Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khả năng sản xuất của cá trắm cỏ giai đoạn 0 4 tháng tuổi nuôi tại trại cá giống hòa sơn huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.32 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÊ THỊ THANH NGÀ

Tên đề tài:
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁ TRẮM CỎ GIAI ĐOẠN 0 - 4 THÁNG
TUỔI NUÔI TẠI TRẠI CÁ GIỐNG HÕA SƠN, HUYỆN PHÖ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Lớp: K43 - NTTS
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Thị Hiền Lƣơng




Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÊ THỊ THANH NGÀ

Tên đề tài:
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁ TRẮM CỎ GIAI ĐOẠN 0 - 4 THÁNG
TUỔI NUÔI TẠI TRẠI CÁ GIỐNG HÕA SƠN, HUYỆN PHÖ BÌNH, TỈNH
THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sảnLớp: K43 - NTTS
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Thị Hiền Lƣơng





Thái Nguyên, năm 2015

i

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian vừa qua, để thực hiện và hoàn thành tốt báo cáo tốt
nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ về mọi mặt. Qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những người đã giành cho tôi sự
giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban lãnh đạo cùng các anh chị kỹ sư, công nhân của trại cá
giống Hòa Sơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Hiền Lương, người đã hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Bên cạnh đó tôi luôn ghi nhớ công lao của các thầy cô giáo, những
người đã giúp tôi trang bị những kiến thức trong suốt khóa học tại trường.
Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn đến những người thân đã luôn bên
tôi chia sẻ, động viên để tôi có thêm nghị lực vươn lên trong học tập cũng như
cuộc sống.
Do thời gian thực tập và năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế đề tài của
tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
và bổ sung của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp.
Thái nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Thanh Ngà



ii

LỜI NÓI ĐẦU


Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng đối với sinh viên các
Trường Đại học nói chung và Trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Nhằm
mục đích kiểm tra chất lượng học tập của sinh viên, củng cố lại kiến thức giúp
sinh viên tự trang bị cho mình kiến thức thực tiễn và khả năng thực hành, trên
cơ sở những kiến thức đã được học. Qua đó tự mình tổng hợp lại kiến thức,
xử lý và vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. Để có thể đáp ứng những yêu cầu
của thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự phân công của Khoa Chăn nuôi Thú y,
bộ môn Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã
thực hiện đề tài: “Khả năng sản xuất của cá Trắm Cỏ giai đoạn 0 - 4 tháng
tuổi nuôi tại trại cá giống Hòa Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
Tuy nhiên, với hơn 5 tháng thực tập trong điều kiện thực tập khó khăn,
thiếu tài liệu tham khảo, đồng thời với trình độ có hạn, cho nên khóa luận sẽ
không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong được ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Thái nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên


Lê Thị Thanh Ngà


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 30
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, pH của môi trường đến khả năng 32

Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của cá Trắm Cỏ tại trại cá giống Hòa Sơn 33
Bảng 4.4. Chiều dài của cá Trắm Cỏ trong 3 tháng nuôi (cm) 33
Bảng 4.5. Chiều rộng của cá Trắm Cỏ trong 3 tháng nuôi (cm) 34
Bảng 4.6. Kích thước chiều dày của cá Trắm Cỏ trong 3 tháng nuôi (cm) 35
Bảng 4.7 Khối lượng cá khảo sát qua các kỳ cân (g) 35
Bảng 4.8. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá Trắm Cỏ (g/con/ngày) 36
Bảng 4.9. Tốc độ sinh trưởng tương đối của cá Trắm Cỏ (%) 37
Bảng 4.10. Khả năng sử dụng thức ăn của cá ở ao B1 (n = 10000) 38
Bảng 4.11. Khả năng sử dụng thức ăn của cá ở ao B2 (n = 10000) 39


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Hình dạng cá Trắm Cỏ 4
Hình 2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên sức khỏe cá. Theo
Swingle (1969) 19
Hình 3.1. Cân điện tử để cân khối lượng cá 23
Hình 3.2. Đĩa Secchi để đo độ đục độ trong 24
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của cá Trắm Cỏ 36
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối 37
Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của cá Trắm Cỏ 38


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i

LỜI NÓI ĐẦU ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỤC LỤC v
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Trắm Cỏ 3
2.1.2. Công tác chuẩn bị ao nuôi 11
2.1.3. Một số vấn đề môi trường trong nuôi cá Trắm Cỏ 16
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21
3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 21
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 22

vi

3.4.3. Các công thức tính 24
3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu 25

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 26
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 26
4.1.1. Tham gia chăm sóc nuôi dưỡng cá bố mẹ và cho cá đẻ 26
4.1.2. Tham gia cải tạo ao, vệ sinh ao nuôi 27
4.1.3. Tham gia phòng và trị bệnh cho cá bố mẹ 29
4.1.4. Tham gia nuôi dưỡng và bán cá giống 30
4.1.5. Kết quả phục vụ sản xuất 30
4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề 31
4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khả năng sinh trưởng của cá
Trắm Cỏ 31
4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của cá Trắm Cỏ 33
4.2.3. Tình hình mắc bệnh của cá Trắm Cỏ và kết quả phòng trị bệnh 33
4.2.4. Khả năng sinh trưởng của cá Trắm Cỏ trong ao nuôi 33
4.2.5. Khả năng tăng khối lượng của cá Trắm Cỏ 35
4.2.6. Lượng thức ăn sử dụng cho cá Trắm Cỏ 38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
5.1. Kết luận 40
5.2. Đề nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
II. Tài liệu dịch
III. Tài liệu từ Internet
PHỤ LỤC


1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong cuộc sống hằng ngày, cá có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. trước hết
cá được coi là nguồn thực phẩm giàu đạm vô cùng quan trọng cung cấp cho
đời sống hằng ngày. Phân bố trong tự nhiên, sống trong các thủy vực nước
khác nhau như: ao, hồ, sông, suối cá là thành phần quan trọng, tham gia
vào chu trình vật chất và năng lượng của các hệ sinh thái ấy. Ngoài hai ý
nghĩa trên cá và con người còn liên quan với nhau về nhiều mặt khác nữa.
Con người lấy từ cá ra những nguyên liệu dùng trong công nghiệp, y học hay
trong cả nông nghiệp.
Cá ngày càng có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
của một số nước. Tại các nước này, bình quân sản lượng cá tính theo đầu
người ngày càng tăng.
Xét về mặt dinh dưỡng, cá được coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các
thành phần chất vô cơ, vi lượng, các acidamin, các vitamin A, B1, B2, B12,
C, D3, D6, E. So với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, cá
thuộc loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa.
Tuy nhiên, để có được những giá trị kinh tế và dinh dưỡng ngày càng
cao, thì cá ngoài tự nhiên không thể nào đáp ứng đầy đủ cả hai mặt. Hiện nay,
canh tác thủy sản đang diễn ra với nhiều phương thức khác nhau: Với kỹ thuật
từ thấp đến cao, từ nuôi thả tự nhiên đến nuôi thả lồng
Với nghề nuôi cá nước ngọt, cá Trắm Cỏ là loài cá truyền thống có khả
năng chống chịu bệnh tốt và thích nghi với các điều kiện khí hậu, hàm lượng
dinh dưỡng cao, là thực phẩm an toàn với mọi người.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cũng như xã hội, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Khả năng sản xuất của cá Trắm Cỏ giai đoạn 0 - 4 tháng
tuổi nuôi tại trại cá giống Hòa Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.

2
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được khả năng sinh trưởng của cá Trắm Cỏ trong ao nuôi tại
Trại cá giống Hòa Sơn.

- Xác định được tỷ lệ sống, tình hình mắc bệnh của cá Trắm Cỏ trong
điều kiện canh tác nuôi thả ao.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đóng góp thêm những tư liệu khoa học về khả năng sinh trưởng
của cá Trắm Cỏ trong ao nuôi.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên và cán bộ kỹ
thuật ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao thu nhập cho trang trại, hộ dân nuôi cá Trắm Cỏ trong ao
nuôi cá.
- Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi cá Trắm Cỏ trong ao nuôi.










3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Trắm Cỏ
2.1.1.1. Hệ thống phân loại
Giới (regnum): Animalia

Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Giống (genus): Ctenopharyngodon
Loài (species): Ctenopharyngodon idella
2.1.1.2. Nguồn gốc, phân bố
Danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella. Tên chính thức:
Ctenopharyngodon idellus (Cuvier & Valenciennes 1844).
Phân bố trên thế giới: Phân bố tự nhiên ở Trung quốc, tập trung nhiều ở
vùng Hoa nam.
Ở Việt Nam, theo tài liệu của hai nhà Ngư loại học người Pháp là P.Clevay
và J.Lemasson (1937) [16], phát hiện thấy cá Trắm Cỏ ở Sông Hồng.
Ngày nay, cá Trắm Cỏ được di nhập đến hầu hết các thủy vực trên thế
giới. Ở Việt Nam, cá Trắm Cỏ chủ yếu phân bố ở sông Hồng, sông Kỳ Cùng
(Lạng Sơn) thuộc hệ thống sông Tây Giang, Trung Quốc.
Cá Trắm Cỏ hiện đang nuôi ở nước ta là du nhập từ Trung Quốc năm
1958 (ở miền Bắc) và năm 1969 từ Đài Loan (ở Miền Nam). Năm 1967 đã thả
hàng loạt cá Trắm Cỏ ra sông Hồng và hiện tại sinh sản tự nhiên ở sông.

4
.1.1.3. Đặc điểm hình thái

Hình 2.1. Hình dạng cá Trắm Cỏ
Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có
sống bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không
có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới… Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài
thân bằng 3,38 - 3,80 lần chiều cao và 3,50 - 4,20 lần chiều dài đầu. Chiều dài
đầu bằng 4,50 - 5,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70 - 1,90 lần khoảng cách
hai ổ mắt. Khoảng cách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở ở giữa.

Vảy lớn vừa. Vây lưng không có tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương
đương với khởi điểm vây bụng hoặc hơi trước một ít và gần mõm hơn gốc
vây đuôi. Các vây dài bình thường không chạm các vây sau. Vây đuôi chia
thùy sâu, hai thùy ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng nhau. Vẩy tròn, to, mỏng.
Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến cuống đuôi đi vào
giữa. Lỗ huyệt gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không có tia gai cứng.
Đốt sống toàn thân 40 - 42. Bóng hơi hai ngăn, ngăn sau bằng 1,8 - 2,0
lần ngăn trước. Ruột tương đối dài bằng 1,9 - 2,5 lần chiều dài thân.
Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng; các vây xám
nhạt; thân cá màu vàng chè, bụng màu trắng xám; vây ngực và vây bụng màu
vàng tro.

5
2.1.1.4. Môi trường sống
Cá Trắm Cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi
trường, sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và
phát triển bình thường trong môi trường có nồng độ muối từ 0 - 8‰ (Nguyễn
Chính 1977). Thích ứng với nhiệt độ từ 13 - 32°C nhưng nhiệt độ tối ưu là 22
- 28°C, khoảng pH thích hợp từ 5 - 6; ngưỡng oxy thấp từ 0,5 - 1mg/l
(Nguyễn khoa diệu Thu 1979) [8].
Khả năng thích ứng của cá Trắm Cỏ tương đối lớn, nên trong mấy chục
năm gần đây, thích nghi với điều kiện sống mới cá Trắm Cỏ đã sinh sản tự
nhiên được ở một số thủy vực thuộc Nhật Bản, Đông Nam Á và Đông Âu. Do
tính chất đặc biệt về sinh sản, sự phân bố tự nhiên của cá Trắm Cỏ phụ thuộc
vào độ dài vùng nước, đặc điểm thủy văn và thức ăn.
Cá Trắm Cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ có nhiều
cỏ nước, bơi lội nhanh nhẹn.
2.1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
 Cơ quan tiêu hóa
Cá Trắm Cỏ có miệng tương đối ngắn, chiều dài miệng trung bình bằng

7,4% thân, mồm dưới và hàm dưới tương đối ngắn.
Lược mang thưa, số lược mang trên cung mang thứ nhất 21 - 22 chiếc.
Răng hầu hai hàm rất sắc dạng lưỡi liềm, công thức răng hầu 4,2 - 4,5,
có thể nghiền nát thực vật trên cạn và dưới nước (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ
Vân, 2001) [1].
Ở cá Trắm Cỏ không có dạ dày quá trình tiêu hóa thức ăn do ruột
đảm nhận.
 Tính ăn
Cá Trắm Cỏ thuộc loại ăn tạp rất tham ăn và ăn rất nhiều. Song thức ăn
chủ yếu là thực vật, tuy nhiên cá Trắm Cỏ không phải ăn thực vật suốt đời mà
tính ăn của nó có sự thay đổi.

6
Cá Trắm Cỏ 3 ngày tuổi đầu tiên dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chiều
dài thân 6 - 7mm (Dương Văn Ninh và Nguyễn Công Thắng, 1989) [6].
Khi cá đạt chiều dài trên 7mm, ruột lúc này khoảng 4,5mm chiếm
61.5% chiều dài thân, răng hầu chưa xuất hiện cá bắt đầu ăn động vật phù du
cỡ nhỏ như: Ấu trùng không đốt, luân trùng, ngoài ra còn ăn thức ăn nhân tạo
như cám gạo, bột đậu nành.
Khi cá đạt chiều dài 11 - 18mm, chiều dài ruột 9,4 - 17,3mm chiếm 82 -
95% chiều dài thân, răng hầu đã bắt đầu xuất hiện. Thức ăn trong giai đoạn
này gồm các động vật phù du cỡ lớn như: Luân trùng, ấu trùng muỗi, giáp
xác phù du, trong điều kiện nhân tạo còn ăn thức ăn như: Cám gạo, bột đậu
nành, bột cá,…
Khi cá đạt chiều dài 20 - 30mm, ruột dài 110 - 130% thân, răng hầu
tương đối phát triển, có răng cửa, cá bắt đầu ăn một ít mầm non thực vật, tỉ lệ
luân trùng trong thức ăn giảm dần, nhưng các loài giáp xác vẫn chiếm thành
phần chủ yếu.
Khi cá đạt chiều dài 30 - 100mm, có thể nghiền nát được thực vật bậc
cao, cá chuyển sang ăn thực vật thủy sinh non, các lá non, mầm non thực vật.

Khi cá đạt chiều dài 100mm trở lên, ruột dài 220 - 295% thân, răng hầu
phát triển hoàn chỉnh dạng lưỡi liềm (4,2 - 4,5), thức ăn chính là thực vật bậc
cao trên cạn và dưới nước như cá trưởng thành.
Cá Trắm Cỏ có thể ăn một lượng thức ăn lớn trong ngày. Với thực vật
ở cạn, chúng ăn khoảng 22,1 - 28,7% so với trọng lượng cơ thể trong ngày và
với thực vật thủy sinh 79,0 - 97,2%. Hệ số thức ăn của cá Trắm Cỏ thay đổi
theo loại thực vật. Nếu sử dụng thực vật ở trên cạn hệ số thức ăn là 25,2 - 47,8
và với thực vật ở nước là 49 - 157,3.
Ngoài thức ăn về thực vật, cá Trắm Cỏ còn sử dụng được nhiều loại
thức ăn khác như: Bột ngũ cốc, các loại sản phẩm thải công nghiệp chế biến
nông sản thực phẩm, phân động vật (Trần Thị Thanh Hiền, 2009) [2].

7
2.1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trắm Cỏ mới nở có chiều dài 6mm, nuôi khoảng 20 ngày có chiều
dài khoảng 2,5cm, cá biệt có con dài 3cm, (Theo Duy Khoát, Vũ Chiêu 1980)
[12], Trạm nghiên cứu Cá nước ngọt Đình Bảng (1980) đều kết luận rằng:
So với các loài cá khác, cá Trắm Cỏ lớn nhanh. Trung bình 1 tuổi cá được
1kg; cá 2 tuổi đạt 2 - 4kg. Những nơi nhiều thức ăn, cá Trắm Cỏ 3 tuổi đạt
9 - 12kg.
Chung Lân (1965) [5], khi nghiên cứu về sinh trưởng cá Trắm Cỏ đã
phân chia quá trình sinh trưởng của cá Trắm Cỏ làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn cá hương: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ
sinh trưởng về khối lượng.
Giai đoạn cá giống: Trong giai đoạn này sự tăng trưởng về khối lượng
nhanh hơn sự tăng trưởng về chiều dài.
Giai đoạn trước và sau khi thành thục sinh dục: Mức tăng trọng của cá
cao nhất khi cá đạt 3 tuổi, cũng là khi tuyến sinh dục thành thục sinh dục lần
đầu tiên, sau đó mức tăng trọng giảm xuống nhanh và gần như ngừng lại.
2.1.1.7. Đặc điểm sinh sản

Trong điều kiện tự nhiên, cá Trắm Cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa
sinh sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay
đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự
nhiên. Trong điều kiện nhân tạo, việc đẻ trứng phải tiêm hoóc môn sinh dục
(như LRH-A chiết từ não thùy cá Mè), cũng như tạo ra sự chuyển động của
nước trong các khu vực nuôi cá sinh sản là các bể đẻ bằng xi măng đường
kính 6 - 10m, mực nước sâu 2m. Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng
sinh sản sau 4 - 5 năm (Nguyễn Duy Hoan) [3]. Trứng cá tự nhiên cũng là
một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen.

8
2.1.1.8. Bệnh và cách điều trị
Trong hệ thống nuôi thuỷ sản nước ngọt đã và đang phát triển mạnh cả
về diện tích nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi. Tuy nhiên, việc biến đổi khí
hậu ngày càng trở nên phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh
trên cá mỗi ngày càng phát triển, trong khi đó người nuôi vẫn đang còn nuôi
theo kinh nghiệm là chính, việc phòng bệnh cho cá vẫn chưa được quan tâm
đúng mức, nên trong quá trình nuôi, mỗi khi cá bị bệnh việc chữa trị còn lúng
túng gây thiệt hại lớn đến kinh tế hộ.
Các đối tượng nuôi truyền thống lâu nay như Mè, Trôi, Trắm, Chép vẫn
được duy trì và thả nuôi với nhiều hình thức như: Nuôi chuyên, xen ghép,
lồng bè.v.v do được thị trường ưa chuộng, thịt thơm ngon, chi phí thấp, nên
cá Trắm Cỏ vẫn là đối tượng được các hộ chọn nuôi thả chính trong ao, lồng.
Tuy nhiên, nghề nuôi cá Trắm Cỏ vẫn gặp phải khó khăn lớn nhất đó là dịch
bệnh. Đặc biệt bệnh Xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và vi rút gây thiệt hại lớn
nhất đối với nghề này. Về mùa vụ, thông thường cá phát bệnh khi nhiệt độ
nước từ 25 - 32
0
C, xuất hiện vào cuối Xuân đầu Hè (từ tháng 3 đến tháng 5)
và mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10.

Bệnh đốm đỏ ở cá Trắm Cỏ thể hiện ở hai dạng đó là Xuất huyết đốm
đỏ do vi khuẩn và vi rút gây ra. Đối với cá bị bệnh cần phân biệt một cách
chính xác những dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của từng loại để đưa ra biện pháp
xử lý kịp thời.
Về dấu hiệu bệnh lý bên ngoài chúng đều biểu hiện giống nhau: Cá
kém ăn hoặc bỏ ăn bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt và khô
giáp, trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, mang Xuất huyết và tái xám, dính
bùn, mắt lồi, lỗ huyệt sưng đỏ, đặc biệt cá có mùi tanh đặc trưng. Khi giải
phẫu và quan sát, ruột Xuất huyết và không có thức ăn, cơ quan nội tạng đều
Xuất huyết và có dịch.

9
Cá Trắm Cỏ bị bệnh Xuất huyết do vi khuẩn: Dấu hiệu bệnh lý đó là vẩy
rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần, xuất hiện các đốm đỏ trên thân
và các gốc vây quanh miệng, dần dần các vết loét ăn sâu vào cơ thể. Khi giải
phẫu và quan sát cá bị bệnh ta thấy ruột chứa đầy hơi, thành ruột Xuất huyết,
nhiều chỗ bị hoại tử. Cá bị bệnh từ 1 - 2 tuần có thể chết với tỉ lệ từ 30 - 40%.
Còn với cá Trắm Cỏ bị bệnh Xuất huyết do vi rút: Dấu hiệu bệnh lý là
xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt và gốc vây đều Xuất huyết đặc biệt
là dưới lớp da Xuất huyết, cá bị nặng toàn thân Xuất huyết, tróc vẩy và lớp da
của cá làm cơ dưới da có màu đỏ. Quan sát bên trong thành ruột Xuất huyết
cục bộ nhưng không hoại tử. Nếu cá bị bệnh 3 - 5 ngày có thể chết và tỉ lệ
chết từ 60 - 80% nhiều ao tỉ lệ chết 100% (Bùi Quang Tề 2002) [12].
* Biện pháp phòng bệnh:
Khi cá bị bệnh thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, do đó chúng ta
cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá. Qua mỗi vụ nuôi cần có thời
gian tẩy trùng ao, lồng nuôi, giống thả phải đạt kích cỡ và không có mầm
bệnh, mật độ thả nuôi phù hợp (dưới 2con/m
2
). Trong quá trình nuôi thường

xuyên khử trùng môi trường nước nuôi bằng vôi với liều lượng 2kg vôi
bột/100m
2
, định kỳ một tháng bón từ 1 - 2 lần. Vôi được hoà loãng với nước
tạt đều khắp ao. Đối với lồng nuôi cá thường xuyên treo túi đầu nguồn nước,
liều lượng 2 - 4kg/100m
3
nước lồng. Trong khẩu phần ăn hàng ngày giảm
lượng thức ăn xanh tăng thức ăn tinh, cho ăn đầy đủ không để cá bị đói và bổ
sung các loại vitamin C, B.complex. Đặc biệt, tăng cường chất dinh dưỡng
trước thời gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh.
* Trị bệnh:
Nếu cá bị bệnh Xuất huyết do vi rút (không có biện pháp trị bệnh): Nên
khoanh vùng để tiêu huỷ đàn cá bệnh và có biện pháp tẩy trùng ao nuôi kịp
thời tránh bệnh lây lan sang những vùng nuôi xung quanh.

10
Đối với bệnh Xuất huyết do vi khuẩn: Chúng ta có thể sử dụng một
trong các loại thuốc để phòng, trị cho cá như: Thuốc KN – 04 - 12 cho cá ăn 3
ngày liên tục, liều lượng thuốc 2g/kg/ngày, để phòng bệnh hoặc 6 - 10 ngày
liên tục, liều lượng thuốc 4g/kg/ngày. Thuốc Tiên Đắc 1 dùng liều lượng
thuốc 10g/40kg cá cho ăn trong 3 - 4 ngày liên tục vào các tháng 3, 5 và tháng 8,
10 hoặc dùng 50gt huốc/40kg cá cho ăn liên tục từ 3 - 5 ngày (Theo Trương
Tuyến - Trung tâm Khuyến nông, SNN PTNT Thanh Hóa, 8/2013) [7].
* Biện pháp phòng bệnh thường gặp ở cá Trắm Cỏ
Cá Trắm Cỏ là đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt khá phổ biến hiện
nay, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình nuôi, cá Trắm Cỏ thường gặp
các bệnh như Viêm ruột (đốm đỏ), Trùng Quả dưa (đốm trắng). Các bệnh này
nếu không phát hiện và có biện pháp phòng, trị kịp thời sẽ làm cho cá bị chết.
Sau đây là biện pháp phòng, trị các bệnh thường gặp ở cá Trắm Cỏ:

Bệnh Viêm ruột (đốm đỏ) thường gặp ở cá Trắm Cỏ hơn một tuổi, là
loại bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn gây hại qua mang, qua thức ăn. Vì vậy,
nếu môi trường nước và thức ăn không sạch sẽ gây bệnh viêm ruột cho cá
Trắm Cỏ. Bệnh này thường xảy ra vào mùa Hè, mùa Thu (miền Bắc), mùa
mưa (miền Nam). Do đó, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là không để cá
bị sốc do môi trường nước thay đổi; thường xuyên bón vôi bột xuống ao nuôi
để khử trùng và kiềm hóa môi trường nước. Bình quân bón vôi bột hai tuần
một lần, mỗi lần 2 kg/100m
3
nước. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin C vào
thức ăn cho cá; dùng thuốc KN-04 - 12 của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy sản 1 cho cá ăn với liều lượng 2g/kg cá/ngày, liên tục trong ba ngày;
tiêm vắc-xin vi khuẩn A.hydrophila phòng bệnh cho cá. Nếu cá bị mắc bệnh,
có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn; dùng
phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh, thuốc phối chế KN-04 -
12, liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày.

11
Bệnh Trùng Quả dưa (đốm trắng) biểu hiện ở cá: Da, mang, vây bị có
nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm, mầu hơi trắng đục, có thể thấy bằng
mắt thường; da, mang cá có nhiều nhớt, mầu sắc nhợt nhạt; cá nổi từng đàn
lên mặt nước, bơi lờ đờ. Bệnh này thường xảy ra vào mùa Xuân, mùa Đông
(miền Bắc), mùa Thu (miền Nam). Ðể phòng bệnh cho cá, không thả chung
cá bị nhiễm bệnh với cá khỏe; thời gian cách ly phụ thuộc nhiệt độ; tẩy dọn
kỹ ao, phơi đáy ao ba, bốn ngày để diệt tạp. Ðể trị bệnh Trùng Quả dưa cho cá
cần chú ý đến hai giai đoạn trong chu kỳ sống. Diệt trùng ở giai đoạn ấu trùng
dễ hơn giai đoạn ký sinh. Thuốc và hóa chất trị bệnh Trùng Quả dưa rất đa
dạng: Dùng xanh-ma-la-chít phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,1 -
0,3ml/m
3

, hai lần/tuần; dùng phomali nồng độ 200 - 250ml/m
3
tắm cho cá 30 -
60 phút, hoặc phun xuống ao 20-25ml/m
3
, hai lần/tuần.
2.1.2. Công tác chuẩn bị ao nuôi
2.1.2.1. Chuẩn bị ao nuôi
Chọn ao ương tốt nhất là hình chữ nhật, ao ương cá từ cá hương lên cá
giống có diện tích từ 300 - 500m
2
; nhưng diện tích ao ương cá giống thích
hợp nhất từ 1.000 - 2.000m
2
, mức nước trong ao từ 1,2 - 1,5m. Chất đáy ao là
đất cát hoặc pha cát; độ dày bùn đáy từ 10 - 15cm, nhưng không có bùn
đáy ao càng tốt vì ao nuôi cá Trắm Cỏ giống không yêu cầu phải gây màu
nước như ương cá Mè Trắng. Ao ương gần nguồn nước, nguồn nước cấp
cho ao ương phải đảm bảo là nguồn nước sạch, đảm bảo đạt các yếu tố về
môi trường.
Trước khi san cá hương sang ao để nuôi lên giống khoảng từ 5 - 7 ngày
tiến hành các bước như tháo cạn nước ao, tát gạn, bắt hết cá tạp, vét bớt lớp
bùn đáy, đảm bảo lớp bùn đáy ao; nếu để lớp bùn đáy quá dày dẫn đến hiện
tượng các chất dinh dưỡng trong ao ương dễ bị lớp bùn đáy hấp thụ, do vậy
những ao có lớp bùn đáy quá dày thường gây màu nước là thức ăn tự nhiên của

12
cá rất khó; sau đó san đáy ao cho phẳng có độ dốc đáy ao thoải dần về phía
cống thoát; dùng vôi (CaO; Ca(OH)
2

…) tẩy ao với lượng 10 - 15 kg/100m
2
để
tẩy độc cho ao và khử chua; mức độ sử dụng vôi cho từng ao phụ thuộc vào độ
pH của ao, sau đó phơi đáy ao khoảng 3 - 5 ngày. Cấp nước vào ao ương trước
khi thả cá hương, tuy nhiên đối với ao ương cá hương cấp nước vào ao trước 5-
10 ngày vẫn có thể thả cá được, không phải tát gạn làm lại ao như giai đoạn ao
ương từ bột lên hương; nhưng rất khoát phải quản lý tốt môi trường ao nuôi
không để ếch, nhái sinh sản trong ao ương. Nước cấp vào ao phải qua lọc để
tránh sinh vật có hại và các loại cá khác vào ao sẽ cạnh tranh thức. Ao ương cá
giống Trắm Cỏ không phải bón các loại phân để gây màu nước, vì vậy có thể
cấp đủ mức nước ao ngay từ đầu sau đó thả cá vào ao ương.
2.1.2.2. Thả cá hương
Tiêu chuẩn của cá hương khi thả: Cá có kích thước chiều dài cơ thể 2,5
- 3cm. Mật độ ương là: 2.500 - 3.000con/100m
2
ao; các giai đoạn ương sau đó
thì giảm dần mật độ nuôi. Cá Trắm Cỏ ương sau 25 - 30 ngày thì đạt kích
thước cá thể từ 5-6cm và khối lượng đạt 4 - 5g/con; tiếp tục ương lên cỡ cá
giống lớn hơn; thời gian ương nuôi từ 78 - 80 ngày kích thước cá thể đạt 10 -
12cm/con và khối lượng 35 - 40g/con; trong thời gian ương nuôi ở giai đoạn
này có thể thả ghép với một số loài cá giống khác với tỷ lệ: 60 - 70% cá Trắm
Cỏ, 25 - 30% cá mè trắng, mè hoa và 5 - 10% là cá chép và cá trôi; tỷ lệ sống
của cá đạt 70 - 80%.
Sau khi ao ương có độ sâu mực nước đạt 0,8 - 1,0m thì thả cá hương,
trong suốt quá trình ương nuôi duy trì mức nước 1,2 - 1,5m. Thời gian thả cá
hương tốt nhất vào lúc trời mát trong ngày, buổi sáng từ 7 - 9
h
và buổi chiều
tối từ 18 - 20

h
. Khi thả cá nên chọn vị trí như nơi đầu hướng gió, nơi cấp nước
hoặc điểm nước sâu và đáy ao ít bùn nhất. Trước khi thả cá chú ý cân bằng
nhiệt độ trong và ngoài bao chứa cá để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt dẫn

13
đến cá yếu và chết bằng cách ngâm bao cá trong ao ương 10 - 15 phút sau đó
mở bao túi cho nước từ từ váo túi, mở miệng túi dần dần, quan sát hoạt động
của cá trong bao chứa trước khi thả cá ra ao ương.
2.1.2.3. Đánh giá chất lượng cá hương
Cá hương phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về kích thước cá thể cũng như
khối lượng; cỡ cá phải đồng đều, thân hình cân đối, không bị dị hình, dị dạng;
cá có màu xanh sẫm, vây, vẩy hoàn chỉnh không bị sây sát và mất nhớt; cá bơi
lội, hoạt động nhanh nhẹn, có phản xạ tốt với tiếng động; có thể cho một số cá
ra thau quan sát thấy cá bơi thành đàn, vòng tròn quanh thau là đạt. Trước khi
đưa cá về ao ương sử dụng muối ăn hoặc thuốc tím để tắm cho cá với liều
lượng: nước muối 2 - 3%, thời gian 3 - 5 phút hoặc sử dụng thuốc tím
(KMnO
4
) với liều lượng 1g thuốc hòa trong 50 - 100 lít nước, thời gian tắm
10 - 12 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ các loại ký sinh trùng
bám trên cơ thể cá. Sau khi tắm xong cho cá, cho cá về ao ương nuôi phải
thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Sau 2-3 ngày nuôi chú ý đến mức độ sử dụng thức ăn của cá nhất là
thức ăn xanh (bèo Tấm) để cung cấp thức ăn hằng ngày cho phù hợp.
2.1.2.4. Quản lý và chăm sóc ao ương
Đặc điểm dinh dưỡng của giai đoạn này là cá sử dụng thức ăn xanh
(chủ yếu là bèo Tấm); sau đó là các loại rong (thực vật thủy sinh bậc cao)
hoặc các loại lá xanh trên cạn, các loại cỏ. Các loại thức ăn xanh này (ngoài
bèo Tấm) phải được thái nhỏ vừa cỡ mồi cá mới sử dụng được. Ở giai đoạn

này cá Trắm Cỏ có hiện tượng sinh trưởng không đều, đặc biệt là trong môi
trường ao nuôi thiếu thức ăn. Vì vậy, khi cá đã sử dụng tốt thức ăn xanh thì
cho cá ăn thỏa mãn trong ngày; theo dõi thức ăn xanh trong ao nuôi từ khi cho
thức ăn xanh cho đến sáng hôm sau lượng thức ăn xanh trong ao hết hoặc còn
một ít là đạt; tốt nhất cho thức ăn xanh vào khung chứa thức ăn.

14
Chủ động thức ăn xanh bằng cách ương nuôi bèo Tấm: Chủ động thức
ăn xanh cho cá rất quan trọng; ngoài việc tìm kiếm nguồn thức ăn xanh có sẵn
ngoài tự nhiên người nuôi cá phải tạo nguồn thức ăn bằng cách nuôi bèo Tấm
như: Chọn diện tích ao vừa phải 100 - 200m
2
, mặt ao có độ che phủ tốt của
bóng cây, ao không cần nguồn nước lưu thông (ao tù); thả một lượng bèo
Tấm làm giống khoảng 1/3 - 1/4 diện tích ao; bổ sung thức ăn cho bèo bằng
đạm vô cơ hoặc Kali (thay bằng tro bếp). Khi bèo sinh sản phủ kín mặt ao thì
thu hoạch dần cho cá ăn.
Thức ăn tinh: Giai đoạn này điều chỉnh theo tuần nuôi tương ứng với
kích thước cá thể; thức ăn tinh của cá gồm: Thức ăn công nghiệp dạng viên
nhỏ vừa cỡ miệng cá sử dụng được và có hàm lượng đạm 25 - 30% hoặc sử
dụng thức ăn tự phối chế dạng bột như: Cám gạo, bột đậu tương, bột mì, bột
ngô, khô dầu lạc và bột cá nhạt nhưng phải đảm bảo chất lượng thức ăn sau
phối chế có hàm lượng đạm đạt 25 - 30%.
Hàng ngày phải kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn xanh và thức ăn tinh
của cá để điều chỉnh cho hợp lý. Khi cá sử dụng hết thức ăn thì ngày hôm sau
phải tăng thêm. Cá sử dụng thức ăn này nhiều hơn thức ăn khác, ngày hôm
sau phải thêm bớt cho phù hợp. Nếu các loại thức ăn đều không sử dụng hết
thì số lượng quá nhiều hoặc cá có hiện tượng không bình thường phải kịp thời
tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết. Giai đoạn này sinh vật phù du vẫn có vai
trò trong khẩu phần ăn của cá nhưng đóng vai trò thứ yếu.

Quản lý ao ương: Yếu tố môi trường và địch hại là hai yếu tố quyết
định đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng, phát triển của cá do đó người nuôi
cá phải thường xuyên thăm ao nhất là buổi sáng sớm; nếu thấy cá nổi đầu
buổi sáng từ 5 - 7 giờ khi mặt trời chưa mọc đó là hiện tượng tốt, nhưng khi
cá nổi đầu quá lâu đến 9 - 10 giờ sáng không lặn điều đó chứng tỏ rằng trong
môi trường nước ao không đủ hàm lượng ôxy cho cá hô hấp hoặc chất lượng

15
nước không tốt phải kịp thời xử lý. Vì vậy, phải định kỳ bổ sung cấp nước
mới vào ao ương, khi cấp nước vào ao phải qua lọc để tránh địch hại và các
loại cá khác vào ao và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.
2.1.2.5. Ghi chép và phân tích dữ liệu ao ương cá giống
Ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu, theo dõi trong nhật ký quá trình ương
nuôi cá như: Môi trường ao nuôi; tình trạng sức khỏe, hoạt động của cá; thức
ăn; thuốc, chế phẩm sinh học sử dụng; thời gian bổ sung hoặc cấp nước mới
vào ao ương; từ 5-10 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá một lần để biết
được chất lượng, số lượng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và điều kiện
môi trường ao ương để điều chỉnh cho phù hợp.
Phân tích số liệu kỹ thuật dựa trên nhật ký nuôi cá để có các giải pháp
xử lý kịp thời trong quá trình ương nuôi cũng như đúc rút kết kinh nghiệm
cho vụ ương nuôi kế tiếp.
Tổng hợp kết quả tỷ lệ sống ao ương sau một đợt ương nuôi để đánh
giá các định mức kỹ thuật, chi phí giá thành và hiệu quả kinh tế.
2.1.2.6. Thu hoạch cá giống
Sau thời gian ương nuôi 25 - 30 ngày, cá đạt kích cỡ 4 - 6cm thì thu
hoạch; có thể bán hoặc san sang ao khác để đảm bảo đủ mật độ nuôi đến khi
cá đạt kích thước 12 - 15cm/con. Trước khi thu hoạch, phải quấy dẻo, luyện
ép cho cá trước 2 - 3 ngày; trước khi luyện ép không cho cá ăn thức xanh và
cả thức ăn tinh; khi luyện ép cá dùng lưới mềm kéo dồn cá từ từ 2/3 ao; 1/2 ao
và 1/3 ao; thời gian một lần luyện ép cá ngày đầu, lần đầu 30 phút và tăng dần

thời gian luyện ép cá của những ngày sau. Khi thu hoạch cá giống dùng lưới
sợi mềm để kéo cá, các thao tác làm phải nhanh nhưng nhẹ nhàng, khéo léo
tránh làm xây xước cá.

16
2.1.3. Một số vấn đề môi trường trong nuôi cá Trắm Cỏ
2.1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các hoạt động sống
như: sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư của thủy sinh vật, đặc biệt là
đối với cá vì cá là sinh vật biến nhiệt (Trương Quốc Phú, 2006) [7]. Theo
Niconski (1951) nhiệt độ của cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ môi trường
khoảng 1,5 - 1
0
C (dẫn theo Trương Quốc Phú, 2006) [7].
Đối với cá khi nhiệt độ môi trường tăng, cá sẽ tăng cường trao đổi chất,
cường độ hô hấp, tuyến sinh dục chín nhanh, phôi phát triển nhanh và gây ra
nhiều dị hình. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột quá cao hoặc quá thấp có thể gây
chết cá. Nhiệt độ thấp làm chết cá được gọi là ngưỡng nhiệt độ dưới, nhiệt độ
cao làm chết cá được gọi là ngưỡng nhiệt độ trên. Mỗi loài có các ngưỡng
nhiệt độ khác nhau và trong cùng một loài ở các giai đoạn khác nhau thì
ngưỡng nhiệt độ cũng hoàn toàn khác nhau. Phạm vi nhiệt độ thích ứng thay
đổi tùy theo loài động vật, tuổi và thời gian sinh trưởng. Cá con có phạm vi
nhiệt độ thích ứng cao hơn cá trưởng thành. Thông thường nhiệt độ thích ứng
của đa số các loài cá nuôi từ 20 - 30
0
C. Giới hạn cho phép là từ 10 - 40
0
C nếu
nhiệt độ cao hơn 40
0

C hoặc thấp hơn 10
0
C ít loài cá nào có khả năng sống sót
(Trương Quốc Phú, 2006) [7].
Khi nhiệt độ tăng cá sẽ tăng cường trao đổi chất nên nhu cầu oxy cũng
tăng, do đó làm giảm oxy trong nước, khi đó sẽ làm giảm khả năng kết hợp
hemoglobine và oxy. Để thỏa mãn nhu cầu oxy cá phải tăng cường đưa nước
qua mang được thực hiện bằng cách tăng tần số hô hấp đồng thời gia tăng
lượng máu đến mang và huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần
hoàn làm gia tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Khi nhiệt độ tăng quá
cao cá không lấy đủ oxy dẫn đến chết. Ở nhiệt độ cao 25
0
C số lượng oxy cung
cấp cho cơ thể qua da chỉ còn một nửa so với nhiệt độ thấp. Ở 16
0
C lượng oxy

17
cung cấp cho cơ thể được lấy qua da lớn hơn qua mang (Đỗ Thị Thanh
Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000) [1].
Cá Trắm Cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi
trường, thích ứng với nhiệt độ từ 13 - 32°C nhưng nhiệt độ tối ưu là 22 - 28°C.
2.1.3.2. pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực
tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: Sinh trưởng, tỷ lệ sống,
sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là từ 6,5 - 9 được thể
hiện qua hình:

Hình 2.1: Ảnh hưởng của pH đến đời sống cá (Trương Quốc Phú, 2006)[7]
Khi pH môi trường quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho sự

phát triển của thủy sinh vật. tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá
thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình
trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó pH là nhân tố
quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật.
pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng,
sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ chậm phát
dục, nếu pH quá thấp sẽ không đẻ hay đẻ rất ít (Trương Quốc Phú, 2006) [7].
Độ pH thích hợp cho cá Trắm Cỏ sinh trưởng và phát triển trong khoảng
từ 6 - 7.5, nhưng cá cũng có thể sống được trong điều kiện pH từ 5 - 8,5.
4
5
6
7
8
9
10
11
Chết
Sinh trưởng
chậm
Sinh trưởng tốt
Sinh trưởng
chậm
Chết

×