Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích đánh đổi mục tiêu trong quá trình quản lý dự án xây dựng trung tâm hội nghị quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.48 KB, 18 trang )

Phân tích đánh đổi mục tiêu trong quá trình Quản lý Dự án
Xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia
A. Giới thiệu dự án:
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Convention Center - NCC) là một dự án
trọng điểm quốc gia phục vụ cho Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006 lần thứ 14
và các hoạt động mang tầm quốc gia và quốc tế. Trung tâm hội nghị quốc gia
nằm trên đường Phạm Hùng, Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng
lớn nhất thủ đô. Công trình được coi là công trình thuộc loại lớn và hiện đại
trong khu vực Đông Nam Á. Đây là nơi tổ chức các hội nghị của Đảng Cộng sản
Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, thương mại mang tính quốc
gia và quốc tế. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC vào năm 2006.
Thời gian thực hiện: công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11/2004,
thời gian thi công là 22 tháng
Phương án kiến trúc: kiến trúc được chọn từ phương án “lượn sóng biển
đông” do chuyên gia CHLB Đức thiết kế theo ý tưởng cảnh quan di sản thế giới
Vịnh Hạ Long
Quy mô dự án :
 Chủ đầu tư : Bộ Xây Dựng
 Đơn vị thi công : Chính phủ Việt Nam đã chỉ định 9 Tổng công ty thuộc
Bộ Xây Dựng tham gia thực hiện công trình này, đứng đầu là Tổng công
ty xây dựng Hà Nội.
 Số lượng lao động để thực hiện công trình là gần 5000 người.
 Tổng vốn đầu tư là trên 4300 tỉ đồng lấy từ nguồn ngân sách.
 Diện tích mặt bằng là 60000m
2
1
B. Các bước đánh đổi mục tiêu trong quản lý ,dự án :
1. Nhận diện các mục tiêu cơ bản của dự án.
Đây là 1 công trình đa năng lớn nhất thủ đô, là 1 dự án trọng điểm quốc gia
nên yêu cầu phải đảm bảo chất lượng công trình cũng như chất lượng thiết kế,


thẩm mỹ.
Đồng thời, dự án được triển khai khởi công xây dựng từ tháng 11/2004, để
đảm bảo công trình được đưa vào sử dụng phục vụ sự kiện Việt Nam đăng cai tổ
chức Hội Nghị APEC vào năm 2006 thì việc đảm bảo tiến độ là vô cùng quan trọng.
Do đó, sự mâu thuẫn trong 3 mục tiêu : Chất lượng, thời gian thi công và
chi phí thực hiện dự án là vấn đề tất yếu. Chúng ta cần xác định các mục tiêu để
phân tích lựa chọn đánh đổi tối ưu.
2.Xác định, rà soát lại các mục tiêu trên các phương diện khác nhau
2.1.Đối với chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước dự án cần đảm bảo
các mục tiêu sau:
2.1.1. Đảm bảo tiến độ thi công công trình :
Trung Tâm Hội nghị Quốc Gia một công trình xây dựng dân dụng có quy
mô lớn nhất nước ta từ trước đến nay với tổng số vốn đầu tư trên 293 triệu USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia xây dựng, với cấp công trình đặc biệt như vậy
2
thì phải mất 3 năm xây lắp nhưng để kịp phục vụ cho Hội nghị APEC 2006 lần
đầu tiên được tổ chức ở VN nên thời gian thi công được chỉ định là 22 tháng.
Bởi vậy, lần đầu tiên ở VN một tổ hợp thi công có sự góp mặt của 9 TCT xây
dựng có “máu mặt” là TCT Xuất nhập khẩu xây dựng VN (Vinaconex), TCT
Lắp máy xây dựng VN (Lilama), TCT Xây dựng hạ tầng (Licogi), TCT Cơ khí
xây dựng (COMA), TCT Xây dựng Bạch Đằng, TCT Xây dựng Sông Hồng,
CONSTREXIM, Handico do TCT Xây dựng Hà Nội đứng đầu.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-
Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các
quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng
cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành
viên, cũng có những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau
từ truyền thông đến ngư nghiệp.
Cho đến nay, hầu hết các nước nằm bên bờ Thái Bình Dương đều gia nhập tổ

chức này, ngoại trừ:
 Colombia thuộc khu vực Nam Mỹ;
 Guatemala, Salvador, Nicaragua, Honduras, Costa
Rica và Panama thuộc khu vực Trung Mỹ;
 Campuchia và Bắc Triều Tiên ở châu Á;
 Các đảo quốc Thái Bình Dương Fiji, Tonga và Samoa.
Đảo Guam tích cực đòi hỏi một vị trí thành viên riêng biệt, dẫn chứng các
trường hợp của Hồng Kông và Đài Loan, nhưng bị Hoa Kỳ bác bỏ vì nước này
đến nay vẫn là đại diện chính thức cho Guam.
Người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC gặp nhau mỗi năm
một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là "Hội nghị Lãnh đạo APEC",
được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. Vì áp lực của Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa, nước Trung Hoa Dân Quốc, được biết nhiều hơn với
tên Đài Loan, không được phép sử dụng tên "Trung Hoa Dân Quốc" hay "Đài
3
Loan" mà chỉ được gọi là "Trung Hoa Đài Bắc". Tổng thống Đài Loan không
được mời đến tham dự hội nghị thượng đỉnh mà chỉ gởi một viên chức cấp bộ
trưởng đặc trách kinh tế với tư cách là đặc sứ của tổng thống.
APEC nổi tiếng với truyền thống yêu cầu các nhà lãnh đạo xuất hiện trước
công chúng trong quốc phục của nước chủ nhà.
APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập:
Úc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei,
New Zealand, Canada, Indonexia, Hoa Kỳ.
Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, ngoài 12 thành viên sáng lập, các thành
viên khác bao gồm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông,Đài
Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam.
2.1.2. Đảm bảo chất lượng công trình
Đây sẽ là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn của Đảng, Nhà nước, các
tổ chức chính trị xã hội, các hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, xã hội,
kinh tế, thương mại, hội chợ triển lãm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Do đó

việc đảm bảo chất lượng công trình được đưa lên hàng đầu.
Công trình còn có khá nhiều cấu kiện và vật liệu lần đầu tiên được sử dụng
ở VN như: phần móng và thân công trình có nhiều cấu kiện bê-tông cốt thép lớn,
vượt khẩu độ; kết cấu thép cột và mái có nhiều cấu kiện nặng, tầm với xa, yêu
cầu chính xác cao. Đặc biệt là mái nhà chính với hình cong nhiều chiều, 7 lớp
lần đầu tiên được các đơn vị trong nước thi công. Tại đây đã xác nhận nhiều kỷ
lục của ngành xây dựng, như thi công phần thô nhà chính, dầm tường khu vực
nhà khánh tiết ở độ cao 7m khẩu độ dài tới 33m và 44m; rồi hệ thống tường
vách bê tông cốt thép cao 53m… Ông Qiu Jun – chuyên gia tư vấn giám sát của
Tập đoàn kinh tế đối ngoại Thượng Hải (Trung Quốc) đã nhận xét: “Với một
công trình lớn có nhiều chủng loại vật tư, thiết bị đa dạng xuất xứ từ nhiều nước
khác nhau, việc thi công lắp đặt đã được các nhà thầu ngành xây dựng VN bảo
đảm an toàn, quản lý chất lượng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, có thể vận hành
tốt trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC và cả sau này”.
4
2.1.3 Chi phí thực hiện dự án :
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nguồn vốn được lấy toàn bộ từ
nguồn Ngân sách. Do đó việc sử dụng vốn cần đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
2.2.Trên phương diện của nhà thầu.
Để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, mong muốn của nhà thầu là
nguồn vốn được giải ngân kịp thời, đảm bảo thời gian thực hiện công trình.
3.Phân tích môi trường dự án và hiện trạng :
Từ trước tới năm 2006 tại Việt Nam chưa có một hội trường nào đáp ứng
được yêu cầu về các hoạt động lớn của đất nước, ngay Đại hội Đảng cũng phải
hạn chế đại biểu do không đáp ứng hết. Vì thế xây dựng Trung tâm hội nghị
Quốc Gia là phục vụ cho nhiều mục tiêu chứ không chỉ tính riêng cho APEC.
Thực tế công trình được thi công với sự tham gia của 9 tổng công ty lớn
trong lĩnh vưc xây dưng của Việt Nam, dưới sự giám sát chặt chẽ của các
chuyên gia Đức và Tập đoàn kinh tế đối ngoại Thượng Hải đều là những đơn vị
có uy tín, đồng thời nguồn vốn thực hiện dự án được cấp khá đủ và đúng lúc. Do

đó việc hoàn thành dự án đúng mục tiêu đề ra: đảm bảo tiến độ thi công và chất
lượng công trình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
4. Xác định các lựa chọn :
Căn cứ vào các mục tiêu chình phủ đề ra, ta có thể thấy việc đảm bảo tiến
độ công trình là yêu cầu tiên quyết, vì vậy có 2 phương án có thể đưa ra :
 Phương án A : Đảm bảo tiến độ, giảm chất lượng để giảm bớt chi phí
cho dự án.
 Phương án B :Đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng tốt nhất, chấp
nhận chi phí đầu tư cao.
5. Phân tích lựa chọn khả năng tốt nhất :
5.1.Nếu thực hiện phương án A :
Ưu điểm :
 Tiết kiệm chi phí thi công, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
 4300 tỷ là một con số rất lớn, đây mặc dù là công trình thể hiện bộ mặt
quốc gia trước bạn bè quốc tế, nhưng lượng vốn đầu tư này là quá lớn.
5
Nếu giảm bớt một số hạng mục công trình, giảm bớt một số phòng họp,
có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Trong khi Việt Nam còn hạn
chế về vốn thì lượng vốn tiết kiệm được có thể giải quyết rất nhiều dự án
quan trọng khác đang gặp khó khăn về vốn.
Nhược điểm
 Chất lượng công trình thấp => không đảm bảo an toàn. Trong khi đây là
nơi diễn ra những sự kiện quan trọng quốc gia và quốc tế. Mọi rủi ro có
thể xảy đều ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
 Số lượng người làm việc trong TTHNQG rất nhiều, đặc biệt là trong
những sự kiện được tổ chức tại đây sau này do đó nếu có rủi ro xảy ra
thiệt hại là vô cùng lớn
 Nếu chất lượng thấp, điều này khiến chi phí sửa chữa, chắp vá có thể lớn
hơn rất nhiều
 Trung tâm hội nghị Quốc gia là bộ mặt của Việt Nam trong mắt bạn bè

quốc tế do đó một công trình đẹp, chất lượng cao cũng sẽ nâng tầm Việt
Nam đối với thế giới.
5.2.Nếu thực hiện Phương án B
Ưu điểm :
 Một Trung tâm Hội nghị quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, với chất lượng
thẩm mỹ và vật chất cao, sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam bởi đây sẽ là nơi
diễn ra các hội nghị quốc tế và quốc gia lớn. Ngoài ra từ việc hình ảnh và vị
thế của Việt Nam được nâng cao sẽ mở ra nhiều cơ hội gia tăng hợp tác,
đầu tư du lịch. Lợi ích của Việt Nam thu được không tính được ra bằng tiền
nhưng lại tích lũy giá trị để biến thành tiền.
 Đây là 1 dự án quan trọng, có giá trị sử dụng lâu dài, do đó việc đảm bảo chất
lượng công trình ngay từ đầu cũng góp phần giảm bớt những chi phí phát sinh
sau này do hạn chế tối đa những hao mòn, hư hỏng của công trình.
 Công trình được xây dựng bằng những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất
đảm bảo tối đa an toàn, và nhất là tạo ra vẻ thẩm mĩ khác biệt, là một trong
những điểm nhấn của thủ đô ngàn năm tuổi.
Nhược điểm :
6
 Chi phí thi công công trình quá lớn 4300 tỷ, tạo ra gánh nặng cho ngân sách
Nhà nước.
 Với lượng vốn đầu tư lớn, khả năng xảy ra thất thoát lãng phí là rất lớn.Không
những vậy, việc giải ngân vốn cho công trình nếu không được xem xét, giám
sát kĩ càng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể gây thất thoát đồng thời còn ảnh
hưởng đến tiến độ dự án Do đó cần có quá trình thẩm tra, kiểm soát kỹ càng
để dự án có hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận hành khai thác.
5.3 Đưa ra quyết định
Căn cứ vào những mục tiêu đề ra và việc phân tích các phương án lựa chọn,
có thể thấy phương án B mang lại lợi ích lâu dài hơn. Do đó, Chính phủ đã đưa
ra quyết định, đẩy nhanh tiến độ công trình, đảm bảo chất lượng cao nhất, chấp
nhận những phát sinh lớn về chi phí

6. Điều chỉnh kế hoạch dự án
6.1. Chạy đua cùng thời gian và chất lượng
Đặt mục tiêu thời gian và chất lượng lên hàng đầu, Ban quản lý phải lên
kế hoạch rõ ràng đảm bảo quá trình thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. Ý
thức rõ trách nhiệm về yêu cầu chất lượng công trình, nên ngoài việc tích cực
tìm mọi giải pháp bám sát tiến độ, cả tổ hợp nhà thầu luôn quan tâm đến chất
lượng thi công từng phần việc, làm đến đâu đều có giám sát chặt chẽ và kiểm
tra nghiệm thu, đạt yêu cầu kỹ thuật mới cho thi công các phần việc tiếp theo.
Theo Ban điều hành, hàng ngày trên công trường luôn bảo đảm đủ quân số, có
thời điểm huy động tới gần 5.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các ngành
nghề chuyên môn khác nhau, trong đó có cả các chuyên gia đến từ Đức, Hàn
Quốc, Trung Quốc. Và mỗi ngày, hàng ngàn lượt xe vận chuyển, máy móc thi
công hiện đại cũng được huy động để phục vụ công trình. Ông Đào Ngọc Nam
- Tổng Giám đốc Licogi cho biết: Những ngày nước rút, cả TCT tập trung cho
công trình. Ngoài những cuộc họp cần thiết, từ Tổng Giám đốc đến Phó Tổng
Giám đốc đều phải tập trung đôn đốc công việc. Tại công trường luôn túc trực
một Phó Tổng Giám đốc để giải quyết, xử lý nhanh các đường găng tiến độ.
7
Nhờ đó, các phần việc chủ yếu của Licogi đều hoàn thành theo đúng yêu cầu
thiết kế của chủ đầu tư.
Theo bà Nguyễn Thị Duyên – Giám đốc BQLDA thì tiêu chuẩn thiết kế của
công trình được áp dụng theo tiêu chuẩn xây dựng của CHLB Đức và Tiêu chuẩn
VN. Qua thực tế giám sát với hơn 100 cuộc kiểm tra, khảo sát, Hội đồng nghiệm
thu Nhà nước công trình TTHNQG đã có kết luận chính thức. Theo đó, các nhà
thầu đều hoàn thành khối lượng xây lắp theo đúng thiết kế: tổng chiều dài cọc
khoan nhồi các loại 49.000m, cọc bê tông các loại 51.000m, tổng khối lượng bê
tông các loại 116.000m3, cốt thép 14.000 tấn, kết cấu thép 12.500 tấn, đá ốp lát
Viglacera 34.000m2, kính mặt đứng 16.000 m2, lợp mái 34.000 m2, đào đất
470.000m3 và đắp đất, san nền là gần 1 triệu khối. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng vẫn yêu cầu: “Đây là công trình thể hiện sự mong mỏi của Đảng, Nhà

nước, nhân dân ta từ nhiều năm nay là có một công trình tầm cỡ phục vụ các hội
nghị quan trọng của đất nước và quốc tế. Do đó, TTHNQG không chỉ là một công
trình đầu tư xây dựng mẫu mực về tiến độ, chất lượng mà còn phải mẫu mực về
phương diện tài chính. Kiểm toán Nhà nước phải hoàn thành việc thanh quyết
toán công trình một cách dứt điểm, bảo đảm tài chính lành mạnh, công khai, minh
bạch, trên tinh thần không để vượt dự toán như nhiều công trình khác.
6.2. Hoàn thiện hạ tầng đồng bộ
Ngoài những yêu cầu về thời gian và chất lượng công trình, Bộ trưởng Bộ
Xây dựng Nguyễn Hồng Quân còn chỉ đạo các đơn vị thi công phải làm sao để
kiến trúc, cảnh quan, giao thông xung quanh TTHNQG phải được hoàn thiện
đồng bộ với công trình.
Để có thể hoàn thành hạ tầng đồng bộ với TTHNQG, Bộ Tài chính đã chấp
thuận cho thành phố Hà Nội tạm ứng từ ngân sách Trung ương 1.000 tỉ đồng để
thực hiện dự án trên địa phận Hà Nội theo nguyên tắc “ứng tiến độ thực hiện để
GPMB”. Ngoài ra, Vinaconex, đơn vị thầu còn ứng trước 35 tỉ đồng phục vụ thi
công đường trên địa phận Hà Nội và 30 tỉ đồng trên địa phận Hà Tây. Đoạn
đường dài 1,1km trọng điểm trước TTHNQG được bố trí 6 đơn vị triển khai thi
8
công đồng thời các hạng mục gồm: hầm chui nút giao TTHNQG gồm 2 hầm kín
rộng 16,25m, dài 102,75m và 2 hầm hở hai đầu rộng 16,25m, dài 440m. Đến
nay, tiến độ thi công cống Đồng Bông II dài 1.335m và đường gom 2 bên dài
1,1km, mỗi bên rộng 14m cũng đã được Vinaconex thi công đáp ứng yêu cầu về
tiến độ. Các hạng mục ngoài nhà cũng đã hoàn thành như hệ thống kỹ thuật và
kết cấu tường, hồ nước, cầu, đắp đồi, trồng cây xanh
6.3 Đóng góp của Hà Nội trong quá trình quản lý đảm bảo tiến độ dự án :
Tuyến đường vành đai III của Hà Nội tuy không quá dài (khoảng 10 km)
nhưng lại là “quán quân” vì cóá thời gian thi công lâu nhất, gặp nhiều vướng
mắc nhất và chịu nhiều sức ép nhất khi phải phục vụ 2 sự kiện lớn của đất nước
là SEA Games 22 ( 2003) và Hội nghị APEC 2006 tới đây. Riêng đoạn đường
dẫn vào Trung tâm Hội nghị Quốc gia tuy chỉ dài ngót 600 m và được khởi động

từ tháng 2/2006 nhưng đến thời điểm này mới cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên,
đoạn đường này cũng được đánh giá là đẹp và xứng đáng với công trình mang
tầm vóc thời đại – Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tuy chỉ dài 600 m nhưng đoạn đường này luôn tiềm ẩn nguy cơ tắc đường
vào TTHNQG khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 nên việc hoàn
thành đúng tiến độ đề ra được coi là pháp lệnh. Nhưng 2 tháng sau ngày khởi
công, đoạn đường đầy “trăn trở” này vẫn vắng lặng chỉ bởi vướng khâu GPMB.
Sau khi “gỡ” được phần mặt bằng tại khu tập thể Đại học An ninh thì việc thi
công lại phải dừng lại vì “vấp” 7 cột điện cao thế trên phần đất xây dựng hệ
thống thoát nước, đặc biệt có một cột nằm đúng tim hầm đường bộ Láng Hạ -
Thanh Xuân 1 không được di dời kịp thời. Trong khi đó, nhà thầu lại nhớn nhác
nghe dự báo thời tiết bởi chỉ cần vài đợt mưa kéo dài là cầm chắc việc lụt tiến
độ. Nhưng với nỗ lực của các bên thi công, đặc biệt là đóng góp tích cực của
UBND TP. Hà Nội nên trong tháng 7/2006, việc GPMB và di dời 7 cột điện đã
hoàn thành. Sau đó, cùng với chút may mắn về thời tiết và cố gắng của các đơn
vị thi công, đến 10/10, toàn bộ nền đường cùng hệ thống thoát nước, vỉa hè,
đường điện chiếu sáng đã cơ bản hoàn tất. Đặc biệt, điểm găng của tuyến đường
9
là hầm đường bộ Thanh Xuân - Láng Hạ với khối lượng hơn 1.200 m3 bê tông
đã thi công xong phần thô, đơn vị thi công đang tiến hành ốp lát, sơn cửa hầm.
Hiện các đơn vị thi công đang tung những lực lượng tinh nhuệ nhất để thi công 3
ca nhằm hoàn thành mục tiêu rút ngắn 10 ngày so với tiến độ của Bộ Giao thông
– Vân tải đề ra; đôn đốc trồng cây xanh ở dải phân cách, lắp đặt hệ thống chiếu
sáng để kịp phục vụ cho tổng duyệt các khâu chuẩn bị Hội nghị APEC 2006.
7. Những đánh giá sau khi dự án đã được đưa vào hoạt động 4 năm
7.1. Toàn cảnh TTHNQG:
Trung tâm hội nghị Quốc gia (NCC) được đánh giá là một trong ba trung
tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Là trung tâm đầu tiên và
duy nhất của Việt Nam được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến và hiện đại
bậc nhất hiện nay, NCC được coi là một công trình trọng điểm của đất nước, có

kiến trúc đẹp, hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, vừa hiện đại phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc, là biểu tượng về kiến trúc của Việt
Nam trong thế kỷ mới.
NCC hiện nay là một đơn vị sự nghiệp độc lập có tài khoản, có con dấu
riêng trực thuộc Văn phòng Chính phủ, là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn
của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghị, hội thảo quốc
tế, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
Với nhiều lợi thế về hội trường, phòng họp, sảnh, khuôn viên, giao thông, an
ninh, đội ngũ cán bộ…, NCC luôn là đích đến của các nhà tổ chức những sự
kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Ông Nguyễn Đức Thành, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình, khẳng định, Trung tâm hội nghị quốc gia
được nhiều chuyên gia đánh giá là công trình tầm cỡ trong khu vực. Tòa nhà này
được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Tòa nhà Trung tâm được thiết kế theo ý tưởng cảnh quan di sản thế giới
Vịnh Hạ Long, có mái lượn sóng từ đại sảnh và được dâng cao đến phòng họp
lớn. Phòng họp chia thành 2 khoảng không gian bằng vách ngăn di động, bố
10
trí ở dưới sàn. Đặc biệt, tất cả cửa vách của tòa nhà Trung tâm ra ngoài trời
đều được điều khiển tự động. Rèm cũng được tự động kéo lên hạ xuống.
Những sảnh lớn trong tòa nhà đều trang trí những bức tranh nghệ thuật, tranh
cổ động cách mạng
Phòng họp chính, nơi sẽ diễn ra Hội nghị APEC được bố trí tại tầng 2 với
diện tích hơn 4.200m2, 10 cửa ra vào. Phòng họp có 3.747 ghế ngồi, trong đó có
20 vị trí cho người khuyết tật. Dưới tay mỗi ghế của thượng khách đều có bố trí
hộp kỹ thuật gồm hệ thống tai nghe, chuyển kênh nghe 32 ngôn ngữ.
Toàn cảnh phòng họp chính nhìn từ ghế chủ
tọa. Ảnh: Đoàn Loan.
Phòng họp chính được thiết kế một sân khấu đa chức năng có thể tự động
nâng lên, hạ xuống và hệ thống âm thanh, chiếu sáng rất hiện đại nhập từ Pháp

và Đức. Dàn ánh sáng này có thể tạo dựng phông nền sân khấu. Đặc biệt, phòng
họp chính được lắp đặt hệ thống chống cháy tự động. Khi phát hiện có cháy, cửa
tại các vách ngăn sẽ mở tự động hút khí độc, đưa oxy vào phòng để chống ngạt.
Nằm bên cạnh phòng họp chính là Trung tâm báo chí. Trung tâm được chia
thành 3 phòng cho truyền hình, phát thanh và báo viết, được trang bị các thiết bị
như máy tính, truyền hình, truyền thông đa chức năng, ADSL
11
Sảnh lớn lên phòng họp chính. Ảnh: Đoàn
Loan.
Tầng 3 là phòng họp cấp cao dành cho các nguyên thủ, được trang bị những
chiếc ghế nệm bọc da loại lớn, cạnh đó là hệ thống micro, tai nghe nhiều thứ
tiếng thuận lợi cho cuộc đàm thoại. Qua cửa sổ của phòng họp, các chính khách
sẽ nhìn thấy toàn cảnh công viên cây xanh cùng hồ điều hòa rộng 7,8 ha uốn
lượn quanh Trung tâm hội nghị.
Nằm tại tầng 1, phòng khánh tiết rộng 2.100 m2, có thể bố trí cho 1.000-
1.500 quan khách tham dự đại tiệc. Phòng này có sân khấu rộng để phục vụ cho
các buổi biểu diễn nghệ thuật cùng hệ thống âm thanh, chiếu sáng hiện đại. Trên
tường được trang trí rất nhiều bức tranh khổ lớn về phong cảnh thiên nhiên, di
tích văn hóa của Việt Nam như Văn Miếu, Vịnh Hạ Long tạo cho khách tham
dự cảm giác ấm cúng.
Trung tâm hội nghị quốc gia còn có gần 30 phòng họp, phòng hội thảo,
phòng tiệc lớn nhỏ. Các phòng đều được trang bị máy tính, hệ thống phiên dịch,
máy chiếu
12
Quảng trường Trung tâm hội nghị quốc gia.
Ảnh: Đoàn Loan.
Phía trước tòa nhà là quảng trường rộng gần 10.000 m2, được kết hợp giữa
cây xanh, thảm cỏ, tượng đài cùng hệ thống hồ điều hòa, tạo một cảnh quan hài
hòa, gần gũi với thiên nhiên. Trung tâm có 3 bãi đỗ xe nổi với sức chứa gần 500
xe. Garage tầng ngầm cũng chứa được khoảng 500 xe các loại. Cạnh bãi đỗ xe là

sân đỗ trực thăng. Trung tâm hội nghị còn được gia cố bằng hệ thống chống
động đất, có điện dự phòng từ năng lượng mặt trời, nhiều hạng mục được xây
dựng bằng gạch chống cháy.
7.2 Đánh giá dự án :
a. Việc sử dụng Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ lúc hoàn thành cho đến
thời điểm hiện nay:
Có thể nói rằng, việc xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia tuy tốn kém,
nhưng lợi ích đêm lại gấp nhiều lần. Trung tâm được xây dựng không chỉ dành
riêng cho hội nghị APEC. Đây là trung tâm hội nghị phục vụ cho nhiều sự kiện
của đất nước chúng ta với hơn 80 triệu dân. Từ trước tới nay chưa có một hội
trường nào đáp ứng được yêu cầu về các hoạt động lớn của đất nước, ngay Đại
hội Đảng cũng phải hạn chế đại biểu do không đáp ứng hết. Vì thế xây dựng hội
nghị là phục vụ cho nhiều mục tiêu chứ không chỉ tính riêng cho APEC. Thứ hai
là chi phí cho APEC thể hiện ở việc là nước chủ nhà, chúng ta phải đảm bảo tiêu
chuẩn APEC đề ra như: bảo đảm xe cộ cho những người đứng đầu đoàn, khách
sạn, cơ sở vật chất, nơi ăn, nơi họp và các phương tiện kỹ thuật Phương châm
13
của Chính phủ là dành chi phí ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Do đó chúng
ta phải tìm mọi cách giảm chi phí đồng thời huy động những nhà tài trợ và
chúng ta đã huy động được các nhà tài trợ hơn 70 tỷ đồng.
Tuy tốn kém chi phí nhưng lợi ích thu lại lớn gấp bao nhiêu lần. Nó
không tính được ra tiền nhưng lại tích luỹ giá trị để biến thành tiền từ việc
hình ảnh và vị thế của Việt Nam được nâng cao, mở ra nhiều cơ hội gia tăng
hợp tác, đầu tư du lịch. Đó chưa kể những ký kết hợp đồng lớn với các doanh
nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc trị giá hàng tỷ đôla.
Nếu có thể nói về thu lại chi phí, đây cũng là khoản để bù lại so với chi phí
mà chúng ta bỏ ra. Có thể khẳng định rằng công sức chúng ta bỏ ra không hề
lãng phí.
Một "dịch vụ" khá đắt hàng nảy sinh ngay sau Hội nghị cấp cao APEC

mà ngay chính lãnh đạo Ban quản lý Trung tâm Hội nghị quốc gia (TTHNQG)
cũng chưa kịp nghĩ tới, là nhu cầu muốn tham quan TTHNQG của nhiều người
dân. Ai cũng muốn được nhìn tận mắt những nơi mà các lãnh đạo các nền kinh
tế APEC hàng đầu thế giới đã tới.
Ngay sau khi APEC bế mạc, đã có rất nhiều đoàn khách trong nước, liên
lạc với lãnh đạo của TTHNQG để được đi tham quan khuôn viên của TTHNQG,
tận mắt được chứng kiến một trong những công trình quan trọng bậc nhất của
quốc gia.
Không chỉ có các tour tham quan đắt hàng, ngay cả hoạt động cho thuê chỗ
để tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện quan trọng tại TTHNQG cũng khá tấp nập,
nhộn nhịp. Ông Phùng Đức Chiến - phụ trách bộ phận kế hoạch thị trường của
TTHNQG - cho biết: Ngoài những hội nghị tổng kết, họp báo, họp mặt thông
thường còn có một số sự kiện văn hoá, XH khá lớn.
Tuy nhiên, cũng có điều làm các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo, nhất là
những sự kiện có sự tham gia của khách quốc tế, ái ngại. Bởi Trung tâm Hội
nghị quốc gia lại có một bất lợi lớn so với những địa điểm tổ chức truyền thống
14
như KS Daewoo, Melia, hay Sheraton, v.v là không thu xếp được phòng ở tại
chỗ cho đại biểu.
Để giải quyết bất cập này, theo ông Nam, giám đốc Trung tâm Hội nghị
quốc gia, nhà xây dựng cao ốc Bitexco (chủ sở hữu của hàng loạt cao ốc cao cấp
The Manor nổi tiếng) vào đầu năm tới sẽ tiến hành khảo sát để xây dựng một
khách sạn 5 sao bên cánh tây, phía sau toà nhà NCC.
Thế nhưng, cho đến khi dự án khách sạn 5 sao trên hoàn thành, có lẽ tổ
chức hội chợ, triển lãm lớn sẽ là ưu thế tuyệt đối của Trung tâm Hội nghị quốc
gia, bởi ngoài sự thuận tiện về không gian và cơ sở vật chất, ai chẳng muốn gắn
sản phẩm của mình với địa danh đã từng diễn ra một sự kiện quốc tế quan trọng
bậc nhất cho đến thời điểm này của Việt Nam.
Vào tháng 11/ 2009, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chấp thuận
phương án xây dựng khu biệt thự năm sao trong khuôn viên của Trung tâm Hội

nghị. Theo đó, Bộ Xây dựng đóng vai trò là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm chỉ đạo
đảm bảo công trình hoàn thành trước tháng 10/2010.
Khu biệt thự được xây dựng trên diện tích khoảng 5.500 m2 với 80 phòng
ngủ, kèm các tiện nghi hiện đại phục vụ khách quốc tế cấp Nhà nước. Kiến trúc
của các biệt thự được lựa chọn theo 3 mẫu để tránh trùng lặp, đơn điệu. Công
trình sẽ được khai thác tối đa các yếu tố văn hóa, kiến trúc trong nước để tạo ấn
tượng riêng về đất nước Việt Nam.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà Quốc
hội và Hội trường Ba Đình làm việc với tư vấn nghiên cứu, bố trí sắp xếp đẩy
nhanh tiến độ khởi công.
"Tuần lễ APEC Hà Nội được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với
tiếng vang lan đi nhiều nơi trên thế giới chính là niềm tự hào của người dân Việt
Nam, Toyota muốn tận dụng âm hưởng này để giới thiệu hai mẫu xe Camry mới
của mình", ông Nobuhiko Murakami, tổng giám đốc Toyota Việt Nam, đã giải
thích lý do chọn Phòng khánh tiết của trung tâm này làm địa điểm họp báo chỉ
mấy ngày sau khi APEC Summit kết thúc.
15
Việc kinh doanh phòng ốc của Trung tâm Hội nghị quốc gia sau APEC
được coi là một nguồn thu hữu hiệu bù lại khoản chi phí đầu tư khổng lồ lên tới
4.000 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Trung tâm Hội nghị quốc gia, ngay sau "mở hàng" của
Toyota, Trung tâm Hội nghị quốc gia đã nhận được một số yêu cầu đặt chỗ hội
nghị, hội thảo. Tuy nhiên, các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo, nhất là những sự
kiện có sự tham gia của khách quốc tế, ái ngại bởi Trung tâm Hội nghị quốc gia
không thu xếp được phòng ở tại chỗ cho đại biểu.
Vì bất cập trên, tổ chức hội chợ, triển lãm lớn sẽ là ưu thế tuyệt đối của Trung
tâm Hội nghị quốc gia, bởi ngoài sự thuận tiện về không gian và cơ sở vật chất,
nhiều doanh nghiệp muốn gắn sản phẩm của mình với địa danh đã từng diễn ra một
sự kiện quốc tế quan trọng bậc nhất cho đến thời điểm này của Việt Nam.
"Chúng tôi chỉ hạn chế những hoạt động văn hoá có ảnh hưởng tới sự an

toàn của các công trình", ông Nam nói, khi trả lời câu hỏi liệu những buổi biểu
diễn nhạc rock dành cho giới trẻ cuồng nhiệt (nhiều khi quá mức) có được phép
tổ chức ở khu quảng trường rộng ngay trước sảnh chính hay không. Ông cho
biết thêm rằng hai hoạt động văn hoá đáng kể nhất sắp tới là đêm diễn của Nhà
hát ca múa nhạc Thăng Long do VCCI tài trợ vào cuối năm 2006, và Chương
trình Duyên dáng Việt Nam do báo Thanh Niên tổ chức vào 24/1/2007, tại Hội
trường lớn với 3.800 chỗ ngồi.
Nguồn tài liệu
16
1) Giáo trình quản lý dự án . PGS.TS Từ Quang Phương
2) www.wikipedia.com
3) www.mpi.gov.vn
4) www.vietbao.com
5) www.ncc.gov.vn
6) www.vnexpress.vn
7) www.vietnamnet.vn
17
MỤC LỤC
18

×