Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA TỈNH HUYỆN XÃ ĐỐI VỚI TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.8 KB, 36 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
GIỮA TỈNH HUYỆN XÃ ĐỐI VỚI TỈNH BẮC NINH
3.1. Các quan điểm cần quán triệt trong hoàn thiện phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tổ chức quốc gia và vai trò chủ
đạo của ngân sách tỉnh đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa
phương trong phát triển KT-XH ở Bắc Ninh
Quan điểm này cần đặt ra khi tiến hành phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa
tỉnh và các huyện, xã. Tập trung chú ý các vấn đề sau:
- Cần thiết lập một hệ thống tài chính xuyên suốt, thống nhất từ trên xuống, từ
trung ương xuống địa phương, từ tỉnh xuống huyện, xã. Sự thống nhất phải thể
hiện trên các mặt tổ chức, cơ chế vân động. Hệ thống tổ chức ngân sách của tỉnh
phải theo sát hệ thống tổ chức chính quỳên: Hoạt động của hệ thống phải dựa
trên cơ sở pháp luật thống nhất, các chế độ thu, chi ngân sách hoàn toàn theo sự
phân cấp từ trung ương và được quy định cụ thể riêng đối với tỉnh, huyện, xã
- Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách tỉnh. Vai trò này xuất phát từ việc
phân cấp quản lý ngân sách của nhà nước ta theo mô hình “lồng ghép”. Ngân
sách tỉnh bao gồm ngân sách huyện và ngân sách xã. Nó đại diện khá đầy đủ
cho ngân sách địa phương. Mặt khác ngân sách tỉnh đảm nhận những nhiệm vụ
chi quan trọng của địa phương. Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ đảm bảo nguồn tài
lực cho các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng do trung ương phân
cấp. Tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị
hiện đại, thực hiện các chính sách xã hội quan trọng, đảm bảo hoạt động giáo
dục –đào tạo,y tế do tỉnh quản lý, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, và
hỗ trợ ngân sách cấp dưới chưa cân đối được thu, chi ngân sách
Đối với nhiệm vụ thu, chi xây dựng cơ bản của các dự án thuộc tỉnh quản lý
phải được ưu tiên bố trí, sắp xếp căn cứ theo cơ cấu đầu tư từng lĩnh vực, theo
nghị quyết của HĐND tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội,
khả năng ngân sách tỉnh và hiệu quả đâu tư.
- Phát huy tính chủ động, sách tạo của ngan sách huyện, xã trong việc mở rộng
nguồn thu. Ngân sách huyện được tăng cường nguồn thu tối đa đủ để thực hiện


nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong phạm vi quản lý bảo đảm hoạt động
thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở. Đối với ngân sách xã, phường, thị
trấn đảm bảo tăng cường nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi được phân cấp và
phù hợp với điều kiện, đặc điểm của xã, phường, thị trấn.
3.1.2. Bảo đảm hiệu quả KT- XH cao trong sử dụng ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là nguồn tài lực chủ yếu do nhân dân đóng góp, do vậy
việc sử dụng có hiệu quả kinh tế, xã hội cao là điều mà hoạt động quản lý của
nhà nước ta cần đạt tới và đó cũng là nguyện vọng của toàn dân. Căn cứ vào
nhiệm vụ chi, nguồn thu do trung ương phân cấp, tỉnh cần xác định những
nhiệm vụ chi, nguồn thu với định mức phù hợp với điều kiện địa phương minh.
Các quyết định chi phải trong thẩm quyền được giao, chuẩn xác và chắc chắn có
hiệu quả kinh tế cao. Muốn vậy tỉnh phải có những chiến lược , quy hoạch, kế
hoạch phát triển tốt. Các định hướng phát triển phải khai thác được các lợi thế
cạnh tranh địa phương, các định hướng chiến lược phải chuyển hoá thành các
chương trình kinh tế, dự án đầu tư. Các dự án đầu tư cần được thẩm định chặt
chẽ, nghiêm túc, xuất phát từ hiệu quả kinh tế, xã hội
Việc phân bổ ngân sách cho đầu tư phải đưa vào sử dụng đúng thời hạn, tiết
kiệm thời gian. Việc sử dụng ngân sách tiết kiệm cần được quan tâm. Hệ thống
tiêu chuẩn định mức chi tiêu phaỉ hợp lý. Quá trình sử dụng ngân sách cần được
kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên. Cần có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá
việc sử dụng ngân sách tiết kiệm.
3.1.3. Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng trong phân công trách
nhiệm, quyền hạn, đấy là đòi hỏi khách quan xuất phát từ hiệu quả, hiệu lực
của quản lý
Đây là quan điểm xuất phát từ hiệu quả và hiệu lực của quản lý, là một đòi hỏi
khách quan.
Việc phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa tỉnh, huyện, xã cần rõ ràng. Mô
hình tổ chức hệ thống ngân sách, tình trạng phân cấp nhiệm vụ quản lý kinh tế,
xã hội, khả năng đảm nhiệm của cán bộ quản lý địa phương cần được quan tâm.
Phân định rõ ràng nội dung,quyền hạn, trách nhiệm cụ thể đối với tỉnh, huyện,

xã trong các khoản thu, chi và mối quan hệ nhiệm vụ chi và nguồn thu. Nhiệm
vụ chi, quyền hạn chi và nguồn thu phải tương xứng, hợp lý. Tránh việc thu
thừa mà không có quyền chi
Mức độ độc lập của ngân sách huyện, xã cần được xác định rõ ràng căn cứ vào
quy định của luật ngân sách nhà nước. Điều này đòi hòi việc quy định rõ ngân
sách huyện,xã được tự chủ về vấn đề gì, thành lập sử dụng các quỹ tài chính.
Sự công bằng giữa các địa phương cũng cần được làm rõ. Đầu tiên là quyền ưu
tiên trong đầu tư bằng vốn ngân sách. Nếu quan tâm đến hiệu quả trước mắt thì
đầu tư cho thành phố, các huyện, xã phát triển thì sẽ nhanh có kết quả hơn.
Nhưng nếu nhìn về lâu dài thì việc đầu tư cho các nơi phát triển sẽ dẫn đến tình
trạng phát triển chênh lệch giữa các huyện, xã, sự phát triển không đồng đều
giữa các nơi trong tỉnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh. Do vậy
cần ưu tiên đầu tư vào các vùng sâu,xa, khó khăn, kém phát triẻn. Cần giành
một phần ngân sách của các huyện,xã phát triển để hỗ trợ cho các nơi còn khó
khăn. Việc phân bổ ngân sách cần có một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn
hợp lý dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả kinh tê, xã hội của tỉnh làm căn cứ.
Việc trợ cấp cần công bằng, chú ý đến nơi còn khó khăn.
3.2. Phương hướng quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ
ổn định 2007-2010
3.2.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2006- 2010 của Bắc Ninh
3.2.1.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chung:
- Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững hơn trên
cơ sở bứt phá về công nghiệp, dịch vụ và chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp
sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá; đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao một bước chất lượng
lao động, khoa học và công nghệ để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ
công nghiệp, đô thị và nhân dân.
-Phấn đấu đưa Bắc Ninh thành tỉnh phát triển trong vùng KTTĐ Bắc Bộ có cơ
cấu kinh tế : Công nghiệp - Dịch vụ- Nông nghiệp hợp lý.

-Phát triển công nghiệp trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường, đổi mới công
nghệ, tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả, đảm bảo môi trường, nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
-Khai thác tốt hơn tiềm năng thế mạnh của các ngành dịch vụ, đặc biệt là các
ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đầu tư hơn nữa phát triển du lịch; Tiếp tục
phát triển thương mại, vận tải, nâng cao sức mua của thị trường trong tỉnh; Xây
dựng các trung tâm thương mại lớn, siêu thị lớn, củng cố hệ thống chợ; Xây
dựng và phát triển những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
-Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch thời vụ nhằm đạt kết quả
cao nhất trên một đơn vị canh tác, gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường trong
và ngoài tỉnh, với chế biến, bảo quản nông sản, hàng hoá.
-Đổi mới công tác thu hút và quản lý đầu tư, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn
vốn đầu tư, phấn đấu hoàn chỉnh cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng; Khai thác tối
đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực (lao động, đất đai, năng lực sản xuất
hiện có...) kết hợp với việc mở rộng hợp tác đầu tư, đưa hợp tác đi vào chiều sâu
để thu hút mọi nguồn vốn, thu hút công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý.
-Gắn tăng trưởng kinh tế với tăng thu ngân sách, tiến tới cân đối thu chi ngân
sách.
-Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào đời
sống, sản xuất, kinh doanh; Bảo vệ và cải thiện môi trường.
-Tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo: Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện ở các ngành học, bậc học; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực cho nông
thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu lao động
xã hội.
-Phát triển sự nghiệp y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền
hình: Tạo bước tiến mới trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ,
cải thiện các chỉ tiêu sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng các hoạt động văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, xây dựng
nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và quê hương Kinh Bắc. Củng cố,

nâng cao chất lượng thể thao quần chúng, đầu tư phát triển thể thao thành tích
cao.
-Tập trung sự cố gắng của các ngành, các cấp, thu hút các nguồn vốn để tạo
bước phát triển mới trong tạo việc làm, giải quyết lao động. Giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (theo chuẩn mới) đặc biệt
là vùng khó khăn; Nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.
-Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc; đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, tai nạn giao thông, hạn chế thấp nhất những vụ khiếu kiện phức tạp,
đông người, kéo dài.
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa trong cải cách hành
chính, đặc biệt nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của CBCC và các cơ quan
hành chính trong việc phục vụ nhân dân. Chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực.
- Tăng cường quốc phòng, quân sự địa phương; giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nhịp độ tăng GDP ( giá 1994) bình quân hàng năm đạt 15-16%, trong đó:
nông nghiệp tăng 4-5%, công nghiệp-xây dựng tăng 19- 20% ( riêng công
nghiệp tăng trên 20%), dịch vụ tăng 17- 18%.
- Cơ cấu GDP đến năm 2010 ( giá hiện hành): nông nghiệp 14,0%, công nghiệp-
xây dựng 55,0% và dịch vụ 31,0%.
- GDP bình quân đầu người ( giá hiện hành) năm 2010 đạt khoảng 1300USD
( 20,61-21,52 triệu đồng).
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 20.112 tỷ đồng ( giá 1994) tăng
bình quân 25%/ năm.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2010 đạt 2939,4-3108,5 tỷ đồng ( giá
1994), tăng bình quân 6,0-7,2%/ năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 65 triệu
đồng/ha, trong đó giá trị trồng trọt đạt 42 triệu đồng/ha canh tác.
- Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800-900 triệu USD, tăng bình quân

hàng năm 54,8%-58,5%, trong đó địa phương 18,7%-21,2%.
- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 3200 tỷ đồng, tăng bình quân 25%
/năm, huy động ngân sách từ GDP 15% năm 2010.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 39-40% GDP.
- Hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010; 100% các
trường được kiên cố hoá.
- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 22-24 nghìn lao động, chuyển dịch
mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực
nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng và dịch
vụ, đến năm 2010 có cơ cấu lao động xã hội : khu vực I là 42,8%, khu vực II và
III là 57,2%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 39-40%.
- Hàng năm giảm tỷ lệ sinh từ 0,2 đến 0,3%o để hạ tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên đến năm 2010 đạt 1%.
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn dưới 7% ( Chuẩn năm 2005).
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2010 giảm còn 20%.
3.2.1.3. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển một số ngành, lĩnh vực:
a. Công nghiệp – Xây dựng
- Phát triển công nghiệp–xây dựng Bắc Ninh trong mối liên kết với các tỉnh
trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hợp tác với Hà Nội, với các KCN lớn,
dải công nghiệp theo trục quốc lộ 18 và các tỉnh lân cận.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được phê
duyệt; Triển khai thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp tập trung: Yên
Phong 340ha, Quế Võ II 520ha, Thuận Thành 200ha; và các cụm công nghiệp
nhỏ và vừa, khu công nghiệp làng nghề đã được phê duyệt. Đến năm 2010 diện
tích các KCN tập trung là 3278,0 ha; 54 KCN nhỏ và vừa, khu cụm công nghiệp
làng nghề, đa nghề với diện tích 1793ha. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh
tranh trên thị trường.
- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ

trợ, công nghiệp chế biến…có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn lọc
đối tác đầu tư từ bên ngoài vào địa phương, có hàm lượng chất xám cao, thu hút
nhiều lao động địa phương; Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử
dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các
ngành nghề truyền thống: gỗ, gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm,
dệt, may mặc, da giầy...cơ khí chế tạo, điện, điện tử, tin học, hoá dược, vật liệu
mới, rượu, bia, nước giải khát và hướng mạnh về xuất khẩu.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều vốn đầu tư FDI. Nâng cao năng
lực thẩm định cấp phép đầu tư và dự án đầu tư đảm bảo sử dụng hiệu quả đất
công nghiệp, phát triển sản xuất và giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn
đấu đưa số HTX hoạt động khá giỏi đạt từ 60%-70%; Phát triển mạnh mô hình
HTX ngành nghề, thu hút lao động ở nông thôn . Làm tốt công tác khuyến công
và nhân cấy nghề mới vào nông thôn, tạo thêm việc làm mới.
b.Dịch vụ
- Phấn đấu đến năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội đạt 9.600 tỷ đồng,
tăng bình quân 21%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 800-900 triệu USD, gấp
8,9-10 lần năm 2005, tăng bình quân 54,8-58,5%/ năm.
- Doanh thu du lịch đến năm 2010 đạt 117 tỷ đồng, tăng bình quân 21,1% /năm.
-Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển thương mại, du lịch, hệ
thống cửa hàng xăng dầu, hệ thống chợ nông thôn và quy hoạch vùng sản
xuất hàng hoá tập trung đã được phê duyệt.
- Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm thương mại và Siêu thị loại 3 kinh
doanh bán lẻ, các ngành hàng hoặc chuyên doanh. Khuyến khích phát
triển HTX thương mại- dịch vụ ở các huyện để cung cấp dịch vụ, vật tư kỹ
thuật; hàng công nghiệp, tiêu dùng và tiêu thụ nông sản.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến phát triển du lịch, xúc tiến
quy hoạch và đầu tư các dự án du lịch trọng điểm: Khu du lịch văn hoá Cổ Mễ,
Đền Đầm, Phật Tích, du lịch
tại các làng Quan họ Cổ, làng nghề, du lịch tâm linh, hoàn thiện tuyến du lịch

Sông Cầu, xúc tiến quy hoạch tuyến du lịch Sông Đuống...đi đôi với chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực giỏi trong lĩnh vực thương mại- du lịch.
- Phấn đấu trở thành một vùng dịch vụ thực phẩm đô thị, đặc biệt là thực phẩm
tươi sống, rau, hoa, cây cảnh cho Hà Nội và các khu CN, các tỉnh trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
-Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý tiến tới hiện đại; liên kết nội tỉnh,
tỉnh với thủ đô và cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các tuyến đường địa
phương: Nhựa hoá 78 km tỉnh lộ còn lại, 40-50% các tuyến đường huyện và đô
thị ( 90-100 km), nhựa hoá hoặc bê tông hoá ( 300km) các tuyến đường liên xã,
liên thôn trong tỉnh. Đến năm 2010 khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 12,07
triệu tấn ( tăng bình quân 6,0%/năm), khối lượng vận chuyển hành khách đạt
5,87 triệu người (tăng bình quân 5,7 %/năm).
- Mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới bưu chính viễn thông, đến năm
2010 đạt 22-25 máy điện thoại /100 dân; tăng bình quân 5,1-5,7%/năm.
- Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và nâng cao chất lượng các hoạt động tài
chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, ... góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
c. Nông nghiệp
- Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp đô thị, sinh thái và phát triển bền
vững, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá và bảo vệ môi trường
sống.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản (năm 2008 cân bằng tỷ trọng giữa chăn
nuôi - thuỷ sản với trồng trọt trong GDP của nông nghiệp). Đưa các giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế
trên một ha gieo trồng, đến năm 2010 đạt 65 triệu đồng/ ha canh tác, trong đó:
trồng trọt 42 triệu đồng ( giá hiện hành), năng suất lúa đạt từ 60-62 tạ/ha, trong
đó, năng suất lúa xuân 63-64 tạ/ha, năng suất lúa mùa 57-58 tạ/ha; Sản
lượng 442-450 nghìn tấn, tiếp tục phát triển vùng lúa có giá trị kinh tế cao và

cánh đồng trên 50 triệu đồng /ha ( khoảng 30% -35% diện tích). Phát triển chăn
nuôi trang trại, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp-bán công nghiệp; Đến
năm 2010 phấn đấu đàn bò đạt 80,5 nghìn con, đàn lợn 820 nghìn con ( tăng
bình quân 8,3%/năm), đàn gia cầm 6,0 triệu con ( tăng bình quân 9-10%/năm);
Sản lượng thịt các loại đạt 129 nghìn tấn.
Thuỷ sản: Tiếp tục chuyển dịch 765 ha đất trũng sang nuôi thả cá, mở rộng mô
hình thâm canh cá, kết hợp thả cá với làm VAC, AC, đưa sản lượng cá năm
2010 lên 23,7 nghìn tấn, tăng bình quân 10,5% /năm.
Lâm nghiệp: Tập trung trồng, nâng cấp toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, đặc
dụng, sinh thái (còn khoảng 500 ha chưa trồng rừng bước 2). Chăm sóc bảo vệ
tốt diện tích rừng đã trồng ; phát triển, ổn định khoảng 800 ha rừng tập trung
trên đất gò đồi. Trồng khoảng 6-7 triệu cây phân tán, gắn phát triển lâm nghiệp
với phát triển kinh tế trang trại, vườn hộ và phát triển du lịch, dịch vụ.
d. Phát triển kết cấu hạ tầng
-Giao thông vận tải: Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hợp lý, hiện
đại, tạo thành mạng lưới giao thông vận tải liên hoàn, liên kết đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến tỉnh 282, 295, 271, các tuyến đường vào
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các nút giao thông 270,271, quốc lộ 38.
Phấn đấu đến năm 2010 nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt 90 % hệ thống giao
thông nông thôn. Đề nghị Trung ương nâng tỉnh lộ 282 thành quốc lộ và làm
cầu Vạn Ninh qua sông Đuống nối 282 với quốc lộ 18 và quốc lộ 5.
-Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi , điện, cấp thoát nước, hạ tầng
các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục kiên cố hoá kênh mương và cứng hoá mặt
đê sông Đuống, sông Cầu còn lại với chiều dài 87,58km; Hoàn thành 2 dự án
ADB3: cải tạo và nâng cấp thuỷ lợi Nam Đuống, cứng hoá đê Hữu Đuống, kiên
cố hoá kè sông.
-Ngành điện: Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm lưới điện cao, hạ áp và nâng cấp
mạng lưới điện hiện có đáp ứng đủ nhu cầu điện phục vụ sản xuất ( nhất là phục
vụ khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn, cụm công nghiệp Châu Khê,...) và sinh

hoạt của nhân dân một cách liên tục, an toàn, hiệu quả.
-V ề hạ tầng văn hoá xã hội : Phấn đấu 100% các trường THPT có đủ cơ sở vật
chất để giảng dạy và học tập.
Hoàn thiện các bệnh viện, các trung tâm chuyên y tế tuyến tỉnh, nâng cấp Bệnh
viện đa khoa 500 giường và thành Bệnh viện khu vực. Xây số công trình văn
hoá du lịch khác như: Cổ Mễ, Phật Tích, Đền Đầm, Thư viện, Bảo tàng tỉnh,
trung tâm thể thao...
e.Hoạt động kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư
Giai đoạn 2006-2010 phấn đấu thu hút được 60-80 dự án đầu tư với tổng
vốn đầu tư 200-250 triệu USD. Tập trung thu hút vào các ngành công nghiệp,
công nghệ cao, chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí, điện tử...
Tiếp tục thực hiện các dự án có nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA như dự án cấp
nước thị trấn Lim, thoát nước thải thị xã Bắc Ninh, xúc tiến gọi vốn đầu tư bằng
nguồn vốn ODA cho 2 dự án xử lý rác thải thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn.
Dự kiến thu hút nguồn vốn ODA là 249,2 tỷ đồng. Đồng thời, tranh thủ vận
động, thu hút vốn NGO cho phát triển nông thôn, thuỷ lợi, y tế, tín dụng tiết
kiệm, xoá đói, giảm nghèo...
f .Về văn hoá xã hội:
*. Giáo dục- đào tạo
- Triển khai tốt chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá xã hội, đa dạng
hoá các loại hình trong lĩnh vực giáo dục -đào tạo nhằm thu hút các nguồn lực
đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục
đào tạo.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục THPT vào năm 2010; hoàn thành tốt mục tiêu
thay sách, nâng chất lượng giáo dục toàn diện thực chất, đặc biệt quan tâm chất
lượng học sinh giỏi; phát triển hệ thống giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, ngoại
ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu đổi mới,
hội nhập.
- Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, đạt 100% trường học kiên cố cao
tầng, hầu hết các trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường mối liên kết với các cơ

sở của trung ương trên địa bàn, với Thủ đô và các tỉnh bạn để đào tạo đội ngũ
lao động có nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh; phát triển đại học dân
lập của tỉnh.
*. Khoa học công nghệ và Tài nguyên môi trường
Tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu KHCN mới phục vụ sản xuất
và đời sống; xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh
học; đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công
nghệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin phục vụ các hoạt động quản lý điều hành sản xuất-kinh doanh.
*. Y tế, dân số, gia đình và trẻ em
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, đặc biệt
cho tuyến y tế cơ sở. Ổn định quy mô các bệnh viện tuyến huyện, hoàn chỉnh
xây dựng bệnh viện đa khoa thành Bệnh viện khu vực và các Bệnh viện lao,
Tâm thần, Phụ sản,Trung tâm y tế dự phòng. Nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh ở tất cả các tuyến. Quan tâm đầu tư để đạt Chuẩn y tế quốc gia tuyến cơ
sở.
- Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ ngành y tế, tăng cường công tác nghiên
cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong y học, từng bước hiện
đại hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tiếp tục làm tốt công tác dân số
gia đình. Chú ý làm tốt công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
*. Văn hoá – thông tin - thể thao
- Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, quê
hương, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình, làng xã, khối phố, cơ quan văn
hoá.
- Phấn đấu đến năm 2010 ổn định cơ bản nền tảng cơ sở vật chất và hệ thống
thiết chế văn hoá từ tỉnh đến huyện. Hoạt động báo chí, phát thanh truyền hình
được hiện đại hoá một bước, phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin thể thao
tương xứng với tiềm năng và sự phát triển kinh tế xã hội.

- Duy trì phong trào thể dục thể thao quần chúng sâu rộng, vững chắc. Phát triển
nhiều loại hình thể thao, trong đó chú trọng môn thể thao tỉnh có thế mạnh, xây
dựng các môn thể thao thành tích cao, trọng điểm.
*. Lao động việc làm, đời sống xã hội
- Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo 39- 40%, giải quyết việc
làm cho 22-24 nghìn lao động hàng năm, trong đó lao động nữ chiếm 50,5%-
51%, bằng các biện pháp: vào làm việc tại các KCN, cụm CN làng nghề, xuất
khẩu 2.500 -3.000 lao động /năm, cho vay vốn tạo việc làm... chuyển dịch mạnh
cơ cấu lao động xã hội, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ , giảm
tỷ lệ lao động trong nông nghiệp.
- Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7,0% ( theo chuẩn năm
2005), thấp nhất so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
g. An ninh quốc phòng - Củng cố bộ máy và cải cách hànhchính
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Phát động toàn
dân đấu tranh chống tệ nạn ma tuý mại dâm, tổ chức tốt việc cai nghiện, quản lý
sau cai nghiện, tổ chức tốt dạy nghề hướng thiện cho đối tượng.
-Tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân trong tình hình
mới, chống “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; Nâng cao chất lượng
giáo dục quốc phòng toàn dân. Làm tốt công tác luyện tập quân sự, huấn luyện
quân dự bị, diễn tập hàng năm. Đảm bảo lực lượng cơ động sẵn sàng chiến đấu
trong mọi tình huống.
- Giải quyết tốt các khiếu nại tố cáo của công dân; Tăng cường đấu tranh chống
tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống tội phạm.
- Tiếp tục xây dựng và củng cố bộ máy quản lý các cấp thực sự trong sạch,
vững mạnh, bảo đảm gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất
lượng và đạo đức cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
và hội nhập; đẩy mạnh việc thực hiện 2 chương trình cải cách hành chính của
Chính phủ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh việc kiểm tra,
thanh tra chấp hành chế độ công vụ, bảo đảm nâng cao hiệu quả, chất lượng giải
quyết các công việc cho tổ chức, công dân.

3.2.2. Một số giải pháp chính
3.2.2.1. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm giải
phóng triệt để sức sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh
vực, gắn với việc chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế.
- Áp dụng sáng tạo các quy định về ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước, ưu tiên
các dự án sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều lao
động, khai thác nguyên liệu tại chỗ, hiệu quả cao.
- Đảm bảo sự ổn định môi trường sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực, nhất là
trong chính sách thuế, chính sách đất đai, quy hoạch... để lợi ích của nhà đầu tư
không bị ảnh hưởng do thay đổi chính sách.
- Khuyến khích ưu tiên các dự án, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến nông
sản, thực phẩm... đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, quảng bá tiếp thị, tìm và
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2.2. Huy động và quản lý tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đề ra, theo tính toán sơ bộ tổng nguồn vốn
đầu tư 5 năm 2006-2010 khoảng 47.277 tỷ đồng (theo giá hiện hành), trong đó:
Nhu cầu vốn đầu tư cho CN-XD là: 28.955 tỷ VNĐ
Nhu cầu vốn đầu tư cho Dịch vụ là: 16.605 tỷ VNĐ.
Nhu cầu vốn đầu tư cho Nông nghiệp là: 1.717 tỷ VNĐ.
Phải huy động tốt mọi nguồn vốn trên cho đầu tư phát triển ( vốn đầu tư từ ngân
sách, từ các doanh nghiệp, từ quỹ đất, từ huy động trong dân, vốn vay, vốn huy
động từ bên ngoài : ODA, FDI, NGO...tăng thu ngân sách, có kế hoạch tiết kiệm
chi để dành vốn cho đầu tư phát triển). Nghiên cứu tiếp tục ban hành và thực
hiện cơ chế phù hợp về đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh theo hướng một cửa, tại chỗ, thủ tục đơn giản, nhanh gọn,
đúng luật.
Quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thực hiện tốt các quy định về đầu tư XDCB chống thất thoát, lãng phí, nhất là
các công trình có nguồn vốn từ NSNN.
3.2.2.3. Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Phát huy tối đa tiềm năng của dân cho đầu tư phát triển, vừa làm giàu cho gia
đình, vừa làm giàu cho đất nước. Tranh thủ mọi cơ hội thu hút và nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực bên ngoài, gắn kết với các nguồn lực địa phương
dưới các hình thức đa dạng và thuận lợi cho nhà đầu tư.
Củng cố hoàn thiện mô hình hợp tác, HTX kiểu mới, ưu tiên phát triển kinh tế
trang trại, phát triển sản xuất hàng hoá và chế biến nông sản thực phẩm.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế quốc doanh, HTX, phát huy
tiềm năng sáng tạo của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân trong cơ
chế thị trường.
3.2.2.4. Coi trọng khoa học, công nghệ và môi trường.
Đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ ưu tiên lựa chọn công nghệ tiên tiến, có thể
áp dụng các quy trình, công nghệ đi tắt; đổi mới và hoàn thiện công nghệ trong
các ngành nghề truyền thống.
Đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế
cao vào sản
xuất. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phổ cập các biện pháp về bảo vệ thực vật,
thú y đến hộ nông dân; ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học vào sản
xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến để tăng giá trị nông sản thực phẩm.
Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học xã hội và quản lý kinh tế
vào sản xuất và đời sống, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công
tác quản lý kinh tế, xã hội.
Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường, chú ý đến khu vực đô thị, các khu,
cụm công nghiệp ... việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông
nghiệp.
3.2.2.5. Mở rộng thị trường.
Tăng cường công tác tiếp thị, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản
phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu hàng hoá, nghiên cứu
để thích ứng với các luật lệ quốc tế trên bước đường hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới, khai thác tốt các thị trường truyền thống: Trung Quốc, ASEAN ...và
vươn ra các thị trường mới.

Coi trọng thị trường nội địa, mở rộng thị trường nông thôn, thực hiện quy hoạch
hệ thống chợ trên địa bàn để khai thác, sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm
kích thích sức mua của nhân dân, nhất là vùng nông thôn.
3.2.2.6. Toàn tỉnh, nhất là các Sở, Ban, Ngành, các huyện, thị xã phải xây dựng
chương trình hành động, dự án, đề án cụ thể, phấn đấu mỗi Sở, Ban, Ngành có ít

×