Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và vấn đề phát triển bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.08 KB, 7 trang )

Luận văn Thạc sỹ KTCT: KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐTTTNN VÀ
VẤN ĐỀ

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và
vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam

Cao Thị Lệ

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60.31.01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) và sự phát triển bền vững. Phân tích, xác lập hệ thống các
yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững, làm rõ vai trò của khu vực có vốn ĐTTTNN
đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Khảo sát kinh nghiệm quốc tế về hoạt
động ĐTTTNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Tập trung phân tích thực trạng
hoạt động của khu vực có vốn ĐTTTNN từ năm 1987 tới nay, đánh giá tác động tích
cực, tiêu cực của khu vực này tới sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường
ở Việt Nam. Nêu lên một hệ thống giải pháp như nhóm giải pháp về quy hoạch, về
luật pháp, chính sách; nhóm giải pháp về đầu tư và xúc tiến đầu tư; về lao động tiền
lương; về hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với
ĐTTTNN nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực ĐTTTNN, gắn với thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững của nước ta

Keywords: Khu vực kinh tế; Phát triển bền vững; Việt Nam; Đầu tư nước ngoài

Content
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế, với địa vị pháp lý đã được xác định,
khu vực có vốn ĐTTTNN đã và đang khẳng định vị trí của mình. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X đã khẳng định “Các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN là một bộ phận quan trọng của nền
kinh tế Việt Nam”.
Hai mươi năm qua, khu vực kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có
những tác động tích cực đến quá trình phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính
đến cuối năm 2007, kinh tế có vốn ĐTTTNN chiếm 17% GDP; Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc hỗ trợ nâng cao số lượng và chất
lượng dịch vụ thông qua đầu tư trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua đóng góp ngân sách.
Thực tế cho thấy đóng góp ngân sách của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, góp phần
đưa mức chi cho y tế, giáo dục, bảo hiểm và an sinh xã hội lên tới 30% tổng chi ngân sách.
Luận văn Thạc sỹ KTCT: KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐTTTNN VÀ
VẤN ĐỀ



2
Ngoài ra, nguồn vốn ĐTTTNN đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát
triển xã hội của Việt Nam thông qua việc tăng thu nhập, giảm đói nghèo, tạo thêm công ăn
việc làm và nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là trang bị những kỹ năng công nghệ quản
lý mới; hỗ trợ tiếp cận thị trường và hội nhập kinh tế thế giới góp phần phần thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững kinh tế -xã hội của Việt Nam.
Về lâu dài, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn là một nguồn vốn đầu tư
quan trọng đối với nền kinh tế nước ta nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế
và xã hội. Thực tế, thời gian qua ĐTNN chủ yếu vào những ngành có ưu thế về lao động và
thị trường như dệt may, da giầy, xe máy, du lịch … phù hợp với chính sách khuyến khích
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng hàm lượng giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng
ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhờ vào sự ổn định chính trị xã hội và chính sách hấp
dẫn thu hút đầu tư, nước ta đã đạt được mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về con số

đăng ký.
Tuy nhiên, xét từ góc độ phát triển bền vững, bên cạnh những kết quả đạt được, sự
phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phát sinh nhiều vấn đề bất
cập, cần phải khắc phục. Đó là: đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm trầm trọng thêm
chênh lệnh giữa các nhóm thu nhập, giữa các vùng miền, làm tăng tính không bền vững của
hoạt động xoá đói giảm nghèo; hoạt động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài cũng chứa đựng những bất lợi tiềm tàng về môi trường sinh thái, chủ yếu ở ba lĩnh vực:
ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và đang dạng sinh học, .v.v.
(Khi luận văn này chuẩn bị hoàn thành, những “sự kiện” Vinashin chôn chất thải rắn
ngay khu dân cư, Vedan hàng chục năm liền đổ trực tiếp nước thải làm “chết” sông Thị Vải
… đang gây bức xúc dư luận và làm “nóng” diễn đàn Quốc hội Khoá XII và các cơ quan có
trách nhiệm - vừa lo ảnh hưởng xấu đến thu hút đầu tư, thất thu ngân sách, vừa không thể làm
ngơ trước sự huỷ hoại môi trường - vẫn đang lúng túng tìm biện pháp xử lý).
Đứng trước đòi hỏi đó, cần có một nghiên cứu để làm rõ mối tương quan giữa phát
triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc thực hiện các trách nhiệm xã
hội nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững của quốc gia. Tác động tương hỗ này hoặc là
sẽ thu hút thêm đầu tư hoặc là sẽ cản trở đầu tư, khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài dịch
chuyển sang quốc gia khác. Đây chính là bài toán được đặt ra đối với các cơ quan quản lý
nhà nước. Ngưỡng nào là đủ để nới rộng các chính sách và yêu cầu nhằm thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững thay vì thực hiện việc đặt ra các yêu cầu cao sẽ hạn chế đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài. Ngoài những phần phải “đánh đổi” đó, đề tài tập trung phân tích để thấy những
ảnh hưởng tích cực cùng chiều thay vì ngược chiều giữa thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài
với phát triển bền vững ở Việt Nam. Với ý nghĩa đó, vấn đề “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam” được chọn làm đề tài Luận
văn Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu:
Luận văn Thạc sỹ KTCT: KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐTTTNN VÀ
VẤN ĐỀ




3
Nghiên cứu về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cũng
như tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đã được nhiều tổ
chức và các học giả thực hiện. Một số công bố như:
- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Tấn Vinh / TC Khoa học Chính trị ; 2005/Số 1. 36-43.
- Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục Việt Nam: Thiếu tầm nhìn xa.
Nguyễn Hữu Hiểu / Tài chính, 2006/Số 11 . 13-15, 18
- FDI trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Đặng Đức Long / TC Nghiên cứu Châu
Phi & Trung Đông, 2006/Số 3 . 47-54
- Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực hiện các dự án FDI tại
Việt Nam. Nguyễn Thị Hường / TC Kinh tế & phát triển, 2006/Số 111. 16-18, 22
- Triển khai các dự án FDI tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp.
Bùi Huy Nhượng / TC Kinh tế & phát triển, 2005/Số 100 . 18-22
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam.
Nguyễn Hồng Sơn / Những vấn đề Kinh tế Thế giới ; 2006/Số 6 . 3-12
- Xu hướng chuyển dịch luồng vốn FDI và cơ hội của Việt Nam.
Nguyễn Thị Lan / TC Thuế Nhà nước ; 2005/Số 14 (volume 2 số 10) . 32-38
- Tác động của FDI với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam. Nguyễn Xuân Thắng / TC Kinh tế & phát triển; 2006/Số 106 . 54-56
- Dự báo xu thế và triển vọng ĐTNN trực tiếp toàn cầu. TC
Tri thức và Phát triển - 2006/Số 45/
- Thực trạng và giải pháp phân bổ FDI theo cơ cấu vùng kinh tế ở Việt Nam. Trần Lan
Hương / Những vấn đề kinh tế thế giới - 2005/Số 1 . 61-68
- Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Lê Thế Giới / TC Kinh tế và phát triển - 2004/Số 86 . 8-10
Những nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung đánh giá, phân tích hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN tại Việt Nam, phân tích luồng vốn nước ngoài dịch chuyển
vào Việt Nam và dự báo triển vọng trong tương lai trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm

tăng cường thu hút FDI…Nghiên cứu một cách cụ thể vai trò và ảnh hưởng của khu vực kinh
tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển bền vững đòi hỏi cần phân tích sâu hơn
về trách nhiệm xã hội được các doanh nghiệp này thực hiện nhằm điều tiết hoạt động kinh tế
theo hướng đảm bảo xã hội phát triển và các chính sách định hướng cho các hoạt động của
doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu chung của phát triển bền vững. Các trách nhiệm
này được hình thành trong các văn bản pháp quy và hệ thống các quy tắc ứng xử của cộng
đồng doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam cần
phải có chính sách phù hợp để hài hoà giữa lợi ích của các nhà đầu tư và trách nhiệm xã hội
Luận văn Thạc sỹ KTCT: KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐTTTNN VÀ
VẤN ĐỀ



4
của họ. Các chính sách một mặt phải hỗ trợ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, mặt khác phải
duy trì ổn dịnh và hiệu quả, giảm thiểu phát sinh những vấn đề xã hội và phát triển kinh tế
theo hướng thân thiện với môi trường. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản
nhằm giải quyết những bất cập làm ảnh hướng tới sự phát triển bền vững liên quan tới khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng tác động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự
phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống giải pháp để hài hòa giữa phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong
những năm tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích và xác lập hệ thống các yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia;
- Làm rõ vai trò của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển

bền vững của mỗi quốc gia;
- Khảo sát kinh nghiệm quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với mục
tiêu phát triển bền vững;
- Phân tích thực trạng hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài; đánh giá tác
động tích cực, tiêu cực của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển bền
vững ở Việt Nam;
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực đầu tư trực tiếp
nước ngoài gắn với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong những năm
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động của khu vực kinh tế có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó tới mục tiêu phát tiển bền vững về
kinh tế và xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hình thành và phát triển ở Việt
Nam từ năm 1987, khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để có được bức
tranh tổng thể tác động của khu vực có vốn ĐTTTNN tới vấn đề phát triển bền vững ở Việt
Nam, đề tài được xem xét, khảo sát, đánh giá trong cả giai đoạn phát triển từ năm 1987 đến
nay và định hướng đến một số năm tới.
Luận văn Thạc sỹ KTCT: KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐTTTNN VÀ
VẤN ĐỀ



5
Liên quan tới vấn đề này, luận văn cũng nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế về hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển bền vững nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận cơ bản của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài cũng kết hợp vận dụng các phương pháp cụ thể như phân tích và
tổng hợp, phân tích hệ thống, phân tích thống kê, khảo sát các kết quả điều tra.
Quá trình thực hiện đề tài cũng sẽ kế thừa các công trình khoa học nghiên cứu về đánh
giá tác động của khu vực có vốn ĐTTTNN tại Việt Nam, vai trò quản lý của nhà nước đối với
hoạt động của khu vực kinh tế này.
6. Đóng góp mới của luận văn:
- Làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận về tác động của khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến phát triển bền vững.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới
góc độ phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Phân tích nguyên nhân của
những hạn chế, bất cập trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng tới sự
phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời gian qua.
- Đề xuất hệ thống giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài gắn với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3
chương, bao gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và sự phát triển bền vững
- Chương 2: Tác động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát
triển vững ở Việt Nam
- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát huy vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài với thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

Luận văn Thạc sỹ KTCT: KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐTTTNN VÀ
VẤN ĐỀ


References
Tiếng Việt:


1. TS. Lê Xuân Bá, (2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam”- Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. PGS.TS Đỗ Đức Bình, (2005) “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam”-
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Lao động – TB & XH. Kết quả điều tra mức sống 1997-1998 và 2003. NXB Lao
động.
4. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (2004) “Định hướng chiến
lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Webst
Chinhphu.vn.
5. Bạch Thụ Cường, (2002) “Bàn về cạnh tranh toàn cầu”, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, “Đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia ở
các nước đang phát triển”- Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. TSKH Phan Xuân Dũng, (2004), “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam-Thực trạng và
giải pháp” - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đảng Lần thứ VII, VIII, IX, X. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia.
9. Đặng Thị Thu Hoài, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, “Ô nhiễm chất thải gây từ các doanh
nghiệp ĐTTTNN” - Tạp chí Bảo vệ Môi trường, số 12/2002.
10. Nguyễn Hữu Hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề lao động Việt Nam / Tạp
chí Nghiên cứu Tài chính kế toán – Học viện Tài chính (Số 2/2002).
11. TS. Nguyễn Thị Bích Hường, “Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế”- Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2005.
12. PGS.TS Trần Quang Lâm, TS An Như Hải, (2006), “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
ở Việt Nam hiện nay”- Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. T.S Hoàng Thị Bích Loan, “Các công ty xuyên quốc gia với vai trò tạo việc làm ở các
nước đang phát triển” - T/c Kinh tế & Dự báo, Số 1/2005.
14. Võ Đại Lược: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế – Trung tâm khoa học
– xã hội và Nhân văn quốc gia – Viện Kinh tế Thế giới 1997
15. Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược, (2005), “Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam

hiện nay”, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
16. Nguyễn Minh Phong – Nguyễn Thị Kim Nhã: Các động lực và nhân tố chủ yếu tác
động tới thu hút FDI trên thế giới - Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán – Trường
đại học Tài chính – kế toán Hà Nội, Số 56/2001
17. Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Thế Giới, Thời báo Kinh tế Việt Nam 2001-2002; 2002 -
2003; 2003-2004; 2005-2006; 2006-2007; 2007-2008.
Luận văn Thạc sỹ KTCT: KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐTTTNN VÀ
VẤN ĐỀ


7
18. Nguyễn Văn Thanh, (2003), “Những mảng tối của toàn cầu hoá”, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Khắc Thân, (1992), “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh
tế các nước ASEAN”, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
20. Nguyễn Xuân Thiên, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp -
Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 1/2001
21. Trần Xuân Tùng, (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam-Thực trạng và giải
pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Tổng cục Thống kê – Niên giám Thống kê 2007
23. Nguyễn Trọng Xuân; "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999" -
Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới (số 2/2000).
Tiếng Anh:
24. Professor Pan Haixiao, Dr. Zhuo Jian and Dr. Liu Bing
25. Department of Urban Planning, Tongji UniversityMobility for Development -
Shanghai Case Study, 14 November 2007
26. 11 Mark Diesendorf, China’s Greenhouse Response An edited version of this article
was published in Canberra Times, 12 July 2001
27. 12. Prof.Yang Qiquan, Sustainable Development S&T Projects and Policy in China
National Research Center for Science and Technology for Development (China) 2001

28. C.J.M. Musters, W.J. ter Keurs Environmental Biology, Institute for Evolutionary and
Ecological Sciences, University of Leiden, P.O. Box 9516, 2300 RA Leiden,
Netherlands, Received 1 May 1995; accepted 7 September 1995

Các trang web:
29.
30.
31. ,
32. ,
33. ,
34. ,
35. tNamNet
36. …

×