Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng tmcp bắc á chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.15 KB, 19 trang )

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.Lịch sử hình thành.
Muốn nền kinh tế tăng trưởng cần phải có sự đầu tư phát triển. Để tiến hành hoạt
động đầu tư phải có vốn. Và ngõn hàng là một trung gian tài chớnh giúp cho việc lưu thông
vốn trong nền kinh tế diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng làm tăng hiệu quả đầu tư
phát triển nền kinh tế. Ngoài ngân hàng nhà nước cũn có nhiều loại hình tổ chức ngõn hàng
thương mại khác như ngõn hàng sở hữu tư nhân, ngõn hàng sở hữu Nhà Nước, ngõn hàng
liên doanh và ngõn hàng cổ phần. Hiện nay trên thế giới các ngõn hàng lớn nhất là ngõn
hàng cổ phần. Ở Việt Nam có khoảng 36 ngõn hàng cổ phần trong đó có ngõn hàng
thương mại cổ phần Bắc Á( NASB). NASB được thành lập theo quyết định 0052/NHGP
01/09/1994 của thống đốc ngõn hàng nhà nước Việt Nam. Vốn góp cổ phần do các cổ
đông có uy tín đóng góp và là ngõn hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt động kinh
doanh lớn nhất khu vực miền trung. Ngoài hoạt động chớnh là kinh doanh tiền tệ NASB
cũn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn. Trụ sở chớnh của ngõn hàng
được đặt tại thành phố Vinh, Nghệ An và có 8 chi nhánh 5 phòng giao dịch tại Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thanh Hoá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
NASB đang ngày càng được mở rộng quy mô về vốn phạm vi hoạt động và các loại hình
dịch vụ. Với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 155 tỷ nay đã tăng lên 400 tỷ và sẽ đạt 1000 tỷ
trước năm 2008. Ngõn hàng cung cấp các dịch vụ như mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ,
nhận tiền gửi, đầu tư cho vay và bảo lónh, thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương
mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, phát hành và thanh toán thẻ, séc…Mặc dù
hệ thống mạng lưới chi nhánh của NASB chưa nhiều và rộng khắp cả nước nhưng NASB
là ngõn hàng kinh doanh có hiệu quả có uy tín các cán bộ làm việc tận tình chu đáo và có
nhiều chớnh sách với khách hàng. Ngõn hàng là một trong 10 ngõn hàng được chọn tham
gia vào hệ thống thanh toán tự động liên ngõn hàng.
Trong tất cả các chi nhánh thì chi nhánh Hà Nội là chi nhánh quan trọng nhất được
đầu tư lớn nhất. Chi nhánh Hà Nội được thành lập sau hội sở chớnh gần 1 năm theo giấy
chứng nhận số 0025/GCT ngày 01 tháng 07 năm 1995 của ngõn hàng Nhà Nước Việt
Nam. Chi nhánh được thành lập nhằm mở rộng mạng lưới của NASB từng bước xõy dựng
hệ thống trên toàn quốc và thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường Hà Nội.


Thành lập trong giai đoạn đất nước mới bắt đầu đổi mới cơ chế chớnh sách cũn nhiều khập
khiểng nền kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro song chi nhánh đã không ngừng vươn lên về
mọi mặt: cơ sở vật chất ngày càng khang trang được trang bị nhiều máy móc hiện đại tạo
điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên, trình độ cán bộ ngày càng được nõng lên.
2.Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của NASB Hà Nội.
Với hơn 30 cán bộ trong đó số cán bộ có trình độ đại học chỉ chiếm 60% khi mới
thành lập thì nay chi nhánh đã có đã gần 100 người : 1 tiến sĩ, 7 thạc sĩ, 95% đại học. Được
thành lập khi đất nước bắt đầu đổi mới và là một ngõn hàng thương mại cổ phần có chế độ
đãi ngộ cán bộ có năng lực, địa điểm của chi nhánh lại đặt tại nơi tập trung các trường đại
học trọng điểm của cả nước có chất lượng đào tạo cao nên NASB Hà Nội đã tuyển dụng
được đội ngũ cán bộ trẻ có sức khoẻ năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng biết
ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong công việc. Đõy là một lợi thế rất lớn
trong hoạt động của ngõn hàng mà không phải ngõn hàng nào cũng có được.
Sau hơn 10 năm thành lập chi nhánh đạt nhiều chỉ tiêu và từng bước khẳng định
mình. Chi nhánh đã thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lưới hoạt động và
nõng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay ngoài chi nhánh
cấp 1 tại trụ sở chớnh 57A Phan Chu Trinh, NASB Hà Nội có 5 chi nhánh cấp 2 và 4
phòng giao dịch trực thuộc.

Sơ đồ tổ chức bộ máy của ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội
a. Phòng tín dụng
Phòng có 8 người trong đó có 1 trưởng phòng 1 phó phòng và 6 nhõn viên. Trưởng
phó phòng có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc phõn công công việc cho các nhõn viên. Chức
năng của phòng tín dụng là thực các nghiệp vụ cho vay, bảo lónh, cho thuê… Hoạt động
của phòng liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngõn hàng nên quy trình phõn
tích tín dụng phải được tiến hành một cách chặt chẽ có kế hoạch nhằm hạn chế tối đa rủi ro
mà vẫn đem lại lợi nhuận cao cho ngõn hàng. Các cá nhõn trong phòng không chỉ có trách
nhiệm phõn tích thẩm định tốt các mún vay mà cũn phải có trách nhiệm kiểm soát và thu
hồi nợ các mún vay đó sau khi đã giải ngõn và phải chịu trách nhiệm về mún vay mà mình
đã trực tiếp tiến hành phõn tích thẩm định theo quy định của NASB và pháp luật. Hoạt

Phòng giao dịch
Tây Sơn
Chi nhánh cấp 2
Hàng Đậu
Chi nhánh cấp 2
Thái Hà
Phòng giao dịch
Hàng Bông
Phòng kế toán Phòng giao dịch
Phương Mai
Phòng ngân quỹ
Phòng giao dịch
Bạch Mai
Phòng tin học
Phòng hành chính
Chi nhánh cấp 2
Cát Linh
Chi nhánh cấp 2
Cầu Giấy
Phòng kiểm soát
Chi nhánh cấp 2
Phương Mai
Phòng tín dụng
Ban giám đốc
động chớnh của chi nhánh hiện nay là cho vay. Có rất nhiều loại hình cho vay: cho vay
kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay du học…
Cho vay kinh doanh: cho vay kinh doanh đối với khách hành là cá nhõn doanh
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ
Cho vay tiêu dùng với các khách hàng có nhu cầu vay để tiêu dùng, mua đất, mua
nhà, mua xe, chữa bệnh… Đặc biệt chi nhánh cho cán bộ vay với hình thức tín chấp trên cơ

sở nguồn thu từ tiền lương.
Cho vay du học: tài trợ vốn cho các tổ chức cá nhõn để được đi du học trong nước
hoặc nước ngoài.
Thời hạn vay đa dạng phong phú phù hợp với mục đích, khả năng trả nợ của khách
hàng. Phương thức và lói suất cho vay linh hoạt: vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng,
vay theo dự án đầu tư, vay trả góp, vay hợp vốn, vay ưu đãi đối với các dự án thuộc tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tài sản thế chấp đa dạng quy trình thủ tục vay nhanh
gọn.
Ngoài cho vay chi nhánh cũn tiến hành bảo lónh cho khách hàng. Hoạt động này chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ.
b. Phòng kế toán
Phòng cũng có 8 người, với 1 trưởng phòng 1 phó phòng thực hiện kiểm soát; 1 nhõn
viên quản lí, lưu giữ chứng từ; 5 nhõn viên cũn lại là thanh toán viên trực tiếp giao dịch với
khách hàng. Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các dịch vụ nhận tiền gửi thanh toán, tiết
kiệm bằng nội tệ, ngoại tệ mở tài khoản,cấp sổ tiết kiệm…cho khách hàng. Sau mỗi ngày,
tháng, quý, năm phòng phải cõn đối vốn của chi nhánh và hoàn thành các chứng từ, sổ sách
kế toán và sắp xếp lưu trữ. Phòng không chỉ thực hiện quản lí cõn đối vốn theo cơ cấu của
NASB đề ra mà cũn tham mưu đề xuất các giải pháp chớnh sách phát triển nõng cao hiệu
suất sử dụng nguồn vốn
c. Phòng ngân quỹ
Chỉ có 4 người trong đó có 1 trưởng phòng và 3 nhõn viên. Phòng có chức năng là
kiểm đếm thu chi tiền, thu đổi ngoại cho khách hàng. Đầu ngày thủ quỹ kiểm tra và trao
tiền mặt cho các thanh toán viên, cuối ngày nhận kiểm tra và nhập quỹ cho chi nhánh.
d. Phòng hành chính
Phòng quản lí văn thư hành chớnh, tài liệu, báo cáo, các công tác liên quan đến nhõn
sự, đời sống của cán bộ nhõn viên. Phòng có 3 người.
e. Phòng giao dịch
Hiện nay chi nhánh có 4 phòng giao dịch, có 1 phòng giao dịch mới được thành lập
( phòng giao dịch Bạch Mai) và đi vào hoạt động ngày 27/01/2007. Phòng giao dịch Tõy
Sơn có 6 người, phòng giao dịch Phương Mai có 5 người, phòng giao dịch Hàng Bông có 4

người, phòng giao dịch Bạch Mai có 6 người. Các phòng đều có trưởng phòng, thủ quỹ,
thanh toán viên, nhõn viên tín dụng và thực hiện các hoạt động như tại trụ sở chớnh: nhận
tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng nội, ngoại tệ,rút tiền chuyển tiền, cung cấp thẻ
ATM, cấp tín dụng…
f. Phòng tin học
Hiện nay chi nhánh chưa có phòng tin học mà chỉ có bộ phận tin học. Đõy đang là
một hạn chế của chi nhánh.
g. Phòng kiểm soát
Có chức năng bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan công tác kiểm tra, thanh tra
vụ việc theo quy định, thực hiện quản lí thông tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH
HÀ NỘI
1.HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN.
Huy động vốn là hoạt động vô cùng quan trọng của một trung gian tài
chính nói chung và của các ngân hàng thương mại(NHTM) nói riêng. Để tồn
tại và phát triển, các NHTM không chỉ dùa vào nguồn vốn nội bộ mà phải tìm
kiếm các nguồn từ phía ngoài. Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động
tạo vốn, ngân hàng thương mại cổ phần(TMCP) Bắc á chi nhánh Hà Nội luôn
xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và áp dụng các biện pháp để huy động
nguồn vốn nhàn rỗi ở các tầng líp dân cư. Bên cạnh việc huy động vốn từ các
nguồn truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ
chức, cá nhân, tiền gửi tiết kiệm NASB Hà Nội đã vươn tới thị trường liên
ngân hàng và thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bức thiết cho hoạt
động của các chi nhánh ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng
khốc liệt nh hiện nay, việc huy động được nguồn vốn lớn với chi phí thấp đã
và đang là thách thức của các NHTM. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh,
NASB Hà Nội đã áp dụng mức lãi suất bậc thang không chỉ phù hợp với sự
thay đổi lãi suất của thị trường mà còn rất hấp dẫn thu hót khách hàng. Cùng
với việc áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn NASB Hà Nội còn xây dựng các
chương trình huy động vốn đặc biệt như: TGTK dự thưởng, TGTK tham gia

dự thưởng hàng quý, TGTK dự thưởng với tài sản lớn.
Bảng1: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc á chi nhánh
Hà Nội
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Số tiền
05/04
(%) Số tiền
06/05
(%)
Nguồn vốn
huy động 1435470 1937885 35.00 2422356 25.00
Phân theo đối tượng huy động
Tiền gửi dân cư 526611.00 684594.00 30.00 855742.00 25.00
Tỷ trọng(%) 36.69 35.33 35.33
Tiền gửi TCKT 805662.00 926511.00 15.00 1158138.00 25.00
Tỷ trọng(%) 56.13 47.81 47.81
TG ngoại tệ quy
đổi 103197 326780 216.66 408476 25.00
Tỷ trọng(%) 7.19 16.86 16.86
Phân theo thời gian huy động
TG không kỳ hạn 510027 688537 35.00 860671 25.00
Tỷ trọng(%) 35.53 35.53 35.53
TG có kỳ hạn 925443 1249348 35.00 1561685 25.00
Tỷ trọng(%) 64.47 64.47 64.47
(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NASB Hà Nội năm 2004_2006)
Do chú trọng công tác tạo vốn, coi việc tạo vốn là nền tảng cho mọi hoạt
động nên trong những năm qua nguồn vốn huy động được của ngân hàng tăng
trưởng đều đặn. Cụ thể là: Tốc độ huy động vốn năm 2005 tăng 502.415 triệu

đồng so với năm 2004 tương ứng với tốc độ tăng là 35%, năm 2006 tăng
484.471 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng là 25%.
Nguồn vốn huy động được hàng năm không ngừng tăng nguyên nhân là do
ngân hàng đã áp dụng chế độ lãi suất linh hoạt cùng với việc mở rộng các kì
hạn cho vay thu hót nhiều đối tượng tham gia. Trong cơ cấu nguồn vốn thì
tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trong cao trong các năm: năm 2004
chiếm 56.13% so với tổng nguồn vốn( chiếm hơn một nửa tổng nguồn vốn),
năm 2005 chiếm 47.81% và tỷ trọng này được giữa ổn định cho đến năm
2006. Bảng số liệu cho thấy ngân hàng đang dần chuyển chú trọng sang huy
động vốn của các tổ chức kinh tế: là những người chỉ có vốn nhàn rỗi trong
ngắn hạn nhưng bù lại họ lại cho ngân hàng một lượng vốn lớn. Tiền gửi dân
cư qua các năm tăng nhẹ điều đó chứng tỏ ngân hàng chưa có những biện
pháp thích hợp trong việc tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi, ổn định, chi phí thấp
này. Đây là một vấn đề mà ngân hàng cần có biện pháp kịp thời trong thời
gian tới. Không chỉ vậy, qua báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh chóng ta
có thể thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm không kì hạn vẫn chiếm một tỷ trọng
thấp trong tổng nguồn vốn( chiếm 35.53%) trong khi đó tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn lại chiếm một tỷ trọng “áp đảo” là 64.47%, điều đó chứng tỏ ngân
hàng chưa có những sản phẩm dịch vụ “hấp dẫn” thu hót loại tiền gửi có chi
phí thấp này. Mặt khác, tuy NASB Hà Nội không phảI là một ngân hàng
chuyên kinh doanh ngoại tệ nhưng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế NASB
Hà Nội đã không ngừng cố gắng trong việc thu hót tiền gửi bằng ngoại tệ. Tỷ
trọng tiền gửi bằng ngoại tệ đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt
năm 2005 tổng vốn bằng ngoại tệ huy động được tăng 216.66% so với năm
2004( tăng lên gấp đôi). Đây quả một nỗ lực đángkhích lệ của ngân hàng. Đến
măn 2006 mặc dù loại tiền gửi này vẫn tăng lên song tốc độ tăng có vẻ chững
lại ( chỉ chiếm 25% so với năm 2005).
Tóm lại, mặc dù có những hạn chế nhất định trong việc huy động vốn,
song NASB Hà Nội đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho
nền kinh tế đảm bảo tính phát triển và bền vững.

2.Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng để
thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các tài sản khác
nhau của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan
trọng. Được thành lập năm 1995 cho đến nay hoạt động tín dụng và đầu tư
của NASB Hà Nội không ngừng được đổi mới, hoàn thiện nâng cao cả về số
lượng và chất lượng. Từ một ngân hàng nhỏ bé, dư nợ tín dụng thấp, chất
lượng tín dụng chưa cao, chất lượng các khoản đầu tư chưa mang lại hiệu quả
cao thì cho đến nay, NASB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh ở
các tỉnh thành trên cả nước với số lượng khách hàng lớn, các hình thức tài trợ
đầu tư đa dạng. Hàng năm, nguồn vốn điều chuyển về hội sở chính không
ngừng tăng lên chiếm 70% nguồn vốn huy động. Sau đây là một số hoạt động
chủ yếu của NASB Hà Nội trong thời gian vừa qua:
2.1 Hoạt động cho vay
Phần lớn các NHTM thu lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay( bán tài sản
nợ và dùng tiền thu được để mua các tài sản có). Tiền cho vay là một món nợ
đối với một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó nhưng lại là một tài sản có đối
với ngân hàng vì nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nhìn chung các món
cho vay này đều kém lỏng so với các tài sản có khác vì chúng không thể
chuyển thành tiền mặt trước khi khoản cho vay đến hạn. Chính vì đặc tính này
mà các khoản cho vay mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM. Được thành
lập năm 1995, cho đến nay ngân hàng TMCP Bắc á đã không ngừng lớn
mạnh, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của các tổ chức và cá nhân trong nền
kinh tế. Chính vì vậy uy tín của ngân hàng không ngừng được củng cố tạo
niềm tin không chỉ đối với những người gửi tiền mà còn cả đối với những
người vay tiền. Trong những ngày đầu mới thành lập, từ một ngân hàng nhỏ
bé Ýt người biết đến với dư nợ tín dụng ở mức thấp, lượng vốn thấp nên chỉ
đáp ứng được nhu cầu vốn của một khối lượng nhỏ khách hàng, thì cho đến
nay, với mạng lưới chi nhánh rộng khắp tổng dư nợ của ngân hàng đã tăng
vọt. Với đội ngò cán bộ tín dụng trình độ cao, nhiệt tình , tận tuỵ với công

việc, NASB Hà Nội đã xây dựng được mối quan hệ với khách hàng lâu dài .
Đó là các tổ chức kinh tế, cá nhân rộng khắp trên địa bàn Hà Nội.
Bảng2: Tình hình dư nợ tại ngân hàng TMCP Bắc á chi nhánh Hà Nội
Kết cấu d nợ theo thời hạn
chỉ tiêu
năm 2004
năm 2005
Năm 2006
số tiền
số tiền 05/04(±%)
Số tiền
06/05(±%)
Tổng dư nợ
1105113
1381431 25.00
1726789 25.00
Cho vay ngắn hạn
621074
838490 35.01
1048113 25.00
Tỷ trọng(%)
56.20
60.70
60.70
Cho vay trung và
dài hạn
484039
542941 12.17
678676 25.00
Tỷ trọng(%)

43.80
39.30
39.30

Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
năm
2004
năm 2005 năm 2006
số tiền số tiền 05/04(±%) số tiền 06/05(±%)
Tổng dư nợ
110511
3 1381431 25.00 1726789 25.00
KT quốc doanh 215497 297426 38.02 1048113 252.39
Tỷ trọng(%) 19.50 21.53 60.70
Khu vực kinh tế
khác 889616 1084005 21.85 678676 -37.39
Tỷ trọng(%) 80.50 78.47 39.30
(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NASB Hà Nội 2004 - 2006)
Thông qua bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng
TMCP Băc á chi nhánh Hà Nội (NASB), ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng
tăng trưởng đều đặn hàng năm là 25%. Đây là một tốc độ tăng tương đối tốt
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng nh hiện nay. Trong
đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ: Năm 2004
chiếm 56.20%, năm 2005 chiếm 60.70% và giữ ổn định tỷ trọng cho đến cuối
năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ
yếu là tiền gửi có kỳ hạn mà lại chu yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh
tế( đây là loại nguồn vốn có tính ổn định kém vì nó chỉ mang tính tạm thời).
Mặc dù chức năng của một ngân hàng thương mại( NHTM) là chuyển đổi kỳ
hạn của vốn( huy động nguồn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài

hạn. Nhưng để đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng cho nên NASB đã thực
hiện chính sách “ an toàn và hiệu quả”, nghĩa là chỉ duy trì dư nợ trung và dài
hạn trong một giới hạn nhất định. Do đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của
ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp: Năm 2004 chiếm 43.80%, năm 2005 chiếm
39.30% và giữ ổn định tỷ trọng này cho đến cuối năm 2006. Mặc dù chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng dư nợ nhưng cho vay trung và dài hạn vẫn đáp ứng vốn
đủ, kịp thời cho các dự án khả thi giúp cho các doanh nghiệp trong nền kinh
tế không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do thiếu vốn. Bằng chứng là ngân hàng vẫn
đảm bảo tốc độ tăng trưởng của các khoản vay này. Đặc biệt năm 2006 dư nợ
trung và dài hạn tăng 25% so với năm 2005( trong khi năm 2005 chỉ tăng
12.17% so với năm 2004). Ngoài ra, NASB Hà Nội đã không ngừng mở rộng
các phương thức cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn đa dạng của nền kinh
tế. Từ các phương thức cho vay truyền thống như: Cho vay theo phương thức
từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư…NASB đã từng
bước áp dụng các phương thức cho vay khác như: Cho vay theo hạn mức thấu
chi, cho vay trả góp…Khách hàng có thể tuỳ ý lùa chọn hình thức vay vốn
phù hợp với khả năng tài chính của mình. Mặt khác, đối với những món vay
lớn vượt quy định dư nợ đối với 1 khách hàng do ngân hàng nhà nước quy
định, NASB đã áp dụng phương thức cho vay hợp vốn( đồng tài trợ với 1
ngân hàng khác) để không làm ảnh hưởng đến quan hệ khách hàng lâu dài và
không vi phạm quy định. Bên cạnh việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc bảo
lãnh của người thứ 3, NASB Hà Nội đang từng bước áp dụng các biện pháp
cho vay tín chấp( dùa vào uy tín của khách hàng) tuy hình thức cho vay này
khá mạo hiểm nhưng đó cũng là một biện pháp nhằm “giữ chân” những khách
hàng tốt, những khách hàng “quen” của ngân hàng. Hình thức cho vay tín
chấp này cũng áp dụng đối với các cán bộ, nhân viên của ngân hàng nhằm
giúp họ trong việc mua sắm phương tiện đi lại hoặc mua nhà ở với lãi suất
cho vay ưu đãi. Nhìn chung, với các phương thức cho vay đa dạng, NASB Hà
Nội không chỉ giúp cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế bảo bảo ổn định tình
hình sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng khả năng cạnh

tranh trên thị trường mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho các chi nhánh
trong thời gian vừa qua.
Song song với công tác mở rộng tín dụng, mở rộng đối tượng cho vay,
công tác thẩm định tài chính và giám sát khách hàng trước và sau khoản cho
vay đã được NASB Hà Nội đặc biệt chú ý. Chính vì thế trong thời gian qua
chất lượng tín dụng được cảI thiện đáng kể. Ngân hàng đã từng bước loại bỏ
được các loại rủi do tín dụng xảy ra do thông tin không cân xứng và “sự lùa
chọn đối nghịch”.
Bảng 3: Nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP Bắc á _ chi nhánh Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm
2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Số tiền 05/04(±%) Số tiền 06/05(±%)
Tổng dư nợ
( triệu đồng) 1105113
138143
1 25.00 1726789 25.00
Nợ quá hạn
( triệu đồng) 8156 4078 -50.00 3059 -24.99
Nợ quá hạn:tổng dư nợ 0.74(%) 0.30(%) 0.18(%)
( Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NASB Hà Nội năm 2004 - 2006)
Qua báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NASB Hà Nội cho thấy
chất lượng tín dụng của ngân hàng này tương đối tốt. Nợ quá hạn được duy trì
ở mức thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ và có tốc độ giảm
dần qua các năm: Năm 2004 tổng nợ quá hạn là 8156 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 0.74% trong tổng dư nợ, năm 2005 tổng nợ quá hạn giảm 50% so với
năm 2004( chiếm 0.3% trong tổng dư nợ), năm 2006 tổng nợ quá hạn lại tiếp
tục giảm 24.99% so với năm 2005 chỉ còn chiếm 0.18% so với tổng dư nợ.
Đây thực sự là một tín hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó
khẳng định những cố gắng, nỗ lực của ngân hàng nói chung và của các cán bộ

tín dụng nói riêng trong việc xử lý và thu hồi nợ.
Nhìn chung hoạt động tín dụng của NASB Hà Nội trong những năm qua
đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ mà vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đây là thành công lớn của ngân hàng và còn hứa hẹn những kết quả khả quan
khác trong thời gian tới.
2.2. Hoạt động đầu tư
Mặc dù cho vay là hoạt động chủ chốt của HASB Hà Nội nhưng trong
những năm qua ngân hàng cũng không ngừng mở rộng các hình thức đầu tư
đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Năm 2003 tổng giá trị đầu tư là
14.02 tỷ đồng, năm 2004 do biến động của thị trường mà hoạt động đầu tư
của ngân hàng có phần “chững” lại, giá trị đầu tư năm 2004 là 12.91 tỷ
đồng( giảm 7.92% so với năm 2003). Nhưng đến năm 2005 hoạt động đầu tư
của ngân hàng lại tăng vọt lên 21.76 tỷ đồng( tăng 68.55% so với năm 2004).
Tuy hoạt động đầu tư của ngân hàng trong những năm qua không ngừng tăng
lên nhưng tổng giá trị đầu tư vẫn chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong cơ cấu sử dụng
vốn. Đây là một điểm cần chú ý của ngân hàng trong thời gian tới để thu được
kết quả hoạt động tốt hơn.
2.3. Hoạt động mua bán ngoại tệ
Mét trong những hoạt động đầu tiên mà các ngân hàng thực hiện kinh
doanh đó là hoạt động trao đổi mua bán ngoại tệ. Các ngân hàng tiến hành
mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng chênh lệch mặt
khác ngân hàng cũng là nơi cung cấp dịch vô đổi tiền nhằm phục vụ những
khách hàng có nhu cầu đổi loại tiền này lấy một loại tiền khác phục vụ hoạt
động của mình. Tuy là một ngân hàng có quy mô không lớn, song NASB
còng tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ và bước đầu cũng đã thu được
thành quả đáng mừng. Trong thời gian tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ
trở thành một trong những hoạt động mòi nhọn của NASB Hà Nội.
3. Hoạt động trung gian
3.1. Hoạt động bảo lãnh
Trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng muốn tồn

tại và phát triển thì bên cạnh các hình thức hoạt động truyền thống như huy
động vốn, cho vay, thì việc đa dạng hoá các hình thức dịch vụ đang la xu
hướng chung của các NHTM. Đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng trong
các hợp đồng kinh tế, bảo lãnh của ngân hàng đang dần là một nhu cầu không
thể thiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là một hình thức dịch vụ hiện
đại một mặt giúp cho ngân hàng tăng thu nhập thông qua phí bảo lãnh đồng
thời giúp cho khách hàng của ngân hàng có thể tìm được nguồn tài trợ mới,
thực hiện được hợp đồng hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm thu lợi. Nắm bắt được đặc tính của hoạt động bảo lãnh, NASB Hà Nội
đã và đang từng bước đa dạng hoá các hình thức bảo lãnh nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh các hình thức bảo lãnh “cũ” như: bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
trong thị trường trong nước, NASB Hà Nội đã vươn ra thị trường nước ngoài
thông qua hình thức phát hành thư bảo lãnh. Điều này làm cho doanh thu từ
hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không ngừng tăng lên. Cụ thể là: Năm
2002 tổng trị giá bảo lãnh của ngân hàng là 45.37 tỷ đồng, măn 2003 là 55.65
tỷ đồng( tăng 22.56% năm 2002), năm 2004 là 74.35 tỷ đồng(tăng 33.60%
năm 2003), năm 2005 tăng vọt lên 114.78 tỷ đồng(tăng 54.37% năm 2004).
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng mạnh điều Êy chứng tỏ uy tín của ngân
hàng cũng không ngừng tăng lên. Đây là một tín hiệu tốt, ngân hang tiếp tục
phát huy trong thời gian tới.
3.2. Dịch vụ chuyển tiền
3.2.1. Chuyển tiền nhanh trong nước
Dịch vụ chuyển tiền nội địa có lẽ là một trong những dịch vụ truyền thống
của các ngân hàng thương mại. Để chuyển tiền cho người thân có khoảng
cách về không gian, thay vì phải vận chuyển qua đường bưu điện hoặc mang
trực tiếp , việc làm này vừa tốn kém lại nguy hiểm, mất thời gian thì bây giê
người gửi chỉ cần mang tiền đến ngân hàng nhờ chuyển như vậy mọi việc sẽ
đơn giản hơn rất nhiều mà lại rất an toàn. Thông qua dịch vụ chuyển tiền mà
NASB Hà Nội cung cấp, chỉ cần mất 5 phót, tiền sẽ được chuyển đến tận tay

người nhận. Chuyển tiền nhanh chóng, an toàn, tiện dụng, chính là mục tiêu
mà NASB Hà Nội đặt ra nhằm tạo khả năng cạnh tranh đồng thời phục vụ
khách hàng ngày càng tốt hơn. Dịch vụ chuyển tiền nội địa do NASB Hà Nội
cung cấp đang dần trở nên quen thuộc với khách hàng, đem lại thu nhập đáng
kể cho ngân hàng hàng năm thông qua phí chuyển tiền. Đặc biệt, vừa qua
NASB Hà Nội cũng đã phát hành thẻ ngân hàng. Đây là một dịch vụ chuyển
tiền hiện đại, từng bước tiếp cận với nền văn minh nhân loại. Dịch vụ thẻ
ngân hàng do NASB Hà Nội cung cấp không chỉ đáp ứng nhu cầu cho những
người chuyển tiền mà còn đáp ứng nhu cầu chi trả lương hộ các doanh
nghiệp( dịch vụ thủ quỹ). Hơn thế nữa, dịch vụ thẻ ngân hàng cũng là một
cung cụ hỗ trợ đắc lực trong việc huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi với
chi phí rất thấp. Những người gửi tiền thông qua dịch vụ thẻ này không quan
tâm đến lợi nhuận thu được từ việc gửi tiền mà họ chỉ quan tâm đến chất
lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Chất lượng dịch vụ càng hiện đại thì
vốn huy động được từ nguồn này càng nhiều. Đây cũng là một trong những
vấn đề quan trọng mà ngân hàng cần lưu ý để phục vụ khách hàng ngày một
tốt hơn. Dịch vụ thẻ ngân hàng do NASB cung cấp tuy ra đời muộn hơn so
với các ngân hàng khác nhưng chất lượng dịch vụ không vì thế mà kém hơn
mà dịch vụ này cung cấp cho khách hàng những ưu việt vượt trội hơn so với
các dịch vụ thẻ mà các ngân hàng khác cung cấp. Từ khi ra đời đến nay, dịch
vụ thẻ của NASB đã phát huy tác dụng của mình, nó không chỉ giúp ngân
hàng trong việc huy động nguồn vốn lớn mà còn giúp ngân hàng có thêm một
nguồn thu nhập mới, đó là phí dịch vụ. Hiện nay, NASB Hà Nội đang nỗ lực
hơn nữa tỏng việc cung cấp các dịch vụ tiện Ých cho khách hàng nhằm thực
hiện tốt hơn nữa chức năng của mình là một trung gian tài chính.
3.2.2. Chuyển tiền quốc tế
Trong xu thế hội nhập quốc tế nh hiện nay, đặc biệt là từ sau sự kiện Việt
Nam gia nhập WTO thì nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài ngày càng trở nên
bức thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó NASB Hà Nội đã cung cấp dịch vụ
chuyển tiền ra nước ngoài với thời gian ngắn, nhanh gọn và đơn giản. Dịch vụ

chuyển tiền ra nước ngoài mà NASB Hà Nội cung cấp nhằm phục vụ các mục
đích như: Chi phí cho việc học tập và chữa bệnh cho bản thân và cho người
thân; đi công tác, du lịch, thăm viếng người thân ở nước ngoài; thanh toán các
loại phí, lệ phí cho nước ngoài; trợ cấp cho thân ở nước ngoài, chuyển tiền
cho thân nhân được thừa kế ở nước ngoài, định cư ở nước ngoài Tuy đây là
một loại hình dịch vụ mới nhưng bước đầu NASB Hà Nội đã tiếp cận với
phương thức thanh toán quốc tế trực tiếp bằng cách sử dụng hệ thống tài
chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT) với hệ thống ngân hàng đại
lý ngày càng mở rộng thông qua đầu mối các phòng thanh toán quốc tế tại
Hội sở chính, từ đó giúp quá trình thanh toán của khách hàng cả xuất khẩu và
nhập khẩu được nhanh chóng thuận lợi hơn. Việc thanh toán xuất nhập khẩu
và thực hiện chuyển tiền được tiến hành nhanh chóng đảm bảo đúng hạn và
đúng với thông lệ quốc tế, nâng cao uy tín của NASB trên thị trường quốc tế,
tạo khả năng cạnh tranh tích cực đối với các ngân hàng trong nước. Tuy
nhiên, do hạn chế về quy mô cũng như mạng lưới ngân hàng vẫn còn bó hẹp
trong khuân khổ một số tỉnh thành nên hiện nay số lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ này của NASB vẫn còn Ýt, doanh thu từ hoạt động này vẫn chưa
cao,chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng( chỉ chiếm
2%/tổng thu nhập).
3.3.Hoạt động môi giới đầu tư chứng khoán
Khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế
giới WTO thì thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động chưa từng
có. Đa số các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam tham gia thị trường chỉ theo
tâm lý “bầy đàn” mà chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về chứng
khoán. Chính vì lý do đó mà thị trường rất cần có những tổ chức chuyên
nghiệp đứng ra làm dịch vụ tư vấn và môi giới chứng khoán nhằm giúp thị
trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng bền vững. Đáp ứng nhu cầu đó,
NASB Hà Nội đã cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới chứng khoán. Tuy hiện
nay NASB chưa niêm yết cổ phiếu của mình nhưng không vì thế mà dịch vụ
môi giới mà ngân hàng cung cấp lại kém hiệu quả. theo dự kiến của NASB

khoảng đến giữa năm 2007 ngân hàng sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu để huy
động vốn và kêu gọi đầu tư. Hoạt động tư vấn và đầu tư chứng khoán là một
hoạt động mới của ngân hàng do đó doanh thu từ hoạt động này hàng năm
đem lại là không lớn. Nhưng trong thời gian tới với sự tăng trưởng “nóng”
của thị trường nh hiện nay thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự tăng
trưởng của nguồn thu này.
3.4.Dịch vụ tư vấn tài chính
Đây là một trong những hoạt động dịch vụ mà NASB Hà Nội chú trọng
phát triển trong thời gian qua. Bằng đội ngò cán bộ lành nghề, ngân hàng
cung cấp cho khách hàng những lời khuyên hữa Ých về thành lập, mua bán và
sát nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường chứa đựng nhiều
rủi do nh hiện nay, thì càng ngày các tổ chức, cá nhân càng cần đến việc tư
vấn của ngân hàng. Bởi vì hơn ai hết ngân hàng là người hiểu biết ngành nghề
mà họ kinh doanh nhiều nhất. Mặt khác, khi tiếp cận dịch cụ tư vấn của ngân
hàng, khách hàng cungc dễ dàng hơn trong việc vay vốn ngân hàng, ngoài ra
điều này cũng giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí khi điều tra, thẩm
định một khách hàng mới. Nói chung, dịch vụ tư vấn mà NASB Hà Nội cung
cấp là một dịch vụ mới. Hiện tại, thu nhập mà dịch vụ này mang lại là không
đang kể. Nhưng nếu xét về thị trường tiềm năng của dịch vụ này thì đây sẽ là
một dịch vụ sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Hoạt động marketing
Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng
NASB Hà Nội đã luôn chú trọng đến việc quảng cáo giới thiệu các loại hình
dịch vụ của ngân hàng đến với công chúng qua báo chí truyền hình… Đến với
ngân hàng khách hàng được đón tiếp tận tình chu đáo. Ngoài ra NASB Hà
Nội còn xây dựng các chương trình khuyến mãi nhằm quảng bán hình ảnh và
thu hót khách hàng. Mặc dù chi cho hoạt động marketing chưa lớn nhưng hoạt
động marketing đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
nhưng ngân hàng cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa cho hoạt động marketing.
Tóm lại, do hạn chế về quy mô, mạng lưới ngân hàng còn Ýt cho nên các

hoạt động trung gian của NASB Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt
động và phát triển. Nguồn thu từ các hoạt động này đóng góp vào tổng doanh
thu hàng năm còn nhỏ song với sự phát triển của thị trường như hiện nay cộng
với những nỗ lực không ngừng của NASB, trong thời gian tới các hoạt động
trung gian của ngân hàng sẽ phát triển và đem lại thu nhập đáng kể cho ngân
hàng.
MỤC LỤC
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
CHI NHÁNH HÀ NỘI 1
1.Lịch sử hình thành 1
2.Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của NASB Hà Nội 2
II. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH
HÀ NỘI 5
1.HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 5
2.Hoạt động sử dụng vốn 8
2.1 Hoạt động cho vay 8
2.2. Hoạt động đầu tư 12
2.3. Hoạt động mua bán ngoại tệ 13
3. Hoạt động trung gian 13
3.1. Hoạt động bảo lãnh 13
3.2. Dịch vụ chuyển tiền 14
3.2.1. Chuyển tiền nhanh trong nước 14
3.2.2. Chuyển tiền quốc tế 15
3.3.Hoạt động môi giới đầu tư chứng khoán 16
3.4.Dịch vụ tư vấn tài chính 17

×