Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.03 KB, 21 trang )

Thị trƣờng nhà ở cho công nhân tại các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Thu Trang

Trƣờng Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Ngƣời hƣớng dẫn: TS Trần Đức Hiệp
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trƣờng nhà ở cho thuê. Đánh
giá thực trạng thị trƣờng nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công nghiệp tỉnh
Vĩnh Phúc; bƣớc đầu phát hiện, đƣa ra những vấn đề hạn chế sự phát triển ổn định của thị
trƣờng này. Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển ổn định
thị trƣờng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Keywords: Kinh tế chính trị; Khu công nghiệp; Thị trƣờng nhà ở; Ngƣời lao động


Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta, giai cấp công nhân luôn là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là
giai cấp đại diện cho phƣơng thức sản xuất tiên tiến, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, là lực lƣợng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Qua 20 năm đổi mới, cùng với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giai cấp công nhân nƣớc ta đã có những chuyển biến
quan trọng, tăng nhanh về số lƣợng, đa dạng về cơ cấu, chất lƣợng ngày một nâng cao.
Trong những năm vừa qua, cùng với các chính sách thu hút đầu tƣ, mô hình các Khu Công


nghiệp ngày càng đƣợc phát triển, tính đến nay cả nƣớc đã có 260 KCN đƣợc thành lập, với tổng
diện tích đất tự nhiên 72 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm
khoảng 65%, đạt gần 46 nghìn ha. Có 174 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự
nhiên trên 43.500 ha và 86 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng
cơ bản, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 28.500 ha. Các KCN đƣợc phân bổ trên 57 tỉnh,
thành phố, tập trung chủ yếu ở 3 Vùng Kinh tế trọng điểm, trong đó, Vùng Kinh tế trọng điểm
miền Nam tập trung nhiều KCN nhất, với 124 KCN, chiếm gần 48% tổng số KCN trên cả nƣớc
(riêng tại tỉnh Bình Dƣơng có 28 KCN và 24 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút
khoảng 700.000 ngƣời lao động).
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thủ đô Hà Nội, có
nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, thuận lợi cho việc hình thành và
phát triển các khu công nghiệp. Sau những năm tái lập tỉnh (tách từ tỉnh Vĩnh Phú cũ), Vĩnh
Phúc cùng với cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với quy mô ngày càng
lớn và tốc độ ngày càng tăng. Thực hiện chủ trƣơng của tỉnh là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì hiện nay cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc tỷ lệ
rất khả quan: công nghiệp 60%; dịch vụ 25,24%; nông nghiệp chỉ đạt 14,76%. Trong đó, giá trị
sản xuất công nghiệp đứng thứ 3 miền Bắc và thứ 7 trên cả nƣớc. Hiện nay ở Vĩnh Phúc đã hình
thành 12 khu, cụm công nghiệp thu hút hàng vạn lao động tại chỗ và một phần rất lớn lao động
nhập cƣ từ các tỉnh khác về làm việc trong các khu công nghiệp. Sự gia tăng nhanh về số lƣợng
lao động nhập cƣ đến làm việc tại các khu công nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong
đó nổi cộm là vấn đề nhà ở cho công nhân lao động, một vấn đề khó khăn mà Ban Quản lý các
khu công nghiệp chƣa giải quyết đƣợc. Phần lớn số công nhân làm việc trong các khu công
nghiệp phải thuê nhà trọ bên ngoài, vì vậy làm xuất hiện tồn tại và phát triển thị trƣờng nhà cho
thê xung quanh các khu công nghiệp. Thị trƣờng này góp phần giải quyết vấn đề chỗ ở cho một
bộ phận lớn công nhân từ đó cũng góp phần ổn định nguồn nhân lực cho hoạt động các khu công
nghiệp.
Tuy nhiên hoạt động của thị trƣờng nhà cho thuê này vẫn còn có những diễn biến phức
tạp. Tình trạng tự phát, manh mún trong kinh doanh cho thuê, vấn đề chất lƣợng sống của công
nhân cũng nhƣ gây ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động của chính quyền địa phƣơng và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp.

Việc nghiên cứu về thị trƣờng nhà cho thuê ở tại các khu công nghiệp vừa mang tính thời
sự lại vừa mang tính thực tiễn sâu sắc không chỉ đối với Vĩnh Phúc mà còn có ý nghĩa nhất định
đối với các địa phƣơng khác. Vì vậy, vấn đề “Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu
công nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc” đƣợc chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển
ổn định thị trƣờng nhà cho thuê, đảm bảo cải thiện chỗ ở cho công nhân làm việc thƣờng xuyên
tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trƣờng nhà ở cho thuê
- Đánh giá thực trạng thị trƣờng nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; bƣớc đầu phát hiện, đƣa ra những vấn đề hạn chế sự phát triển ổn định
của thị trƣờng này.
- Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển ổn định thị trƣờng
nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở

1.1 Một số khái niệm liên quan
Nhà ở cho thuê
Khái niệm về nhà ở cho thuê
Nhà ở cho thuê hay còn gọi là nhà ở thƣơng mại, theo Điều 3 của Nghị định
71/2010/NĐ-CP, pháp luật quy định nhƣ sau:
Nhà ở thƣơng mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ xây
dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trƣờng;
Điều 40 Luật nhà ở 2005 có qui định nhà ở thƣơng mại trƣớc hết cần phải tuân thủ
những tiêu chuẩn chung về nhà ở, đồng thời phải tuân thủ những tiêu chuẩn sau: nhà chung cƣ
phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2; nhà ở

riêng lẻ xây dựng liền kề trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không thấp hơn 50m2
và có chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m; nhà biệt thự không đƣợc xây dựng quá ba tầng và
diện tích xây dựng không vƣợt quá 50% diện tích khuôn viên đất.
Thuộc tính của nhà ở cho thuê
Cũng nhƣ tất cả các loại hàng hóa khác, nhà ở cho thuê cũng có hai thuộc tính: giá trị sử
dụng và giá trị
a. Giá trị sử dụng của hàng hóa nhà cho thuê:
Theo lý luận của Mác – Lênin, giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa
nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ngƣời. Bất cứ một loại hàng hóa nào cũng có một hoặc
một vài công dụng nhất định có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của con ngƣời.
Nhà cho thuê với tƣ cách là một hàng hóa, nó đã đáp ứng nhu cầu của ngƣời đi thuê nhà.
Nhà cho thuê có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ dùng để ở, làm cửa hàng, làm
văn phòng, xƣởng sản xuất Mức độ hữu ích của nhà cho thuê còn phụ thuộc vào hai nhân tố cơ
bản:
Thứ nhất nhân tố bên trong là chất lượng nhà cho thuê
Thứ hai: các nhân tố bên ngoài như vị trí của nhà cho thuê, các dịch vụ xung quanh nhà
cho thuê
b. Giá trị của hàng hóa nhà cho thuê
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của ngƣời sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa đó. Lao động hao phí của con ngƣời đã tạo ra giá trị của hàng hóa.
Giá trị của nhà cho thuê cũng đƣợc quyết định bởi sự kết tinh của thời gian lao động xã
hội cần thiết để xây dựng nó.
Một là, nó được kết tinh bởi một lượng lao động vật hóa rất lớn
Hai là, giá trị của nhà ở cho thuê còn phụ thuộc vào giá trị của những yếu tố cấu thành.
Cụ thể là vật tƣ xây dựng nhà nhƣ: xi măng, sắt, thép, cát, gạch
Ba là, giá cả của sức lao động
Đặc điểm của nhà ở cho thuê
Quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà cho thuê tách rời nhau
Nhà ở cho thuê là một hình thức kinh doanh dịch vụ
Thị trường nhà ở cho thuê

Xét theo hình thức của hợp đồng thì thị trƣờng cho thuê nhà ở đƣợc chia thành thị trƣờng
cho thuê lần đầu và thị trƣờng cho thuê lại. Xét theo đối tƣợng tham gia thị trƣờng thỡ cú thị
trƣờng nhà ở cho thuê đối với sinh viên, thị trƣờng nhà ở cho thuê cho ngƣời thu nhập thấp, thị
trƣờng nhà ở cho thuê cho các cặp vợ chồng trẻ, cho ngƣời nƣớc ngoài, Việt kiều,…
1.2 Đặc điểm và vai trò của thị trường nhà ở cho thuê
1.2.1 Đặc điểm của thị trường nhà cho thuê
Đặc điểm nhà ở cho thuê
Thứ nhất, do chi phí xây dựng lớn, giá thành nguyên vật liệu cao nên giá nhà rất đắt.
Thứ hai, nhà ở gắn liền với vị trí không gian nên không thể di chuyển đƣợc, không thể
mang đi mua bán nhƣ các loại hàng hoá khác.
Thứ ba, Nhà ở có tính bền vững, lâu dài. Con ngƣời có thể sống cả cuộc đời trong một
ngôi nhà.
Thứ tƣ, Giá nhà phụ thuộc vào giá đất và mức độ bền vững vật lý, kết cấu, mức thuận
tiện.
Thứ năm, Khi đƣợc pháp luật cho phép mới đƣợc mua bán công khai.
Đặc điểm thị trường nhà ở cho thuê
Thị trƣờng cho thuê nhà ở là một bộ phận cấu thành của thị trƣờng bất động sản do đó
nó cũng chứa đựng một số đặc điểm của thị trƣờng bất động sản.
a. Nhà ở nói chung và nhà ở cho thuê nói riêng là những công trình kiến trúc gắn chặt với
đất đai do vậy nó cố định về vị trí
b. Do đất đai bị giới hạn về diện tích do đó về cơ bản là cung nhà ở cho thuê cũng bị giới
hạn
c. Thị trƣờng nhà ở cho thuê là một bộ phận của thị trƣờng BĐS nờn nó cũng chịu sự
điều tiết của Nhà nƣớc
d. Thị trƣờng nhà ở cho thuê cũng là một loại thị trƣờng không hoàn hảo (thị trƣờng
thông tin không tƣơng xứng)
e. Bất động sản nói chung và nhà ở nói riêng đó là những tài sản có giá trị lớn chính vì
vậy ít ngƣời có đủ khả năng để tham gia vào hoạt động cung nhà ở cho thuê
f. Thị trƣờng nhà ở cho thuê chủ yếu hình thành ở các đô thị, thành phố lớn
1.2.2 Vai trò của thị trường nhà ở cho thuê

Thứ nhất, thị trƣờng nhà ở cho thuê tạo nguồn cung mới, giảm sức ép về cầu, ổn định giá
cả thị trƣờng bất động sản, kích thích nền kinh tế phát triển.
Thứ hai, phát triển thị trƣờng nhà ở cho thuê sẽ hạn chế đƣợc sử dụng lãng phí diện tích
đất dành cho xây dựng.
Thứ ba, đầu tƣ phát triển nhà ở cho thuê trong các chung cƣ cao tầng sẽ góp phần thực
hiện quy hoạch phát triển đô thi.
Thứ tƣ, phát triển thị trƣờng nhà ở cho thuê góp phần ổn định thị trƣờng bất động sản.
Thứ năm, thị trƣờng nhà ở cho thuê phát triển sẽ làm giảm việc xây dựng nhà chất lƣợng
thấp.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nhà ở cho thuê
Sự phát triển kinh tế.
Sự tăng trưởng kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những chính sách của chính phủ.
Quy hoạch phát triển và quá trình đô thị hoá.
Chính sách về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quá trình đô thị hoá
Yếu tố dân số
Quy mô dân số lớn
Tăng dân số cơ học
1.4 Kinh nghiệm phát triển thị trường nhà ở cho thuê
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm của Hà Lan.
Kinh nghiệm của Trung Quốc.
1.4.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam
Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Bài học kinh nghiệm phát triển thị trường nhà ở cho thuê
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN THUÊ TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

2.1 Tổng quan về các khu công nhiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Sự phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm
là đầu tƣ, phát triển mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn. Năm 2010 tỉnh Vĩnh Phúc có
4.500 đến 5.000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đồng bộ. Vĩnh
Phúc đã có chủ trƣơng hƣớng vào phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao nhƣ
ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghệ dệt may, chế biến thực phẩm… trong đó đặc
biệt ƣu tiên thu hút các dự án công nghệ cao.
Hiện nay, Vĩnh Phúc đang tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, đẩy mạnh đa dạng hóa
các hình thức vận động, đổi mới và nâng cao chất lƣợng các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, tăng
cƣờng hoạt động thông tin liên lạc, tuyên truyền chính sách thu hút phát triển công nghiệp chú
trọng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tƣ phối hợp chặt chẽ với các ngành của
tỉnh trong công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, đầu tƣ xây dựng và phát triển hạ tầng
đầy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các khu công nghiệp, tăng cƣờng công tác
quản lý, kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc cho các doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn. Các khu
công nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc đã trở thành điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn
vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trƣởng
công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc, phấn đấu đƣa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Tính đến tháng 11 năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 20 khu công nghiệp đƣợc phê duyệt;
trong đó có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động; gồm có:
2.1.2 Lao động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2.1 Số lao động tại các KCN
Từ năm 2002 trở về trƣớc chỉ thu hút đƣợc khoảng hơn 20.000 công nhân lao động trong
các khu cụm công nghiệp, sau khi thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp năm 2003 đến nay
với chủ trƣơng đúng hƣớng và chính sách ƣu đãi của tỉnh nên đã thu hút số lƣợng dự án đầu tƣ
ngày càng nhiều do đó số lƣợng công nhân cũng tăng lên nhanh chóng. Đến nay số công nhân
làm việc trong tỉnh là 90.000 lao động, trong đó có khoảng 81.200 ngƣời làm việc trong các khu
công nghiệp, khoảng 54.404 lao động của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và 26.797

lao động của các dự án đầu tƣ trong nƣớc (DDI).Theo dự kiến của tỉnh với tốc độ thu hút đầu tƣ
và mở rộng, hình thành các khu công nghiệp các khu công nghiệp mới đến năm 2015 sẽ thu hút
khoảng 20 – 22 vạn lao động.
Số lƣợng công nhân tập trung nhiều nhất ở 4 khu công nghiệp tập trung là khu công
nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Kim Hoa, Khu công nghiệp Quang Minh, Khu công
nghiệp Bình Xuyên.
Biểu đồ 2.1: Tổng số LĐ ở một số KCN tại Vĩnh Phúc


2.1.2.2 Độ tuổi lao động tại các KCN
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ theo độ tuổi lao động tại các KCN Vĩnh Phúc

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Qua biểu đồ ta thấy trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc tỷ lệ lao động trẻ chiếm đại đa
số lao động của tỉnh. Họ là những lao động trẻ, phần lớn chƣa có gia đình.
2.1.2.3 Chất lượng nguồn lao động
Số lƣợng lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết là nông dân sau khi bị
thu hồi đất nông nghiệp, họ đƣợc tạo việc làm trong các khu công nghiệp, do đó trình độ của họ
Tổng số LĐ ở một số KCN tại Vĩnh Phúc
0 20.000 40.000 60.000 80.000
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng số LĐ ở một số
KCN
70%
10%
20%

16 - 30
30 - 35
Trên 35
e
rất thấp chủ yếu là trình độ lao động phổ thông. Trong đó lao động trình độ trung học phổ thông
chiếm 84.9%, trình độ cao đẳng đại học chiếm 9.6%, trung cấp chiếm 5.5%.
Biểu đồ 2.3: Trình độ lao động trong các khu công nghiệp

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2 Thực trạng thị trường nhà ở cho thuê cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2000 đến nay
2.2.1 Cầu về nhà thuê của công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp
Trung bình mỗi năm lao động làm việc tại các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc tăng khoảng
từ 3 – 5%. Vì vậy kéo theo nhu cầu về nhà ở của công nhân cũng ngày càng tăng. Do mục đích
vì lợi nhuận và vốn đầu tƣ cao nên hầu hết các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động vẫn chƣa có
quy hoạch nhà ở cho công nhân, hoặc các dự án xây nhà ở cho công nhân vẫn chƣa đƣợc thực
hiện. Các đối tƣợng có nhu cầu thuê nhà: lao động nhập cƣ, lao động địa phƣơng, chuyên gia
nƣớc ngoài…
Theo số liệu điều tra của Công đoàn các khu công nghiệp Vĩnh Phúc hiện có khoảng 40%
công nhân lao động khu công nghiệp của tỉnh có nhu cầu thuê nhà, tƣơng đƣơng khoảng 32.480
công nhân có nhu cầu thuê nhà ở đề yên tâm làm.
Ngoài ra còn một bộ phận chuyên gia, ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc ở các khu
công nghiệp Vĩnh Phúc do không có nhà ở họ cũng phải thuê nhà để ở.
Bảng 2.3: Nhu cầu về nhà ở của công nhân và người nước ngoài
ĐVT: %
Đối tượng
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Công nhân
55,5
67,7
67,8
72,5
10%
6%
85%
ĐH, CĐ
TC
PTTH
Kỹ sƣ và chuyên gia
nƣớc ngoài
10,3
6,5
7,3
5,2
Nguồn: Số liệu điều tra Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2 Cung về nhà ở cho công nhân thuê ở địa bàn gần các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1.1 Cung nhà ở cho thuê do Nhà nước xây dựng
Nhà ở cho thuê do Nhà nƣớc xây dựng là loại hình nhà ở có chất lƣợng cao nhất trong tất
cả các loại hình nhà ở dành cho công nhân, ngƣời lao động trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất thuê với loại nhà ở này đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhà nƣớc ban hành. Hiện nay
nguồn cung này chiếm phần lớn nhà ở cho thuê trên thị trƣờng. Nhà ở cho thuê thuộc sở hữu nhà
nƣớc là những ngôi nhà sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc hoặc vốn của các công ty thuộc sở hữu
nhà nƣớc xây dựng. Tuy nhiên loại nhà này hầu hết đƣợc xây dựng vào những năm 70, 80 của
thế kỉ trƣớc, do chất lƣợng xây không đƣợc tốt cộng với thời gian sử dụng lâu dài mà lại không
đƣợc duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên nên hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng.
2.2.1.2 Nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng
* Số lượng nhà ở

Nhìn chung, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc do các doanh nghiệp
xây dƣng vẫn chƣa đáp ứng đủ cho công nhân. Mặc dù các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân
KCN và ngƣời có thu nhập thấp đều đƣợc hƣởng các cơ chế, ƣu đãi theo quy định tại Quyết định
số 66/QĐ-TTg và Quyết định số 67/QĐ-TTg, ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhƣ
miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
Bảng 2.4 : Một số dự án nhà ở cho công nhân các KCN ở Vĩnh Phúc
Dự án
Chủ đầu tư
Diện tích
(ha)
Diện tích
sàn (m2)
Chỗ ở
(CN)
Dự án xây dựng nhà ở cho cán
bộ - công nhân tại KCN Bá
Thiện
Công ty TNHH Quản lý
và Phát triển hạ tầng
COMPAL
15
305.000
25.000
Dự án khu nhà ở CN tại KCN
Khai Quang
Công ty CPĐầu tƣ và
Xây dựng Bảo Quân
4,3
40.000
4.000

Dự án khu nhà ở CN Công ty
Honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam
1,2
8.600
1.000
Dự án nhà ở công nhân KCN
Khai Quang
Công ty cổ phần đầu tƣ
CoMa
12,2
205.000
15.000
Tổng

35,7
558.660
45.000
Nguồn: Số liệu điều tra các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc




* Chất lượng nhà ở
Bảng 2.5: Diện tích nhà ở cho một công nhân tại các KCN Vĩnh Phúc
Đơn vị: m
2
/người
Loại nhà
Diện tích

Loại 1
6 - 7
Loại 2
6 - 8
Loại 3
8 - 9
Nguồn: Số liệu điều tra Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.6: Điều kiện điện, nước và xử lý nước thải của
nhà ở cho công nhân
Chỉ tiêu
Mức độ đáp ứng (%)
Có HT xử lý nƣớc thải
80
Dùng nƣớc máy
92
Điện ổn định
87
Nguồn: Số liệu điều tra Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Loại nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng cho công nhân có những điều kiện về hình
thức, cơ sở hạ tầng tƣơng đối tốt, vì các khu nhà ở này thƣờng nằm lân cận các KCN sản xuất
nên những điều kiện về điện, nƣớc, hệ thống nƣớc thải, môi trƣờng cảnh quan xung quanh… đều
đƣợc đảm bảo.
2.2.1.3 Nhà ở do các hộ dân xây dựng
a. Chủng loại nhà ở
Nhà ở cho công nhân thuê ở tỉnh Vĩnh Phúc rất đa dạng có nhiều loại khác nhau do ngƣời
dân tận dụng tối đa mọi điều kiện có thể.
- Loại thứ nhất là nhà trọ dãy
- Loại thứ hai là nhà cũ của gia đình chủ
- Loại thứ ba, tận dụng khoảng không gian không sử dụng hết của nhà để cho thuê
b. Chất lượng nhà ở

Về hình thức
Chỉ tiêu về diện tích nhà ở trên số thành viên sinh sống trong nhà (m
2
/ngƣời) giúp phản
ánh đƣợc chất lƣợng ở của công nhân trong các khu nhà trọ cho thuê. Tỷ lệ này trung bình ở Vĩnh
Phúc mới chỉ xấp xỉ 2.5m
2
/ngƣời, trong khi đó, theo mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nƣớc ta
đến năm 2020 đối mọi ngƣời dân, tỷ lệ này phải đạt đến 15m
2
/ngƣời.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở loại hình nhà ở này rất sơ sài và yếu kém. Sự đáp ứng những
nhu cầu tối thiểu của công nhân nhƣ điện nƣớc còn nhiều hạn chế. Hệ thống điện không đủ sáng,
đặc biệt vào giờ cao điểm thƣờng xảy ra tình trạng thiếu điện. Nƣớc sinh hoạt hàng ngày dùng
nƣớc giếng khoan, hoặc giếng ao làng, dễ gây mất vệ sinh và dịch bệnh.
Nhìn chung, tình hình thực tế xây dựng nhà ở cho công nhân cho thấy rằng hiện nay chất
lƣợng của hình thức nhà do các hộ tƣ nhân xây dựng vẫn chƣa đảm bảo đƣợc điều kiện sống tối
thiểu, điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe của ngƣời công nhân. Do phải sống trong
các khu nhà với chất lƣợng thấp kém nhƣ vậy đã làm cho ngƣời lao động không thể yên tâm sản
xuất, nâng cao tay nghề, không có ý định gắn bó lâu bền với doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến chất
lƣợng của ngƣời lao động và năng suất lao động của doanh nghiệp.
c. Số lượng nhà ở
Hiện nay, ở các Khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc hầu nhƣ không đáp ứng đƣợc nhà ở
cho công nhân, khiến cho hầu hết, một số khu công nghiệp đã có nhà tập thể nhƣng cũng không
đáp ứng đƣợc nhà ở cho công nhân vì giá cho thuê quá cao. Chính vì thế công nhân ở đây đều có
nhu cầu đi thuê nhà. Năm bắt đƣợc nhu cầu đó, các hộ dân ở gần các khu công nghiệp đã xây nhà
ở cho công nhân thuê.
2.2.3 Giá cả nhà ở cho thuê tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.3.1 Cung không đáp ứng nổi cầu dẫn đến giá nhà cho thuê tăng cao

Giá cả nhà cho công nhân KCN thuê rất đa dạng. Nhà cho công nhân thuê càng ở gần khu
trung tâm thì giá càng cao. Giá thuê nhà trung bình trong là 130.000-160.000 đồng/ngƣời/tháng,
thấp nhất là những nhà cho thuê cách xa đô thị trung bình từ 130 – 120.000 đồng/ngƣời/tháng.
Càng xa các trung tâm, giá thuê phòng trọ của công nhân càng giảm. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp ở xa trung tâm thƣờng trả lƣơng công nhân không cao.
2.2.3.2 Giá nhà cho công nhân thuê ở mức cao so với thu nhập
Bảng 2.10: Giá tiền thuê nhà của Vĩnh Phúc so với một số tỉnh thành
Đơn vị: đồng/ngƣời/tháng
Tỉnh, thành phố
Nhà ở của DN
Nhà ở của công ty KD
nhà
Tiền thuê nhà/
thu nhập
TP Hồ Chí Minh
160.000-180.000
180.000-270.000
16%
TP Đà Nẵng
130.000-180.000
160.000-190.000
12%
Tỉnh Cần Thơ
140.000-160.000
150.000-160.000
11%
Tỉnh Bình Dƣơng
130.000-160.000
120.000-180.000
14%

Tỉnh Vĩnh Phúc
130.000-140.000
130.000-160.000
12%
Nguồn: www.horea.org.vn
Giá thuê nhà ở của công nhân bao gồm các khoản nhƣ: trả tiền nhà ở, tiền điện, nƣớc, tiền
vệ sinh, tiền an ninh… Giá nhà ở cho công nhân ở các Khu công nghiệp cao, đều có những ảnh
hƣởng trực tiếp đến đời sống của họ cả về vật chất và tinh thần.
Trong thời gian qua, cung về nhà ở cho công nhân các KCN còn hạn chế và kém xa so
với cầu đang ngày càng tăng dẫn đến giá thuê nhà tăng. Trong khi đó, mức lƣơng tối thiểu luôn
đƣợc duy trì ở một mức ổn định, thu nhập của công nhân không đƣợc cải thiện vì vậy tiền thuê
nhà trở thành một gánh nặng đối với mỗi công nhân trong các KCN. Ngoài nguyên nhân trên, giá
nhà ở cho công nhân cao là do chi phí đầu tƣ cho quỹ đất cao, đặc biệt là các đô thị đặc biệt, đô
thị loại I thì vấn đề quỹ đất còn nhiều nhiêu khê trong giải phóng mặt bằng nên đẩy giá đất lên
rất cao. Trong khi đó, doanh nghiệp các KCN lại không đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của nhà nƣớc
về các chính sách thuế, lãi suất… Đó là một số trong nhiều nguyên nhân cơ bản làm cho giá nhà
ở luôn là một gánh nặng đối với công nhân các KCN.
Ở các KCN tại tỉnh Vĩnh Phúc, thì giá thuê nhà vẫn luôn là mối quan tâm đặc biệt là đối
với các công nhân trẻ. Đặc biệt là với ngƣời lao động nhập cƣ, họ còn phải trang trải thêm nhiều
chi phí khác nhƣ: tiền thuê nhà ở, tiền ăn, tiền điện, tiền nƣớc, tiền vệ sinh, tiền xe cộ đi lại…
chƣa kể đến các chi phí nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, học tập.
Với thu nhập còn thấp, ngƣời công nhân phải chi phí rất nhiều khoản trong cuộc sống. Họ
chủ yếu là những lao động trẻ tuổi, với số thu nhập ít ỏi học còn phải gửi về quê phụ giúp gia
đình, tích lũy cho tƣơng lai… vì vậy ngƣời công nhân ở đây chỉ dành ra từ 15 – 20% thu nhập để
trả tiền thuê nhà. Trong khi giá cả nhà ở cho thuê lại phụ thuộc vào quy luật cung – cầu, giá cả
của nó biến động phụ thuộc vào thị trƣờng, khả năng cung cấp nhà và cầu thuê nhà của ngƣời
công nhân. Khi lƣợng cầu thuê nhà rất lớn, đặc biệt là trong những thời kỳ các nhà máy đồng loạt
tuyển thêm lao động thì nhiều công nhân chịu thêm sức ép từ việc tăng giá thuê nhà của những
ngƣời dân có nhà cho thuê, làm cho cuộc sống của họ càng thêm khó khăn.
2.2.4 Vai trò của Nhà nước trong thị trường nhà ở cho công nhân thuê các KCN tại Vĩnh

Phúc
Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong thị trƣờng nhà ở cho công nhân thuê, là một nhân tố
có ảnh hƣởng đến thị trƣờng. Nhà nƣớc phải đƣa ra những chính sách hợp lý nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp trong quá trình đầu tƣ và xây dựng. Nhà nƣớc với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội
của mình trong lĩnh vực nhà ở cho thuê đã đƣa ra những ƣu đãi nhất định cho các nhà đầu tƣ để
thu hút đầu tƣ. Nhƣ vấn đề là phải tạo lập quỹ nhà cho thuê để có thị trƣờng thực sự.
Phát triển thị trƣờng nhà cho thuê sẽ tạo điều kiện để nguồn tiền trong dân cƣ có thể đƣợc
đƣa vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác tạo ra của cải vật chất. Nhƣ vậy nhà nƣớc sẽ hạn chế
đƣợc tình trạng đầu cơ nhà đất và góp phần nâng cao chất lƣợng công trình xây dựng vì khi xây
nhà cho thuê, chủ đầu tƣ còn phải giữ chất lƣợng công trình của chính mình trong những giai
đoạn tiếp theo thay vì hết trách nhiệm sau khi đã bán cho ngƣời sử dụng hoặc bàn giao cho nhà
nƣớc nhƣ hiện nay. Ngƣời lao động tuỳ theo thu nhập của mình có thể dễ dàng lựa chọn đƣợc
chỗ ở ổn định với giá cả hợp lý. Và cái lớn nhất là thị trƣờng nhà ở sẽ đƣợc điều tiết. Các doanh
nghiệp đầu tƣ chƣa chủ động đƣợc do cơ chế của Nhà nƣớc và vốn đầu tƣ quá lớn. Nhà nƣớc
chƣa có các cơ chế ƣu đãi cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực này (nhƣ
chính sách về đất đai, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, các khoản phí, lệ phí.v.v.…). Nhƣ vậy Nhà
nƣớc và các doanh nghiệp phải có sự hợp tác và hỗ trợ phù hợp vừa tạo ra lợi nhuận cho phía
doanh nghiệp vừa giúp Nhà nƣớc giải quyết tốt chính sách xã hội.
Sau 15 tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển cao về công nghiệp đô thị và dịch vụ,
góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác quy hoạch, quản lý, sử
dụng đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần tích cực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của tỉnh. Trong công tác quản lý thị trƣờng bất động sản, trong đó có thị trƣờng nhà ở cho công
nhân các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về đất đai, nhà ở nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể và nhân dân. Đặc biệt chú ý trình tự về thu hồi đất, điều kiện đƣợc chuyển nhƣợng đất
nông nghiệp, đất rừng và thẩm quyền cho phép chuyển nhƣợng, khai thác đất, hạ cốt theo đúng
quy định.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cũng tập trung tăng cƣờng công tác xử lý các hành vi vi phạm
trong quản lý sử dụng đất đai, quản lý nhà ở cho công nhân. Tổ chức tổng kiểm tra tình hình
quản lý sử dụng đất, sử dụng nhà ở của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời

đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời những hành vi lấn chiếm làm nhà trái phép,
chuyển nhƣợng, chuyển đổi mục đích, khai thác tài nguyên đất trái phép.
Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh cải cách hành chính theo hƣớng bãi bỏ các thủ tục không cần
thiết và rút ngắn thời gian thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời gian không
quá 25 ngày (cấp mới), 10 ngày làm việc (cấp đổi) kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với hộ gia đình cá
nhân. Hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản cho các tổ
chức, doanh nghiệp đã đƣợc giao đất. Đặc biệt triển khai và thực hiện nhanh việc cắm mốc chỉ
giới cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, vƣờn quốc gia. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với việc chuyển nhƣợng sử
dụng đất nông nghiệp, đất ruộng sản xuất và chuyển mục đích sử dụng đất. Thị trƣờng nhà ở cho
công nhân thuê ở các KCN tại Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây, trong các chính sách của tỉnh
cũng đã có sự định hƣớng về phát triển thị trƣờng nhà ở cho công nhân ở các KCN thông qua các
chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm.
Tuy nhiên trong thị trƣờng nhà ở cho công nhân mà nguồn cung là các hộ dân thì vai trò
quản lý Nhà nƣớc của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc còn rất lỏng lẻo, ngƣời thuê nhà tự ý, thậm trí
còn cản trở cơ quan thực thi quản lý. Mấy năm gần đây đã hình thành một thị trƣờng “ngầm”
hoạt động về nhà ở nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nƣớc đã tạo ra cho thị trƣờng cơn sốt nhà ở
giả tạo làm cho tình trạng nhà ở càng trở nên lộn xộn không quản lý đƣợc. Việc xuất hiện các
khu vực nhà ở bấp hợp pháp từ khu nhà ở “ổ chuột” tới cả khu nhà ở cao tầng, nhà xây dựng
không giấy phép đang là hiện tƣợng phổ biến hiện nay. Có những ngôi nhà, công trình sau khi bị
xử lý, xử phạt hành chính vẫn tiệp tục cho xây dựng hoàn thiện và đƣa vào sử dụng.
2.3 Những tồn tại, hạn chế về thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh
Vĩnh Phúc
2.3.1Những tồn tại và hạn chế
- Nhà ở do dân tự xây, do doanh nghiệp KCN, do công ty KD nhà ở và các tổ chức là ba
loại nhà chính đáp ứng nhu cầu của công nhân hiện nay. Ở Vĩnh Phúc Nhà ở cho đối tƣợng lao
động này đƣợc nhiều thành phần xã hội tham gia đầu tƣ, xây dựng nhƣng số lƣợng hiện nay thì
chỉ nhƣ “muối bỏ bể” so với nhu cầu ngày càng tăng cao của công nhân.
- Nhà ở cho công nhân KCN đều đƣợc chính quyền địa phƣơng và các doanh nghiệp
KCN quan tâm nên hai loại nhà do các tổ chức này xây dựng đều đƣợc đảm bảo về chất lƣợng để

thoả mãn những nhu cầu cơ bản của ngƣời lao động. Tuy nhiên, hầu hết công nhân hiện nay đang
sống ở những nhà cho thuê do dân xây dựng nên tình trạng chung là chất lƣợng nhà ở rất yếu
kém cả hình thức lẫn cơ sở hạ tầng cơ bản.
- Thực tế về nhà ở cho công nhân phản ánh tình trạng cung không cõng nổi cầu làm cho
giá thuê nhà cao hơn giá trị thực tế của nó. Ngoài ra, giá cả ngày càng tăng, giá cho thuê nhà
cũng tăng theo, trong khi đó lƣơng của ngƣời công nhân thì vẫn giữ nguyên hoặc rất chậm thay
đổi. Chính vì vậy, dành một phần tiền để lo “an cƣ” luôn là một gánh nặng, một nỗi lo đối với
lao động ngoại tỉnh.
- Sự phân bố nhà ở cho công nhân các KCN cũng lộn xộn, tự phát, khó quản lý nhƣ loại
nhà do “dân lập” cho công nhân thuê vì đại đa số ngƣời công nhân lao động ngoại tỉnh đều ở loại
nhà đó. Địa điểm lý tƣởng theo nguyện vọng ngƣời lao động, đối với công nhân hầu hết là
“không tƣởng”, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ những ngƣời may mắn mới đƣợc thực sự “an cƣ” tại đó.
Về khả năng tiếp cận, sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng còn yếu kém là tình trạng chung của nhà ở
cho công nhân.
- Đầu tƣ chăm lo cho đời sống công nhân chính là tái đầu tƣ sản xuất, phục vụ nhân tố
con ngƣời, không chỉ đời sống vật chất mà cả tinh thần cũng cần đƣợc cải thiện. Hiện nay, họ
phải chịu thiệt thòi lớn về đời sống văn hoá tinh thần.
- Đại đa số ngƣời công nhân có thu nhập thấp, chủ yếu xuất phát từ nông thôn nên tích
lũy ban đầu của ngƣời công nhân là không có, vì vậy họ phải chọn những ngôi nhà giá rẻ để phù
hợp với mức thu nhập của họ và để trang trải cuộc sống. Nhà cho công nhân thuê tại các khu
công nghiệp là nhà dành cho ngƣời có thu nhập thấp. Vì vậy, xung quanh các khu công nghiệp
loại nhà trọ tạm bợ vẫn là loại nhà thu hút đƣợc sự quan tâm của những ngƣời công nhân. Từ đó
dẫn đến cung nhà cho thuê tạm bợ mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
về nhà ở của công nhân tại các khu công nghiệp tập trung. Nhà trọ tƣ nhân do ngƣời dân xung
quanh các khu công nghiệp tự phát xây dựng cho công nhân thuê tạm bợ không theo quy hoạch,
hầu hết không đảm bảo điều kiện vệ sinh, môi trƣờng sống, không đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh
hoạt tối thiểu của ngƣời lao động từ đó ảnh hƣởng đến sức khỏe, tinh thần của ngƣời công nhân.
2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
2.3.2.1 Từ phía Nhà nước
a. Công tác quản lý Nhà Nƣớc trong phát triển KCN ở Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế

- Chính sách pháp luật còn nhiều bất cập
- Chính sách tiền lƣơng
- Thủ tục hành chính còn phiền hà
b. Công tác quy hoạch và phát triển các KCN còn bất cập
c. Sự quản lý của chính quyền địa phƣơng
2.3.2.2 Từ phía Ban quản lý KCN và các doanh nghiệp
a. Về mặt nhận thức
b. Cạnh tranh về giá
2.3.2.3 Từ phía bản thân người lao động
2.3.2.4 Các nguyên nhân khác
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN THUÊ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
3.1 Quan điểm cơ bản về phát triển thị trường nhà ở cho công nhân thuê xung quanh các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường nhà ở cho công nhân thuê tại các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1 Nhóm giải pháp tác động vào cung nhà ở cho công nhân thuê
3.2.1.1 Giải pháp về quy hoạch
3.2.1.2 Giải pháp kiến trúc
3.2.1.3 Giải pháp về vốn
- Đối với vốn ngân sách Nhà nước:
- Đối với vốn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác.
3.2.1.4 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhà ở cho công nhân
3.2.2 Nhóm giải pháp tác động về cầu thuê nhà của công nhân các khu công nghiệp
3.2.3 Nhóm giải pháp tác động vào giá cả nhà ở cho thuê tại các khu công nghiệp
3.2.3.1 Giảm chi phí về giá đất
3.2.3.2 Giảm chi phí về vốn của doanh nghiệp
3.2.3.4 Giảm các chi phí trung gian
3.2.3.5 Tăng khả năng thanh toán của công nhân
3.2.4 Nhóm giải pháp tác động đến vai trò điều tiết thị trường nhà ở cho công nhân thuê của

các cơ quan chức năng
3.2.5 Một số giải pháp khác
3.2.5.1 Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề nhà ở cho người lao động
3.2.5.2 Xã hội hóa việc bảo đảm nhà ở cho người lao động
3.2.5.3 Rà soát, bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp
3.2.5.4 Quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Thị trƣờng nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp là một bộ phận của thị
trƣờng bất động sản. Nhà ở là nhu cầu thiết yếu trong quá trình sống và làm việc của ngƣời lao
động. Thế nhƣng trong thực tế khi phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã không
chú trọng việc xây dựng nhà ở cho công nhân, đặc biệt là những ngƣời công nhân ngoại tỉnh.
Tỉnh Vĩnh Phúc và Ban quản lý các khu công nghiệp đã bỏ ngỏ thị trƣờng này để phát triển một
cách tự phát, nhà ở chủ yếu đƣợc cung ứng bởi ngƣời dân xung quanh các khu công nghiệp.
Ngƣời lao động nhập cƣ phải tự đi thuê nhà của ngƣời dân xung quanh các khu công nghiệp để
ở.
Nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hình thành và phát
triển tự phát, vì vậy chất lƣợng nhà không đảm bảo, không có các khu nghỉ ngơi giải trí cho
ngƣời lao động sau ngày làm việc vất vả. Thêm vào đó, địa phƣơng cũng chƣa quản lý chặt thị
trƣờng này nên giá cả cũng không ổn định, đồng thời an ninh ở đây không đƣợc đảm bảo. Điều
đó đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và chất lƣợng lao động của ngƣời công
nhân.
Nhận thấy tầm quan trọng của nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, chính quyền
tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có chủ trƣơng xây dựng nhà ở cho
công nhân nhƣng chính sách này hiện nay thực hiện vẫn còn chậm và hiệu quả chƣa cao. Chính
sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp là chủ trƣơng đúng đắn của Chính phủ trong
việc thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, song song với phát triển kinh tế, cải thiện đời
sống của ngƣời dân. Chủ trƣơng này đã và đang nhận đƣợc sự ủng hộ tích cực từ phía ngƣời lao
động, các cấp chính quyền và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khải thực hiện, các
đơn vị liên quan từng bƣớc hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đảm bảo công khai, minh bạch,
tạo thuận lợi cao nhất cho ngƣời lao động. Tiếp tục phát huy tốc độ phát triển nhà ở cho công

nhân tại các khu công nghiệp hiện nay với nhiều hơn nữa các dự án sẽ tạo đƣợc sự cạnh tranh và
phát triển lành mạnh cho thị trƣờng này. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp đặt ra để đảm bảo
ổn định và phát triển nhà ở cho công nhân thuê, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời công
nhân thuê nhà, có nhƣ vậy mới đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển của các khu công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc.

References
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2005), Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công
nghiệp đến 2010 và tầm nhìn 2020.
2. Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 17/2006 – BXD ngày 7/6/2006 về tiêu chuẩn nhà
ở.
3. Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 20/BXD ngày 7/6/2006 về tiêu chuẩn nhà ở
(phòng ở) cho công nhân thuê.
4. Thái Bá Cẩn và Trần Nguyên Nam (2003), Thị trường bất động sản – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. Chính phủ (2001), Nghị định số 71 NĐ – CP về xây nhà cho người có thu nhập thấp,
công nhân lao động.
6. Công Đoàn Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo thực
trạng về đời sống của công nhân lao động trong các khu công nghiệp.
7. Công ty Kinh doanh nhà số I (2003), Báo cáo tham luận tình hình quản lý nhà cho
thuê, Hà Nội.
8. Công ty kinh doanh nhà số I Hà Nội (2003), Báo cáo tham luận tình hình quản lý nhà
cho thuê. Những tồn tại và vướng mắc trong quản lý, đề xuất biện pháp giải quyết (Hà Nội,
25/2/2005)
9. Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính (2002), Đề án quản lý và phát triển thị trường bất
động sản ở Việt Nam.
10. Cung – cầu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp ở Hà Nội hiện nay – Luận văn
thạc sĩ kinh tế của Phạm Xuân Đức năm 2006
11. Dịch vụ cho thuê nhà trên địa bàn quận Ba Đình, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Hồ
Trọng Tuấn năm 2006

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15. Nguyễn Đình Hƣơng (2006), Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ n ghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
16. Trần Hồng Kỳ (2006), “Lao động tại các khu công nghiệp khu chế xuất và vấn đề di
chuyển lao động”, Tạp chí Kinh tế dự báo
18. Nguyễn Mạnh Hùng (2004): Quy hoạch, chiến lƣợc phát triển ngành, chƣơng trình ƣu
tiên trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến 2010 và định hƣớng 2020 và hệ
thống văn bản pháp quy hƣớng dẫn thực hiện, Nxb Thống kê.
18. Những văn bản hướng dẫn mới về quyền sử dụng đất đai (2002), Nxb Lao động – Xã
hội, Hà Nội
19. Phạm Đức Phong (2000), Cơ sở khoa học và giải pháp hình thành và phát triển thị
trường bất động sản ở Việt Nam.
20. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật lao động, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Nhà ở, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội
22. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Đất đai, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
23. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư, triển khai dự án và phát
triển các khu, cụm công nghiệp 2007 và nhiệm vụ 2008
23. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư, triển khai dự án và phát
triển các khu, cụm công nghiệp trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
24. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư, triển khai dự án và phát
triển các khu, cụm công nghiệp trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
24. Ủy ban Các vấn đề về xã hội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam (2006), Nhà ở cho người
ngoại tỉnh đến làm việc tại các khu đô thị và khu công nghiệp – Hiện trạng và giải pháp, Tham

luận Hội thảo.
25. Đàm Hải Vân (2004), Phát triển thị trường bất động sản chú trọng nhà đất thuộc khu
vực đô thị, Thời báo kinh tế Việt Nam
26. Thị trường nhà ở trên địa bàn Hà Nội hiện nay – Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn
Trọng Tuấn năm 2006
27. Tổng cục thống kê, quỹ dân số Liên hợp quốc (11/2006): Điều tra di cƣu Việt Nam
2004. chất lƣợng cuộc sống của ngƣời di cƣ ở Việt Nam
28. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2001), Quy hoạch phát triển tỉnh Vĩnh Phúc 2001 – 2010, Đề
án.
29. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2007): Cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ
của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất – Đề tài cấp Bộ




×