Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục đại học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.05 KB, 12 trang )

Vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển
giáo dục đại học ở Việt Nam
Hoàng Văn Mạnh
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Hệ thống hóa lý luận chung về cơ chế thị trường (CCTT), những tác động của
nó đến hoạt động giáo dục đại học (GDĐH) và một số vấn đề về GDĐH trong CCTT.
Kinh nghiệm vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở một số nước điển hình trên thế
giới. Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng CCTT trong GDĐH Việt Nam. Đề xuất
quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng CCTT trong phát triển
GDĐH Việt Nam
Keywords. Kinh tế chính trị; Giáo dục đại học; Cơ chế thị trường; Việt Nam
Content.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thế giới đang thực hiện bước quá độ sang nền kinh tế tri thức thì
đội ngũ lao động có chun mơn, nghiệp vụ, trình độ cao về khoa học-cơng nghệ (KHCN) giữ vai trị quyết định. Để có được đội ngũ này, kinh nghiệm của các nước phát
triển sớm cho thấy cần phải có một nền giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục đại học
(GDĐH). Đó là bởi vì GDĐH có vai trị quyết định đến việc xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) ở
mọi quốc gia.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam dần chuyển đổi sang kinh tế thị
trường (KTTT). Sự chuyển đổi này đem lại nhiều kết quả quan trọng, kinh tế liên tục
tăng trưởng với tốc độ cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được
cải thiện...Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển và thu nhập bình


quân đầu người ở mức rất thấp, nguy cơ tụt hậu trong phát triển KT-XH vẫn hiện hữu,


tiềm lực về KH-CN cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế đều
thấp; năng lực tiếp cận nền kinh tế tri thức ở mức rất hạn chế. Để phát triển bền vững,
vượt qua được những khó khăn, thách thức trên địi hỏi chúng ta phải có được đội ngũ
lao động có chất lượng ngày càng cao. Yêu cầu này chỉ có thể được đáp ứng bởi một nền
GDĐH phát triển.
Những năm vừa qua Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
đã rất nỗ lực trong cải cách, phát triển nền giáo dục-đào tạo (GD-ĐT) nói chung, GDĐH
nói riêng nhằm xây dựng đội ngũ lao động có trình độ, chun mơn, nghiệp vụ phục vụ
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Sau 25 năm "đổi mới" theo hướng
KTTT, Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển GDĐH.
Tuy nhiên, lĩnh vực GDĐH Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập và lạc hậu
so với nền GDĐH của các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển nhanh của đất nước. Do vậy, mở rộng và nâng cao chất lượng GDĐH ở
Việt Nam hiện nay là rất cấp bách. Thời gian qua, đã có rất nhiều tìm tịi, thử nghiệm
những cách thức khác nhau để phát triển GDĐH, trong số đó giải pháp của thị trường
hay cơ chế thị trường (CCTT) đã và ngày càng được quan tâm, vận dụng. Một mặt, các
giải pháp của thị trường tạo điều kiện mở rộng hệ thống GDĐH. Mặt khác, việc sử dụng
giải pháp này sẽ tạo ra sức ép đổi mới, buộc các cơ sở GDĐH phải nâng cao chất lượng,
đa dạng hóa hình thức đào tạo nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh thu hút học sinh, sinh
viên(HSSV) cũng như các nguồn lực để tồn tại và phát triển. Vận dụng CCTT trong phát
triển GDĐH không chỉ tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực của xã hội cho
GDĐH mà còn mở rộng cơ hội cho nhiều đối tượng khác nhau được học đại học (ĐH).
Như vậy, việc vận dụng CCTT phát triển GDĐH ở Việt Nam trở thành thiết yếu nhằm
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH), phát triển KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những năm vừa qua đã có những cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này
làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách của Nhà nước đối với GDĐH và đã đạt được
một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế việc nhận thức về những tác động cả



tích cực lẫn tiêu cực của CCTT đối với GDĐH cịn chưa thấu đáo. Do đó việc triển khai
phát triển GDĐH trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn nhiều bất
cập.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, mở cửa và
hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện. Yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng cho được
đội ngũ lao động chất lượng cao, đủ năng lực tham gia trên thị trường lao động quốc tế.
Vì thế vận dụng CCTT để phát triển GDĐH là không thể tránh khỏi. Ở đây vấn đề
không cịn là tranh luận có nên vận dụng CCTT phát triển GDĐH hay không. CCTT đã
hiện diện trong GDĐH Việt Nam. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu để phát hiện ra những tác
động tích cực cũng như tác động tiêu cực của CCTT trong phát triển GDĐH, tìm kiếm
các yếu tố tích cực của CCTT có thể vận dụng cho phát triển GDĐH. Theo đó việc
nghiên cứu đánh giá mang tính tồn diện về vấn đề vận dụng CCTT trong phát triển
GDĐH ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Mục tiêu là tìm ra những yếu tố thị trường
thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển GDĐH từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm
và giải pháp vận dụng CCTT phát triển GDĐH ở Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề
tài này mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về GDĐH, nhưng nghiên cứu về việc vận
dụng CCTT phát triển GDĐH thì vẫn cịn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Trong những
năm gần đây chủ đề này cũng đã được đề cập nhiều trong các bài phát biểu của những
người có liên quan và một số bài đăng trên các ấn phẩm, Websites,... Một số hội thảo,
buổi tọa đàm cũng đã được tổ chức với việc bàn về các khía cạnh khác nhau có liên quan
đến giáo dục trong nền KTTT. Ngồi ra cũng có một số cơng trình nghiên cứu về GDĐH
có liên quan đến KTTT.
- Trong bài viết " Mấy vấn đề về giáo dục trong CCTT định hướng XHCN ở nước
ta hiện nay", Bà Nguyễn Thị Bình- Ngun Phó Chủ tịch nước đã đề cập đến mối quan hệ
giữa giáo dục với CCTT, giáo dục trong CCTT ở Việt Nam. Tác giả bày tỏ quan điểm về


phát triển giáo dục nói chung trong CCTT định hướng XHCN, trong đó GDĐH chỉ được

nêu ra với tư cách là một bộ phận trong tổng thể nền GD-ĐT.
- Năm 2005, ThS. Nguyễn Đông Hanh công bố Báo cáo tổng kết đề tài nghiên
cứu khoa học(NCKH) do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chương trình giáo dục chủ trì
với nhan đề: “Phạm vi và đặc điểm biểu hiện CCTT trong giáo dục, đào tạo ở Việt
Nam”. Đề tài có một phạm vi nghiên cứu tương đối rộng bao gồm toàn bộ nền GD-ĐT
của Việt Nam. Đề tài làm rõ một số các biểu hiện của CCTT trong các hoạt động GDĐT từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp về phạm vi thực hiện CCTT trong GD-ĐT nói
chung. Ở đây biểu hiện của CCTT trong GDĐH có được đề cập và nghiên cứu trong
phạm vi hẹp chưa mang tính hệ thống, chưa mang tính tồn diện và chưa làm rõ tổng thể
vấn đề về phát triển GDĐH trong CCTT, hay CCTT trong phát triển GDĐH.
- Đề tài “Phát triển GDĐH Việt Nam trong CCTT” (2006) do GS.TSKH Đặng Ứng
Vận làm chủ nhiệm đã nghiên cứu trên một phạm vi rộng vấn đề phát triển GDĐH đặt trong
bối cảnh cơ chế KTTT. Các nội dung nghiên cứu của đề tài đặt trọng tâm vào vấn đề phát
triển GDĐH với nhiều giải pháp và theo hướng tổ chức một nền GDĐH phù hợp với CCTT.
Các quan điểm và giải pháp được đề xuất khơng mang tính chủ động vận dụng CCTT phát
triển GDĐH. Nhiệm vụ của đề tài là đánh giá tác động của CCTT từ đó đề xuất giải pháp
nói chung đề phát triển GDĐH trong CCTT. Đây chưa phải là nghiên cứu có tính chun
sâu và chủ động trong việc đánh giá, đề xuất giải pháp của thị trường cho phát triển GDĐH
Việt Nam.
- Quỹ Hồ bình và Phát triển Việt Nam và Ban Khoa giáo Trung ương đã phối
hợp tổ chức hai cuộc toạ đàm khoa học “Giáo dục Việt Nam sau khi gia nhập WTO”,
một cuộc tại Hà nội ngày 21/4/2007 và một cuộc ở TP Hồ Chí Minh ngày 28/5/2007.
Buổi tọa đàm này có mục đích làm rõ những thỏa thuận của Việt Nam về GD-ĐT khi gia
nhập WTO; xác định những cơ hội và thách thức của GD-ĐT Việt Nam khi gia nhập tổ
chức này. Vấn đề về mối quan hệ giữa GDĐH với CCTT cũng đã được đề cập nhưng
khơng mang tính trực diện.
- Trong bài viết "Gia nhập WTO, cơ hội - thách thức và hành động của chúng ta",
Ông Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng chính phủ nước Cộng hồ XHCN Việt Nam đã


khẳng định "chấp nhận CCTT trong đào tạo ĐH thuộc các ngành kỹ thuật- công nghệ và

dạy nghề ". Ở đây vấn đề CCTT và GDĐH đã được nhắc đến chỉ với tư cách như là một
bộ phận chịu tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO trong bối cảnh phát triển KTTT.
Tuy nhiên có thể thấy đây là một sự thừa nhận việc CCTT đã hiện diện trong GDĐH ở
Việt Nam. Mặt khác, khẳng định trên cũng cho thấy tính chất bị động của việc vận dụng
CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam.
- Trong cuốn “Giáo dục và đào tạo- chìa khóa của sự phát triển ” do TS.Đinh
Văn Ân và Hồng Thu Hịa đồng chủ biên, xuất bản năm 2008, một số khía cạnh của thị
trường GD-ĐT đã được đưa ra phân tích: tình hình đổi mới cung ứng dịch vụ giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam trong hơn 20 năm kể từ khi “đổi mới”, vấn đề cạnh tranh giáo
dục trên toàn cầu...Tuy nhiên những vấn đề trên cũng chỉ được nghiên cứu ở mức độ rất
hạn chế nhằm mục đích làm rõ hơn bối cảnh nền GD-ĐT của Việt Nam.
- Năm 2008 GS.TS Mai Ngọc Cường xuất bản cuốn “Tự chủ tài chính ở các
trường ĐH công lập Việt Nam hiện nay ”. Cuốn sách phân tích và làm rõ những vấn đề
chung về tự chủ tài chính của các trường ĐH trong điều kiện KTTT. Đánh giá thực trạng
tự chủ tài chính của các trường ĐH công lập ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra những thành
tựu, những hạn chế trong việc tạo lập các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính của các
trường ĐH cơng lập. Trên cơ sở đó, một số phương hướng và giải pháp cho việc xây
dựng các điều kiện tự chủ tài chính trong các trường ĐH công lập đã được đề xuất và
luận giải. Như vậy, ở một phạm vi nào đó, cơng trình này nghiên cứu một khía cạnh nhất
định của vấn đề vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH. Tuy nhiên, đây chưa phải là
cơng trình nghiên cứu tồn diện về việc vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt
Nam.
Các cơng trình, bài viết, hội thảo khoa học nêu trên đã đề cập ở những khía cạnh
nhất định của việc vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam. Một số nội dung
cơ bản được đề cập như: vấn đề có hay khơng dịch vụ GDĐH, tính thiết yếu phát triển
GDĐH đáp ứng yêu cầu của KTTT. Ở một số công trình trên, các giải pháp vĩ mơ được
đưa ra có tính đến sự tác động của CCTT đến giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng
nhưng hoặc là chưa hồn tồn thoát khỏi tư duy kinh tế bao cấp hoặc mới chỉ đề cập đến
một mặt nào đó của vấn đề vận dụng CCTT phát triển GDĐH. Nói cách khác, những



cơng trình khoa học, bài viết và những cuộc hội thảo này chưa nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện và trực tiếp về việc chủ động vận dụng CCTT phát triển GDĐH ở Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn vận dụng CCTT trong phát
triển GDĐH và thực trạng vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH tại Việt Nam. Trên
cơ sở đó luận văn đề xuất quan điểm và luận giải một số giải pháp cơ bản nhằm vận
dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận chung về CCTT, những tác động của nó đến hoạt động
GDĐH và một số vấn đề về GDĐH trong CCTT
- Kinh nghiệm vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở một số nước điển hình
trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng CCTT trong GDĐH Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng CCTT
trong phát triển GDĐH Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu tác động của các quan hệ thị
trường đến số lượng, chất lượng các dịch vụ GDĐH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận văn nghiên cứu việc vận dụng CCTT trong GDĐH ở Việt
Nam


Về thời gian: luận văn nghiên cứu việc vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở
Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; trên cơ sở nghiên
cứu các tài liệu thứ cấp và các nguồn khác nhau, đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể
sau: phương pháp phân tích- tổng hợp, quy nạp- diễn dịch, thống kê-so sánh, lôgic kết
hợp với lịch sử.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về CCTT trong GDĐH.
- Đánh giá khách quan thực trạng vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt
Nam.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu vận dụng CCTT phát
triển GDĐH ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Vận dụng CCTT trong phát triển phát triển GDĐH: cơ sở lý luận
và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt
Nam.
Chương 3: Một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu vận dụng CCTT
trong phát triển GDĐH ở Việt Nam.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Văn Ân, Hồng Thu Hịa (2008), Giáo dục và đào tạo-chìa khóa của sự
phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb
ĐH Sư phạm, Hà Nội.
3. Bộ GD-ĐT (2005), Đề án " Đổi mới GDĐH Việt Nam" (2006-2020), bản slice.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2008–2009 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2020 khối các trường ĐH, CĐ.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo sự phát triển của hệ thống GDĐH,
các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
(Dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường
ĐH, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ GD-ĐT (2010), Đổi mới quản lý hệ thống GDĐH giai đoạn 2010-2012,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai
đoạn 2009-2014.
9. Nguyễn Bá Cần (2009), Hồn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết về
đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020.


12. CIEM (2007), Thông tin chuyên đề Phát triển con người và phát triển nguồn
nhân lực.
13. Mai Ngọc Cường (2008), Tự chủ tài chính ở các trường ĐH cơng lập Việt
Nam hiện nay, Nxb ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Nguyễn Tấn Dũng (2006), Gia nhập WTO- cơ hội và thách thức của chúng
ta.
15. Phạm Văn Dũng (2008), "Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường
khoa học-cơng nghệ ở Việt Nam", Tạp chí khoa học Kinh tế- Luật, 24(1), Tr.
35-47.
16. Viện nghiên cứu và Phổ biến Tri thức Bách khoa (1998) Đại từ điển KTTT,
tài liệu dịch, Hà Nội.
17. Võ Nguyên Giáp (2007), "Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào

tạo của nước nhà".
18. Vũ Ngọc Hải (2007), “Cung – cầu giáo dục”, Tạp chí Khoa học Giáo dục,
24(9), Tr3.
19. Nguyễn Đơng Hanh (2005), Phạm vi và đặc điểm biểu hiện CCTTtrong giáo
dục, đào tạo ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH do Viện Nghiên cứu
Chiến lược và Chương trình giáo dục chủ trì, Hà Nội.
20. J.Hallk (2004), Giáo dục và đào tạo ĐH tại Việt Nam quá độ và thách thức
phát triển, Tài liệu giới thiệu về hoạt động hợp tác của Pháp ở Việt Nam, Đại
sứ quán Pháp tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
21. Hội đồng quốc gia giáo dục Việt Nam (2004), “Diễn đàn quốc tế về giáo dục
Việt Nam “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế””, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
22. Phạm Thị Ly, Tài chính cho GDĐH, tài liệu dịch.


23. Nghị Quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm
2005
24. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải
pháp,NXB Tri thức, Hà Nội.
25. Nhiều tác giả (2009), Đổi mới GDĐH Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỷ, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học tháng 12 . 2008 do ĐH Hoa Sen tổ chức, Nxb Văn hóa
Sài Gịn, Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Từ điển kinh tế học hiện đại (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Phát triển GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay và một số chính sách quy định
mới đối với nhà giáo (2006), Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
28. Luật giáo dục và văn bản hướng dẫn thi hành (2000), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
29. Phạm Phụ (2005), Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp
31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục
2005.
32. Trần Anh Tài, Trần Văn Tùng (2009), Liên kết giữa trường ĐH và doanh
nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
33. Ngô Ngọc Thắng (2008), " Thực hiện CCTTđịnh hướng xã hội chủ nghĩa
trong GDĐH ở nước ta hiện nay "Tạp chí cộng sản, 16(160), Tr. 20-25.
34. Lâm Quang Thiệp, Phillip G. Altbach, D. Bruce Johnstone... (2006) Giáo dục
đại học Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục, Hà Nội


35. UNDP (2003), Báo cáo về Phát triển con người
36. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực
hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng
đào tạo đối với giáo dục đại học” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc
hội tại kỳ họp thứ 7.
37. Đặng Ứng Vận (2006), Phát triển GDĐH Việt Nam trong cơ chế thị trường,
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài NCKH do Văn phòng Hội đồng quốc gia giáo
dục chủ trì, Hà Nội.
38. _la_d_ ch
_v_m_t_quan_di_m_mang_tinh_th_i_d_i
39. />/Phat_trien_giao_duc_trong_xu_huong_toan_cau/
40. />_la_hang_hoa/
41. />42. />ChannelID=13
43. htm
44. />45. http://ciecer. org/joomla/index.php? option=com_content&task =view&i
d=139&Itemid=43
46. />47.


/>148 &Itemid=2


48. &id= 222
&Itemid=136
49. />50. />51. /mlfolder. 2006-07-07.9490549875 /noi _dung/
mlfolder.2006-12-21.0795159550/mlfolder.2007-03-20.3710150521/
magazine.2007-03-20.6978590269/view?searchterm=d?ch%20v?%20
giáo%20d?c
52. />11435706
53. />54. ch_v_
m_t_quan_di_m_mang_tinh_th_i_d_i />Tianyon/Inde x.aspx?ArticleID=277369&ChannelID=13
55. />56. />Phat_trien_giao_duc_trong_xu_huong_toan_cau/
57. duc_ la
_ hang_hoa/
58. />


×