình sử dụng đất của xã qua đó thấy đƣợc mối quan hệ và sự phụ
thuộc giữa các chỉ tiêu.
Nhƣợc điểm cơ bản của phƣơng pháp này là do số đối tƣợng nghiên cứu lớn
nên kết quả thu đƣợc đôi khi cũng không phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc

của các sự kiện và hiện tƣợng.
2.2.4. Phƣơng pháp tính toán theo định mức
Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng nhiều nhất trong quy hoạch sử dụng đất
để dự đoán và tạo ra các hình thức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán về
thời gian, chi phí vật chất, lao động, dân số …
Phƣơng pháp này cũng có một số hạn chế, nó bị giới hạn về số lƣợng
phƣơng án và việc lựa chọn phƣơng án chỉ là kết quả so sánh tƣơng đối giữa các
phƣơng án với nhau, chứ chƣa tìm đƣợc phƣơng án thực sự tối ƣu.



15
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi
trƣờng
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Chiềng kheo có tổng diện tích là 2745,00 ha, nằm ở phía tây bắc huyện Mai
Sơn, có vị trí địa lý nhƣ sau:
+ Phía bắc giáp xã Chiềng Mai huyện Mai Sơn .
+ Phía nam giáp Nà Ớt, xã Phiêng Cằm huyện Mai Sơn
+ Phía tây giáp xã Chiềng Dong huyện Mai Sơn.
Xã Chiềng Kheo cách trung tâm huyện Mai Sơn khoảng 27 km, cách Tỉnh
Sơn La khoảng 25 km. Có tuyến đƣờng Quốc độ 4G chạy dọc xã nên việc đi lại
thuận tiện, thuận lợi cho giao lƣu trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Chiềng Kheo có độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển khoảng 750m,
có địa hình thấp dần từ tây sang đông. Nhìn chung địa hình của xã tƣơng đối dốc
đều, đây là địa hình thuận lợi trồng hoa màu, cây công nghiệp và trồng rừng.
3.1.1.3 Khí hậu

Chiềng Kheo nằm trong vùng khí hậu nhệt đới gió mùa của miền núi tây
bắc. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tƣợng thủy văn khu vực Sơn La, các yêu
tố khí hậu thời tiết có những đặc trƣng sau:
*.Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,9
0
C , nhiệt độ trung bình cao nhất vào
khoảng tháng 5 là 28,9
0
C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 1 là
13,7
0
C. Nhiệt cao tuyệt đối vào mùa khô đạt 38
0
C nhiệt độ thấp tuyệt đối vào
tháng 2 đạt khoảng 1
0
C,
*. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80,8% tháng có độ ẩm trung bình
cao nhất là tháng 2 đạt 88%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 6 đạt 40%.
- Lượng mưa
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1414,4mm, phân bố không đều
trong năm và phân thành 2 mùa rõ rệt:
+Mùa mƣa nhiều: từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 92% tổng lƣợng mƣa cả
năm, tháng có lƣợng mƣa lớn nhất vào tháng 7 đạt khoảng 332,7mm.

16
+ Mùa mƣa ít: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau,lƣợng mƣa chiếm 8% tổng
lƣợng mƣa cả năm, tháng có lƣợng mƣa ít nhất là tháng 11 và tháng 12 chỉ đạt

khoảng 6,5mm.
- Chế độ nắng
Trung bình số giờ nắng giao động khoảng 1935 giờ trên năm, nắng tập trung
vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 11 (240),
tháng có giờ thấp nhất là tháng 7 chỉ đạt 54h.
- Chế độ gió
Xã Chiềng Kheo chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chính: Gió mùa đông
bắc thổi vào mùa lạnh và gió đông nam thổi vào mùa nóng. Ngoài ra còn chịu ảnh
hƣởng của gió lào mang không khí khô nóng.
+ Gió đông bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4, tốc độ từ tháng 2 -4m/s.
Gió mùa đông bắc tràn về theo đợt. Mối đợt khéo dài từ 3 đến 5 ngày tốc độ gió
trong những đợt gió mùa đông bắc đạt tới cấp 5, cấp 6, thời tiết lạnh gió rét, ảnh
hƣởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe con ngƣời.
+ Gió đông nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình cấp
2 đến cấp 3, gió thổi nhẹ tỏa nên không khí mát mẻ.
- Bão, lũ
Vào mùa mƣa vào tháng 7 tháng 8 thƣơng hay lũ, mƣa lớn tốc độ gió từ cấp
8 đến tháng 10, giật trên cấp 10, gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân.
3.1.1.4 Thuỷ văn
+ Hệ thống thủy văn xã Chiềng Kheo suối Buốt , suối Nà Viền, suối Tô
Văn. Ngoài ra còn có các khe, mạnh gầm chảy ra các suối cạn, vào mùa khô ở các
suối giảm, đôi khi bị cạn kiệt gây thiếu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt.
3.1.1.5 Địa chất thuỷ văn
Khu vực xã Chiềng Kheo, đặc biệt khu vực giáp xã Chiềng Mai ở bản Nà Kéo
có nguồn nƣớc ngầm ở độ sâu tƣơng đối thấp, hiện nay khu vực này các giếng
khoan đang khai thác để cung cấp nƣớc cho các hộ gia đình.
Khu vực dân cƣ, nhân dân đang khai thác nƣớc sạch cho sinh hoạt và sản xuất
bằng hệ thống giếng khoan ở độ sâu tƣơng đối thấp với chất lƣợng đảm bảo, không
phải xử lý nhiều.




17
3.1.1.6 Địa chất công trình
Tuy chƣa có tài liệu khoan thăm dò địa chất cho diện rộng toàn xã. Nhƣng
hiện tại qua các tài liệu khoan địa chất xây dựng một số công trình trong xã. Qua
thực tế đào nền móng các công trình trong xã và qua viễn thám tự nhiên tại các khu
đất ruộng, nhận thấy khu vực xã Chiềng Kheo có nền địa chất bao gồm bề mặt đất
hữu cơ đất phù xa dày trung bình 20cm đến 1,5m. Thuận lợi cho xây dựng công
trình thấp tầng và cao tầng.
3.1.1.7 Cảnh quan môi trường
Chiềng Kheo có một cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, có dãy
núi cao và các bãi bằng, kết hợp với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hấp
dẫn mang đăc trƣng riêng của cảnh quan vùng núi tây bắc.
Chiềng Kheo có môi trƣờng không khí trong lành, nguồn nƣớc ít bị ảnh
hƣởng ô nhiễm. Xong quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên trong những
thập kỷ qua ngƣời dân chƣa quan tâm đến bảo vệ cảnh quan môi trƣờng nhƣ:
Đất đai không đƣợc bồi bổ, cải tạo, thảm thực vật bị suy thoái cộng với tập
quán quá trình sinh hoạt lạc hậu của ngƣời dân đã làm cho cảnh quan thiên nhiên
mất tính đa dạng môi trƣờng bị ô nhiễm. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chƣa nhiều về
cơ bản vẫn giữ đƣợc sắc thái tự nhiên, đây là vấn đề cần có sự quan tâm chỉ đạo
kịp thời của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội nhằm bảo vệ môi
trƣờng sinh thái bền vững, đôi khi bị cạn kiệt gây thiếu nƣớc cho sản xuất và sinh
hoạt .
3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xã Chiềng Kheo là xã vùng sâu, vùng xa của huyện nên điều kiện kinh tế
gặp nhiều khó khăn, kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp. Tuy nhiên trong mấy
năm gần đây đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc các Chƣơng trình khuyến

nông, khuyến lâm đã đƣợc đƣa vào áp dụng phổ biến tới tùng hộ gia đình. Vì vậy
năng suất cây trồng ngày càng nâng cao bên cạnh đó bà con đã đƣa nhiều loại
giống mới năng suất cao vào luân phiên tăng vụ từ đó đời sống đƣợc cải thiện hơn
so với năm trƣớc.
Đàn gia súc gia cầm của xã thƣờng xuyên đƣợc nhân rộng và chăm sóc kịp
thời đảm bảo cung cấp sức kéo cho sản suất nông nghiệp.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của xã năm 2010 đạt khoảng 6,7 tỷ đồng.


18
Biểu 01. Tình hình phát triển kinh tế xã Chiềng Kheo năm 2007- 2012
TT
Tiêu chí
Năm 2007
Năm 2012
1
Tổng thu nhập bình quân đầu
ngƣời 5,3Triệu đồng/ trên
ngƣời/năm
2231
2240
2
Tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế
7.8
6.7
3
Nông Nghiệp
37,7
35.2
4

Công Nghiệp
47,8
50.7
5
Dịch vụ
14,5
14.1
Cơ cấu kinh tế










Năm 2007 Năm2012
a. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
*. Kinh tế nông nghiệp
Hiện nay nông nghiệp vẫn là nghành chính trong phát triển kinh tế, phần lớn
đất canh tác nông nghiệp của xã là đất bãi bằng, đất nƣơng rẫy trồng ngô, sắn, rau
màu và các loại cây ăn quả lâu năm nhƣ: Nhãn,xoài, mận, mơ, …,
35%
51%
14%
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

38%
48%
14%
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

19
Các cây công nghiệp lâu năm nhƣ: chè, cà phê. Trong sản xuất nông nghiệp
đã chủ động phát triển khoa học kỹ thuật, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và thực hiện tốt
các công tác khuyến nông đến năng suất cây trồng tăng nhanh. Dƣới sự lãnh đạo
của đảng bộ và chính quyền xã cùng với sự nỗ lực vƣơn lên của nhân dân sản xuất
nông nghệp của xã Chiềng Kheo đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Năm 2006,
tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 895 tấn, bình quân lƣơng thực 399 kg/ngƣời/
năm.Trong nông nghiệp trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo, chăn nuôi chiếm
khoảng 25% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
*Kinh tế tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn xã đã và đang phát triển các ngành nghề bao gồm chế biến sửa
chữa cơ khí, gò, hàn, sửa chữa điện dân dụng, phục tại chỗ nhân dân địa phƣơng,
hàng năm giải quyết đƣợc việc làm cho khoảng 100 lao động nông dân.
3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
* Dân số
- Dân số toàn xã năm 2006 là 2240 nhân khẩu với 420 hộ gia đình, bình
quân 5,3 ngƣời/hộ. Mật độ dân số toàn xã là 82 ngƣời/km
2
.
Trong đó:
+ Nam 1098 ngƣời, chiếm 49% dân số.
+ Nữ 1142 ngƣời, chiếm 51% dân số.
- Tổng số hộ trong toàn xã là 420 hộ.

+ Số hộ lao động nông nghiệp là 420 hộ.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2006 là 1,5 %.
Lao động và việc làm
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2006 là 958 lao động chiếm 42,8% dân
số của xã.
Trong đó:
- Lao động nông nghiệp 958 ngƣời, trên 100%.
Nguồn nhân lực của xã hội khá dồi dào,sống do trình độ thấp,lực lƣợng lao
động nông dân lúc kết thúc mùa vụ vần là vấn đề thách thức cần giải quyết, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Công nghiệp – tiêu thụ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại phát triện chƣa mạnh,

20
đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm đầu tƣ để phát triển, giải quyết việc làm cho
nguồn nhân lực của xã.
. Mức sống và thu nhập
Trong mấy năm qua kinh tế của xã có những bƣớc chuyển biến tích cực đời
sống của nhân dân đƣợc cải thiện. năm 2006 bình quân thu nhập đầu ngƣời 3,5
triệu đồng/ngƣời/năm, số hộ đƣợc xem truyền hình 80%, tỉ lệ dùng nƣớc hợp vệ
sinh 87%. Chƣơng trình xóa nhà tạm, giảm hộ nghèo đƣợc quan tâm và thực hiện
có hiệu quả, giảm hộ nghèo xuống còn 30% so với các năm trƣớc.
=: Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của cả vùng xã
Chiềng Kheo đã có những bƣớc tăng trƣởng khá, đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân đã đƣợc nâng lên đáng kể, cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển nhƣ: Điện,
đƣờng, trƣờng, trạm và các công trình văn hoá phúc lợi khác, sức khoẻ của nhân
dân luôn đƣợc quan tâm và trình độ dân trí không ngừng đƣợc cải thiện. Tổng thu
nhập toàn xã ƣớc đạt 6,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm liên tục
tăng.
3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.
*. Thuận lợi

Chiềng Kheo có vị trí thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hóa, phát triển tiểu thủ
công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng.
Tài nguyên đất đai là tài nguyên để phát triển nông, lâm nghiệp góp phần
nâng cao đời sống nhân dân.
Có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động, có ý thức hƣớng tới sản xuất
hàng hoá. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tăng nhanh năng xuất cây trồng, vật
nuôi trong thời gian tới.
Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết, ham học hỏi, đội ngũ cán bộ nhiệt
tình, năng động có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đƣờng lối chính sách của Đảng,
Nhà nƣớc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.
*. Khó khăn
Tuy nhiên xuất phát điểm của kinh tế còn hạn chế, các nghành nghề phụ còn
chƣa phát triển.
Chiềng Kheo có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nhiều đồi núi, mƣa tập trung
gây sói mòn, rửa trôi đất, giảm độ phì nhiêu, hạn chế khả năng phát triển hệ thống
thuỷ lợi, giao thông nông thôn. Bố trí mặt bằng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mở

21
rộng khu dân cƣ nông thôn cũng nhƣ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nguồn nƣớc bị cạn kiệt về mùa khô là
những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Giao thông nông thôn đã đƣợc nâng cấp nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu của nhân dân, đi lại nhiều khó khăn nhất là mùa mƣa.
Chiềng Kheo là xã có tỉ lệ phát triển dân số cao, do đó nhu cầu về đất ở là vấn
đề đƣợc quan tâm, nhất là những nơi thuận tiện về giao thông nên phải dành quỹ đất
cho vấn đề này.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi phải phát triển
mạnh các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở
địa phƣơng, vì thế phải dành đất để phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp sẽ kéo theo sự tập trung lao động, do

đó sẽ hình thành những khu dân cƣ đông đúc nên phải dành đất cho nhu cầu xây
dựng các công trình văn hóa xã hội phục vụ đời sống của nhân dân.
Để đảm bảo cho kinh tế phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi hệ thống cơ sở
hạ tầng phải phát triển nhƣ giao thông, điện, nƣớc, do đó cần phải dành đất cho các
công trình này.
3.1.3.4. Sản xuất nông – lâm nghiệp.
Cây hàng năm bao gồm các loại cây nhƣ: lúa, ngô, sắn, đậu tƣơng và các
loại cây rau màu khác,trong đó ngô,sắn và đậu tƣơng là chính những năm gần đây
nhân dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ
trên diện tích đất canh tác đặc biệt cây cà phê, toàn xã cơ bản đã xoá bỏ tình trạng
phá rừng làm nƣơng rẫy. Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 đạt 422,85 ha, gồm
các loại cây sau:
- Lúa có diện tích 33,91 ha, năng suất bình quân 50 tạ/ha sản lƣợng đạt đƣợc
169,5 tấn
- Lúa chiêm xuân chiếm diện tích 15,60 ha, năng suất bình quân là 60 tạ/ha
sản lƣợng đạt 62,4 tấn.
- Cây hàng năm ngô, sắn đậu đỗ là 310,88 ha, năng suất bình quân đạt 60 tấn
/ha quy hạt sản lƣợng đạt 1865,3 tấn.
- Cây lâu năm; diện tích đất trồng cây lâu năm của xã chủ yếu là trồng cây ăn
quả trong vƣờn tạp, bao gồm: Nhãn, xoài,mận, mơ, vải v.v…

22
-Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp hiện có 1384,57 ha, trong đó đất có
rừng tự nhiên sản xuất 43,22 ha, đất có rừng trồng sản xuất 80,81 ha, và đất có
rừng tự nhiên phòng hộ 1260,54. Diện tích rừng trồng đang đƣợc bảo vệ và phát
triển tốt. Tuy nhiên trong nhƣng năm tới cần đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động
nhân dân tham gia công tác trồng rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất.
a. Nông nghiệp
Tổng diện tích đất gieo trồng 422,85 ha, trong đó 6 tháng đầu năm đã thực
hiện đƣợc 192,71 ha đạt 0,175 kế hoạch năm.

Trong đó :
STT
Đất Đai

Diện tích
Kết quả đạt đƣợc so
với kế hoạch
1
Đất lúa hè xuân
33,91 ha
100%
2
Đất trồng ngô
20,8 ha
100%
3
Đất trồng sắn
20,8 ha
100%
4
Đất trồng cây ăn quả
25 ha
100%
5
Đất trồng cây rau màu các loại
3 ha
75%
Nhìn chung đánh giá 6 tháng đã đạt đƣợc một số chỉ tiêu đáng kể, nhân dân
nhận thức sâu sắc, tiếp thu đƣờng lối chính sách của đảng tích cực chuyển hƣớng
sản xuất từ diện tích đất dốc, đất sang trồng các loại cây có năng suất, sản lƣợng

cao, tận dụng diện tích từ đất chƣa sử dụng sang trồng ngô và một số loài cây có
hiệu quả kinh tế cao.
Áp dụng vào những khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp nhƣ
các phân hƣu cơ, phân chuồng, giống ngô, lúa lai và sản xuất,
Tập trung chỉ đạo phát triển đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã. Do triển khai,
tuyên truyền tốt nhân dân đã thực hiện tốt các hình thức chăn nuôi theo khuôn khổ
bằng hình thức chăn dắt, kết hợp với phong trào trồng cỏ, nhà nhà có cỏ cho gia
súc trâu, bò hạn chế tình trạng thả giông gia súc tránh lây dịch bệnh, ảnh hƣởng
đến hoa màu.
Một số hộ gia đình đƣợc tập huấn, học kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt, lợn
giống cung cấp thực phẩn cho thị trƣờng từ 6 – 8 tấn thịt. Tiếp tục nâng cao số
lƣợng đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả khá cao, tổng đàn gia súc 9503 con.


23
STT
Loại Vật Nuôi
Số lƣợng
Kết quả đạt đƣợc so với kế
hoạch
1
Đàn trâu
335 con
35% so với kế hoạch giảm 98
con so với kỳ trƣớc
2
Đàn bò
822 con
86% với kế hoạch giảm 89
con so với kỳ trƣớc

3
Đàn dê
144 con
15% với kế hoạch giảm 89
con so với kỳ trƣớc
4
Đàn ngựa
23 con
2,42% với kế hoạch giảm
135 con so với kỳ trƣớc
5
Đàn lợn
736 con
77% với kế hoạch tăng 20
con so với kỳ trƣớc
Trong 6 tháng đầu năm tuy ảnh hƣởng xấu thời tiết trong thời gian rét đậm,
rét hại kéo dài làm trâu, bò, nghé con bị chết 104 con, nhƣng nhân dân đã ý thức
thực hiện các biện pháp phòng rét và dự trữ thức ăn cho gia súc. Đẩy mạnh công
tác thu y tiêm phòng chống dịch cho đàn gia súc đƣợc 1400 liều. Cụ thể là vacxin
lở mồm long móng 600 liều, tiêm lợn 600 liều, kết hợp với phun thuốc khử trùng.
b. Về lâm nghiệp.
- Trong 6 tháng đầu năm UBND xã đã chỉ đạo nhân dân thực hiện các biện
pháp chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh,
từ đầu năm các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng đã đƣợc các cấp các nghành vào
cuộc, tuyên truyền giáo dục cảm hóa nhân dân không vi phạm phá rừng làm
nƣơng, đặc biệt là các bản trọng điểm hay xảy ra cháy rừng, xử lý nghiêm khắc các
đối tƣợng vi phạm phá rừng trái phép, quyết định đình chỉ diện tích đất nƣơng vi
phạm không đƣợc sử dụng, không sản xuất diện tích đất ven rừng.
3.1.2.5.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông.

Giao thông đƣờng bộ bao gồm:
Tuyến đƣờng quốc độ 4G chảy qua có chiều dài 10km rộng 6m, đây là tuyến
đƣờng huyết mạnh để trao đổi hàng hóa, tuyến đƣờng đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp
trải nhựa theo yêu cầu tiêu chuẩn cấp 3 miền núi.
- Tuyến đƣờng từ quốc độ 4G đi Pắng Sẳng dài 4km, rộng 4m.
- Tuyến đƣờng từ quốc độ 4G đi bản Buốt dài 3,5km, rộng 4m.
- Tuyến đƣờng từ quốc độ 4G đi bản Tô Văn dài 1,8km, rộng 4m.

24
- Tuyến đƣờng tƣ quốc độ 4G đi Nà Kéo dài 1km, rộng 4 m.
ngoài ra còn có các đƣờng liên bản và đƣờng vào các khu đất sản xuất rộng
từ 2-3m.
- Nói chung mạng lƣới gia thông khá hoàn chỉnh nhƣng hầu hết là đƣờng
đất, mùa mƣa đi lại khó khăn cần đƣợc đầu tƣ nâng cấp
b.Thủy lợi.
- Hệ thống thủy lợi trong những năm gần đây đƣợc tu bổ cải tạo kênh
mƣơng có hiệu quả nâng cao năng suất cây trồng.
- Hệ thống thủy lợi đƣợc quan tâm tu sửa, nạo vét các tuyến kênh mƣơng,
đảm bảo lƣợng nƣớc tƣới tiêu 100% diện tích gieo trồng, ao hồ và phục vụ sinh
hoạt, sửa chữa điều hành các công trình nƣớc sinh hoạt ở các bản trong toàn xã.
Tổng số hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt đạt 100 % số dân trong xã.
Địa hình xã Chiềng Kheo dốc nên tạo thành một số suối, suối Buốt, suối Nà
Viền, suối Tô Văn. Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
của nhân dân, trên địa bàn xã xây dựng đƣợc 6 phai nƣớc và xây dựng đƣợc 6
tuyến kênh nội đồng tổng chiều dài 6 km đã kiên cố hoá đƣợc 1 km. Trong thời
gian tới cần phải kiên cố hoá 3 km. Ngoài ra còn có các khe, mạch ngầm chảy ra
các suối cạn. Vào mùa khô lƣợng nƣớc ở các suối giảm, đôi khi bị cạn kiệt gây
thiếu nƣớc sản xuất và sinh hoạt, do đó trong thời gian tới cần quan tâm bảo vệ tốt
rừng đầu nguồn để giữ cho nguồn nƣớc, đầu tƣ kinh phí để xây dựng và cải tạo hệ
thống thuỷ lợi.

c. Giáo dục - đào tạo
- Trong những năm gần đây Cùng với các cơ sở hạ tầng khác nhƣ trƣờng
học, trụ sở UBND, trạm y tế xã, bƣu điện văn hóa… cũng đã đƣợc đầu tƣ nhƣng
chất lƣợng vấn chƣa đáp ứng đƣơc nhu cầu phục vụ cho nhân dân . Hệ thống điện
lƣới quốc gia đã đến trung tâm xã và hầu hết các bản trong toàn xã.
Trƣờng mầm non đặt ở trung tâm xã tổng số 07 lớp với 111 cháu. Trƣờng
đang đƣợc xây dựng lại kiên cố và đƣợc đƣa vào sử dụng.
Trƣờng tiểu học có một trƣờng, bàn ghế đầy đủ, đội ngũ thầy cô giáo yên
tâm với nghề nghiệp, động viên đƣợc học sinh đến trƣờng đảm bảo đƣợc sĩ số học
sinh từ 97% - 100%.
Trƣờng THCS có 01 trƣờng khang trang sạch đẹp và có 23 giáo viên, tạo
đƣợc niềm phấn khởi trong thầy cô giáo và học sinh. Với sự cố gắng của Đảng bộ,

25
Chính quyền, thầy cô giáo và học sinh, đƣợc sự quan tâm của Phòng giáo dục
Huyện nên xã đã hoàn thành phổ cập THCS tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%.
3.1.3.6. Về thƣơng mại dịch vụ.
Các hoạt động dịch vụ đang đƣợc hình thành, tạo điều kiện cho việc giao lƣu
các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, dịch vụ vận tải
hàng hóa đƣờng bộ, phục vụ cung ứng vật tƣ, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm nông sản
cho nhân dân.
Hiện nay xã đã có 01 bƣu điện văn hoá xã,02 trạm viễn thông đặt tại trung
tâm xã đảm bảo thông tin liên lạc cho nhân dân trên địa bàn, đƣa hệ thống sách báo
về pháp luật, văn hoá, khoa học kỹ thuật vào phục vụ cho nhân dân trong xã.
3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
3.2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp Luật về quản lý sử dụng đất
đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản
dƣới Luật, công tác quản lý đất đai bắt đầu đi vào nề nếp. Cán bộ địa chính xã

đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản để quản lý đất đai, từ đó góp phần tích cực
vào chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/CT – HĐBT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của chủ tịch
hội đồng bộ trƣởng (nay thủ tƣớng chính phủ) xã đã xác định địa giới đơn vị hành
chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trong địa bàn xã nhƣ báo cáo thuyết
minh bản đồ địa giới hành chính, xây dựng bản đồ điạ giới hành chính tỷ lệ 1/25
000, xây dựng bản đồ hiện trạng sủ dụng đất năm 2005 tỷ lệ 1/10. 000
3.2.1.3. Công tác điều tra khảo sát thành lập bản đồ
Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại quy phạm và ký
hiệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất do BTN & MT ban hành (xây dựng bản đồ gốc,
biên tập và hoàn thiện bản đồ), các biểu đồ minh hoạ.
Thực hiện theo nghi xã đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
trên nền bản đồ địa chính của xã đối với xã đã có bản đồ địa chính. Đối với xã
chƣa có bản đồ địa chính thì xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên nền bản
đồ đã sử dụng để lập sổ mục kê đất đai hoặc bản đồ khác phù hợp nhất hiện có tại
địa phƣơng.

×