Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN hóa học gỗ cây cần SEN CRATEVA NURVALA BUCH HAM họ màn màn (CAPPARACEAE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.36 KB, 16 trang )

Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với việc điều tra nghiên cứu tài nguyên và bảo
tồn cây thuốc dân tộc, nhiều cây thuốc dân gian đã được phát hiện và nghiên cứu ứng
dụng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng; trong đó cây Cần Sen là cây được dùng
làm thuốc chữa rất nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Tuy nhiên việc sử dụng
cây Cần Sen làm thuốc trị bệnh mới chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian, chưa có một
tài liệu trong nước nào nghiên cứu nhằm khẳng định hiệu quả trị bệnh của cây. Do đó
mục đích của đề tài này là nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cần Sen với định
hướng thử nghiệm hoạt tính kháng tế bào ung thư để tìm kiếm bằng chứng khoa học
cho việc trị bệnh ung thư mà dân gian hiện nay đang sử dụng. Do lượng hoa, quả, rễ,
vỏ cây thu được là có hạn nên việc nghiên cứu bước đầu được tiến hành trên gỗ cây.
2. TỔNG QUAN
2. 1 Giới thiệu tổng quan về cây Cần Sen
2.1.1 Đặc tính thực vật cây Cần Sen
[2][10]
Tên gọi địa phương: cây Cần Sen, Bún
Tên khoa học: Crateva nurvala Buch.–Ham.
Tác giả: Buch. - Ham. - Buchanan - Hamilton, Francis (1762 - 1829) PS, Anh
Chi: Crateva
Họ Màn màn: Capparaceae
Bộ: Capparales
Lớp: Magnoliopsida
Ngành: Magnoliophyta
Giới: Thực vật
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 1 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
Hình 1 Cây Cần Sen
[11]
 Mô tả thực vật
[2][10]


Thân: cây Cần Sen thuộc cây gỗ cứng, cao từ 4–7 m, có thể tới 20 m. Thân mập
hình trụ tròn, phân cành mạnh, vỏ màu xám nâu; cành thường cong rũ, rất dẻo dai. Gỗ
thân rắn có màu vàng nhạt.

Hình 2 Thân cây Cần Sen
[12]
Lá: lá do ba lá chét hình mũi mác hay hình thoi thon hẹp; phiến dài 8-12 cm,
rộng 3-4 cm, chóp đầu, mặt dưới tái, gân bên 10-15 đôi, cuống phụ 3-6 mm.
Hoa: cụm hoa ở ngọn các nhánh, có cuống dài 5-12 mm; lá đài cao 3,5 mm;
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 2 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
cánh hoa màu trắng dài 1,5-3 cm; nhị 15-25 cái; cuống nhụy dài 3,5-6 cm.

Hình 3 Hoa và lá Cần Sen
[12]
Quả: hình bầu dục to đến 5 cm, ít khi tròn, màu trăng trắng, nhám, chứa 6-15
hạt to, màu đen.
 Phân bố
[2][10]
Mọc ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia,
Malayxia. Ở nước ta, cây mọc khắp Bắc Trung Nam.
Về sinh thái: cây mọc hoang dọc theo sông rạch nước ngọt bình nguyên và cao
nguyên đến độ cao 1000 m, thường gặp ở bờ suối, bờ sông nơi có nhiều ánh sáng.
2.1.2 Công dụng
[2][10]
Tính vị, tác dụng chung: lá có vị hơi đắng, vỏ cây làm dịu viêm, dễ tiêu hoá,
nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, gây chuyển hoá.
Ở Trung Quốc, người ta dùng quả khô để chữa bệnh.
Ở Ấn Độ, quả được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm dịu và chống viêm nhiễm ;
vỏ dùng trong điều trị rối loạn chức năng hệ tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, đau và

HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 3 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
nóng rát trong chứng tiểu rắt, sỏi thận và bàng quan, dùng trị rắn cắn; lá tươi và vỏ rễ
dùng làm thuốc gây chuyển hóa và làm rộp da.
Ở Campuchia và Mianma, người ta dùng hoa khô đem ngâm kỹ nấu canh hay
luộc ăn
Ở Việt Nam, người ta dùng nụ hoa ăn luộc như rau. Lá non vò ra, phơi tái rồi
muối dưa ăn. Hiện nay rất nhiều người dùng tất cả các bộ phận của cây sắc thuốc uống
để trị ung thư và nhiều bệnh khác.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện trong nước cây Cần Sen đã được người dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh
rất nhiều và có nhiều bài thuốc dân gian hướng dẫn cách sử dụng cây Cần Sen trị bệnh.
Nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của các bộ phận cây Cần Sen.
 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học của gỗ
cây Cần Sen có tên khoa học Crateva nurvala Buch.–Ham. được công bố. Tuy nhiên,
có nhiều nghiên cứu thành phần hóa học cũng như dược tính trên các bộ phận khác của
cây. Các kết quả cho thấy có rất nhiều nhóm hợp chất thiên nhiên được cô lập với
những hoạt tính sinh học rất tốt. Cấu trúc hóa học của một số hợp chất cô lập được từ
những bộ phận khác của cây Crateva nurvala Buch.–Ham. như trái, lá cây và vỏ gốc
cây Cần Sen.
- Thành phần hóa học của trái cây Cần Sen
[3]
Năm 2008, Gagandeep, Meera và S. B. Kalidhar thuộc Khoa Hóa, Đại học
Nông nghiệp Haryana, Hisar-125 004, Ấn Độ đã cô lập được bốn hợp chất từ trái cây
Crataeva nurvala là pentadecane, octanamide, 12-tricosanone và friedelin.
n-Pentadecane
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 4 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân

Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
H
3
C
NH
2
O
Octanamide
O
12-Tricosanone
H
3
C CH
3
H CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
O
H H
CH
3
Friedelin (C
30

H
50
O, 426,73g/mol)
- Thành phần hóa học của lá cây Cần Sen
[4]
Năm 2006, Gagandeep, Meera và S. B. Kalidhar thuộc Khoa Hóa, Đại học
Nông nghiệp Haryana, Hisar-125 004, Ấn Độ đã cô lập được bốn hợp chất từ lá cây
Crataeva nurvala là anhydride dodecanoic, pentacosanoate methyl, kaemferol-3-o-α-D-
glucozit và quercitin-3-o-α-D-glucozit.
H
3
C (CH
2
)
9
(CH
2
)
9
H
3
C
CH
2
C
O
CH
2
C
O

Dodecanoic anhydride
O
O
Methyl pentacosanoate
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 5 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
O
O
HO
OH
OH
OGIc
Kaempferol-3-o-α-D-glucoside
O
O
HO
OH
OH
OH
OGIc
Quercitin-3-o-α-D-glucoside
- Thành phần hóa học của vỏ gốc cây Cần Sen
[5][9]
Năm 2006, các nhà khoa học Md. Enamul Haque, Md. Nahidul Islam, Dipankar
Das Gupta, Mahbub Hossain, Hossain Uddin Shekhar and Biazid Alam Shibib thuộc
khoa Sinh Hóa và Sinh Học Phân Tử, đại học Dhaka, Dhaka-1000, Bangladesh đã cô
lập được hai hợp chất triterpenoid từ cao chiết ethyl acetatee của vỏ gốc cây Crataeva
nurvala là: phragmalin triacetatee và lupeol.
O
O

O
OAc
OAc
MeOOC
OAc
O
O
O
O
1
2
3
4
20
21
22
23
Phragmalin triacetate
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 6 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
HO
H
CH
2
1
2
5
10
8
23

27
26
28
21
20
29
30
Lupeol
2.2 Các phương pháp sắc ký cột hở và sắc ký lớp mỏng
2.2.1 Phương pháp sắc ký cột hở
[1]
Sắc ký cột hở được tiến hành ở áp suất khí quyển. Pha tĩnh thường là những hạt
có kích thước tương đối lớn (50-150 μm), được nạp trong cột thủy tinh. Mẫu chất cần
phân tách được đặt phía trên đầu cột, phía trên pha tĩnh (có một lớp bông thủy tinh che
chở để lớp mặt không bị xáo trộn), bình chứa dung môi giải ly được đặt phía trên cao.
Dung môi giải ly ra khỏi cột ở phần bên dưới cột, được hứng vào những lọ nhỏ đặt
ngay ống dẫn của cột.
Chọn chất hấp thu để nhồi cột: chọn một cách độc đoán tùy thuộc vào tính phân
cực của mẫu chất cần phân tích. Với những hợp chất rất phân cực, nên sử dụng sắc ký
trao đổi ion hoặc sắc ký lọc gel. Còn bình thường thì sử dụng sắc ký hấp thu.
Chọn dung môi bắt đầu cho quá trình sắc ký cột: sử dụng sắc ký lớp mỏng để dò
tìm hệ dung môi giải ly cho phù hợp, với các bước tuần tự như sau:
- Bước 1: mẫu cần sắc ký được hòa tan trong dung môi phù hợp, với nồng
độ 10 mg/ml, gọi là dung dịch mẫu (A).
- Bước 2: chuẩn bị 4-6 tấm bản mỏng 2,5×10 cm. Chấm lên những tấm
bản này, mỗi tấm một chấm khoảng 2-5 μl dung dịch A.
- Bước 3: mỗi tấm bản mỏng triển khai với một loại dung môi giải ly khác
nhau, cho hiện hình các vết bằng đèn hoặc bằng thuốc thử. Chọn dung môi
phù hợp.
- Bước 4: chọn dung mồi giải ly đầu tiên là dung môi có thể đẩy vết ít

phân cực nhất của cao chiết lên vị trí có Rf=0,5 và chọn dung môi chấm dứt
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 7 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
sắc ký cột là dung môi có thể dẩy vết phân cực nhất của cao chiết lên vị trí
Rf=0,2.
Tỷ lệ giữa lượng mẫu cần tách và lượng chất hấp thu sử dụng: trọng lượng chất
hấp thu phải lớn hơn 25-50 lần trọng lượng mẫu cần sắc ký (với chất khó tách tỷ lệ
tăng 100-200 lần). Tỷ lệ giữa chiều cao chất hấp thu trong cột và đường kính trong của
cột sắc ký là 10:1.
Theo dõi quá trình giải ly cột: hứng dung dịch giải ly trong những lọ có đánh số
thứ tự, dung dịch trong những lọ hứng sẽ được sắc ký lớp mỏng trên bản mỏng. Những
lọ nào có kết quả sắc ký lớp mỏng giống nhau sẽ được gom chung lại với nhau thành
một phân đoạn. Đuổi dung môi ở áp suất kém của phân đoạn nào sẽ cho cao của phân
đoạn đó. Ngưng cột khi đã thu được tổng lượng cao các phân đoạn bằng 70-80% trong
lượng mẫu đã nạp vào cột.
2.2.2 Phương pháp sắc ký lớp mỏng (sắc ký phẳng)
[1]
Sắc kí lớp mỏng (TLC-thin layer chromatography) là kĩ thuật sắc ký khá nhanh
gọn và tiện lợi. Nó giúp nhận biết nhanh được số lượng thành phần có trong hỗn hợp
đem sắc ký. Trong phương pháp sắc ký lớp mỏng, thành phần trong hỗn hợp được xác
định nhờ so sách hệ số lưu của hỗn hợp Rf và hệ số lưu Rf của một số chất đã biết.
Bình sắc ký: một chậu, hũ, lọ bằng thủy tinh, hình dạng đa dạng, có nắp đậy.
Pha tĩnh: bản sắc kí dùng trong sắc kí lớp mỏng TLC thường làm bằng thủy tinh,
kim loại, nhôm hoặc bản plastic (chất dẻo) được phủ lên trên bằng một lớp chất rắn
mỏng như silica gel, nhôm.
Mẫu cần phân tích: sử dụng khoảng 1 μl dung dịch mẫu với nồng độ 2-5% chấm
lên tấm sắc ký thành một điểm gọn bằng ống vi quản.
Pha động: dung môi hoặc hỗn hợp hai dung môi, di chuyển chầm chậm dọc theo
tấm lớp mỏng và lôi kéo chất đi theo nó. Dung môi di chuyển nhờ tính mao quản. Mỗi
thành phần của chất mẫu sẽ di chuyển với vận tốc khác nhau (các hợp chất kém phân

cực di chuyển nhanh và các hợp chất rất phân cực di chuyển chậm).
Hiện hình các vết sau khi giải ly
− Phương pháp vật lý:
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 8 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
+ Phát hiện các vết bằng đèn chiếu tia tử ngoại (UV) 254 nm, ánh sáng
này có thể nhận ra các hợp chất có thể hấp thu tia UV. Các hợp chất sẽ tạo
thành vết có màu tối sẫm. Bản mỏng silica gel 60G F254 có trộn thêm chất
chỉ thị phát huỳnh quang hấp thu ánh sáng ở bước sóng 254 nm, tấm bản sẽ
có màu xanh lục sáng chói. Nếu trên tấm bản có một vết của hợp chất cũng
hấp thu ánh sáng ở bước sóng 254 nm, vết này sẽ che mất huỳnh quang,
xuất hiện một vệt tối trên nền sáng.
+ Chiếu tia tử ngoại (UV) 366 nm: ánh sáng này dùng để phát hiện những
hợp chất có phát huỳnh quang. Các vết của chất mẫu có màu sáng trên nền
bản mỏng sẫm màu.
− Phương pháp hóa học: hiện các vết bằng thuốc thử iod, acid sulfuric,
rhodamin B, Thuốc thử sẽ sẽ kết hợp với các hợp chất để tạo dẫn xuất có
màu.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen - Crateva nurvala Buch.–Ham.
thu hái ở vùng núi huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.
Từ gỗ khô, điều chế cao metanol. Tiếp tục điều chế các loại cao có độ phân cực
khác nhau (cao ether dầu hỏa, cloroform, ethyl acetate).
Từ các loại cao nêu trên, sắc kí cột trên silica gel pha thường và pha đảo, sắc ký
điều chế, sắc ký lớp mỏng để thu được các hợp chất tinh khiết.
Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất bằng các phương pháp hóa lý hiện
đại (MS, IR, NMR, ).
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gỗ cây Cần Sen được thu hái ở vùng núi huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.
5. PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

5.1 Nguyên liệu và hóa chất
5.1.1 Nguyên liệu
Bột gỗ Cần Sen: 19 kg
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 9 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
5.1.2 Hóa chất
− Metanol chưng cất thu được ở nhiệt độ 64°C
− Ether dầu hỏa chưng cất thu ở phân đoạn 60-90°C
− Cloroform chưng cất thu ở nhiệt độ 61-62°C
− Ethyl acetate chưng cất thu ở nhiệt độ 78°C
− Aceton chưng cất thu ở nhiệt độ 56°C
− Sắc ký bản mỏng silica gel pha thường (Merk DC Kieselgel 60 F254)
− Sắc ký cột trên silica gel pha thường (Scharlau GE0048, Silica gel 60,
0,04-0,06 mm)
− Dùng thuốc hiện màu là acid sulfuric 25% nung nóng
5.2 Thiết bị và dụng cụ
5.2.1 Thiết bị
− Bếp đun bình cầu
− Máy cô quay chân không Buchi-111 kèm bếp cách thủy Buchi 461 Water
Bath.
− Thiết bị đo nhiệt độ nóng chảy khối Maquenne
− Đèn UV ở bước sóng 254-365 nm.
− Các thiết bị ghi phổ:
+ Máy quang phổ hồng ngoại IR-470 SHIMADU, BRUKER-EQUINOX 55.
+ Máy quang phổ Bruker Micro OTOF-QII.
+ Máy cộng hưởng từ hạt nhân Bruker ở tần số 500 MHz cho phổ
1
H-NMR
và 125 MHz cho phổ
13

C-NMR.
5.2.2 Dụng cụ
− Cốc thủy tinh 1000 ml
− Phểu thủy tinh
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 10 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
− Ống hút thủy tinh
− Ống mao quản
− Cột sắc ký
− Bình sắc ký
− Bình cầu 2000 ml
− Bình cầu 1000 ml
− Bình lóng 2000 ml
− Ống hoàn lưu
− Lọ thủy tinh 50 ml
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Thu gom gỗ cây, định danh tên khoa học của cây
Gỗ cây Cần Sen được thu hái ở vùng núi huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang vào
tháng 5 năm 2011.
Tên khoa học của Cần Sen được xác định là Crateva nurvala Buch.–Ham. bởi
lương y Nguyễn Thiện Trung chủ tịch hội đông y huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.
6.2 Điều chế cao metanol, cao ether dầu hỏa, cao cloroform, cao ethyl acetate
Gỗ cây rửa sạch, phơi khô, xay thành bột.
Trích nóng lượng bột gỗ trên với metanol: đun hoàn lưu bình trong cầu 2000
ml, mỗi lần đun 250 g gỗ, 1,5 lít metanol, đun 3 giờ dung dịch chiết được rót ra và lọc
ngang giấy lọc, dung môi mới được cho vào bình cầu và tiếp tục chiết 2 lần nữa (cho
đến khi chiết kiệt). Cô đuổi dung môi bằng máy cô quay ta thu được cao metanol còn
lỏng (do còn dung môi), đun cách thủy một khoảng thời gian cho đến khi lọ chứa cao
có trong lượng gần như không đổi (đuổi hết dung môi).
Cao khô metanol được hòa tan vào nước rồi lần lượt đem trích bằng bình lóng

với ether dầu hỏa, cloroform, ethyl acetate (sử dụng phương pháp trích lỏng- lỏng) để
thu được 3 loại cao là cao ether dầu hỏa, cao clorofom và cao ethyl acetate. Với mỗi
loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 11 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
tích dung môi; chiết đến khi không còn chất hòa tan vào dung môi thì đổi sang chiết
với dung môi có tính phân cực hơn. Dung dịch các lần chiết được thu gom lại, làm
khan nước với chất làm khan như Na
2
SO
4
, MgSO
4
, CaSO
4
,…, đuổi dung môi thu được
cao chiết.
Quy trình 1 Chiết các loại cao từ cây Cần Sen
6.3 Cô lập các hợp chất hữu cơ có trong gỗ cây bằng phương pháp sắc ký cột và
sắc ký lớp mỏng
Cao ether dầu hỏa, cao cloroform, cao ethyl acetate lần lượt được hòa tan bằng
dung môi và sắc ký cột nhiều lần để tách ra các hợp chất tinh khiết. Kèm theo quá
trình sắc ký cột là sắc ký lớp mỏng để định tính.
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 12 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Loại dung môi dưới áp suất kém
Chiết với 200 mL cloroform (10 lần)
Loại dung môi dưới áp suất kém
Chiết nóng với MeOH,
lọc
Chiết với 200 mL ether dầu hỏa (10 lần)

Loại dung môi dưới áp suất kém
Chiết với 200 mL EA (× 10 lần)
Loại dung môi dưới áp suất kém
Gỗ cây Cần Sen
DỊCH CHIẾT BÃ
CAO MeOH
CAO PE PHA NƯỚC
CAO
CLOROFORM
PHA NƯỚC
CAO EA
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
6.4 Xác định cấu trúc hóa học của các chất bằng phương pháp hóa lý hiện đại IR,
NMR…
Phổ IR: ghi trên máy quang phổ hồng ngoại IR-470 SHIMADU,
BRUKER-EQUINOX 55.
Phổ MS phân giải cao: ghi trên máy quang phổ: Bruker Micro OTOF-Q II.
Phổ
1
H-NMR,
13
C-NMR, phổ DEPT-NMR 135 và 90, phổ HSQC và phổ
HMBC: ghi trên máy cộng hưởng từ hạt nhân Bruker ở tần số 500 MHz cho phổ
1H-NMR và 125 MHz cho phổ
13
C-NMR.
Các phổ được ghi tại phòng Thí nghiệm Phân Tích Trung tâm trường đại học
Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
7. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn Hóa Hữu Cơ, khoa Hóa,

trường đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp.HCM.
Từ tháng 06/2011 đến tháng 04/2012.
Thời gian nghiên cứu 10 tháng, chia thành 6 giai đoạn.
Bảng 1 Kế hoạch thực hiện đề tài
TT Nội dung các bước thực hiện Kết quả phải đạt Thời gian
1
Lược khảo các tài liệu có
liên quan, soạn đề cương.
Nắm phương pháp thực
hiện đề tài.
1 tháng
(01/06 – 1/07/11)
2 Chiết cao thô từ gỗ Cần Sen
Thu được lượng cao thô
đủ để tiến hành các công
đoạn sau.
1 tháng
(01/07 – 01/08/11)
3
Chiết cao các loại cao bằng
dung môi ether dầu hỏa,
cloroform, ethyl acetate
Thu được ba loại cao:
cao ether dầu, cao ethyl
acetate, cao cloroform
1 tháng
(01/08 – 01/09/11)
4 Cô lập các hợp chất hữu cơ
có trong gỗ cây bằng
phương pháp sắc ký cột, sắc

Số liệu, kết quả khảo sát 6 tháng
(01/09– 30/02/12)
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 13 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
ký lớp mỏng.
5
Xác định cấu trúc hóa học
của các chất bằng phương
pháp hóa lý hiện đại IR,
NMR…
Đọc phổ, đưa ra cấu trúc
hóa học của chất đã cô
lập được.
1 tháng
(01/03 – 30/03/12)
6 Viết bài báo cáo
Soạn thành văn bản hoàn
chỉnh
1 tháng
(01/04 – 30/04/12)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 14 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.

Tài liệu tiếng Việt
[1] Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB.
Đại học quốc gia thanh phố Hồ Chí Minh, tr.23-250
[2] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam (1), NXB Trẻ, tr.598.
Tài liệu tiếng Anh
[3] Gagandeep, Meera, S. B. Kalidhar, Chemical Investigation of Crataeva nurvala

Buch. Ham. Fruits, Indian J Pharm Sci., 2009, vol. 71(2), pp 129–130.
[4] Gagandeep, Meera, SB Kalidhar, Chemical composition of Crataeva nurvala
(Buch-ham) leaves, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, 2006, vol. 6, pp
804-806.
[5] Md. Enamul Haque, Md. Nahidul Islam, Dipankar Das Gupta, Mahbub
Hossain, Hossain Uddin Shekhar and Biazid Alam Shibib Triterpenoids from the
Stem Bark of Crataeva nurvala, Dhaka Univ. J. Pharm. Sci., 2008, vol. 7(1), pp.
71-74.
[6] M. A. Alam*1, M. E. Haque, J. A. Shilpi and K. A. Daulla , Antinociceptive
effect of the crude ethanolic extract of Crataeva Nurvala. Buch. On mice, Bangl. J.
Vet. Med., 2006, vol. 4 (1), pp. 65–68.
[7] Namita Misra, Satish Kumar & Kanwal Raj, Novel class of hybrid natural
products derived from Lupeol/Lupenone (Part-II), Indian Journal of chemistry,
2009, vol. 50B, pp. 275-283.
[8] Wal Ankita 1, Pranay Wal 2 , A.K. Rai 3, Kanwal raj, Isolation and
modification of pseudohybrid plant (Lupeol), Basavaraja H S et al, /J. Pharm. Sci.
& Res, 2010, vol. 2, pp. 13-25.
[9] Sikarwar MS, Patil MB, Antidiabetic activity of Crateva nurvala stem bark
extracts in alloxan-induced diabetic rats, J Pharm Bioall Sci, 2010, vol. 2, pp
18-21.
Websize
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 15 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân
Khảo sát thành phần hóa học gỗ cây Cần Sen-Crateva nurvala Buch.–Ham.
[10] botanyvn.com
[11] nongdan24g.com/2010/09/17/cay-can-sen-mot-cay-chua-duoc-nhi%E1%BB
%81u-b%E1%BB%8Bnh-rat-hay/
[12] biotik.org/laos/species/c/crama/crama_en.html
HVTH: Trương Khanh Nhật Thảo - 16 - GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân

×