Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.29 KB, 10 trang )

Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Nguyễn Tiến Trí

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lao động, việc làm
và giải quyết việc làm cho người nông dân bị THĐ. Đúc rút kinh nghiệm về giải quyết
việc làm ở một số địa phương có thể áp dụng cho huyện Hoài Đức. Phân tích và đánh
giá thực trạng công tác giải quyết việc làm vùng thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoài
Đức từ năm 2008 đến năm 2011. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả giải quyết việc làm cho nông dân vùng thu hồi đất ở huyện Hoài Đức trong thời gian
tới. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm trên
địa bàn huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Keywords. Kinh tế chính trị; Việc làm; Kinh tế lao động; Nông dân; Hà Nội
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất
nước, nên sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp(CCN), các
khu chế xuất(KCX) và đô thị diễn ra nhanh chóng là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên,
sự phát triển đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy, làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế
xã hội nông thôn, trước hết là làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói
chung và cơ cấu đất đai, lao động, việc làm, thu nhập nói riêng. Về lâu dài, sự thay đổi
này mang tính tích cực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản
phẩm quốc nội, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, tạo ra việc làm,
nâng cao thu nhập cho người lao động. Đến lượt nó, quá trình CNH, HĐH sẽ có tác


động tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời giảm nhẹ sức lao động cơ bắp của
người nông dân. Tuy nhiên, trước mắt sự phát triển các KCN, KCX và đô thị cũng tạo
ra rất nhiều khó khăn cho nông dân các vùng có đất bị thu hồi. Đó là: sự mất dần diện
tích đất nông nghiệp và hậu quả của nó là hàng ngàn nông hộ không hoặc thiếu đất sản
xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Thêm vào đó, việc sử dụng tiền đền bù không đúng mục
đích, dẫn đến lãng phí, đôi khi còn gây hậu quả xã hội không lường. Sự tăng lên về giá
tiêu dùng do sự tập trung của nhiều lao động; các vấn đề xã hội nảy sinh ở các khu
công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập một cách ổn
định cho lao động nông thôn nói chung và cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói
riêng, đang là vấn đề có tính chất thời sự ở nhiều địa phương hiện nay.
Huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Trong những năm
qua, diện tích đất nông nghiệp giảm với tốc độ ngày càng nhanh do chuyển mục đích sử
dụng sang công nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải. Do đó, tại đây tình trạng nông dân
bị thu hồi đất không tìm được việc làm là phổ biến, khiến cho hàng ngàn lao động bị
thất nghiệp, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có chính sách và giải pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, hỗ trợ công ăn, việc làm ổn định cho họ.
Nghiên cứu đề tài “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện
Hoài Đức” tác giả mong muốn được góp phần giải quyết các câu hỏi: Tác động của thu
hồi đất đến việc làm và đời sống của người dân như thế nào? Tình hình thu hồi đất và
giải quyết việc làm của huyện Hoài Đức những năm qua ra sao? Còn những vấn đề gì
đặt ra đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian tới? Và giải quyết các vấn đề đó bằng cách
nào?
2. Tình hình nghiên cứu
Thu hồi đất và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là vấn đề mang ý
nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, trong những năm qua đã có nhiều
công trình nghiên cứu vấn đề này. Liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có các công
trình chủ yếu sau:
- Hoài Đức giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất theo hướng "ly
nông bất ly hương" của tác giả Nguyễn Sáng, đăng tải trên báo điện tử của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, số ra ngày 9 tháng 1 năm 2007. Trong bài viết này, tác giả đã

đưa ra một bức tranh tổng quan về tình hình thu hồi đất của toàn huyện Hoài Đức trong
thời gian qua. Theo bài báo này quy hoạch đến năm 2010, huyện Hoài Đức có đến 50%
tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện bị thu hồi, kéo theo đó là một số
lượng lớn nông dân mất việc làm. Trên cơ sở đánh giá về chính sách đào tạo nghề của
huyện về những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, tác giả đưa ra định
hướng cần đẩy mạnh công tác dạy nghề để giải quyết việc làm cho nông dân bị mất đất
theo hướng “ly nông bất ly hương”. Như vậy, bài viết của tác giả Nguyễn Sáng mới chỉ
dừng lại ở định hướng chưa đưa ra những giải pháp cụ thể.
-“Hướng đi hiệu quả cho nông dân mất đất”, của Thiên Tú,(báo điện tử kinh tế và đô
thị ngày 1 tháng 7 năm 2011). Trong công trình này tác giả đã nêu ra được thực trạng
thu hồi đất của xã Di Trạch (huyện Hoài Đức) trong những năm qua, đồng thời tác giả
đã đưa ra hướng đi mới cho nông dân bị thu hồi đất.
Xã Di Trạch vốn là một vùng thuần nông, chủ yếu là cấy lúa và hoa màu. Song những
năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, Di Trạch bị thu hồi trên 80% diện
tích đất nông nghiệp. Do đó, nhu cầu việc làm của người nông dân là rất lớn. Nắm bắt
nhu cầu đó, xã Di Trạch đã nhạy bén vận động người dân chuyển sang trồng cây cảnh
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc
biệt giải quyết việc làm cho người nông dân trung niên, là đối tượng khó xin việc trong
các khu công nghiệp. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên công trình này chỉ
giải quyết một phần nhỏ trong lực lượng lao động là nông dân mất đất.
- “Nhà nông không… đất”. của tác giả Thế Vũ, đăng trên tạp chí điện tử của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Tác giả đã phân tích về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp, vấn
đề việc làm của nông dân bị thu hồi đất từ đó đánh giá những vấn đề đặt ra.
Tác giả khẳng định, trong thời gian qua tốc độ thu hồi đất tại xã An Khánh diễn ra
nhanh, do đó tác động mạnh đến việc làm và đời sống của nông dân ở Xã (tới hơn 90%
đất sản xuất nông nghiê
̣
p của xã đã bị thu hồi để chuyển sang làm các dự án công
nghiệp, đô thị). Viễn cảnh “nhà nông không đất” đã hiển hiện khi tại 4/5 thôn, người dân
đã không còn đất canh tác; nhiều hộ dân không có việc làm và phải lo chạy ăn từng bữa.

Khi không còn làm nông nghiệp nữa, mỗi ngày có hàng ngàn lao đô
̣
ng của xã An
Khánh đi theo các kíp thợ xây dựng hoặc đi buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ trong nội thành
Hà Nội. Tuy nhiên, số người tự xoay sở tìm việc như trên cũng chưa bõ bèn gì so với số
lao động của xã An Khánh đang thiếu viê
̣
c làm hiện nay.
Việc người dân làm nông nghiệp không còn đất canh tác không phải là chuyện
riêng của một xã, một huyện nữa. Cơn lốc đô thị hóa đã khiến cho đất nông nghiệp thu
hẹp với tốc độ ngày càng nhanh, đặc biệt là đối với các xã, phường vùng ven đô.
Một số vấn đề đặt ra đối với nông dân và chính quyền địa phương mà tác giả chỉ
ra là: Người nông dân sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích, những giải pháp của
thành phố và chính quyền địa phương vẫn chưa đạt được kết quả cao.
Như vậy, trong công trình nghiên cứu này tác giả đã có những đánh giá xác thực
về vấn đề thu hồi đất, việc làm và chính sách giải quyết việc làm của chính quyền địa
phương. Cung cấp tư liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu có hệ thống sau này.
-“Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ nông dân huyện
Hoài Đức và giải quyết việc làm” khoá luận tốt nghiệp của tác giả Khuất Văn Thành,
trường Đại học Nông nghiệp I, năm 2007. Trong đề tài này tác giả đã nghiên cứu một
cách có hệ thống về vấn đề thu hồi đất của nông dân huyện Hoài Đức. Đầu tiên đưa ra
những vấn đề lý luận về lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn;
Vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp và đô thị hóa, tác động của phát
triển khu công nghiệp và đô thị hóa tới việc làm của khu vực nông thôn. Nghiên cứu về
giải quyết việc làm của một số địa phương và trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệp cho
huyện Hoài Đức.
Bài viết đã đã đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế như:
số lao động việc làm cao và xu hướng tăng lên; Khả năng tạo mở việc làm từ các dự án
còn ít, lao động tự tạo việc làm còn ít. Rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ
quan như: Do công tác quy hoạch, ban hành và thực hiện chính sách; Về phía người dân

do trình độ học vấn và trình độ chuyên môn còn thấp, những nguyên nhân về nhận
thức…
Tác giả cũng đã đưa ra định hướng và giải pháp có tính khả thi trong việc giải
quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất: Hoàn thiện việc quy hoạch đất đai và quản
lý tốt kinh phí trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, tăng cường các hoạt động hỗ trợ để khuyến
khích người lao động tìm kiếm việc làm và phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xuất
khẩu lao động, tăng cơ hội việc làm ngoài nước cho người lao động
Mặc dù trong đề tài này tác giả đã nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống, song
thực tiễn trong thời gian gần đây đã có nhiều biến động mạnh mẽ về kinh tế - chính trị -
xã hội làm cho những giải pháp này không còn phù hợp hoặc không phát huy được
những hiệu quả mà tác giả mong đợi.
-“Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận Long Biên – Hà
Nội”, luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Như Trang, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên
lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012. Luận văn đã làm rõ tính tất yếu
của thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH và Đô thị hóa; sự cần thiết giải quyết việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất; trên cơ sở phân tích thực trạng thu hồi đất và giải quyết
việc làm trên địa bàn quận Long Biên tác giả đã đưa ra những giải pháp tạo việc làm cho
lao động thuộc diện thu hồi đất ở Quận này.
- “Thực trạng thu nhập đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây
dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và
lợi ích quốc gia”, Đề tài độc lập cấp nhà nước (2005) của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống việc làm của người
có đất bị thu hồi ở 7 tỉnh/TP: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Kinh,
Cần Thơ, Bình Dương. Đề tài đề xuất các quan điểm, phương hướng giải pháp và các
điều kiện giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây
dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi
ích quốc gia những năm tới
Như vậy, tuy đã có khá nhiều công nghiên cứu về vấn đề thu hồi đất và giải quyết
việc làm cho nông dân. Trong đó có một số công trình nghiên cứu trên địa bàn huyện

Hoài Đức, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện phù
hợp với bối cảnh đầy biến động về kinh tế xã hội hiện nay. Đó là khoảng trống tri thức
cần được tiếp tục bổ sung và làm rõ.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở đánh giá công tác giải quyết việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoài Đức thời gian qua, tìm ra nguyên nhân của
những thành công và hạn chế trong công tác này, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt
động giải quyết việc làm cho người dân bị THĐ ở huyện Hoài Đức, Hà Nội trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lao động, việc làm và
giải quyết việc làm cho người nông dân bị THĐ.
- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm vùng thu hồi đất trên địa bàn
huyện Hoài Đức từ năm 2008 đến năm 2011.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
việc làm trên địa bàn huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm
và giải quyết việc làm cho người nông dân trong vùng có đất nông nghiệp chuyển đổi
mục đích sử dụng sang phát triển các công nghiệp, đô thị…, tình hình thực hiện các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước với các hộ có đất thu hồi, những khó khăn trong việc
tìm kiếm việc làm, các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người nông dân trong
những vùng thu hồi đất.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Hoài Đức
Tuy nhiên, để rút ra bài học cho huyện Hoài Đức, luận văn cũng nghiên cứu vấn
đề này trên một số địa phương khác có điều kiện tương đồng với huyện.

+ Phạm vi thời gian từ năm 2008 đến nay (khi Hà Tây nhập vào Hà Nội)
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp lôgic và nghiên cứu so sánh
- Các phương pháp phân tích chủ yếu: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
6. Đóng góp mới của luận văn
- Xuất phát từ đặc thù của địa bàn nghiên cứu đưa ra cách nhìn mới về vấn đề
việc làm của nông dân ở vùng thu hồi đất
- Đúc rút kinh nghiệm về giải quyết việc làm ở một số địa phương có thể áp
dụng cho huyện Hoài Đức
- Phân tích thực trạng của thu hồi đất và giải quyết việc làm ở Huyện Hoài Đức
từ 2008 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho
nông dân vùng thu hồi đất ở huyện Hoài Đức trong thời gian tới
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất.
Chương 2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài
Đức từ 2008 đến nay
Chương 3. Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
References.
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII(1994), Nghị quyết số 07-NQ/HNTW,
Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.
2.Bộ giáo dục và Đào tạo (1995), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tình hình thu hồi đất của hộ
nông dân thực hiện CNH, HĐH.

4.Nguyễn Kim Cam (2009), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị mất đất ở
bốn huyện phía tây Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
5.Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội;
6.Đặng Dũng Chí (2011), Bảo đảm quyền lao động của các hộ nông dân bị thu hồi đất
phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, khu vực đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp cơ
sở năm 2011, Viện nghiên cứu quyền con người.
7.Cục thống kê thành phố Hà Nội (2010), Niên giám thống kê Hà Nội năm 2009
8.Lê Dương (2005), Giải bài toán đào tạo nghề ở Hà Nam vẫn chưa ra.
9.Văn Hoài (2007), “Tìm lối ra cho nông dân mất đất”, Bài 11: Bộ trưởng Bộ NN
&PTNT Cao Đức Phát, Cần làm rõ hiện trạng chuyển đổi đất nông nghiệp, Nông thôn
ngày nay, (177).
10.Phạm Hoàng Lam (2011), Lợi ích kinh tế của người bị thu hồi đất trong quá trình đô
thị hóa ở TP Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
11.Kông Lý(2007), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Thời báo Kinh tế Việt Nam,
(171).
12.Hồng Minh (2005), Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, Tạp chí Lao động & Xã hội, (270), Ttr. 22-23 và 39.
13.Khoa Minh, Lưu Giang (2007),Vẫn là câu hỏi việc làm?, Tạp chí Lao Động, (218).
14.Đào Thị Oanh (2003), Tâm lý học lao động. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
15.Lê Du Phong , (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình
công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16.Lê Du Phong,(2005), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu
hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Đề tài
độc lập cấp Nhà nước.
17.Kỷ yếu hội thảo khoa học ( 2010), Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
18.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật lao động và xử

phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực lao động.
19.Sở Lao động và TBXH (2008), Báo cáo kết quả công tác dạy nghề, giải quyết việc
làm 2001- 2006, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới. Sở Lao động và TBXH Hà Tây.
20.Đức Tùng (2005), Vĩnh Phúc có gần 48 ngàn lao động có đất bị chuyển đổi mục đích
sử dụng.
21.Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2001), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB
Lao động -Xã hội, Hà Nội;
22.UBND huyện Hoài Đức (2011), “Báo cáo số liệu phòng thống kê kinh tế và lao động
huyện Hoài Đức năm 2011”
23.UBND huyện Hoài Đức (2011), “Báo cáo tiến độ thực hiện bồi thường giải phóng
mặt bằng trên địa bàn huyện Hoài Đức”
24.UBND huyện Hoài Đức (2011), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội
năm 2011”
25.UBND huyện Hoài Đức (2011), “Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
huyện Hoài Đức đến năm 2020”
26.UBND huyên Hoài Đức, Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Hoài
Đức trong 3 năm từ 2006 đến năm 2008.
27.UBND thành phố Đà Nẵng (2009); “Đánh giá công tác giải quyết việc làm cho lao
động sau giải tỏa, di dời”
28.UBND thành phố Đà Nẵng (2010), “Báo cáo tổng kết thực hiện 7 năm NQ số 33-
NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ
CNH,HĐH đất nước”
29.http:/www.molisa.gov.vn/tintuc/frmdocchitiet.asp?
mbien1=01&mbien2=101&mbien3=3005.
30.http:/www.molisa.gov.vn/tintuc/frmdocchitiet.asp?
mbien1=01&mbien2=101&mbien3=3148.
31.;
www.dothi.net;
32.;
www.neu.edu.vn;

33.
34. http/Vietbao.vn-Vietnamnet;

×