Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.72 KB, 11 trang )

Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa
phương ở tỉnh Ninh Bình

Nguyễn Lê Dung

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Kinh tế chính trị; Ngân sách địa phương; Phân cấp quản lý; Quản lý ngân
sách.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng phân cấp quản lý đã và đang được thực hiện rộng khắp trên thế giới. Về bản
chất, đó là sự chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức nhà nước ở nhiều cấp
độ theo các mục tiêu khác nhau tuỳ vào đặc điểm chính trị, kinh tế ở mỗi quốc gia. Phân cấp
quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp cơ
quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.
Đây là nội dung cốt lõi trong phân cấp quản lý của nhà nước. Ở Việt Nam quá trình này đã
được thực hiện từ nhiều năm trước đây, được luật hoá lần đầu trong Luật Ngân sách nhà nước
năm 1996 và được bổ sung hoàn thiện gần đây nhất trong Luật Ngân sách nhà nước năm 2002
(có hiệu lực thi hành từ năm 2004). Theo đó, nhiều vấn đề tồn tại của phân cấp quản lý ngân
sách địa phương đã được xử lý, khắc phục.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, qua 10 năm thực hiện Luật Ngân sách nhà nước 2002 với
cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã đã tăng tính chủ động
tích cực, phát huy cao độ tính tự chủ trong quản lý ngân sách cấp mình, bước đầu quan tâm


khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, hạn chế bớt tình trạng thụ động, trông chờ ỷ lại và ngân sách
cấp trên. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực, cải cách hành chính địa phương nên phân cấp quản lý ngân sách
địa phương chưa kịp thích ứng, chưa tạo động lực khai thác tốt nguồn thu, tình trạng dây dưa,
trốn lậu thuế, thất thu thuế còn diễn ra khá phố biến Mặt khác, một số chính sách của Nhà
nước thay đổi như: Thuế bảo vệ môi trường thay thế cho khoản thu phí xăng dầu, thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp thay thế cho luật thuế nhà đất, cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện
phân cấp quản lý ngân sách địa phương.
Để phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền
địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý khai thác và nuôi dưỡng
nguồn thu đáp ứng yêu cầu chi thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, việc hoàn thiện phân cấp quản lý
thu, chi ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với đặc điểm tình hình
thực tiễn của tỉnh Ninh Bình là rất cần thiết.
Trước những yêu cầu thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn
thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
Đề tài nghiên cứu trả lời các câu hỏi chính sau:
- Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong
giai đoạn vừa qua (2010-2013) như thế nào?
- Cần có giải pháp gì để hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình trong thời gian đến năm 2015, tầm nhìn 2020?
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, xu hướng tăng cường phân cấp quản lý ngân sách đang
được thực hiện mạnh mẽ. Vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ hoạt động
thực tiễn quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ, phạm vi khác nhau:
* Những công trình, đề tài nghiên cứu lý luận chung về phân cấp quản lý ngân sách:
- Luận án Tiến sỹ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN” của tác giả Nguyễn
Việt Cường, năm 2001.
Luận án đưa ra những phân tích, đánh giá về cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước ở

Việt Nam, từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương. Từ đó đưa ra những giải pháp
đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước thực sự hiệu qủa và đạt được các mục tiêu quản
lý đã đề ra.
Luận án có phạm vi nghiên cứu rộng, đó là cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nói
chung, không đi vào nghiên cứu tình hình phân cấp của địa phương. Bên cạnh đó giai đoạn
nghiên cứu từ năm 2001 nên đã lạc hậu so với tình hình hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp NSNN cho các cấp chính
quyền địa phương” của tác giả Đào Xuân Liên, năm 2007.
Từ những lý luận chung về phân cấp ngân sách nhà nước và kinh nghiệm phân cấp cho
các địa phương ở một số nước trên thế giới, tác giả đã phân tích thực trạng phân cấp ngân
sách ở nước ta giai đọan 2003-2007, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng
cường phân cấp ngân sách nhiều hơn cho chính quyền địa phương ở nước ta.
Luận văn nghiên cứu tổng quát công tác phân cấp NSNN cho các cấp chính quyền địa
phương. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có đặc thù riêng nên công tác phân cấp NSNN cho
từng địa phương cũng khác nhau.
* Các công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn các địa
phương khác:
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Dương Ngọc Anh, năm 2001.
Luận văn phân tích và làm rõ những yêu cầu cơ bản phải hoàn thiện quy trình và
phân cấp quản lý NSNN đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.Thông qua việc tập
hợp số liệu, tư liệu và khảo sát thực tiễn trên địa bàn nghiên cứu, luận văn đã phân tích đặc
điểm thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 1998- 2001. Trên cơ sở đó,
đi sâu nghiên cứu thực trạng tổ chức quy trình và phân cấp quản lý NSNN của tỉnh, đưa ra
đánh giá chung, đồng thời trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2002-2005, luận văn đề xuất phương hướng quản lý NSNN và các giải pháp
hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý NSNN của tỉnh Quảng Ngãi.
Như vậy luận văn có phạm vi nghiên cứu rộng hơn là công tác phân cấp ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh, chứ không đi vào nghiên cứu cụ thể về ngân sách địa phương. Bên
cạnh đó thời gian nghiên cứu của luận văn đã cách đây 12 năm, từ khi chưa ra đời Luật Ngân

sách nhà nước năm 2002 nên nội dung của luận văn đã lạc hậu so với tình hình hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, năm 2007.
Luận văn đã trình bày những lý luận chung về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và
đưa ra một số vấn đề lý luận cụ thể về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành
phố trực thuộc tỉnh như: nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng. Đồng thời luận văn
cũng đi sâu đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý thu, chi NSNN ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Luận văn đi sâu nghiên cứu công tác thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ là một nội
dung của công tác phân cấp ngân sách và phạm vi nghiên cứu chỉ là ngân sách cấp huyện.
* Các công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình:
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình” của tác giả Đỗ Tiến Dũng, năm 1999.
Luận văn chủ yếu nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
trên cơ sở Luật ngân sách nhà nước năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
ngân sách nhà nước năm 1998.
Hiện tại công tác quản lý ngân sách đựơc thực hiện trên cơ sở Luật NSNN năm 2002
nên đối tượng nghiên cứu của luận văn đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình” của tác giả Dương Đức Quân, năm 2007.
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2002-2007 và vận dụng những kiến thức lý luận về quản lý ngân sách
nhà nước nói chung, quản lý ngân sách địa phương nói riêng, luận văn đã đề xuất hệ thống
các phương hướng, giải pháp và những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trên các mặt: phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp ngân
sách địa phương, quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, quản lý chi ngân sách địa
phương.
Luận văn cũng nghiên cứu về công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
nhưng thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2002-2007. Trong thời gian vừa qua, nhiều chế độ,

chính sách đã thay đổi, công tác quản lý ngân sách của tỉnh hiện đang thực hiện theo những
quy định của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 nên một số nội dung của luận văn đưa ra
đã không còn phù hợp.
- Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý “Quản lý ngân sách nhà nước của thị xã Tam
Điệp, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thanh Hà, năm 2012.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, giai đoạn
2008-2011. Luận văn đã hệ thống hoá được sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngân sách
huyện qua các thời kỳ lịch sử, vai trò của nó đối với sự phát triển cũng như sự nâng cao hiệu
lực quản lý của hệ thống chính trị địa phương trong phát triển kinh tế- xã hội. Phân tích thực
trạng về quản lý ngân sách thị xã Tam Điệp và các hoạt động tài chính trên địa bàn để làm rõ
những ưu điểm, tồn tại cơ bản và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một
số mục tiêu định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách địa
phương trên địa bàn trong giai đoạn tới.
Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách nhà nước trong giai đoạn gần
đây 2008-2011, tuy nhiên phạm vi chỉ đề cập đến ngân sách cấp huyện- một cấp trung gian
trong hệ thống ngân sách địa phương.
Tình hình nêu trên cho thấy, tuy đã được chú ý, nhưng đề tài về phân cấp quản lý ngân
sách mới được đề cập ở các khía cạnh, góc độ nhất định hoặc chỉ ở một số đơn vị, địa phương
nhất định, hoặc khá lạc hậu so với tình hình hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách chuyên sâu về phân cấp quản lý ngân sách tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó
đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách của tỉnh. Vì vậy, tác giả lựa
chọn đề tài: “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình” là phù
hợp và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích:
- Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong thời gian đến năm 2015,
tầm nhìn 2020.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý NSĐP trong điều

kiện nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh về phân cấp NSĐP
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSĐP trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010-2013 trên các phương diện: thực trạng tình
hình, kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện phân cấp quản lý
ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian đến năm 2015, tầm nhìn
2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh
Bình dưới góc độ Kinh tế chính trị. Đó là vai trò của các cấp chính quyền địa phương trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình trong việc quản lý, điều hành ngân sách địa phương, góp phần
quan trọng đảm bảo nguồn lực ngân sách để phát triển kinh tế xã hội.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu cơ chế phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2013.
Về không gian: Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp ngân sách địa
phương: phân cấp ban hành chế độ, chính sách thu chi và quản lý ngân sách; phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi; phân cấp về chu trình ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp của kinh tế học
hiện đại để nghiên cứu. Phương pháp luận này đòi hỏi phải xem xét vấn đề phân cấp quản lý
ngân sách địa phương một cách khách quan, theo các quy luật, chịu sự tác động của nhiều
nhân tố: kinh tế, chính trị, xã hội và không ngừng vận động, biến đổi.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lô gích và lịch sử; phân
tích và tổng hợp; thống kê, đối chiếu, so sánh…
Phương pháp lô gích được sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về phân cấp quản
lý ngân sách. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của một địa

phương về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Sử dụng kết hợp phương pháp lô gích và
phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất ở chương 1.
Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ đề tài. Ở
chương 2, để làm rõ thực trạng công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Ninh Bình
trong những năm qua, một số phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng: thống kê, phân tích
định lượng Ở chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ
yếu. Đồng thời một số phương pháp khác được sử dụng: so sánh, khái quát hóa…
Phương pháp thực hiện đề tài:
Nội dung của luận văn được hình thành trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của
các công trình đã được công bố trong lĩnh vực khoa học về phân cấp quản lý ngân sách Nhà
nước, qua đó tìm ra những vấn đề chưa được chú trọng nghiên cứu, đánh giá những nội dung
được nghiên cứu trước đây có còn phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Ninh Bình trong giai
đoạn hiện nay hay không?
Sử dụng số liệu về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2013 để phân tích tình hình từ đó rút ra
các nhận xét đánh giá, làm cơ sở đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện cơ chế phân cấp
quản lý ngân sách địa phương của tỉnh Ninh Bình.
Nguồn số liệu:
Nguồn số liệu của luận văn là các số liệu chính thức đã được công bố qua báo cáo của
các cơ quan trên địa bàn, được phê duyệt thông qua nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Cụ
thể:
- Báo cáo thu- chi của Kho bạc nhà nước,
- Báo cáo dự toán, quyết toán của cơ quan Tài chính,
- Số liệu thống kê trong Niên giám thống kê hàng năm,
- Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của địa phương giai đoạn 2010-2013.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách địa phương trong nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách của một số địa phương từ đó
phân tích thực trạng, rút ra mặt mạnh, mặt yếu của phân cấp quản lý ngân sách địa phương

trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy được thực trạng công tác phân cấp quản lý
NSNN trên địa bàn tỉnh, các giải pháp được đề xuất sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sáng
tạo của các cấp chính quyền địa phương, tạo lập môi trường tài chính lành mạnh nhằm giải
phóng và phát triển các nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo công bằng và
sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên
địa bàn tỉnh.
Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2010-2013.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện phân cấp quản lý ngân
sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn
2020 .

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (1996), Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
Nội .
2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2007), Báo cáo 5 năm thực hiện Luật NSNN, Hà Nội.

5. Cục Thống kê Ninh Bình, Niên giám thống kê các năm từ 2009 đến 2013, Xí nghiệp in
Ninh Bình.
6. Phạm Đình Cường (2004), Phân cấp trong lĩnh vực tài chính-ngân sách ở Việt Nam, Tài
chính, (7), tr.15-16.
7. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), Nhận diện một số bất cập trong phân cấp quản lý Ngân sách nhà
nước, Tạp chí Tài chính tháng 5/2013, Tr.14-15.
8. Phạm Thị Giang Thu (2011), Nghiên cứu pháp luật tài chính công Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội .
9. Nguyễn Thị Minh- Nguyễn Quang Dong (2009), Phân tích tính công bằng và hiệu quả của
chi ngân sách theo tỉnh, Tạp Chí Tài chính 12/2009, Tr. 4-5.
10. Nguyễn Bình Giang (2004), Một số điểm chưa hoàn thiện trong chế độ phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước, Nghiên cứu kinh tế, (8), tr.3-12.
11. Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Một số điểm mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002,
Quản lý nhà nước, (3), tr.55-58.
12. Võ Đình Hảo (1992), Quản lý Ngân sách nhà nước ở Việt Nam và các nước, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
13. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền
địa phương ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Hà
Nội.
14. Nguyễn Việt Cường (2001), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN, Luận án Tiến sỹ
kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
15. Đào Xuân Liên (2007), Hoàn thiện cơ chế phân cấp NSNN cho các cấp chính quyền địa
phương, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
16. Dương Ngọc Anh (2001), Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
17. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.
18. Đỗ Tiến Dũng (1999), Đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

19. Dương Đức Quân (2007), Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Thanh Hà (2012), Quản lý ngân sách nhà nước của thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình,
Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý, Học viện chính trị- hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh.
21. Phạm Đức Hồng (2002), Tạo thế chủ động tối đa cho chính quyền cơ sở: 7 giải pháp
quan trọng hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN, Tài chính, (3), tr 28 - 32.
22. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
23. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
24. Lê Thị Thu Thuỷ (2010), Một số vấn đề về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN.
25. Phạm Thị Thanh Vân (2008), Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân
sách ở Việt Nam, Thị trường tài chính tiền tệ. Số 8/2008.
26. Kiểm toán Nhà nước khu vực I, Báo cáo thẩm định quyết toán NSNN năm 2009 tỉnh Ninh
Bình, Ninh Bình.
27. Nguyễn Phi Lân, Phạm Hồng Chương (2008) Phân cấp quản lý tài khóa và tăng trưởng
kinh tế Việt Nam , Tạp chí Kinh tế Phát triển số 12/2008.
28. Hồ Xuân Phương - Lê Văn Ái (2000), Quản lý Tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
29. Phạm Duy Nghĩa (2012), Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế- Cơ sở lý luận,
thực trạng và giải pháp, Diễn đàn kinh tế mùa thu 09-2012.
30. Nguyễn Thanh Tuyền-Dương Thị Bình Minh (1995), Lý thuyết tài chính, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Đình Tùng (2005), Phân định chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính nhà nước
giữa trung ương và địa phương, Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (1), tr.7-11.
32. Trần Đình Ty (2003), Quản lý Tài chính công, Nxb Lao động, Hà Nội.
33. Hoàng Công Uẩn (năm 2002), Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý NSĐP theo đặc
điểm của mỗi cấp chính quyền ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
34. UBND tỉnh Ninh Bình (2010), Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN, Ninh Bình.

35. UBND tỉnh Ninh Bình (2011), Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN, Ninh Bình.
36. UBND tỉnh Ninh Bình (2012), Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN, Ninh Bình.
37. UBND tỉnh Ninh Bình (2013), Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN, Ninh Bình.
38. Tài liệu các môn học chương trình Thạc sỹ Kinh tế Chính trị của Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà nội.
39. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2013), Quyết định giao dự toán thu, chi NSNN, Ninh
Bình.
40. Viện Khoa học Tài chính-Bộ Tài chính (1994), Phân cấp quản lý ngân sách, Nxb Tài chính.
Website:
41.
42.
43.

×