Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Đánh giá tình hình quản lý đất đai xã mường khiêng huyện thuận châu tỉnh sơn la giai đoạn 2003 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.3 KB, 41 trang )

1

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng…Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản
lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một
tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với
Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật
quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày
29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định
188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10
năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
ngày 01 tháng 11 năm 2004…
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa
dạng, các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó
cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính
đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về
đất đai có vai trò rất quan trọng.
2


Mường Khiêng là một xã miền núi thuộc vùng II của huyện Thuận Châu
với tổng diện tích tự nhiên 6.762,0 ha, Mường Khiêng cách trung tâm huyện
30km theo hướng Tây Bắc. Xã có vị trí quan trọng trong chiến được phát triển
kinh tế của huyện là cầu nối giữa xã Liệp Tè và xã Bó Mười, Mường Khiêng
gồm có 36 bản trong đó có 5 bản di dân tái định cư nhà máy thuỷ điện Sỏn La có
8.772 người chia thành 3 nhóm dân tộc sau: Thái có 8.635 nhân khẩu chiếm
98,42%, Kháng có 131 nhân khẩu chiếm 1,5% và Kinh có 07 nhân khẩu chiếm
0,08%.
Xuất phát từ những lý do khách quan nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá tình hình quản lý đất đai Xã Mường Khiêng- Huyện Thuận
Châu - Tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 đến nay”.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Củng cố kiến thức đã học trên lớp, tiếp cận với công tác đánh giá tình
hình quản lý sử dụng đất cấp xã ở thực tế.
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu thu thập được phải có giá trị thực tiễn và pháp lý
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý
và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá chính xác, khách quan hiện trạng quản lý, sử dụng đất và biến
động đất đai của xã Mường Khiêng trong những năm vừa qua.
3

PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý pháp lý
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản Pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003.
- Hiến pháp 1992.
- Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban
hành ngày 29 tháng 10 năm 2004.
- Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày
01 tháng 11 năm 2004.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 07
năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của phường
qua các năm.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2010.
- Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật
Đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 quy định 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai. Bao gồm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
4

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai;
2.2 Tình hình quản lý đất đai trên phạm vi cả nƣớc
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha trong đó đất đang sử
dụng là 22.896.696 ha chiếm 69% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là đất chưa sử
dụng. Đất đang sử dụng được phân bố như sau:
Đất nông nghiệp là 9.345.346 ha chiếm 28,30% tổng diện tích tự nhiên.
Đất lâm nghiệp là 11.575.429 ha chiếm 35,16% tổng diện tích tự
nhiên.
5

Đất chuyên dùng là 1.532.843 ha chiếm 4,70% tổng diện tích tự
nhiên.
Đất ở là 443.178 ha chiếm 1,40% tổng diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng là 10.027.265 ha chiếm 30,44% tổng diện tích tự
nhiên.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật về đất đai nhằm quản lý thống nhất toàn bộ quỹ đất trong phạm

vi cả nước theo quy hoạch và pháp luật. Hệ thống pháp luật, chính sách về đất
đai đang ngày được hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan
hệ đất đai nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Kết quả đã đạt những
thành tích nhất định.
• Công tác khảo sát đo đạc bản đồ
Công tác đo đạc, hệ thống ảnh hàng không, ảnh vệ tinh phủ trùm cả nước
đã thực hiện được trên 80% diện tích.
Hệ thống bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50000 phủ trên cả nước và phủ
trùm các vùng kinh tế trọng điểm đã hoàn thành trên 50% khối lượng theo công
nghệ số, hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm toạ độ, độ cao Nhà
nước đã được ban hành và Chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày
12/09/2000.
Công tác đo đạc bản đồ địa hình đáy biển đã từng bước phát triển, chuẩn
bị đủ cơ sở vật chất để triển khai trên diện rộng trong thời gian tới.
• Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các ngành quan tâm
và đi vào nề nếp. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ lập và triển
khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước giai đoạn 2001-2010
trình Chính phủ và đã được phê duyệt
6

Năm 2004 cả nước đã làm xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và
kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005. Việc lập quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng
đất hang năm được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ và
đúng thời hạn, hang năm đều đạt 100% chỉ tiêu.
• Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tính đến năm 2004, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong
phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:
- Đất nông nghiệp: cấp được 11693900 giấy với diện tích 9328300 ha, đạt
92,7% số hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất và bằng 97,8% tổng diện tích đất

nông nghiệp cần cấp.
- Đất lâm nghiệp: cấp được 628900 giấy với diện tích 3546500 ha đạt
35,00% tổng diện tích đất cần cấp (trong đó hộ gia đình, cá nhân đạt 72,00%, tổ
chức đạt 21,00%).
- Đất khu dân cư nông thôn: cấp được 6690000 giấy với diện tích 183000
ha đạt 55,00% tổng số hộ và đạt 49% tổng diện tích cần cấp giấy.
- Đất ở đô thị: cấp theo 02 loại giấy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thường gọi là bìa đỏ do Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường
phát hành và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là giấy
hồng theo Nghị định 60/NĐ-CP. Tổng 02 loại giấy này đã cấp được 1415208
giấy với diện tích 31308 ha đạt 35,10% tổng số hộ và đạt 38,00% diện tích đất
cần cấp, trong đó sổ đỏ chiếm 57,40%, giấy hồng chiếm 42,60%.
• Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch hướng dẫn việc thực
hiện thống kê đất đai đến các địa phương và triển khai thực hiện vào ngày 01/01
hàng năm. Bên cạnh thống kê đất đai thì cứ năm năm Bộ Tài nguyên và Môi
trường lại tổ chức kiểm kê đất đai trong cả nước.
7

Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 24/CP về việc kiểm kê đất
đai năm 2000. Dưới sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương nên
công tác kiểm kê đất đai năm 2000 đã hoàn thành tốt trong cả nước.
Năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư số 28/2004/TT-
BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, các tỉnh thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện và đã
đạt kết quả tốt.
• Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng
đất đai
Theo số liệu báo cáo từ 64 tỉnh thành và 22 bộ ngành, tính đến ngày
15/09/2004 (Báo cáo 1567/CP-VII của Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo

năm 2004) cơ quan hành chính tiếp nhận 120004 đơn khiếu nại, 15995 đơn tố
cáo, 28866 đơn kiến nghị phản ánh. Qua phân tích xử lý có 89896 đơn khiếu nại,
8571 đơn tố cáo đủ điều kiện giải quyết, số còn lại là trùng lặp không rõ nội
dung, địa chỉ trong đó có 70% vụ liên quan đến đất đai nhà cửa. Trong đó
98,20% đơn thư khiếu nại về đất đai, 1,8% đơn thư khiếu nại thuộc về môi
trường.
Để kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy
định của pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trườmg đã thầnh lập 06 đoàn công tác
thanh tra. Bộ chủ trì thẩm tra xác minh giải quyết 196 đơn khiếu nại, tố cáo của
công dân tại 16 tỉnh thành. Ngoài ra, thanh tra bộ đã ban hành 427 văn bản và
trình lãnh đạo bộ ký ban hành 861 văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức ngành địa chính: hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong tổng số 1392 xã trên toàn quốc có
khoảng 10000 xã có cán bộ địa chính.
2.3 Tình hình quản lý đất đai của xã Mƣờng Khiêng
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 ra đời,
công tác quản lý và sử dụng đất của xã đã đi vào nề nếp. Việc thực hiện nội
8

dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được những kết quả
nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được giao cho các
chủ sử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt; công tác thanh tra
giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng trong thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa được thực
hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính chưa đáp ứng nhu cầu nên
công tác tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về

đất đai còn nhiều bất cập dẫn đến việc khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc
sử dụng các loại đất mang lại hiệu quả không cao.














9

PHẦN III
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mường Khiêng
- Toàn bộ quỹ đất của xã Mường Kiêng
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụng
đất trên địa bàn xã Mường Kiêng
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Mường Khiêng, Huyện Thuận
Châu, Tỉnh Sơn La
- Thời gian: Tình hình quản lý đất đai xã Mường Khiêng từ năm 2003 đến

nay
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Mường
Khiêng trong giai đoạn từ năm 2003đến nay
3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Mường
Khiêng từ năm 2003 đến nay
3.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Mường Khiêng từ năm
2003 đến nay
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý
và sử dụng đất.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra.
- Điều tra thu thập số liệu.
10

- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về tình hình
quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã Mường Khiêng .
3.4.2. Phương pháp thống kê.
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật Thông tư, Nghị quyết về quản lý và sử
dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tìm hiểu các văn bản
pháp luật về quản lý và đất của UBND tỉnh Sơn La và UBND huyện.
- Điều tra thực địa, khảo sát thực tế đối chiếu số liệu.
Đây là phương pháp điều tra thu thập số liệu của các xã trong địa bàn
huyện, đối chiếu các tài liệu số liệu, bản đồ thu thập được với thực trạng sử dụng
đất tại xã Mường Khiêng
3.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phân tích thống kê tình hình sử dụng đất, tổng hợp xử lý thống kê.
Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã được thu thập tiến hành thống kê, liệt
kê các tài liệu có nội dung tin cậy cao từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
3.4.4. Phương pháp so sánh.

- So sánh tình hình quản lý đất đai của xã Mường Khiêng với các văn bản
pháp luật của nhà nước cũng như các văn bản pháp luật của địa phương;
- So sánh cơ sở lý thuyết với tình hình cụ thể của địa phương để tìm ra
3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
Tham khảo ý kiến cán bộ địa chính xã Mường Khiêng để đi đến giải pháp
nâng cao chất lượng quản lý đất đai của xã





11

PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi
trƣờng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
Xã Mường Khiêng một xã miền núi thuộc vùng II của huyện thuận Châu, cách
trung tâm huyện 30 km theo hướng Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên 6.762,0
ha.
Địa giới hành chính giáp với các xã:
- Phía Bắc giáp với xã Liệp Tè;
- Phía Nam giáp với xã Bó Mười;
- Phía Đông giáp với xã Mường Bú huyện Mường La;
- Phía Tây giáp với xã Chiềng Ngàm;
Trên địa bàn xã hiện nay có 36 bản trong đó có 11 bản đặc biệt khó khăn, 5
bản tái định cư thuỷ điện Sơn La, có 1775 hộ, 8.773 người gồm 3 dân tộc anh
em cùng sinh sống là Thái, Kinh và Kháng.

4.1.2. Địa hình, địa mạo
• Địa hình, địa mạo
Do địa hình bị chia cắt mạnh, các khe suối tạo thành những vùng lòng
chảo, bồn địa hẹp bởi các dãy núi đá đất tạo nên, độ cao trung bình của xã là
600m so vớ mực nước biển.
4.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn:
• Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi với hai mùa rõ rệt
trong năm:
12

- Mùa đông lạnh (hay còn gọi là mùa khô) ít mưa, mùa này bắt đầu từ tháng 9
năm trước đến tháng 4 năm sau và thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, từ
cuối tháng 12 Năm trước đến cuối tháng 3 Năm sau thường xen kẽ gió Tây Nam
(gió lào) khô nóng và thường xuất hiện sương muối.
- Mùa hè (hay còn gọi là mùa mưa), bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 8, mùa
này thịnh thành gió Đông Nam, mưa nhiều, lượng mưa trung bình trong tháng
đạt tới 210mm/tháng.
Nhiệt độ trung bình năm: 25,6
0
C, tối thiểu đạt 15,8
0
C.
- Độ ẩm không khí trung bình đạt: 82%
• Thuỷ văn
Do cấu trúc địa chất, các dãy đứt, gẫy nên hệ thống sông suối của xã chảy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, gồm có 2 con suối chính là suối bản Khiêng
và suối bản Lạn. Ngoài ra, còn có các hệ thống các con suối nhỏ, khe dày đặc
với lưu lượng nước tương đối lớn, mùa khô trên địa bàn xã hầu như cạn kiệt đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống các con suối này đủ nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho cả
bốn mùa trên toàn xã.
4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
• Tài nguyên đất.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 6.762,0 ha. Theo kết quả tổng hợp từ bản
đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000, trên địa bàn xã có chủ yếu là đất phù
sa suối, đất dốc tụ và đất ferarit.
Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình và cát pha, hàng
năm được bồi đắp bởi hai con suối là suối bản Khiêng, bản Lạn. Ngoài ra do địa
hình được bao bọc xung quanh là núi cho nên hàng năm vùng đồng bằng cũng
được bồi đắp một lượng phù sa đáng kể làm cho đất đai có tầng đất canh tác dày
13

và tương đối màu mỡ và tạo điều kiện cho vùng phát triển cây lương thực, cây
ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.
• Tài nguyên nước
Chủ yếu nguồn nước từ suối bản Khiêng và suối bản Lạn, ngoai ra
trên đị bàn xã còn có nhiều các khe, mó nước cung cấp đủ nguồn nước cho sinh
hoạt, sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
• Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của xã đến nay có 1.949,16 ha, trong đó: Đất
rừng phòng hộ 1.148.2 ha; đất rừng sản xuất là 800,96 ha. Diện thích rừng hiện
còn được bảo vệ tốt, bên cạnh đó đất lâm nghiệp được giao khoan đến từng hộ
gia đình, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng bản quản lý, sử dụng.Tuy nhiên các
sản phẩm từ lâm nghiệp chưa cao, chủ yếu là khai thác gỗ, củi, tre, măng phục
vụ tại chỗ của nhân dân.
• Tài nguyên khoáng sản
Xã Mường Khiêng được hình thành chủ yếu bằng những dãy núi đá vôi nên
thế mạnh của xã là khai thác đá làm vật liệu xây dựng, các nguồn tài nguyên
khoáng sản khác chưa có kết quả thăm dò cho thấy trên địa bàn xã có nguồn tài

nguyên khác để khai thác và sử dụng.
• Môi trường cảnh quan
Môi trường cảnh quan của xã tương đối sạch sẽ trong lành, không bị ô nhiễm.
Tuy nhiên quá trình khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên cùng
với tập quán sinh hoạt và canh tác chưa hợp lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường sinh thái.
Những năm gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ cùng với nhịp độ phát
triển kinh tế - xã hội ngày một tăng nên cảnh quan môi trường củng được quan
tâm đáng kể, hệ thống cây xanh được trồng theo đúng quy định để tạo môi
trường xanh sạch đẹp cho toàn xã.

14

4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan
môi trường
• Thuận lợi
Xã Mường Khiêng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng đất đai lớn, khí
hậu tương đối thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất nông – lâm nghiệp theo
hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
Nền kinh tế đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá.
Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, có sức khỏe. Đây sẽ là nguồn lực
lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới
Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh đầu tư xây
dựng đưa các chương trình dự án vào tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã
hội, xóa đói giảm nghèo trên toàn xã.
• Khó khăn
Mường Khiêng là một xã miền núi địa hình tương đối phức tạpbị chia cắt bởi
những dãy núi cao, khe nhỏ và dốc thường xảy ra xói mòn, sạt lở đất làm thiệt
hại về người và ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi và sản xuất của người dân
Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi, hệ thống sông suối, Cơ sở hạ tầng nhất là

mạng lưới giao thông đang được cải tạo, nâng cấp và phát triển nên việc giao
lưu phát triển kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn.
Xã có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ học vấn chưa cao, tỷ lệ lao
động qua đào tạo thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hạn chế cho việc
áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Xã Mường Khiêng là một xã cách xa trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh nên
việc thu hút đầu tư vào các công trình xây dựng còn hạn chế.
Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, Xã Mường Khiêng thuộc dạng khó
khăn, đời sống nhân dân nhìn chung còn thấp. Để rút ngắn khoảng cách và hòa
nhập với phát triển của cả tỉnh xã cần phải phấn đấu bứt lên nhanh hơn để cùng
15

huyện Thuận Châu nói riêng và cả tỉnh Sơn La nói chung. Thực hiện thành công
công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của các ngành
• Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua kinh tế xã hội của xã có những chuyển biến đáng kể.
Tỷ trọng các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu các ngành kinh tế
như sau: Nông – Lâm nghiệp chiếm 88,08%, thương mại dịch vụ 6,3%, công
nghiệp xây dựng chiếm 4,9%. Đời sống vật chất tinh thần của người dân đã
được nâng lên, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, hệ thống giao thông,
thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi công cộng được nâng cấp
và xây dựng mới, sức khoẻ, trình độ dân trí không ngừng được nâng cao.
Hình 01 : Cơ cấu kinh tế các nghành năm 2012


• Tăng trƣởng kinh tế
16


Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2011 đạt trên 11%, thu nhập bình quân
đầu người 5,7 triệu đồng/người/năm ( năm 2012). Lương thực bình quân đạt
836,01 kg/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới còn 56,42%)
4.2.1.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp (ngành nông nghiệp)
• Trồng trọt
• Cây công nghiệp
Cây cà phê: Diện tích 37 ha trong đó trồng mới 2 ha, diện tích thu hoạch 25 ha,
diện tích chăm sóc 10 ha, sản lượng đạt 35 tấn, năng suất bình quân 14 tạ/ha
Cây cao su: Diện tích 159,5 ha diện tích đang chăm sóc 124,6 ha tại các bản
Nhốc, bản Khiêng, bản Hống, bản Hụn.
• Cây lương thực
Bảng 01 : Năng suất sản lƣợng một số loại cây trồng
Loại cây trồng
Diện tích
(Ha)
Năng suất bình quân
(tạ/1 ha)
Sản lƣợng
(tấn)
Lúa chiêm xuân
53
50,0
265,0
Lúa mùa
86
34,0
292,0
Ngô
450
40

2000,0
Sắn
750
130,0
4550,0
Đậu lạc, rau quả các loại
50
150,0
225,0
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Mường Khiêng)
• Chăn nuôi
Tiếp tục phát triển toàn diện chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đấy mạnh triển khai
chương trình phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi nhốt

17

Bảng 02 : Một số loại vật nuôi
Loại vật nuôi
Số lƣợng
Đơn vị (Con)
Tổng đàn trâu
1.600
con
Tổng đàn bò
1.400
con
Tổng đàn dê
2.500
con
Lợn từ 2 tháng tuổi trở

lên
2.200
con
Gia cầm các loại
80.000
con
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Mường Khiêng)

4.2.1.2 . Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng cơ bản
Xã chưa có trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, hiện tại toàn bộ cán bộ
của xã làm việc trong nhà văn hoá thuộc bản Hống. Trong giai đoạn tới cần
được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu làm việc của cán bộ công chức trong

Đây là ngành có vai trò quan trọng đối với người dân của địa phương, nó
giải quyết được lúc nhàn rỗi của nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
tăng nguồn thu nhập, tạo điều kiện trong việc chuyển dịch kinh tế của địa
phương
Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là xay xát gạo, ngô, đan lát, làm gạch, xây
dựng, bên cạnh đó nghề mộc hiện nay cũng tương đối phát triển. Tuy nhiên chỉ
hình thành ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình, chưa có tính tập chung,
chuyên môn hoá. Nên sản phẩm ít, chất lượng không cao, khó cạnh tranh
Ngành xây dựng trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh, trên địa bàn
xã có các tài nguyên khoáng sản như: sét, đá vôi… cung cấp nguyên liệu cho ngành
xây dựng.


18

4.2.1.3. Khu vực kinh tế du lịch – thương mại
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có chợ trung tâm nên việc giao lưu trao đổi

hàng hoá của người dân trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, việc mua bán
trao đổi nông sản chủ yếu thông qua các tiểu thương
Các loại hình dịch vụ vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng ăn uống, quầy
tạp hoá… ngày càng phát triển
4.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Theo thống kê năm 2012, hiện nay trên địa bàn xã có 1.775 hộ dân với số
nhân khẩu 8.773 người; tỷ lệ tăng dân số của xã tính đến năm 2012 còn 1,66%.
Trong đó số hộ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 1.438 hộ chiếm 94,3%
tổng số hộ, số hộ lao động trong lĩnh vực thương mại có 96 hộ chiếm 5,4% tổng
số hộ. Tổng số lao động của xã có 3.948,0 trong đó: Lao động trong lĩnh vực
nông lâm nghiệp chiếm khoảng 84%, lao động phi nông nghiệp chiếm 16% (chủ
yếu là cán bộ công chức xã, đội ngũ giáo viên các cấp và các hộ buôn bán, kinh
doanh…)
4.2.3. Thực trạng phát triển khu dân cư
Dân cư xã phân bố rải rác trên địa bàn 36 bản hình thành 6 cụm dân cư
chính
Cụm Sát Củ bao gồm 6 bản: Bản Nghịu, bản Sát, bản Hua Sát, bản
Củ,bản Lạn, bản Thuận Ơn
Cụm Nhốc Thông bao gồm 3 bản: Bản Ỏ, bản Nhốc, bản Thông
Cụm Pục Tứn bao gồm 6 bản: Bản Nuống, bản Tứn, bản Há, bản Pục, bản
Xe, bản Phiêng Phé
Cụm Khiêng Hang bao gồm 7 bản: Bản Hống, bản Hụn, bản Hang, bản
Lứa A, bản Pợ, bản Tộn, bản Khiêng
Cụm Nam Han bao gồm 7 bản: Bản Hằng, bản Nam, bản Han,bản Sào
Và, bản Noong Sàng, bản Pồng, bản Bó Phúc
19

Cụm Hốc Bon bao gồm 7 bản: Bản Kềm, bản Hốc, bản Bon, bản Huổi
Pản, bản Sinh Lẹp, bản Hin Lẹp, bản Lửa B.
4.2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật.

• Giao thông
Xã có tuyến đường trục liên xã dài 29 km từ xã Tông Cọ đi qua xã Bò
Mười, Mường Khiêng đến Liệp Tè, mặt đường rộng 7m, hệ thống đường đến
trung tâm xã và một số bản cơ bản đã được rải nhựa. Tuy nhiên đa số các bản ở
xa trung tâm xã hiện trạng vẫn là đường đất hoặc chỉ được rải nhựa một phần, bề
rộng mặt đường từ 5-6 m với tổng chiều dài 78.920m
• Thuỷ lợi
Hiện trên địa bàn xã đã có một số công trình thuỷ lợi kiên cố đã được đầu
tư xây dựng (tuyến mương bê tông từ cầu bản Sát – Nà Hào dài 150m rộng
40cm; Từ bản Sát – Nà Côm dài 30m rộng 40cm; tuyến mương bê tông trên bản
Lạn dài 200m rộng 40cm; tuyến mương Nà Pục dài 800m rộng40cm; tuyến
mương Nà Sài dài 1,5km rộng 40cm…). Tuy nhiên một số kênh mương nằm
trên bản Củ, bản Lạn, bản Ỏ, bản Nuống…hiện vẫn là mương đất nên đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất của nhân dân
• Cấp, thoát nước
Hiện trên địa bàn xã hệ thống thoát nước thải chưa đồng bộ chủ yếu thoát
qua các rãnh đất từ đó hoà vào hệ thống thoát nước mưa và đổ vào các khe, suối
• Cấp điện
Xã Mường Khiêng đã có hệ thống điện lưới quốc gia đường dây 35KV
cung cấp điện cho 27/36 bản, còn 9 bản vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc
gia (bản Hằng, bản Nam, bản Phiêng Phé, bản Han, bản Tộn, bản Hang, bản
Nhốc, bản Lạn, bản Hin Lẹp), trong thời gian tới cần được bố chí kinh phí đầu
tư để người dân được sử dụng điện. Tỷ lệ số hộ được dùng điện thường xuyên
an toàn là 1.324 hộ đạt 74,59%.

20

4.2.5. Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội
• Giáo dục – đào tạo
Hệ thống giáo dục đào tạo đã có bước phát triển cả về cơ sở vật chất và

chất lượng giảng dạy, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em trong xã góp
phần nâng cao trình độ dân trí trong cộng đồng dân cư, hiện hệ thống giáo dục
trên địa bàn xã gồm có:
• Trường mầm non: Xã có 17 giáo viên và 898 học sinh trong đó:
+ Trường mầm non I: Xã có một trường trung tâm tại bản Khiêng xây hai
tầng kiên cố với 10 phòng học một điểm trường tại bản Pục xây hai tầng kiên cố
với 6 phòng học một điểm trường tại bản Thông nhà tạm với 02 phòng học, một
điểm trường tại bản Củ nhà tạm với 02 phòng học, một điểm trường tại bản
Thuận Ơn nhà cấp 4 với 01 phòng học.
+ Trường mầm non cấp II: Xã có một trường trung tâm tại bản Sào Vãây cấp
4 kiên cố với 02 phòng học, một điểm trường tại bản Kềm xây cấp 4 kiên cố với
02 phòng học, một điểm trường tại bản Bon nhà tạm vời 01 phòng học, một
điểm trường tại bản Huội Pản xây kiên cố với 01 phòng học.
• Trường tiểu học: Xã có 30 giáo viên 622 học sinh trong đó:
+ Trường tiểu học I: Xã có một trường trung tâm tại bản Xe xây 2 tầng kiên
cố với 10 phòng học, một điểm trường tại bản Hụn xây cấp 4 kiên cố với 06
phòng học, một điểm trường tại bản Thông xây cấp 4 kiên cố với 06 phòng học,
một điểm trường tại bản Sát xây cấp 4 kiên cố với 06 phòng học
+ Trường tiểu học II: Xã có một trường trung tâm tại bản Han xây 2 tầng kiên
cố với 10 phòng học, mọt điểm trường tại bản Huổi Pản xây cấp 4 kiên cố với
06 phòng học, một điểm trường tại bản Bó Phúc xây cấp 4 kiên cố với 06 phòng
học,một điểm trường tại bản Bon xây cấp 4 kiên cố với 05 phòng học.
• Trường THCS:
21

Hiện xã có một trường THCS nằm ở bản Han với 05 phòng học nhà 2
tầng , 10 phòng học nhà tạm và 05 phòng học bán kiên cố bằng khung sắt gồm
42 giáp viên với 656 học sinh.
• Y tế.
Trạm y tế xã có diện tích sử dụng 80m

2
,
gồm 01 phòng khám và 01 phòng
điều trị có 05 giường bệnh, phục vụ cho nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân
dân trong xã. Đội ngũ cán bộ gồm 01 bác sĩ 02 y tá, 01 nữ hộ sinh, 02 điều
dưỡng. Trang thiết bị để khám và chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu của
người dân.
• Văn hóa thông tin
Xã có một nhà văn hoá kiên cô nằm trên bản Hống, bên cạnh đó có 6/36
bản (bản Thuận Ơn, bản Sào Và, bản Bó Phúc, bản Kềm, bản Huổi Pản, bản
Sinh Lẹp) đã được xây dựng nhà văn hoá kiên cố. Các bản cò lại nhà văn hoá là
nhà tạm hoặc chưa có nhà văn hoá
Công tác thông tin tuyên truyền dược duy trì tốt như đài phát thanh xã, các
băng cờ khẩu hiệu tuyên truyền cho các ngầy lễ lớn của đất nước và địa phương,
Các chính sách xã hội như đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì người nghèo, trẻ
em khuyết tật đã được nghiêm túc thực hiện có hiệu quả.
• Thể dục thể thao
Xã chỉ đạo tốt việc xây dựng phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá " xây dựng bản văn hoá, gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, nên
phong trào thể dục thể thao từng bước được nâng lên rõ nét. Tuy nhiên p dục thể
thao trên địa bàn xã còn yếu do chưa có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của
chính quyền địa phương, một phần do tập quán sinh hoạt của người dân.
4. 3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã Mƣờng Khiêng
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã có 6.762,0 ha
22

- Trong hiện trạng sử dụng đất của xã , diện tích đất sử dụng vào mục đích
nông nghiệp và phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (87,16% tổng diện tích đất tự
nhiên). Trong đất nông nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại chiếm tỷ

lệ lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao, diện tích đất lúa nước và đất
nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ nhỏ, diện tích đất phi nông nghiệphiện đang sử
dụng làm đất ở và đất xây dựng các cơ sở hạ tầng (trường học, nhà văn hoá,
chợ… ). Tuy nhiên các công trình xây dựng thiếu đồng bộ nên hạn chế khả năng
phục vụ, hiện trạng đất chưa sử dụng có 868,33 ha chiếm 12,84% tổng diện tích
đất tự nhiên, trong tương lại cần khai thác tiềm năng diện tích đất chưa sử dụng,
đặc biệt là đất đồi núi chưa sử dụng cho các mục đích nông nghiệp.
Bảng 03 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2012
STT
Loại đất

Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng
6.762,0
100
1
Đất nông nghiệp
NNP
5.759,10
85,17
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
134,47
1,99
3
Đất chưa sử dụng

CSD
868,43
12,84
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Mường Khiêng)
4.3.1.1. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp năm 2003 của xã có 1.094,80 ha, đến năm 2012 xã có
5.759,10 ha, tăng 4.664,30 cụ thể như sau:
• Đất lúa nước
Năm 2003 diện tích đất lúa nước của xã là 74,85 ha, đến năm 2012 xã có
119,88 ha, diện tích tăng do được chuyển từ đất trồng cây hàng năm còn lại
sang. Có được như vạy chứng tỏ xã đã quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật, áp
dụng cơ giới hoá, giúp nhân canh tác lâu dài, ổn định cuộc ssống và bảo vệ đất
đai. Ngoài ra đất lúa nước giảm 0,9 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng
23

• Đất trồng cây hàng năm còn lại
Diện tích năm 2012 là 2.977,28 ha, tăng 2.354,88 ha do được chuyển từ
đất trồng cây lâu năm 11,03 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 2,29 ha, đất xây dựng trủ
sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,33 ha và đất chua sử dụng 2.241,33 ha. Diện
tích giảm 82,74 ha do chuyển sang đất lúa nước 45,93 ha, đất rừng sản xuất 8,60
ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1,0 ha, đất phát triển hạ tầng 10,68 ha và đất ở
nông thôn 16,53 ha. Diện tích đất trồng cây hàng năm tăng còn lại tăng nhiều do
trong xã có 5 bản tái định cư nên cần diện tích đất để người dân phát triển sản
xuất, những năm gần đây việc tròng ngô giúp mang lại yhu nhập nên người dân
tích cực khai hoang. Diện tích giảm chuyển sang đất ở và xây dựng cơ sở hạ
tầng cho các hộ tái định cư thuỷ điện Sơn La.
• Đất trồng cây lâu năm
Có diện tích là 214,25 ha, giảm 61,67 ha so với năm 2003. Diện tích giảm
do chuyển sang đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất cơ sở
sản xuất kinh doanh, đất phát triển hạ tầng và đất ở nông thôn.

• Đất rừng phòng hộ
Năm 2003 xã không có đất rừng phòng hộ trong giai đoạn 2003 – 2012 tăng
2.369,57 ha do chuyển từ đất chua sử dụng 2.348,35 ha, đất nghĩa trang nghĩa
địa 21,22 ha
• Đất rừng sản xuất
Trong giai đoạn 2003 – 2012 tăng 8,6 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng
năm còn lại, đến năm 2012 có 8,6 ha
• Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2003 là 38,89 ha, đến năm 2012 là
36,60 ha, giảm 2,29 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm còn lại
• Đất nông nghiệp khác
24

Năm 2003 xã chưa có đất này, đến năm 2012 có 32,92 ha, diện tích tăng d
lấy từ đất trồng cây lâu năm để xây dựng trại bò của doanh nghiệp Thanh Tùng
tại bản Noong Sàng
Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp của xă được thể hiện trong bảng biểu 01
BẢNG 04 : HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2012
STT
Chỉ tiêu

Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên
6.762,0
100
1

Tổng diện tích đất nông nghiệp
NNP
5.759,10
85,17
1.1
Đất lúa nước
DLN
119,88
2,08
1.1.1
Trong đó đất chuyên trồng lúa
nước
LUC
54,52
45,48
1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNK
2.977,28
51,70
12.1
Đất trồng cỏ vào chăn nuôi

31,50
1,06
1.2.2
Đất trồng cây hàng năm khàc

2.945,78
98,94

1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
241,25
3,72
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
2.369,57
41,14
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
8,60
0,15
1.6
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
36,60
0,64
1.7
Đất nông nghiệp khác
NKH
32,92
0,57
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Mường Khiêng)
4.3.1.2. Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2012 là 134,60 ha, tăng 26,54 ha
so với năm 2003, cụ thể như sau:
• Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

25

Năm 2003, diện tích đất xây dựng cơ quan công trình sự nghiệp có 0,43
ha, đến năm 2012 có 0,10 ha, giảm 0,33 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng
năm còn lạị
• Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Năm 2012, xã có 3,46 ha đất cơ sở sản xuất kinh doanh, tăng 3,46 ha so
với năm 2003. Diện tích tăng được lấy từ đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây
hàng năm còn lại
• Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
Năm 2012, xã có 1,0 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ, tăng 1,0
ha so với năm 2003. Diện tích tăng được lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng tại bản
Khiêng
• Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Năm 2003, xã có 28,54 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, đến năm 2012 có 7,32
ha, giảm 21,22 ha do di chuyển sang đất rừng phòng hộ do người dân địa
phương có tục an táng trong rừng nên diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa được
thống kê vào đất rừng
• Đất sông suối
Năm 2012 có 21,44 ha tăng 0,16 ha so với năm 2003 có 21,28 ha do được
chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang
• Đất phát triển hạ tầng
Giai đoạn 3003 - 2012, diện tích đất phát triển hạ tầng tăng 17,21 ha. Nguyên
nhân do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cần đất để xây dựng mới cơ sở hạ tầng
cho 5 bản tái định cư, mở rộng đường giao thông, xây dựng nhà văn hoá, lớp
học các bản sở tại, diện tích tăng được lấy từ các loại đất: Lúa nước 0,9 ha, đất
tròng cây hàng năm còn lại 10,68 ha, đất trồng cây lâu năm 5,63 ha
• Đất ở nông thôn
Năm 2003 có 38,87 ha, đến năm 2012 có 65,03 ha, tăng 17,26 ha do chuyển
từ đất trồng cây hàng năm còn lại 16,53 ha, đất trồng cây lâu năm 9,63 ha. Diện

×