Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN hóa học của cây GỪNG GIÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.32 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

Trang
PHẦN GIỚI THIỆU
1. MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích của đề tài
Khảo sát thành phần hoá học của cây Gừng Gió (Zingiber zerumbet (L.) Sm.) mọc
tại An Giang.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Lá và thân rễ Gừng Gió được thu hái tại tỉnh An Giang. Nguyên liệu được rửa sạch
trước khi sử dụng.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.
Chiết xuất các hợp chất thiên nhiên từ Gừng Gió bằng kỹ thuật ngâm dầm, kết hợp
siêu âm.
Phân nhóm các hợp chất theo độ phân cực của dung môi bằng các phương pháp
chiết: lỏng lỏng, rắn lỏng.
Phân tích thành phần tinh dầu dễ bay hơi Gừng Gió bằng phương pháp sắc ký khí
kết hợp khối phổ (GC–MS).
Phân lập các chất tinh khiết bằng các phương pháp sắc ký: sắc ký bản mỏng, sắc ký
cột thường, cột flash và cột trung áp.
Xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ nghiệm: IR, MS,
1
H-NMR,
13
C-NMR, COSY, HSQC, HMBC. . .
2. TỔNG HỢP
2.1 Đại cương về thực vật
2.1.1 Đặc điểm cây Gừng Gió
[1]
Tên khoa học: Zingiber zerumbet (L.) Sm.


Họ: Gừng (Zingiberaceae)
Tên khác: Riềng gió; Ngải xanh; Mai gan (đồng bào dân tộc miền núi); Ngải mặt
trời, Riềng dại, Gừng dại, Gừng riềng; Phong khương, Khinh keng (Tày); Khuhet phtu,
Brateal, Vong atic (Campuchia); Ginembrefou (Pháp); Phong Khương (Trung Quốc).
1
Cây cao khoảng từ 1–1,3 m
Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Khi còn non củ màu vàng, thơm, càng già củ
càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu.
Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài, đầu nhọn, mặt trên lá màu xanh lục, mặt
dưới hơi nhạt, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông…
Hoa ra vào tháng 5–6, cụm hoa dài từ 30–60 cm, phủ đầy vảy, mép có mang lông,
hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng
màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt.
Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen có áo hạt mềm màu trắng
2.1.2 Phân bố sinh thái
[1]
Mọc hoang dại ở khắp nước Việt Nam, còn thấy mọc ở Ấn Độ, Indonesia và
Maylaisia, thường gặp dưới tán rừng ẩm. Thu hái thân rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi
khô dùng dần.
2.2 Thành phần hoá học
[2-8]
Thành phần của Gừng Gió gồm nhiều tinh dầu, flavonoid và phenolic. Trong tinh
dầu có 13% các monoterpene và nhiều sesquiterpene, zerumbone là thành phần chính
trong tinh dầu của lá và củ thân rễ cây Gừng Gió. Ngoài ra trong Gừng Gió còn có
zerderone là một loại secquiterpene.
Zerumbone là một secquiterpene được phân lập từ Zingiber zerumbet được đánh
giá có khả năng trị ung thư gan, trị bệnh bạch cầu, ức chế và gây độc tế bào HIV.
Zerderone là một secquiterpene được phân lập từ thân rễ tươi của Zingiber
zerumbet có khả năng chống tụ cầu khuẩn.
O

Zerumbone
2
O
O
O
Zerderone
OH
OCH
3
H
O
4-hydroxy-3methoxy-benzaldehyde
O
OCH
3
OOH
OCH
3
H
3
CO
5-Hydroxy-3,7-dimethoxy-2-(4-methoxy-phenyl)-chromen-4-one
O
OH
OOH
OCH
3
HO
5,7-Dihydroxy-2-(4-hydroxy-phenyl)-3-methoxy-chromen-4-one
3

O
OCH
3
OOH
OCH
3
HO
5,7-Dihydroxy-3-methoxy-2-(4-methoxy-phenyl)-chromen-4-one
O
OH
OOH
HO
O
O
OAc
HO
AcO
Acetic acid 5-acetoxy-6-[5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxy-phenyl)-4-oxo-4H -chromen-3-yloxymethyl]-4-hydroxy-2-methyl-tetrahydro-pyran-3-yl ester
O
OH
OOH
HO
O
O
OH
HO
AcO
Acetic acid 6-[5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxy-phenyl)-4-oxo-4H-chromen-3-yloxymethyl]-4,5-dihydroxy-2-methyl-tetrahydro-pyran-3-yl ester
2.3 Một số nghiên cứu về Gừng Gió
2.3.1 Một số công dụng của cây Gừng Gió trong nước và ngoài nước

Đông y cho rằng Gừng Gió có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng tán phong hàn,
giảm đau, trị ứ huyết, nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt
4
có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hoá, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ
trở nên hồng hào… Ngoài ra củ gừng gió có tác dụng điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần
nghĩa là chứng xơ gan cổ trướng ấy không do viêm gan siêu B, C hay ung thư. Tuy nhiên
còn phụ thuộc vào từng cơ địa khác nhau, có người thích ứng, người không. Do đó khi sử
dụng trị liệu cần thận trọng và phải xét nghiệm xem và siêu âm xem có phải là viêm gan
siêu B hay C hoặc ung thư để tránh tình trạng sử dụng không hợp lý.
Sau đây là những phương thuốc trị liệu các bệnh chứng tiêu biểu từ Gừng Gió để
tham khảo và có thể áp dụng:
Chữa trúng gió bị ngất: Lấy thân củ Gừng Gió 20–30 g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít
rượu chắt lấy nước uống.
Chữa chứng tê chân lạnh: Dùng Gừng Gió giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng
lấy bã xoa xát khắp người.
Trị chứng suy dinh dưỡng: Lấy thân rễ Gừng Gió xắt mỏng với lượng từ 40–50 g
tươi hay đã sấy khô cho vào 650 ml rượu cao độ (40°– 45°), ngâm trong 15–20 ngày là
dùng được. Gạn lấy nước rượu uống mỗi ngày 3 ly nhỏ (chừng 15–20 ml) khai vị vào
trước bữa ăn. Không sử dụng cho người bị xơ gan cổ trướng.
Làm cầm máu vết thương: Lấy thân rễ Gừng Gió giã nát cùng lá chàm mèo
(Strobilanthes flaccidifolius Nee, thuộc họ Ô Rô–Acanthaceae. Khi lá được chế biến khô
gọi là Thanh Đại) rồi đắp vào vết thương băng giữ.
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
PGS.TS.Văn Ngọc Hướng, GS.TSKH. Nguyễn Đình Triệu, GS.TSKH.
Nguyễn Minh Thảo, GS.TSKH. Phan Tống Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Diễm Trang,
PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu đã nghiên cứu hiệu ứng chống ung thư của zerumbone phân
lập từ thân rễ Gừng Gió.
[2]
Văn Ngọc Hướng, Đỗ Thị Thanh Thuý, Mai Thị Hiền. đã khảo sát cường độ
gây độc in vitro đối với tế bào ung thư và hoạt tính kháng vi sinh vật của zerumbone phân

lập từ thân rễ Gừng Gió vùng Tam Đảo.
[3]
5
2.3.3 Các nghiên cứu nước ngoài
A.B.H.Abdul, A.S.Al-Zubairi, N.D. Tailan, S.I.A. Wahab, Z.N.M.Zain,S.
Ruslay and M.M Sayam đã nghiên cứu khả năng kháng ung thư của zerumbone chiết xuất
từ Gừng Gió.
[4]
Dae Sik Jang and Eun-Kyoung Seo đã nghiên cứu tiềm năng của hai hợp
chất sesquiterpenoid tự nhiên mới từ thân rễ Gừng Gió.
[5]
Dae Sik Jang, Ah-Reum Han, Gowooni Park, Gil-Ja Jhon, Eun-Kyoung Seo
đã phân lập được các hợp chất flavonoid và hợp chất thơm từ thân rễ Gừng Gió.
[6]
Md. Nazrul Islam Bhuiyan, Jasim Uddin Chowdhury and Jaripa Begum đã
khảo sát thành phần hóa học tinh dầu từ lá và thân rễ Gừng Gió ở Bangladesh.
[7]
M.Golam KADER, M.Rowshanul HABIB, Farjana NIKKON, Tanzima
YEASMIN, Mohammad A. RASHID, M. Mukhlesur RAHMAN, Simon GIBBONS,
Mohammad A. RASHID, M. Mukhlesur RAHMAN, Simon GIBBONS đã nghiên cứu
khả năng kháng tụ cầu khuẩn của zederone chiết xuất từ thân rễ Gừng Gió.
[8]
Từ những đặc điểm về thành phần hoá học, công dụng và một số nghiên cứu trong
nước và ngoài nước về cây Gừng Gió , nên việc góp phần khảo sát “ thành phần hoá học
của cây Gừng Gió (Zingiber zerumbet (L.) Sm.)” là hết sức cần thiết nhằm góp phần
làm rõ hơn thành phần hóa học của cây Gừng Gió được trồng ở nước ta nói chung và An
Giang nói riêng đồng thời giúp cho việc bào chế và sử dụng được tiện lợi hơn, góp nâng
cao giá trị sử dụng của loài cây này.
6
SẢN PHẨM DỰ KIẾN

04 chất tinh khiết
01 bài báo
01 luận văn thạc sĩ
7
THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN
STT Nội dung công việc
Thời gian
thực hiện (ngày)
Địa điểm tiến hành
1 Thu thập tài liệu 10 Viện công nghệ hoá học
2 Thu và xử lý nguyên liệu 20
Tỉnh An Giang và Viện
công nghệ hoá học
3
Xử lý mẫu, tiến hành thí
nghiệm
120 Viện công nghệ hoá học
4
Phân tích, tổng hợp và
nhận xét kết quả thí
nghiệm
10 Viện công nghệ hoá học
5 Viết báo cáo 20 Viện công nghệ hoá học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
8
[1] Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, tập 1.
[2] PGS.TS. Văn Ngọc Hướng, GS.TSKH. Nguyễn Đình Triệu, GS.TSKH. Nguyễn
Minh Thảo, GS.TSKH. Phan Tống Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Diễm Trang,
PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu. Nghiên cứu phân lập, tổng hợp và thử nghiệm các hợp

chất có hoạt tính chống ung thư và HIV
[3] Văn Ngọc Hướng, Đỗ Thị Thanh Thuý, Mai Thị Hiền. Cường độ gây độc in vitro
đối với tế bào ung thư và hoạt tính kháng vi sinh vật của zerumbone phân lập từ rễ
gừng zingiber zerumbet Sm vùng Tam Đảo. Tạp chí Dược học, số 340, 2006.
Tài liệu tiếng anh
[4] A.B.H.Abdul, A.S.Al-Zubairi, N.D. Tailan, S.I.A. Wahab, Z.N.M.Zain,S. Ruslay
and M.M Sayam, Anticancer activity of natural compound (zerumbone) extracted
from Zingiber zerumbet in Human HeLa cervical cancer cells, Internationnal
Journal of Pharmacology 4(3): 2008 ISSN 1811-7775, pp 160-168
[5] Dae Sik Jang and Eun-Kyoung Seo, Potentially Bioactive Two New Natural
Sesquiterpenoids from the Rhizomes of Zingiber zerumbet, 160-168, Arch Pharm
Res Vol 28, No 3, pp 294-296 .
[6] Dae Sik Jang, Ah-Reum Han, Gowooni Park, Gil-Ja Jhon, Eun-Kyoung Seo
Flavonoids and Aromatic Compounds from the Rhizomes of Zingiber zerumbet,
2004, Arch Pharm Res Vol 27, No 4, pp 386-389.
[7] Md. Nazrul Islam Bhuiyan, Jasim Uddin Chowdhury and Jaripa Begum, Chemical
investigation of the leaf and rhizome essential oils of Zingiber zerumbet (L.) Smith
from Bangladesh, A journal of the Bangladesh Pharmacological Society (BDPS),
Bangladesh J Pharmacol 2009, vol 4: ppb9-12
[8] M.Golam KADER, M.Rowshanul HABIB, Farjana NIKKON, Tanzima YEASMIN,
Mohammad A. RASHID, M.Mukhlesur RAHMAN, Simon GIBBONS, Zederone
from the rhizomes of Zingiber zerumbet and its antistaphylococcal Activity, 2010
Boletín Latinoamericano y del Caribe de Plantas Medicinales y Aromáticas, 9 (1),
pp 63 - 68 BLACPMA ISSN 0717 7917.
9

×