Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của
sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ
thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)
Trần Thị Vân Anh
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn Ths. Đo lường và đánh giá trong giáo dục; Mã Số: Chuyên ngành đào tạo
thí điểm
Nghd: TS. Hoàng Thị Xuân Hoa
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Trình bày các quan điểm của các nhà giáo dục học, nhà giáo lão thành về khái
niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" được hệ thống hóa và trình bày theo từng chủ đề. Từ
những công trình nghiên cứu này, ba thực thể có quan hệ với nhau trong tiến trình đào tạo
nhân lực bậc đại học là "trường - sinh viên - doanh nghiệp" được nhận dạng một cách đầy
đủ hơn và tam giác đào tạo nhân lực được đề xuất để trực quan hóa các quan hệ giữa các
thực thể, và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu các phương pháp thu thập
thông tin, các công cụ đo lường, các phương pháp kiểm tra độ tin cậy, độ hiệu lực của công
cụ đo lường được trình bày như là những phương pháp nghiên cứu chính của luận văn.
Trình bày kết quả xử lý dữ liệu theo các câu hỏi mục tiêu như vị trí việc làm, đào tạo bổ
sung cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, và đánh giá mức độ đáp ứng
về kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin
đối với doanh nghiệp.
Keywords: Đánh giá giáo dục; Chất lượng giáo dục ; Yêu cầu công việc; Nhà tuyển dụng
Contents:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi sự cạnh tranh diễn ra ngày cànggay gắt thì
nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai tròrất quan trọng. Do đó, thời
gian gần đây, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đang rất quan tâm đến chất lượng
nguồn nhân lực vì đó là chìa khóa để tăng trưởng, phát triển bền vững, cạnh tranh hiệu quả trong
kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế.
Thị trường lao động khu vực kinh tếtrọng điểm phía Nam, chủ lực là Thành phố Hồ Chí
Minh có nhu cầu nhân lực cao về số lượng và chất lượng. Theo thống kê và dự báo của Trung
tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2010- 2015,
với tốc độ tăng chỗ làm việc mới là 3-3,5%/năm, thành phố sẽcó nhu cầu chung về nhân lực là
280.000 - 300.000 chỗ làm việc/năm (Trần Anh Tuấn, 2010). Ngành công nghệ thông tinlà một
trong những ngành có nhu cầu nhân lực lớn. Theo dữ liệu của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí
Minh, hiện nay, mỗi năm, các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên cả nước đào tạo được
10.000 sinh viên với tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, trong khi đó nhu cầu nhân lực ngành công
nghệ thông tin hiện tại là 30.000 người(Trần Anh Tuấn, 2010). Do đó, các doanhnghiệp công
nghệ thông tin đangthiếulaođộng mộtcáchtrầmtrọng. Quyết định 1755/QĐ-TTg, ngày 22/09/2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công
nghệ thông tin và truyền thông” đã chỉ ra rằng công nghệ thông tin là một ngành mũi nhọn của
quốc gia, ngành có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng quốc gia. Quyết
định cũng chỉ ra rằng để đạt yêu cầu tăng trưởng, nhu cầu lao động ngành công nghệ thông tin
hàng năm là rất cao, đến năm 2020 “80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt
nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao
động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông
tin đạt một triệu người”.
Trong khi đó, nhữngnămgầnđây,tìnhtrạngsinhviên công nghệ thông tinsaukhitốtnghiệp
không tìmđượcviệclàmhoặcviệc làmkhông phùhợpchuyên môn vẫn còn
nhiều.Theosốliệukhảosátcủadựángiáo dụcđạihọcvềviệclàmchosinhviênsautốt nghiệp, chỉ có
30%đápứngđượcyêu cầucủanhàtuyển dụng trong khoảng 200.000 sinhviêntốt nghiệp đại
họchàngnăm (Dự án Giáo dục Đại học 2, 2005).Trong đó, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ
thông tin cũng không thoát khỏi tình trạng này. Như vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành công nghệ thông tin được tuyển dụng vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin quá ít.
Thực trạng trên cho thấy hiện trạng công tác đào tạo của trường đại họcchưa đồng bộ với
yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, mức độ đápứng của sản phẩm đào tạo theo nhu cầu xã hội và
doanh nghiệp đã và đang được cáclãnh đạo, nhà khoa học, nhà giáo và các chuyên gia trong lĩnh
vực giáo dục đào tạo phân tích, trao đổi và bàn bạc.Điển hình có các nghiên cứu của Nguyễn Kim
Dung (2005), Bùi Mạnh Nhị (2006),Trần Anh Tài (2009), Lê Văn Hảo (2010) Ngoài ra, các
nghiên cứu, phát biểu về đánh giá nhằm tìm biện pháp nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục
đại học còn được trình bày trong các hội thảo, hội nghị.
Cho đến nay, có rất nhiều bìnhluận liên quan đến mức độđápứng đối vớicông
việccủasinhviêntốtnghiệp đạihọc nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt cho sinh viên tốt
nghiệp ngành công nghệ thông tin. Do đó, đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của
sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)”được đặt ra nhằm nghiên cứu, phân tích các đánh giá của
doanh nghiệp, cụ thể là nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp, về mức độ đáp ứng đối với công
việc của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc củasinhviên
mới tốtnghiệp đạihọc ngành công nghệ thông tin.
Mục tiêu cụ thể của luận văn là khảo sát các đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp
ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đạihọcngành công nghệ thông tin, xét trên các
phương diện kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp các câu hỏi sau đây:
- Sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin thường được bố trí vào vị trí
nào sau khi được tuyển dụng?
- Sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được tuyển dụng vào doanh nghiệp
có cần đào tạo bổ sung không, nếu cần thì đào tạo nội dung gì, và thời gian đào tạo là bao lâu?
- Những kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên hệ chính quy ngành công nghệ thông
tin được nhà trường trang bị đáp ứng ở mức độ nào trước những yêu cầu của công việc trong
doanh nghiệp công nghệ thông tin?
- Các nhà tuyển dụng đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên
mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin như thế nào?
3.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thểnghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp công nghệ
thông tin và sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới
tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tra cứu tài liệu: được áp dụng để đọc và nghiên cứu các bài viết của những
nhà khoa học và nhà giáo dục học liên quan đến tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá khả năng
đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích và
tổng hợp những câu hỏi khảo sát nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông
tin.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng và
sinh viên công nghệ thông tin đang làm việc tạidoanh nghiệp công nghệ thông tin.
Phương pháp phỏngvấn sâu bán cấu trúc để phỏng vấncác nhà tuyển dụng và sinh viên
công nghệ thông tinđang làm việc tại doanh nghiệp đểthuthậpthông tin nhằm khẳng định thêm
kết quả của phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.
3.4 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 9/2012 đến tháng 01/2013.
4. Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương và phần mở đầu, phần kết luận. Trong
chương một, các quan điểm của các nhà giáo dục học, nhà giáo lão thành về khái niệm "đào tạo
theo nhu cầu xã hội" được hệ thống hóa và trình bày theo từng chủ đề. Từ những công trình
nghiên cứu này, ba thực thể có quan hệ với nhau trong tiến trình đào tạo nhân lực bậc đại học là
"trường - sinh viên - doanh nghiệp" được nhận dạng một cách đầy đủ hơn và tam giác đào tạo
nhân lực được đề xuất để trực quan hóa các quan hệ giữa các thực thể, và làm cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo. Trong chương hai, các phương pháp thu thập thông tin, các công cụ đo
lường, các phương pháp kiểm tra độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lường được trình bày
như là những phương pháp nghiên cứu chính của luận văn. Chương ba trình bày kết quả xử lý dữ
liệu theo các câu hỏi mục tiêu như vị trí việc làm, đào tạo bổ sung cho sinh viên mới tốt nghiệp
ngành công nghệ thông tin, và đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ của
sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp. Trong phần kết luận,
luận văn tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu một cách cô đọng, súc tích, gồm tam giác đào tạo
nhân lực, kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông
tin đối với nhà tuyển dụng về vị trí công tác, về đào tạo bổ sung, về mức độ đáp ứng kiến thức,
kỹ năng, và thái độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
[1] Tạ Nhật Ánh (2006). Đôi điều suy nghĩ về thái độ của sinh viên đối với việc rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm. Kỷ yếu khoa học năm 2006 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Kim Dung (2005). Các tiêu chí cơ bản để chọn sinh viên tốt nghiệp đối với các
nhà tuyển dụng. Giáo dục đại học – chất lượng và đánh giá. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[3] Vũ Thế Dũng, Trần Thanh Tòng (2009). Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng
đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý - kinh tế : Ứng dụng phương pháp
phân tích nội dung. Đề tài nghiên cứu khoa học trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ
Chí Minh.
[4] Lê Văn Hảo (2010). Nhìn lại chủ trương “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”. Báo Tia Sáng
– Bộ Khoa học Công nghệ.
[5] Nguyễn Văn Hiệu (2012). Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học ở Việt Nam: Những
thách thức từ quá trình kép. Hội thảo chất lượng trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Đặng Thị Bích Hoàn, Nguyễn Thị Linh (2009). Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống
sư phạm của giáo viên trường trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng – Thành phố Đà Nẵng.
Đề tài nghiên cứu khoa học trường trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Đà
Nẵng.
[7] Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2006). Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên
của trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất
lượng trong đổi mới giáo dục đại học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
[8] Trần Đình Mai (2009). Mối quan hệ giữa nhà trường, sinh viên với nhu cầu xã hội tại Đại
học Đà Nẵng.Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (số 3), tr.32.
[9] Nguyễn Thị Hồng Nam, Trương Thị Ngọc Điệp (2010). Đánh giá của sinh viên và cựu
sinh viên về kết quả đào tạo giáo viên của khoa sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (số2010:13), tr.73-86.
[10] Phùng Xuân Nhạ (2009). Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 25), tr.1-8.
[11] Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Kim Dung (2006). Chất lượng sản phẩm đào tạo của các trường
đại học Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[12] Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến, Phạm Lê Đông Hậu (2012). Đánh giá mức độ đáp
ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
được đào tạo bậc đại học trở lên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (số
2012:22b),tr.273-282.
[13] PhạmPhụ (2005).VềkhuônmặtmớicủagiáodụcđạihọcViệtNam.Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] Trần Anh Tài(2009). Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp.Tạpchí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 25),tr.77-81.
[15] Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm
Hùng Việt (2002).Từ điển Tiếng Việt phổ thông. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
[16] Toàn cảnh Giáo dục – Đào tạo Việt Nam (Vietnam Education Discovery). Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2000.
[17] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
Nhà xuất bản Hồng Đức.
[18] Trần Anh Tuấn (2010). Những dự báo nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tại
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn các năm 2010-2015.
Tài liệu ngoài nước
[19] AndrewGreenvàSaraBennett (2009). Sự lựa chọn hợp lý: Nâng cao năng lực cho quá
trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Nhà xuất bản Y học.
[20] Lorin Anderson (1999), Phân loại tư duy của Bloom: Một cách nhìn mới.
[21] Organisation for Economic Co-operation and Development, Development Assistance
Committee (2006). The challenge of capacity development: working towards good
practice. Paris, Organisation for Economic Co-operation and Development.
[22] Potter C & Brough R (2004). Systemic capacity building: a hierarchy of needs.
[23] UNDP (2006). Capacity development practice note. New York, United Nations
Development Program.