Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cấu trúc địa chất khu vực Thanh Đa và các dị thường có khả năng gây sạt lở bờ sông Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.92 KB, 18 trang )

PHÂN VIỆN ĐỊA LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐỊA CHẤT-ĐỊA MẠO
o
Thuộc đề tài : “Khảo sát cấu trúc địa chất để xác định các dị thường có khả năng gây
sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa”.
Chuyên đề địa chất - Biên hội có bổ sung:
“Bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ khu vực Bán Đảo Thanh Đa, tỉ lệ
1/25.000”
Tác giả : - TS. Nguyễn Siêu Nhân (CN).
- TS. Võ Đình Ngộ.
- KS. Đặng Ngọc Phan.
- CN. Phạm Tuấn Nhi.
- Ths. Lê Thị Ngọc Phương.
- KS. Hồ Thị Thu Trang.
TP. Hồ Chí Minh
Tháng 9/ 2004
MỤC LỤC
Mở đầu.
1- Khái quát khu vực nghiên cứu :

2- Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu :
2.1- Cơ sở tài liệu :
2.1.1- Thu thập tài liệu.
2.1.2- Tài liệu khảo sát thực địa và nội nghiệp.
2.2- Phương pháp nghiên cứu :
2.2.1- Giải đoán ảnh viễn thám.
2.2.2- Khảo sát thực địa.
2.2.3- Phân tích mẫu.
2.2.4- Lập bản đồ.
3- Đặc điểm địa chất trầm tích Đệ Tứ khu vực nghiên cứu :
3.1- Phù sa cổ :


3.1.1- Hệ tầng Thủ Đức (aQ
II-III
tđ).
3.1.2- Hệ tầng Củ Chi (amQ
III
cc).
3.2- Phù sa mới :
3.2.1- Trầm tích biển-sông (maQ
IV
2
).
3.2.2- Trầm tích sông-biển (amQ
IV
2-3
).
3.2.3- Trầm tích sông-đầm lầy (abQ
IV
2-3
).
3.2.4- Trầm tích đê tự nhiên và đất đắp không phân chia (a,tQ
IV
).
3.3- Đặc điểm cấu trúc địa chất :
3.3.1- Thung lũng sông.
3.3.2- Cấu trúc thung lũng sông.
4- Nhận xét và ý nghĩa ứng dụng trong nghiên cứu sạt lở bờ sông :
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
2

MỞ ĐẦU
Để góp phần trong đề tài nghiên cứu “Khảo sát cấu trúc địa chất để xác định các dị
thường có khả năng gây sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa”, Phòng Địa Chất-Địa
Mạo tham gia chuyên đề biên hội có bổ sung “Bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ khu vực
Bán Đảo Thanh Đa, tỉ lệ 1/25.000”.
Mục tiêu của chuyên đề nhằm góp phần cơ sở cho công tác đánh giá và dự báo khả
năng sạt lở bờ sông khu vực Bán Đảo Thanh Đa (BĐTĐ).
Nội dung chủ yếu của chuyên đề là biên hội bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ khu
vực BĐTĐ. Để thực hiện nội dung này, chuyên đề tập trung vào các công tác : thu thập
tài liệu, số liệu địa chất có liên quan và xử lý tổng hợp; giải đoán ảnh viễn thám khu vực
nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực địa; thực hiện các lỗ khoan nông và lấy mẫu; phân
tích bổ sung một số mẫu địa chất xác định đặc điểm trầm tích; lập các mặt cắt địa chất
(gần bề mặt) ngang qua khu vực để tìm hiểu cấu trúc thung lũng sông và bờ sông;…
Qua các công tác nghiên cứu trong phòng và ngoài thực địa, chuyên đề đã thu
được kết quả, bao gồm : bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ khu vực BĐTĐ và các mặt cắt
cấu trúc địa chất trong khu vực. Từ đó, đưa ra một số nhận xét và đề xuất ý kiến trong
công tác đánh giá và dự báo khả năng sạt lở bờ sông nơi khu vực nghiên cứu.
Các tác giả của chuyên đề chân thành cám ơn các Chủ nhiệm đề tài và các cơ quan
Sở KHCN và Phân Viện Địa Lý đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện
chuyên đề.
3
1- KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU :
Sông Sài Gòn là một chi lưu của sông Đồng Nai, hình thái dòng chảy khá quanh
co, phức tạp và có phương chung là tây bắc-đông nam. Sông Sài Gòn là loại sông uốn
khúc, hệ số uốn khúc : 1,2 – 2,2 (nơi lớn nhất 5,75; Lê Ngọc Bích, 2002) và 1,85 ở khu
vực BĐTĐ (Huỳnh Ngọc Sang và nnk, 2003). Đoạn sông nghiên cứu nơi BĐTĐ là một
khúc uốn khá rõ nét với chiều dài đoạn cong khoảng hơn 10Km.
Khu BĐTĐ có địa hình chung trũng thấp (0,4 – 1.2m) phân bố giữa 2 vùng cao (>
5m) là Thủ Đức phía đông bắc và TP.HCM phía tây nam. Đoạn sông này thuộc vùng
ảnh hưởng của triều và theo chế độ bán nhật triều của biển Đông.

Đoạn sông có chiều rộng lòng sông khoảng 200 – 300m, độ sâu lòng khoảng 13 –
27m. Bình đồ đoạn sông có dạng hình ““ và nơi “cổ khúc uốn” (thường hay gọi là nơi
“eo thắt” – nhà hàng Hoàng Ty) rộng khoảng 220-250m. Ngoài ra, có kinh Thanh Đa dài
khoảng 1,4Km nối liền nơi chân cầu Bình Triệu đến khu vực Viện Dầu Khí. Ngoài việc
phục vụ giao thông thủy rất thuận lợi (đường đi rất ngắn so với đi vòng khúc uốn, khoảng
12Km), kinh này còn có tác dụng chia nước và tạo một số ảnh hưởng khác về diễn biến
của đoạn sông.
Lớp phủ bề mặt khu BĐTĐ là các trầm tích có nguồn gốc sông, sông-đầm lầy
thuộc Phù sa mới (Holoxen), gồm Holoxen muộn và giữa-muộn.
Trầm tích Phù sa cổ (Pleixtoxen) phân bố khá sâu (13 -29m) bên dưới trầm tích
Holoxen và lộ ra ở vùng gò cao hai bên là Thủ Đức và TP.HCM.
Hiện trạng sử dụng đất và xây dựng các cơ sở hạ tầng dọc bờ sông khá đa dạng và
phức tạp (kể cả xây dựng, lấn chiếm ra phía dòng chảy) nhất là dọc theo hai bờ kinh
Thanh Đa. Những năm gần đây, có sự phát triển mạnh về dân cư, dịch vụ, du lịch,… nên
việc xây dựng hạ tầng cơ sở khá nhanh và phổ biến. Do đó, bề mặt địa hình khu vực này
cũng biến đổi nhiều, nhất là lớp phủ đất đắp khá lớn dọc theo các công trình xây dựng.
Một số nơi do khai thác, canh tác cũng làm thay đổi phần nào bề mặt địa hình tự nhiên.
Hiện trạng sạt lở bờ sông khá đa dạng về qui mô, gây nhiều thiệt hại về tài sản và
người. Ngoài ra, còn gây nhiều vết nứt, lún các công trình ven bờ. Tuy nhiên, các khu sạt
lở cũng thường tập trung ở các nơi cong ngoặt của dòng sông và dọc bờ kinh Thanh
Đa.
2- CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
2.1- Cơ sở tài liệu :
2.1.1- Thu thập tài liệu :
- Bản đồ Địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 tờ Thành Phố Hồ Chí Minh, Cục
Địa Chất Việt Nam xuất bản, 1996.
4
- Hội thảo chuyên đề “Vấn đề sạt lở tại Bán đảo Thanh Đa – Hiện trạng, nguyên
nhân, dự báo & giải pháp, Sở KHCN&MT – Liên hiệp các hội KHKT, 2003.
- Tài liệu các LK sâu khu vực BĐTĐ, Sở Giao Thông Công chánh - Khu Đường

Sông, 2003.
- Sơ đồ Địa chất trầm tích Kỷ Thứ Tư TP.HCM tỉ lệ 1.50.000, Phân Viện Địa Lý
tại TP.HCM, 1982.
- “Bàn về nguyên nhân sạt lở khu vực Bán Đảo Thanh Đa-TP.HCM”, Huỳnh
Ngọc Sang, Nguyễn Văn Thành, Thiềm Quốc Tuấn, 2003. Tạp Chí Phát triển KHCN, tập
6, số 3 & 4/2003.
- Các tài liệu bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000, (Fromaget, 1932). Nha Địa Dư Quốc
Gia Việt Nam tái thiết lập và phát hành năm 1961.
- Các tài liệu ảnh viễn thám, đặc biệt là ảnh máy bay tỉ lệ 1/25.000 năm 1969 và tỉ
lệ khoảng 1/15.000 năm 1980 của khu vực BĐTĐ.
2.1.2- Tài liệu khảo sát thực địa và nội nghiệp :
- Ngày 2/4/2004 : khảo sát sơ bộ khu vực Bán Đảo Thanh Đa, từ Q. Bình Thạnh
đến Q. Thủ Đức.
- Ngày 21 và 28/5/2004 : Khoan và lấy mẫu phân tích địa chất.
- Thực hiện 22 LK theo các tuyến mặt cắt và tổng số mét khoan là 152 m.
- Phân tích mẫu :
. Mẫu cấp hạt : 10 mẫu.
. Mẫu Bào tử phấn hoa : 5m.
. Mẫu Foraminifera : 5m.
2.2- Phương pháp nghiên cứu :
Có nhiều phương pháp trong nghiên cứu về địa chất trầm tích. Đối với công tác
thành lập bản đồ khu vực BĐTĐ, một số phương pháp chính được áp dụng, như sau :
2.2.1- Giải đoán ảnh viễn thám :
- Ảnh vệ tinh thường có tỉ lệ nhỏ, có thể cho thấy những cấu trúc lớn và đặc
điểm chung về khu vực phân bố các trầm tích của vùng nghiên cứu và tạo điều kiện tiếp
cận cho bước chi tiết tiếp theo. Trong đề tài đã sử dụng ảnh màu tỉ lệ 1/100.000 năm
2003.
5
- Ảnh hàng không giúp ta phân biệt các loại nguồn gốc, địa hình, mối quan hệ
giữa trầm tích và thảm phủ thực vật, thành phần thạch học Địa hình và thảm thực vật

đều thể hiện trên ảnh hàng không với những nét đặc trưng. Trong đề tài đã sử dụng ảnh
hàng không tỉ lệ 1/25.000 năm 1969.
Kết quả công tác giải đoán là thành lập sơ đồ địa chất ảnh, xác định các ranh
giới trầm tích. Đây là cơ sở để chọn lộ trình khảo sát, bố trí lỗ khoan thăm dò, kiểm tra
ranh giới dự đoán giúp cho công tác khảo sát thực địa được đầy đủ, đơn giản và đỡ tốn
kém.
2.2.2- Khảo sát thực địa :
Công tác khảo sát thực địa được tiến hành để thu thập các tài liệu thực tế về
địa chất cũng như các đặc điểm tự nhiên có liên quan. Phần lớn khảo sát thực địa được
tập trung cho công tác khoan và lấy mẫu. Qua các lỗ khoan nông 4-6m (khoan tay) ngoài
thực địa, sơ bộ có thể xác định đặc điểm cấu trúc, chiều dày, thạch học, giới hạn trên-
dưới của các đơn vị trầm tích đồng thời lấy mẫu các dạng để tiến hành phân tích trong
phòng thí nghiệm. Ngoài ra, các khảo sát khác về đặc điểm địa hình, địa mạo, thủy văn,
lớp phủ thực vật cũng được ghi chép và mô tả đầy đủ.
Bước khảo sát thực địa giúp ta kiểm tra sơ đồ địa chất ảnh và lập bản đồ tài
liệu thực tế.
2.2.3- Phân tích mẫu :
Để xác định thành phần và môi trường thành tạo trầm tích, có nhiều phương
pháp tiến hành, bao gồm :
- Thành phần cấp hạt : Thành phần cấp hạt được xác định theo phương pháp
rây và phương pháp Robinsơn. Kết quả tính được phần trăm các cấp hạt có trong mẫu. Từ
đó gọi tên chính xác thành phần của trầm tích như sét, sét bột, bột, cát
- Bào tử phấn hoa : Phương pháp này dùng để xác định thành phần các
giống loài thực vật trong mẫu nhằm khôi phục thảm thực vật cổ. Qua đó có thể xác định
điều kiện môi trường, khí hậu của các trầm tích trong thời gian thành tạo. Theo diễn thế
của thảm thực vật trong mặt cắt để xác định sự thay đổi của môi trường thành tạo trầm
tích theo không gian và thời gian.
- Foraminifera (Trùng Lỗ) : Phương pháp này để xác định các di tích động
vật và môi trường cổ địa lý. Đặc trưng nhất là các trầm tích thuộc tướng biển nông ven
bờ, vũng vịnh, bãi thủy triều, giồng

- Phân tích hóa học : Phân tích xác định hàm lượng các ion trao đổi để
nghiên cứu tính chất môi trường thành tạo, đánh giá mức độ oxi hóa-khử,
6
Do số lượng mẫu phân tích trong chuyên đề có nhiều hạn chế nên có thể tham
khảo thêm một số tài liệu phân tích của một số tài liệu khác.
2.2.4- Lập bản đồ :
Tất cả các số liệu cũ, mới, kết quả thực địa, kết quả phân tích đều được xử lý để
đưa lên bản đồ. Chú giải bản đồ và thuật ngữ được sử dụng theo Tổng Cục Địa Chất Việt
Nam.
- Sự phân biệt các đơn vị trầm tích theo nguồn gốc là cơ bản và được thể hiện
bằng màu. Trên địa bàn nghiên cứu có các đơn vị trầm tích thuộc nguồn gốc sông (a),
biển (m), đầm lầy (b) hoặc hỗn hợp (ab, am,…).
3- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC NGHIÊN CỨU :
Chuyên đề biên hội dựa chủ yếu trên tài liệu bản đồ địa chất và khoáng sản vùng
đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1/200.000 (tờ TP. Hồ Chí Minh) của Liên Đoàn Bản Đồ Miền
Nam, khu vực nghiên cứu có các đơn vị sau đây : (h.1, h.2, h.3)
3.1- Phù sa cổ :
3.1.1- Hệ tầng Thủ Đức (aQ
II-IIItđ
) :
Hệ tầng Thủ Đức do Hà Quang Hải và nnk xác lập năm 1988. Trầm tích thuộc hệ
tầng Thủ Đức có nguồn gốc sông, tạo nên bề mặt khá bằng phẳng ở địa hình 20 -30m
(thềm bậc II). Trầm tích này kéo dài từ Dầu Tiếng, Bến Cát đến Thủ Đức; chiều ngang
thay đổi từ vài chục mét đến hàng trăm mét, có nơi khoảng 1Km.
Thành phần thạch học, bao gồm :
- Phần dưới : cát, cuội, sỏi nhiều thành phần.
- Phần trên : chủ yếu là cát sạn chứa kaolin. Có nơi cuội sỏi hoặc kaolin tập trung
thành các thấu kính có ý nghĩa về mặt khoáng sản.
Chiều dày của hệ tầng Thủ Đức thay đổi từ 4 – 30m; phủ không chỉnh hợp lên các
đá có tuổi cổ hơn và nhiều nơi bị phủ lên trên bởi hệ tầng Củ Chi.

3.1.2- Hệ tầng Củ Chi (amQ
IIIcc
) :
Hệ tầng Củ Chi do Lê Đức An và nnk xác lập năm 1978 với 3 phần trong mặt cắt,
gồm : phần dưới là cát, cuội, sỏi, kaolin; phần giữa là vỏ laterit và phần trên là cát bột
màu xám. Năm 1988, Hà Quang Hải dùng hệ tầng Củ Chi nhưng chỉ bao gồm các trầm
tích cát, cuội, sỏi chứa kaolin phân bố ở bậc địa hình 10 -15m và được sử dụng để thể
7
hiện trên các bản đồ địa chất vùng đồng bằng Nam Bộ. Trầm tích thuộc hệ tầng Củ Chi
có nguồn gốc sông-biển, tuổi Pleixtoxen muộn. Hệ tầng này phân bố thành một dải từ
vùng Hòa Thành – Tây Ninh qua Trảng Bàng đến Củ Chi, Hóc Môn và tận Long Thành –
Đồng Nai.
Thành phần thạch học bao gồm cát, cuội, sỏi, sét kaolin. Cuội, sỏi và sét kaolin có
nơi tập trung thành các thấu kính có ý nghĩa về mặt khoáng sản.
Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2 – 25m.
Phù sa cổ nói chung có chiều dày khá lớn và kết cấu chặt, cứng tạo nên nền
móng tốt về địa chất công trình so với Phù sa mới.
3.2- Phù sa mới :
3.2.1- Trầm tích biển-sông (maQ
IV
2
) :
Trầm tích biển-sông không lộ trên bề mặt, thường phân bố ở độ sâu từ vài mét trở
xuống (có tài liệu gọi là hệ tầng Bình Chánh – amQ
IV
1-2
bc).
Thành phần chủ yếu gồm sét, sét-bột lẫn cát màu xám, xám xanh, xám tro đen,
nhão. Tỉ lệ sét : 53,8%; bột : 43,1%; cát : 3,1%.
Trong trầm tích có chứa di tích vỏ sò và Foraminifera. Kết quả phân tích 5 mẫu

Foraminifera liên tục từ bề mặt xuống độ sâu 7,5m (h.4), cho thấy có các mảnh vỏ
Foraminifera gồm : Protobotellina cylindrica; Rhabdammina irregularis. Ngoài ra, còn
gặp khá nhiều mảnh thực vật, rong, ít gai Hải Miên, mảnh vỏ Mollusca,… Các đặc điểm
hữu cơ, vô cơ cho thấy vùng trầm tích bị mặn, có khí hậu nhiệt đới nóng và khá ẩm ướt.
Kết quả phân tích Bào tử phấn hoa các mẫu trên cũng cho thấy có các tập hợp
giống loài sau : (h.4)
- Bào tử Dương Xỉ : Gồm Stenochlaena Palustris; Polypodiaceace gen. indet. ;
Acrostichum aureum; Blechnaceace; Cyatheaceace;…
- Phấn hoa hạt trần : thường rõ ở phần bề mặt (0 -1,5m) gồm Pinus sp.; Dacrydium
sp.; hạt trần không xác định.
- Phấn hoa hạt kín : gồm Rhizophora sp.; Sonneratia ovata; Sonneratia Alba,
Avicennia sp., Excocaria agallocha, Cyperaceae, Palmae, Euphorbiaceae,…
Độ bảo tồn của vỏ hạt khá bền vững chứng tỏ các hạt bào tử được chôn vùi trong
các thành tạo trầm tích tương đối trẻ.
Qua các phổ phấn quan sát được trong các mẫu cho thấy các giống loài thực vật
thể hiện nhiều chỉ thị phấn hoa mà các điều kiện lắng đọng của chúng khá đa dạng : Từ
8
những đại biểu vùng nước ngọt (như Anacardiaceae, Araliaceae, Legaminosae, Salix,
Liliaceae, Rutaceae,…) ;những vùng ven bờ nước lợ (như Sonneratia, Araceae,
Acanthaceae, Palmae,…) đến vùng bị ngập mặn (như Rhizophora, Chenopodiaceae,
Excocaria agallocha, Avicennia,…) hoặc cũng có một số loài thích nghi với biên độ rộng
về môi trường (như Poaceae, Cyperaceae, Euphorbiaceae, Myrtaceae,…)
Các giống loài trong các mẫu phân tích trên cho thấy khá đặc trưng cho vùng
ven biển cửa sông nước lợ đến ngập mặn. Điều kiện cổ khí hậu có dạng ẩm nóng
nhiệt đới.
Phần trên mặt của trầm tích này thường có màu xám đen chứa di tích hữu cơ,
mang tính đầm lầy và dày khoảng vài mét. Tuy nhiên do không đủ tài liệu xác định nên
không tách riêng đơn vị này.
Chiều dày trầm tích biển-sông nói chung có chiều dày từ vài mét đến vài chục
mét. Trong vùng nghiên cứu trầm tích này có độ sâu phân bố khoảng một vài mét trở

xuống và chiều dày khoảng 13 - 27m.
3.2.2- Trầm tích sông-biển (amQ
IV
2-3
) :
Trầm tích này còn gọi là trầm tích đồng thủy triều, phân bố chủ yếu ở phía đông
nam của khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu là sét, sét bột màu xám, xám trắng, hơi
dẻo chặt. Bề mặt địa hình khá bằng phẳng và nguồn gốc đất đai tốt cho sản xuất nông
nghiệp.
Chiều dày trầm tích sông-biển khoảng 1-1,5m nằm trên trầm tích Holoxen giữa.
3.2.3- Trầm tích sông-đầm lầy (abQ
IV
2-3
) :
Trầm tích này còn gọi là bưng sau đê, phân bố dọc hai bên sông và chiếm diện tích
khá lớn trong thung lũng sông. Bề mặt địa hình khá bằng phẳng, thường bị chia cắt bởi
mạng lưới sông rạch và còn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Diện tích bề mặt này
thường được sử dụng chủ yếu cho canh tác nông nghiệp.
Mô tả một LK nông (TĐ.5) qua trầm tích này, như sau :
- 0 - 0,3 m : Bột sét màu xám nâu, ít đốm rỉ, hơi chặt.
- 0,3 – 0,8 : Sét màu xám nhạt, dẻo chặt.
- 0,8 – 1,2 : Sét màu xám lẫn ít thực vật, mềm.
- 1,2 – 2,5 : Sét màu xám sậm, chứa di tích thực vật, mềm nhão.
- 2,5 – 4,5 : Sét lẫn ít bột màu xám xanh, nhão. Thỉnh thoảng có lớp bột sét xen
kẹp.
9
Trong LK trên, lớp mỏng bề mặt là trầm tích đê tự nhiên; từ 0,3 – 1,2m thuộc trầm
tích sông-đầm lầy; từ 1,2 – 4,5m (chưa hết lớp) thuộc trầm tích (ma) và phần trên (1,2-
2,5m) có mang tính đầm lầy. Lớp đất thuộc trầm tích sông và sông-đầm lầy tuy có kết
cấu hơi chặt nhưng mỏng và nằm trên lớp sét có kết cấu rất yếu, chảy hoặc dẻo chảy.

Trầm tích sông-đầm lầy có thành phần chủ yếu gồm sét, sét bột màu xám tro, xám
nâu hơi chặt, lẫn ít hữu cơ. Tỉ lệ sét : 23-49%; bột : 49-75%; cát khoảng 1%. Có nhiều
nơi tính chất đầm lầy thể hiện khá rõ nét qua các mẫu khoan chứa nhiều di tích hữu cơ.
Chiều dày nói chung của trầm tích này trong khu vực khá mỏng, trung bình khoảng 1m
trở lại.
3.2.4- Trầm tích đê tự nhiên và đất đắp không phân chia (a,tQ
IV
) :
Trầm tích này phân bố thành đới hẹp khoảng vài chục đến hàng trăm mét dọc hai
bên bờ sông. Địa hình thường hơi cao hơn bên trong nội đồng. Tuy nhiên, do khu vực
nghiên cứu còn ảnh hưởng triều nên đê tự nhiên rất hạn chế và không rõ nét như các
khu vực thuộc ảnh hưởng của sông, chiều dày khoảng 0,5m trở lại, thường chỉ vài tấc.
Thành phần chủ yếu gồm bột, sét bột màu xám, xám nâu. Do các hoạt động xây dựng,
phát triển cơ sở hạ tầng, trầm tích này không còn dạng tự nhiên, thường xáo trộn với lớp
phủ đất đắp gồm cát, sạn sỏi, đất loang lổ sạn sỏi,… và nhiều nơi chiều dày đất đắp lại trở
nên quan trọng hơn (có nơi dày đến 2,5m).
3.3- Đặc điểm cấu trúc địa chất :
3.3.1- Thung lũng sông :
Qua khảo sát thực địa thực hiện 12 LK nông (<10m) và các tài liệu tham khảo địa
chất trong khu vực, đặc biệt là tham khảo 17 LK khoan sâu 30m trong vùng nghiên cứu,
đã lập mặt cắt địa chất cắt ngang thung lũng sông (qua bán đảo Thanh Đa) : kinh Thanh
Đa - Bến Đò Bình Quới - Thủ Đức (h.2).
Mô tả một LK sâu (HK7) đặc trưng trong khu vực nghiên cứu, như sau :
- 0 - 1,0 m : Lớp hỗn hợp đất sét, sạn sỏi, đá, xà bần (đất san lấp).
- 1,0 – 23,0 : Lớp sét hữu cơ màu xám tro đen lẫn xác bã thực vật, xác động vật
giáp xác đang phân hủy. Trạng thái chảy, dẻo chảy.
- 23,0 – 26,0 : Lớp sét cát màu xám xanh, xám vàng. Trạng thái dẻo cứng.
- 26,0 – 30,0 : Lớp á cát màu vàng, xám trắng, lẫn ít sạn sỏi nhỏ thạch anh. Trạng
thái bão hòa nước – kết cấu chặt.
Trong LK trên, từ bề mặt xuống sâu đến 23m là lớp đất yếu thuộc trầm tích

Holoxen. Từ 23m đến 30m (chưa hết lớp) là lớp đất có kết cấu chặt, cứng thuộc trầm
tích Phù sa cổ (trong mặt cắt, không phân biệt các hệ tầng do không đủ tài liệu nghiên
cứu).
10
Qua các mặt cắt đã thực hiện trong khu vực nghiên cứu, có một số nhận xét, như
sau :
- Chiều rộng thung lũng sông (giữa 2 vùng cao Phù sa cổ hai bên) nơi khu vực
nghiên cứu khoảng 7Km.
- Đáy và vách thung lũng là Phù sa cổ.
- Độ sâu Phù sa cổ trong thung lũng khoảng từ 13 – 29m, trung bình khoảng 20m.
3.3.2- Cấu trúc thung lũng sông :
Trong thung lũng sông bao gồm 2 phần rõ nét :
. Phù sa cổ : lộ ra ở hai bên và chìm sâu vào trong thung lũng. Thành phần
gồm cát, sét chứa sạn sỏi ở trạng thái nửa cứng đến cứng. Độ sâu trung bình của bề mặt
này qua 17 LK sâu khoảng 21m. Có thể có vài nơi còn sót di tích của các lòng lạch cổ
sâu, hẹp và phân bố theo phương khúc uốn nhưng chưa xác định được.
. Phù sa mới : Phủ trên Phù sa cổ với chiều dày tương ứng với độ sâu phân
bố bề mặt Phù sa cổ và địa hình bề mặt hiện tại. Thành phần gồm sét, sét bột lẫn cát,
chứa nhiều hữu cơ nhất là phần gần bề mặt đất. Nói chung, đây là lớp có tính chất cơ
lý kém ở trạng thái chảy, dẻo chảy.
Bề mặt phân cách giữa 2 lớp này là ranh giới của các lớp trầm tích khác nhau hoặc
do bất đồng nhất rõ rệt về vật liệu và cả đặc tính cơ lý. Do đó ranh giới này thường có
liên kết yếu, sẽ dễ bị tác động gây mất ổn định hoặc biến dạng khi có lực tác động trên bề
mặt này.
Trong Phù sa mới, phần trên của sét maQ
IV
2
thường có sự hình thành đầm lầy khá
phổ biến với sự có mặt của nhiều di tích thực vật màu xám đen mềm nhão và gặp khá
nhiều trong các LK nông.

4- Nhận xét và ý nghĩa ứng dụng trong nghiên cứu sạt lở bờ sông :
+ Sông Sài Gòn là loại sông uốn khúc. Đoạn sông nơi BĐTĐ là một khúc uốn
khá rõ nét và thuộc khu vực ảnh hưởng triều với chế độ bán nhật triều. Do đó, đặc điểm
về thành phần, cấu trúc của doi sông không đặc trưng như ở khu vực thuộc ảnh
hưởng sông. Địa hình BĐTĐ khá trũng thấp (0,4-1,2m) với sự có mặt của nhiều ao đìa,
mương rạch. Các nghiên cứu kiến tạo khu vực cho thấy đứt gãy sông Sài Gòn thuộc
nhóm đứt gãy phương tây bắc-đông nam, có hướng cắm về phía tây nam với cánh sụt tây
nam và cánh nâng đông bắc.
+ Tài liệu về hình thái đường bờ sông khu vực BĐTĐ qua nhiều thời kỳ cho thấy
ít biến động. Theo tài liệu bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000 (Fromaget, 1932) cho thấy
hình dạng chung của khúc uốn không thay đổi nhiều so với hiện nay. Rất khó xác định
diễn biến ngang của đường bờ sông trong thời gian ngắn, đặc biệt là do các hoạt động
11
lấn chiếm xây dựng nhà cửa, công trình dịch vụ dọc theo bờ nơi BĐTĐ và kinh Thanh
Đa. Có thể so sánh, đánh giá định tính theo tài liệu trên với hiện trạng dòng sông hiện nay
cho thấy dòng sông nói chung diễn biến không lớn, nơi biến động nhiều nhất xảy ra nơi
“cổ khúc uốn”. Cổ khúc uốn ngày càng “thắt” lại gần hơn và điểm thắt cũng có xu
hướng dịch về phía trong của cồn sông (h.5). Tuy nhiên, mức độ các diễn biến này xảy ra
rất chậm, trong đó, kinh Thanh Đa đã góp phần làm chậm quá trình này.
+ Đối tượng sạt lở chính tập trung ở bờ sông và thuộc phần Phù sa mới (Holoxen)
với chiều dày 14-29m, trung bình khoảng 20m từ bề mặt xuống. Đây là lớp bùn sét chứa
hữu cơ nhão, liên kết rất yếu, dễ xói lở khi có tác động mạnh của dòng chảy. Bên dưới
lớp này là lớp sét, á cát có kết cấu chặt cứng, là nền móng tốt cho công trình. Hơn nữa,
chiều sâu lòng sông trong khu vực cũng dao động trung bình trong khoảng 13 -18m (kinh
Thanh Đa sâu khoảng 7-10m) nên hoạt động sạt lở cũng thường xảy ra trong phạm vi độ
sâu này trở lên.
+ Mức độ sạt lở bờ sông khu vực BĐTĐ không lớn so với nhiều nơi đang sạt lở
của sông Cửu Long. Tuy nhiên, do dân cư và hạ tầng cơ sở ven sông khá quan trọng nên
hậu quả sự sạt lở (dù nhỏ) cũng trở nên nghiêm trọng. Vấn đề này cần có xem xét
đánh giá ở góc độ kinh tế-xã hội khi đề xuất biện pháp phòng tránh hoặc qui hoạch chi

tiết.
+ Về mặt cắt cấu trúc địa chất nói chung từ bề mặt địa hình xuống Phù sa cổ hầu
hết là thuộc loại đất yếu. Trong đó, cần quan tâm đến các ranh giới giữa các lớp trầm
tích khác nhau nhất là ranh giới có sự bất đồng nhất về vật liệu và đặc tính cơ lý. Ranh
giới này thường có liên kết yếu, sẽ dễ bị tác động, gây mất ổn định hoặc biến dạng khi có
lực tác động trên bề mặt này. Trong khu vực BĐTĐ nói chung và ở đường bờ sông, có
thể kể đến các mặt ranh giới liên kết yếu sau đây :
- Bề mặt phân cách giữa Phù sa cổ và Phù sa mới : Đây là mặt ranh giới
giữa 2 lớp có vật liệu và tính chất cơ lý khác hẳn nhau, dễ tạo biến dạng, trượt, lở,… dọc
theo bề mặt này và có thể có nguy cơ tiềm ẩn lớn khi bị lực tác động của dòng nước.
Trong BĐTĐ, bề mặt này thường phân bố khá sâu và thấp hơn đáy sông nên nguy cơ sạt
lở qui mô lớn có thể không cao. Tuy nhiên, cần chú trọng một số nơi trong lòng sông có
các hố xói với độ sâu thấp hơn hoặc xấp xỉ với bề mặt này như khu Mai Thôn-Hoàng
Ty 2, Hoàng Ty 1, Rạch Gò Dưa – Water Park, Xóm Hương Hiệp,… có thể gây sạt lở
nguy hiểm khi hố xói tiến sát vào bờ sông.
- Phần trên của lớp sét maQ
IV
2
có sự hình thành đầm lầy khá phổ biến với
sự có mặt của nhiều di tích thực vật màu xám đen mềm nhão và gặp khá nhiều trong các
LK nông. Hàm lượng hữu cơ thay đổi khoảng 4,3 – 6,8% (Nguyễn Phát Minh, 2004). Độ
sâu phân bố lớp này có thể từ 1,5-7,0m; chiều dày khoảng 1,5 – 6,0m. Đây là lớp dễ bị
tan rã, rửa trôi khi có tác động trực tiếp của dòng chảy. Ngoài ra, nó có thể chứa nước tạo
sự di chuyển nước ngầm giữa lớp này với bên ngoài. Nói chung, lớp sét đầm lầy này có
thể gây nguy hiểm về sạt lở khi chứa hữu cơ dồi dào và tiếp xúc với dòng nước (lộ ra ở
bờ sông).
12
- Ngoài ra, lớp đất đắp dọc bờ sông khá phổ biến trên bề mặt địa hình do
quá trình xây dựng, san lấp (thường là cát, đất sạn sỏi,…) cũng tạo ra bề mặt liên kết yếu
với lớp đất tự nhiên bên dưới. Chiều dày đất đắp khoảng 1,0 – 2,0m, có nơi đến 2,5m;

trung bình khoảng 1,5m. Dọc theo mặt này ranh giới này cũng dễ gây trượt lở, rửa trôi
lớp bên trên khi tiếp xúc với dòng chảy.
Từ các nghiên cứu, có thể kiến nghị một số ý kiến về vấn đề dự báo phòng tránh
sạt lở, sau đây :
- Cần có qui hoạch dân cư và cơ sở hạ tầng dọc theo bờ sông và trong đó
chú trọng ven 2 bờ kinh Thanh Đa. Có thể mở rộng và nạo vét kinh này theo mức độ tính
toán thích hợp cho việc chia nước và làm giảm xói lở ở 2 bờ sông khu vực BĐTĐ.
- Khúc uốn sông khu vực BĐTĐ tương đối ổn định nên có thể áp dụng
phương pháp kè bờ sông vừa mang tính phòng tránh vừa mang ý nghĩa mỹ quan nhất là
đoạn sông chảy qua khu đô thị và có xu hướng du lịch sinh thái. Vấn đề kè mang tính kỹ
thuật là chủ yếu, để chống lại khả năng gây xói của dòng chảy ở từng vị trí cụ thể. Tuy
nhiên, có thể thấy rằng, vấn đề sạt lở cũng thường xảy ra ở một số nơi có nguy cơ cao
nên cần biện pháp kè kiên cố hơn như khu vực cổ khúc uốn (nơi dòng chảy đổi hướng
đột ngột, dễ xoáy,…), nơi có hố xói sâu ở lòng sông, đặc biệt là các hố xói phân bố gần
bờ và có xu hướng tiến vào bờ. Trong các lớp đất dọc bờ sông cũng cần lưu ý để khắc
phục các mặt liên kết yếu như đã trình bày ở phần trên vì đây là những vị trí dễ bị biến
dạng khi có tác động.
Đối tượng sạt lở thường xảy ra ở phạm vi phần bề mặt, nơi có đất đắp hoặc xuống
đến lớp đầm lầy bên dưới, có thể lên tới gần chục mét. Phù sa cổ tuy phân bố khá sâu
nhưng đó là lớp rất dày có tính chất cơ lý tốt cho nền móng công trình cũng cần lưu ý khi
kè.
13
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện chuyên đề, các tác giả có một số nhận xét và kết luận sau
đây :
- Trên cơ sở biên hội có bổ sung, chuyên đề đã xác định được bản chất của các
trầm tích khu vực và đường bờ sông khu vực BĐTĐ, tạo cơ sở tìm hiểu, đánh giá về đặc
điểm thành phần, cấu trúc và nhất là tính chất cơ lý cho từng đơn vị. Điều này mang ý
nghĩa quan trọng trong việc đánh giá qui mô, mức độ và phương thức sạt lở đối với
đường bờ bị tác động.

- Diễn biến dòng sông là một hiện tượng thường xuyên và phổ biến nhưng có thể
thay đổi theo từng thời kỳ hoặc do những tác động khác về tự nhiên hoặc tác động của
con người. Khúc uốn sông nơi BĐTĐ thuộc ảnh hưởng của vùng triều, khác với diễn
biến của một khúc uốn đặc trưng của sông. Nghiên cứu tìm hiểu bản chất và cơ chế loại
sông này là một vấn đề còn tiếp tục.
- Những năm gần đây vấn đề sạt lở khu BĐTĐ đã gây nhiều thiệt hại, mặc dù mức
độ xói lở không lớn so với nhiều nơi khác. Tuy nhiên, đây là khu vực khá nhạy cảm về
mặt xã hội do tốc độ phát triển khá nhanh và hoạt động đa dạng, nhất là khu vực dân cư.
Do đó, cần có định hướng quy hoạch phát triển cụ thể để có những biện pháp phòng tránh
và chỉnh trị phù hợp. Các tài liệu đánh giá diễn biến hình thái đoạn sông nơi khu vực
BĐTĐ cho thấy ít biến động trong một thời gian dài hay nói cách khác đoạn sông này
tương đối ổn định về diễn biến tự nhiên. Đây là cơ sở cho phát triển quy hoạch bờ sông
bằng nhiều biện pháp khác nhau theo hướng kỹ thuật công trình hoặc phi công trình.
Kinh Thanh Đa là một đóng góp làm hạn chế phần nào sự xói lở bờ.
Các tác giả chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành có liên quan, chủ nhiệm đề
tài đã tạo điều kiện thực hiện cho chuyên đề và hy vọng với kết quả nghiên cứu được sẽ
góp phần phục vụ thiết thực cho mục tiêu đề tài đã đề ra.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
o
1- Lê Ngọc Bích, Nguyễn Ân Niên, 1995. Định hướng nghiên cứu phòng chống sạt
lở bờ sông Cửu Long (dự thảo báo cáo bước 1). Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi Nam
Bộ.
2- Lê Ngọc Bích, 1998. Kết quả bước đầu về biến đổi lòng dẫn của sông Cửu Long.
Tuyển tập kết quả Khoa học – Công nghệ – Viện Khoa Học thủy lợi Nam Bộ, nhà xuất
bản Nông nghiệp.
3- Lê Ngọc Bích, 2002. Hình thái sông Sài Gòn – ông vùng triều với quy luật hình
thái L. Fargue. Tuyển tập báo cáo và tham luận, tr. 152-162. Đại học Quốc Gia TP. Hồ
Chí Minh, 2002.
4- Dornbusch, W.K., Max, J.R., Cowey, M.P., 1969. Distribution of coarse grained

construction sites in the Mekong Delta, south Vietnam. U.S AEWES Report. Mississipi.
5- Frank Ahnert, 1998. Introduction to Geomorphology. Arnoold, 1998.
6- Fromaget, 1932. Bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000. Nha Địa Dư Quốc Gia Việt Nam
tái thiết lập và phát hành năm 1961.
7- Nguyễn Ngọc Hoa và nnk, 1996. Báo cáo lập bản đồ địa chất tìm kiếm
khoáng sản cụm tờ Đồng bằng Nam bộ tỉ lệ 1/200.000; tờ Thành Phố Hồ Chí
Minh. Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền Nam, Tổng cục Địa chất Việt Nam.
8- Nguyễn Bá Hoằng, 2002. Đánh giá sơ bộ tình hình xói lở bờ sông Sài Gòn –
Đồng Nai, dự báo và kiến nghị một số giải pháp phòng chống xói lở bờ sông theo quan
điểm địa chất công trình. Tuyển tập báo cáo và tham luận, tr. 255-263. Đại học Quốc Gia
TP. Hồ Chí Minh, 2002.
9- Nguyễn Thanh Hùng và nnk, 2001. Nghiên cứu sạt lở sông Tiền, sông Hậu và
kiến nghị biện pháp phòng tránh. Phân Viện địa Lý tại TP.HCM.
10- Leopold, L.B., 1965, Wolman, M.G, 1957. River channel patterns, braided,
meandering and straight. U.S. Geol. Surv.
11- Morgan, F. R., 1961. Mekong River Delta : Distribution of physical
environments as interpreted from aerial photographs. Coastal Studies Institute. Louisiana
State University. Baton Rouge.
12- Hồ Chín, Võ Đình Ngộ, 1982. Sơ đồ Địa chất trầm tích Kỷ Thứ Tư TP.HCM tỉ lệ
1.50.000, Phân Viện Địa Lý tại TP.HCM.
13- Đinh Công Sản, Lê Mạnh Hùng, 2003. Đề cương “Khảo sát phục vụ khả thi dự
án chống sạt lở khu vực Bán Đảo Thanh Đa TP.HCM. Viện khoa học thủy lợi miền nam.
TP.HCM – 2003.
15
14- Huỳnh Ngọc Sang, Nguyễn Văn Thành, Thiềm Quốc Tuấn, 2003. Bàn về
nguyên nhân sạt lở khu vực Bán Đảo Thanh Đa-Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí phát
triển KHCN, Tập 6, Số 3 & 4/2003, tr. 43 – 50.
15- Lê Ngọc Thanh, 1999. Phân bố điện trở suất và cấu trúc trầm tích hai bờ sông Tiền.
Phân viện địa lý tại TP Hồ chí Minh.
16- Trần Anh Tú, Huỳnh Thị Minh Hằng, 2002. Đặc điểm môi trường tự nhiên và

kinh tế xã hội ven tuyến sông Sài Gòn đoạn từ Bến Bạch Đằng đến cầu Bình Triệu.
Tuyển tập báo cáo và tham luận, tr. 345-350. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2002.
17- Hội thảo chuyên đề “Vấn đề sạt lở tại Bán Đảo Thanh Đa, hiện trạng, nguyên
nhân, dự báo & giải pháp. Sở KH,CN&MT – Liên Hiệp các hội KHKT. Thành Phố
HCM – 2003.
oOo
16
Đề cương
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH
o
1- Tên chuyên đề : Biên hội “Bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ khu vực Bán Đảo Thanh
Đa, tỉ lệ 1/25.000”.
- Thuộc đề tài : “Khảo sát cấu trúc địa chất để xác định các dị thường có khả năng gây
sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa”.
2- Nơi và thời gian thực hiện :
- Phòng Địa Chất-Địa Mạo, Phân Viện Địa Lý TP.HCM.
- Tháng 12/2003 – tháng 6/2004.
3- Mục tiêu :
Góp phần cơ sở cho công tác đánh giá và dự báo khả năng sạt lở bờ sông khu vực
Bán Đảo Thanh Đa (BĐTĐ).
4- Nội dung :
4.1- Biên hội có bổ sung bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ khu vực BĐTĐ, tỉ lệ
1/25.000:
- Thu thập các tài liệu, số liệu về địa chất và các tài liệu có liên quan.
- Khảo sát thực địa, thực hiện các lỗ khoan nông (<10m), lấy mẫu phân tích địa
chất các dạng.
- Phân tích mẫu xác định các đặc điểm trầm tích.
- Lập các mặt cắt cấu trúc địa chất nông trong khu vực và nơi sạt lở.
4.2- Lập báo cáo thuyết minh :
- Đặc điểm các đơn vị trầm tích trong khu vực nghiên cứu.

- Một số đặc điểm hình thành và phát triển của đoạn sông trong khu vực nghiên
cứu, đề xuất ý kiến trong công tác đánh giá và dự báo khả năng sạt lở.
5- Sản phẩm giao nộp: (3 bộ)
- Bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ khu vực BĐTĐ tỉ lệ 1/25.000 và các mặt cắt.
- Báo cáo thuyết minh.
6- Kinh phí thực hiện :
- Thu thập tài liệu : 2.000.000 đ
17
- Khảo sát thực địa :
. 150m khoan tay = 13.000.000 đ
- Phân tích mẫu địa chất bổ sung : 1.000.000 đ
- Lập bản đồ và báo cáo thuyết minh : 4.000.000 đ
Tổng kinh phí thực hiện : 20.000.000đ
(Hai mươi triệu đồng)

TP.HCM, ngày 15 tháng 12 năm 2003
Phụ trách chuyên đề
Nguyễn Siêu Nhân
18

×