Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ương 1. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.15 KB, 88 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng phát triển, khi vật chất đã được đáp ứng đầy đủ thì ngoài
vấn đề kinh tế, con người lại quan tâm hơn đến các vấn đề về xã hội, về công tác y tế,
chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe bởi sức khỏe là cái vốn quý nhất của con người.
Thực tế trong những năm trở lại đây cho thấy công tác này ngày càng được quan tâm
đúng mức bởi các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Công tác y tế và
chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng đã được đầy đủ và không ngừng được nâng
cao hơn.
Là một công ty nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, Công ty dược phẩm trung ương
1 cũng đã và đang làm tốt những nhiệm vụ mà nhà nước giao cho để ngày càng
tạo ra những điểu kiện tốt nhất cho việc đảm bảo sức khỏe của nhân dân. Theo xu
thế phát triển chung của đất nước, công ty cũng có những bước đổi mới không
ngừng cả về chất và lượng. Những thành tựu đó đã góp phần tích cực cho quá
trình phát triển, công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.
Cùng với đà hội nhập ngày càng sâu rộng, thị trường dược phẩm Việt Nam
cũng đang là một mảnh đất đầy tiềm năng cho nhiều nhà đầu tư. Chính vì vậy mà
trong thời gian gần đây, có thêm rất nhiều doanh nghiệp dược phẩm cả trong và ngoài
nước gia nhập thị trường. Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt
ấy, công ty dược phẩm trung ương 1 đã có được những nhận thức về tầm quan trọng
của việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Hoạt động đầu tư này
cũng đã được công ty thực hiện hàng năm để khẳng định hơn nữa vị thế của mình
trên thị trường. Tuy nhiên có những kết quả đáng mừng và cũng còn những hạn chế
cần khắc phục. Chính vì vậy em xin chọn đề tài “Hoạt động đầu tư nâng cao khả
năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ương 1. Thực trạng và giải pháp”
làm đề tài của chuyên đề thực tập.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG


ƯƠNG 1
1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty dược phẩm trung ương 1 (CTDPTW1)
Công ty dược phẩm trung ương 1 ra đời từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp, là một doanh nghiệp nhà nước ban đầu thành lập lấy tên là quốc doanh y
- dược bộ y tế và trạm cấp 1 trực thuộc bộ nội thương, là một công ty quốc doanh
thuốc nam bắc trung ương, kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt thuốc chữa bệnh
(thuốc nam bắc, cao đơn hoàn tán và các giống cây dược liệu).
Sự hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự phát triển của ngành
kinh tế kĩ thuật dược và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.
Công ty dược phẩm trung ương 1 ra đời năm 1956, được Chính phủ giao cho
nhiệm vụ cung ứng thuốc chữa bệnh tại miền Bắc và chính thức mang tên gọi trên
vào ngày 22/4/1993 theo quyết định số 408/BYT-QD và giấy phép kinh doanh số
108263. Công ty dược phẩm trung ương 1 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán
độc lập trực thuộc tổng công ty dược Việt Nam – Bộ Y tế.
Tên giao dịch quốc tế Central Pharmaceutical Company No1 – CPC1.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ của Công ty không
phải là đơn vị kinh doanh thuần mà nó mang cả hai tính chất phục vụ và kinh doanh
thương mại. Công ty vừa là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập có quan hệ hợp
đồng kinh tế với các đơn vị tỉnh, vừa giúp các Bộ và Tổng công ty Dược Việt Nam
trong việc tổ chức và chỉ đạo mạng lưới lưu thông, phân phối và có nhiệm vụ hỗ trợ
giúp đỡ tuyến dưới.
Hiện Công ty là một trong những nhà kinh doanh, phân phối thuốc và nguyên
liệu làm thuốc hàng đầu tại Việt Nam, và được vào Top thương hiệu mạnh và uy tín
hàng đầu Việt Nam về chuyên ngành dược phẩm và trang thiết bị Y tế. Nhiều năm
liên tục luôn là đơn vị dẫn đầu khối các doanh nghiệp kinh doanh Dược ở phía Bắc
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và là một trong 10 đơn vị dẫn đầu của các doanh nghiệp dược “Một ngàn tỷ” trong cả

nước.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Mô hình tổ chức công ty là mô hình trực tuyến, với gần 300 nhân viên, trong
đó, cán bộ công nhân viên chức là đại học chiếm 40%, trung học là 20%, còn lại là
dược tá và công nhân khác. Giám đốc công ty là người quản lý và chịu trách nhiệm
chung và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Sơ đồ tổ chức Công ty
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
Giám đốc
Mr. Nguyễn Doãn Liêm
Phó giám đốc phụ
trách chất lượng
Mr. Phạm Văn Quân
Phó giám đốc phụ trách tài
chính
Mrs. Trần Thụy Khanh
Phòng kho vận
Phòng bảo vệ
Phòng tổ chức – hành
chính
CN Bắc Giang
P.Marketing
CN TP Hồ Chí Minh
CN Quảng Ninh
P.Kinh doanh
CN Đà NẵngP. Xuất nhập khẩu
Phòng kế toán –
tài vụ
Các hiệu thuốc
3

Phòng quản lí chất
lượng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.3. Chức năng các phòng ban trong Công ty
Tất cả các phòng ban trong Công ty đều luôn phấn đấu vì mục tiêu phục vụ,
đem lại nhiều lợi ích tốt nhất cho khách hàng, cung ứng thuốc tốt, giá cả hợp lí và kịp
thời...
Ban giám đốc: Giám đốc có quyền quyết định trong việc quản lý Công ty, có
chức năng nhiệm vụ quản lý chỉ đạo chung hoạt động của Công ty, giúp cho giám
đốc là hai phó giám đốc. Để cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, linh hoạt, các phòng
ban được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ.
Phòng tổ chức hành chính: đảm bảo mục tiêu hàng đầu giúp doanh nghiệp có
một số lượng thích hợp những người lao động với mức trình độ và kỹ năng phù hợp
vào đúng vị trí và đúng thời điểm nhằm hoàn thành nhiệm vụ của mình ngoài ra còn
lập kế hoạch mua sắm trang bị máy móc, những thiết bị văn phòng cho hoạt động của
các phòng ban.
Phòng kế hoạch nghiệp vụ: đây là bộ phận chính thực hiện công tác soạn lập
và theo dõi thực hiện kiểm tra đánh giá kế hoạch mua bán hàng hoá, các hoạt động
kinh tế, thường xuyên nắm bắt tình hình hàng tồn kho để điều chỉnh kế hoạch mua
bán … Làm sáng tỏ những mục tiêu của doanh nghiệp, cùng với ban giám đốc để
quyết định chiến lược doanh nghiệp, dự đoán tương lai của doanh nghiệp.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ xây dựng hoạch định tài chính trong năm,
tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính năm, giám sát và quản lý việc
sử dụng tiền vốn và tài khoản của Công ty. Theo dõi thu hồi nợ, thanh toán tiền hàng,
theo dõi quá trình chi tiêu và xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Phòng bảo vệ: tài sản Công ty rất lớn cũng có nhiều dược phẩm rất quý và đắt
tiền nên cần tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm an toàn cho các kho tàng, cửa hàng,
văn phòng làm việc của công ty tổ chức lực lượng tự vệ phòng cháy, chữa cháy, để
tránh thất thoát mất trộm gây thiệt hại về người và của cho công ty
Phòng kho vận - thuộc kho công ty có chức năng điều động và quản lý phương

tiện vận chuyển và giao nhận hàng hoá theo kế hoạch vận chuyển của phòng kế
hoạch nghiệp vụ, giúp cho việc giao nhận hàng đúng theo hợp đồng tạo uy tín cho đối
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tác tham gia kinh doanh. Ngoài ra hệ thống kho còn gồm kho hàng hoá là nơi bảo
quản và dự trữ hàng hoá, giúp cho chất lượng thuốc không bị ảnh hưởng bởi các tác
động bên ngoài gồm có kho vật tư hoá chất, kho cao đơn, kho thành phẩm, kho tinh
dầu hương liệu, kho hàng nằm ngoài, đây là một trong những phòng ban khá quan
trọng để đảm bảo chất lượng thuốc cho công ty nhất là những loại thuốc cần bảo
quản kĩ càng. Công ty có một hệ thông kho hoàn chỉnh và cũng đáp ưng tôt cho công
tác bảo quản và dự trữ, công ty cũng quy định điều kiện bảo quản chặt chẽ như kho
nhà lạnh nhiệt độ từ 2-8 độ, độ ẩm không quá 70% còn kho nguyên liệu nhiệt độ từ
8- 15 độ, độ ẩm không quá 70%....
Phòng quản lí chất lượng: theo dõi chất lượng hàng hoá, kiểm nghiệm hàng
hoá nhập vào kho để phân phối cho cấp II, đảm bảo không có sự nhầm lẫn tránh
những sự việc đáng tiếc do sai lầm, ngoài ra còn theo dõi tình hình thực các quy định
của nghành y tế công tác bảo hộ, kỹ thuật an toàn lao động.
Phòng Marketing: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc phát
triển mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu chiến lược thị trường, nghiên cứu và
phát triển sản phẩm, dịch vụ mới…giữ gìn và gia tăng thương hiệu của công ty, và
một số nhiệm vụ khác.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ chủ động trong việc lập kế hoạch và triển khai
hoạt động nhập khẩu của công ty. Lập chương trình, kế hoạch và giải quyết những
tồn tại, vướng mắc của các hợp đồng nhập khẩu, bảo hành, bảo hiểm, chịu trách
nhiệm các cam kết của hợp đồng đã kí. Phụ trách công tác đấu thầu cung cấp hàng
hóa.
Công ty còn có một hệ thống các cửa hàng với nhiệm vụ trưng bày, giới thiệu
và bán các sản phẩm.
1.1.4. Các sản phẩm và nhiệm vụ của Công ty

 Một số sản phẩm của Công ty
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ sau khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị
trường, cùng với quá trình hội nhập và phát triển không ngừng của Việt Nam, công ty
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh các mặt hàng truyền thống và ngoài ra còn cung cấp
thêm một số mặt hàng khác phong phú hơn.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
 Kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, nguyên liệu, hóa chất, phụ liệu để
sản xuất thuốc phòng và chữa bệnh.
 Bao bì và các sản phẩm y tế khác.
 Tinh dầu, hương liệu, dầu động thực vật.
 Dụng cụ y tế thông thường, máy móc thiết bị y tế và dược mỹ phẩm.
 Sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng y tế.
 Bông băng gạc, mắt kính thuốc.
 Hóa chất các loại, hóa chất xét nghiệm và kiểm nghiệm phục vụ ngành y
tế.
 Kinh doanh xuất nhập khẩu các thành phẩm thuốc tân dược, đông dược.
 Dịch vụ nhập khẩu uỷ thác, đăng kí visa cho thuốc và nguyên liệu nhập
khẩu
 Dịch vụ cho thuê văn phòng kho xưởng, dịch vụ vận chuyển hàng hoá...
Một số mặt hàng dược phẩm của Công ty hiện nay có thể kể đến như: Thuốc
gây tê, gây mê. Thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc cấp cứu, thuốc chống độc, chống
nhiễm khuẩn. Thuốc tim mạch, thuốc ngoài da. Các loại thuốc tai, mũi, họng. Thuốc
dùng chẩn đoán…
Các sản phẩm của Công ty phân phối trên thị trường không chỉ từ nguồn hàng
trong nước mà còn từ cả nguồn hàng nhập khẩu nước ngoài. Năm 2007, tổng giá trị
hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu mua vào (chưa có VAT) của công ty là: 314,64 tỷ đồng.
 Các nhiệm vụ công ích mà Công ty được Chính phủ giao cho

Không chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần, Công ty phải làm một
nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là kinh doanh, phân phối hàng hoá đặc biệt, phục vụ
theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế đó là thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc, hướng
về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, tiến tới thực hiện vai trò chỉ đạo, chi phối và điều
tiết thị trường.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một số nhiệm vụ công ích mà Công ty được Bộ Y tế giao cho là:
 Đảm bảo dự trữ thuốc quốc gia ở phía Bắc, đảm bảo thường xuyên các cơ
số thuốc phòng và chống thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh và các chương trình y tế
quốc gia như: phòng chống lao, bệnh phong, tâm thần, HIV, kế hoạch hoá gia đình...
 Thực hiện nhiệm vụ dự trữ, lưu thông của Bộ Y tế giao cho nhằm góp
phần bình ổn giá thuốc trên thị trường.
 Cung cấp thuốc thiết yếu theo định hướng của Bộ Y tế.
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về công bằng trong chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, Công ty thực hiện cung cấp thuốc cho các tỉnh miền núi phía,
mặc dù hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ nghèo còn rất cao, trình độ dân trí
thấp, điều kiện giao thông đi lại hết sức khó khăn, thường bị nợ đọng rất lâu, chi phí
vận chuyển rất lớn, trong khi chủ trương của công ty là giá cả không tăng so với mặt
bằng chung. Công ty đã thực hiện quan điểm phục vụ là chính, đã có những giải pháp
như: lấy một phần kinh phí kinh doanh của những khu vực khác để bù lỗ cho các
tỉnh miền núi. Trong những năm qua, Công ty đã cung cấp được trên 50% trị giá
thuốc thiết yếu cho các tỉnh miền núi phía Bắc, giá cả hợp lí theo quy định của Nhà
nước với tinh thần và thái độ phục vụ tốt. Đây là một đóng góp lớn cho chủ trương
xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội của Đảng ta.
1.1.5. Giới thiệu về mạng lưới phân phối và khách hàng của Công ty
 Mạng lưới phân phối
Công ty dược phẩm trung ương 1 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại. Công ty cũng như bất kì một doanh nghiệp nào khác cũng luôn hướng

tới mục tiêu vì lợi nhuận. Do đó, trong hoạt động bán hàng và phân phối thì việc
bố trí các chi nhánh và các cửa hàng trên địa bàn là rất quan trọng.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi
mới, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Công ty đã kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh, xây dựng cơ sở
vật chất, hách toán độc lập, chuyển đổi từ phương thức phân phối bao cấp sang kinh
doanh theo cơ chế thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối thuốc, không chỉ ở Hà
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nội và các tỉnh lân cận, các tỉnh miền núi phía Bắc mà còn vươn tới TP. Hồ Chí
Minh, các tỉnh cao nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Trụ sở chính của công ty đặt tại 356A Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Ngoài ra công ty còn có chi nhanh tại Bắc Giang, Quảng Ninh, Đà Nẵng và chi nhánh
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty thực hiện cả hoạt động bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, sản lượng bán
buôn của công ty là chiếm phần lớn số lượng phân phối. Để khuyến khích hơn nữa
các bạn hàng và tăng sản lượng bán buôn, Công ty đã áp dụng các hình thức chiết
khấu thương mại và giảm giá hàng bán cho khách hàng. Như trong năm 2005, công
ty đã thực hiện việc giảm giá hàng bán với số tiền là 192,715 triệu. Năm 2006, công
ty đã tiến hành chiết khấu thương mại với số tiền là 243 triệu, năm 2007 là 124,92
triệu.
Hoạt động bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng chủ yếu được thực hiện qua hệ
thống mạng lưới các cửa hàng của công ty. Thông qua hệ thống mạng lưới các cửa
hàng của mình, Công ty cũng có thể quản lí được tốt hơn thị trường thuốc và hỗ trợ
một phần nào đó cho việc chiếm lĩnh thị trường, đưa thương hiệu của mình đến gần
hơn với công chúng.
Cho đến nay, Công ty đã bán hàng tới toàn bộ 32 tỉnh phía Bắc, 20 tỉnh Miền
Trung và miền Nam.
 Khách hàng chủ yếu của Công ty

Khách hàng chủ yếu của Công ty như:
 Các bệnh viện công lập
 Các bệnh viện tư nhân
 Các nhà máy sản xuất dược phẩm
 Các công ty dược
 Các phòng khám và nhà thuốc…
Một số thị trường – khách hàng của Chi nhánh:
 Các tỉnh từ Bình Định trở vào, Tây Nguyên, miền Đông, miền Tây Nam
Bộ
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Các bệnh viện Trung ương, địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh
 Trên 150 công ty dược phẩm phía Nam
 Hàng chục hãng dược phẩm của Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á…
Bạn hàng của công ty là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc
trong nước và các hãng dược phẩm nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. Hiện
nay Công ty có khoảng 3000 khách hàng với trên 600 khách hàng thường xuyên.
Công ty có quan hệ kinh doanh với trên 60 nhà sản xuất kinh doanh nước
ngoài được Bộ Y tế cấp phép. Đặc biệt thị trường khối các đơn vị điều trị chiếm 30%
doanh số bán, là các bệnh viện Trung ương, bệnh viện đa khoa các tỉnh, bệnh viện
huyện, các bệnh viện và phòng khám tư nhân. Đây cũng là những thị trường quan
trọng và cần được quan tâm chú ý đầu tư.
Như vậy, các khách hàng và đối tác của Công ty dược phẩm trung ương 1 là
rất đa dạng và cũng chiếm một khối lượng khá lớn. Qua đó cũng thấy rằng năng lực
phân phối và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao hơn, tăng thêm sức cạnh
tranh của công ty trên thị trường.
1.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua
Cùng với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ
công nhân viên, hoạt động của Công ty trong những năm gần đây luôn có những

bước tiến tốt. Kinh doanh luôn có lãi, doanh thu tăng trưởng ổn định hàng năm. Mặt
hàng kinh doanh của công ty có nhu cầu cao trong nước và được nhà nước khuyến
khích phát triển. Thị trường kinh doanh từng bước được mở rộng, tạo dựng được
nguồn cung cấp và tiêu thụ hàng hóa ngày một vững chắc hơn.
Tổng doanh thu của công ty bao gồm cả doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ liên tục tăng qua các năm.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu 929.078 1.209.168 1.380.275
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 30,14 14,15
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lợi nhuận trước thuế 10.509 14.105 15.528
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 34,2 10,1
Nguồn: Phòng kế toán Công ty dược phẩm trung ương 1
Doanh thu của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm cũng là do nhu cầu
về mặt hàng thuốc ngày càng lớn.
Biểu 1.1. Doanh thu và lợi nhuận của CTDPTW1
1.2. Khái quát về khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian qua
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khi cuộc sống vật chất của con
người được đảm bảo thì nhu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ lại càng được quan
tâm nhiều hơn trước. Và kinh doanh dược phẩm cũng là một trong những ngành quan
trọng liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ con người. Nghề dược là nghề liên quan
đến dược phẩm .
Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ cũng như tính mạng của con người. Dược phẩm cũng là loại sản phẩm có yêu
cầu rất cao về chất lượng và độ an toàn trong sử dụng. Việc sử dụng dược phẩm

Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
không được tuỳ tiện mà phải theo một yêu cầu, hướng dẫn nhất định nào đó của thầy
thuốc và cũng không thể sử dụng dược phẩm giống nhau cho tất cả mọi người.
Kinh doanh dược phẩm là ngành nghề liên quan đến các hoạt động như sản
xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bảo quản và dịch vụ kiểm
nghiệm thuốc.
Theo điều 11 - Luật Dược số 34/2005/QH11 do Quốc hội ban hành thì: “kinh
doanh thuốc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ quan, tổ chức cá nhân kinh
doanh thuốc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc”.
Khi tiến hành kinh doanh dược phẩm thì các cơ quan, tổ chức cũng cần phải
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất kĩ thuật, đội ngũ nhân sự, đặc biệt là
đội ngũ quản lí chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Bởi đây cũng là
mối quan tâm từ cả phía người tiêu dùng lẫn nhà cung ứng. Thuốc chữa bệnh dùng
cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bênh hoặc điều chỉnh
chức năng sinh lí cơ thể, nên ngành kinh doanh thuốc là một ngành kinh doanh có
điều kiện, cơ sở kinh doanh thuốc phải tuân thủ các quy định của Luật Dược, các quy
chế của ngành, đặc biệt quy chế quản lí chất lượng thuốc.
Kinh doanh dược là ngành nghề chịu sự giám sát chặt chẽ của Bộ Y tế nói
riêng và các cơ quan quản lí nhà nước nói chung. Do đó, nếu như giá thuốc là một
vấn đề ít được kiểm soát trong luật dược của một số nước khác thì với Việt Nam, đây
lại là một vấn đề được quan tâm chú ý. Đây cũng là điểm tích cực trong việc kiểm
soát giá thuốc để đảm bảo lợi ích của cả nhà cung ứng cũng như của người sử dụng.
Theo đó mà Bộ Y tế sẽ chủ trì và phối hợp với các Bộ khác trong việc thực hiện quản
lí giá thuốc trên thị trường.
Cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết của nhà nước, và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới
thì sự cạnh tranh cũng diễn ra ngày một gay gắt hơn. Các doanh nghiệp không những
đứng trước sức ép cạnh tranh từ trong nước mà bên cạnh đó còn có cả sức ép cạnh

tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cũng như mọi ngành nghề kinh doanh khác, mức độ cạnh tranh phụ thuộc
nhiều vào tình hình cung cầu sản phẩm trên thị trường bởi cạnh tranh là thuộc tính
của kinh tế thị trường. Nhưng dù có cạnh tranh nhau bằng cách nào thì các doanh
nghiệp cũng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất lượng của các loại dược phẩm để không
ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Khi cung lớn hơn cầu thì sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt hơn. Các doanh nghiệp cố gắng bằng mọi cách
để có thể chiếm lĩnh thị trường, giữ vững hoặc tăng thị phần của mình so với các đối
thủ khác. Còn khi cầu lớn hơn cung thì sự cạnh tranh sẽ ít gay gắt hơn thậm chí
không có sự cạnh tranh.
Cung và cầu về dược phẩm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
 Cung dược phẩm phụ thuộc chủ yếu vào cầu về các mặt hàng thuốc, khả
năng sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, phụ thuộc vào hoạt động
xuất nhập khẩu các loại dược phẩm trên thị trường...
 Cầu về dược phẩm phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương,
vùng, miền. Ngoài ra cầu về dược phẩm còn phụ thuộc vào thu nhập, tuổi tác và sự
hiểu biết của người dân...
Tình hình cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dược phẩm phụ thuộc vào số
lượng các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề kinh doanh dược, phụ
thuộc vào chiến lược cạnh tranh của từng doanh nghiệp, và ngoài ra còn phụ thuộc
vào các chính sách quản lí của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm....Sự
thay đổi trong chính sách quản lí của nhà nước sẽ dẫn đến sự thay đổi về mức độ,
tình hình cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như sự thay đổi trong việc cho phép các
doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng chặt chẽ hơn thì
sẽ có ít doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn hơn, và khi đó sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên thị trường cũng sẽ giảm đi. Hay sự hạn chế trong việc mở cửa thị
trường cho các doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam

cũng sẽ làm hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường và ngược lại nếu như có thêm
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia thì sự cạnh tranh sẽ gay gắt
hơn. Tuy nhiên với phương châm đối thoại – hợp tác, các công ty trong cùng lĩnh vực
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
luôn giữ vững quan hệ kinh doanh, sự tăng trưởng trong doanh số mua bán của mình
với các đối tác của mình.
1.2.2. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường dược phẩm
Thực tế những năm qua cho thấy, vừa do xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng,
vừa do cơ chế thông thoáng của nhà nước, do đó ngày càng có nhiều các công ty
dược ở trong và ngoài nước xuất hiện trên thị trường tân dược Việt Nam. Do đó, lĩnh
vực kinh doanh dược phẩm đang đứng trước sức ép cạnh tranh ghê gớm. Tính đến
năm 2007, trên thị trường dược phẩm Việt Nam có khoảng 800 doanh nghiệp có đăng
kí chức năng kinh doanh, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp nước ngoài.
Là một công ty lớn cấp trung ương, do số lượng chủng loại hàng hoá đa dạng
(cả nguyên liệu lẫn thành phẩm, cả sản phẩm trong nước và nhập ngoại...) nên công
ty càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh với Công ty dược phẩm
trung ương 1 bao gồm cả các công ty dược trong nước và nước ngoài. Đó là các Công
ty dược phân phối các loại thuốc giống hoặc phân phối thuốc qua Công ty dược phẩm
trung ương 1.
Bạn hàng của Công ty là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc trong
nước và các hãng dược phẩm nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam, đây cũng có thể
là những đối thủ cạnh tranh của công ty trong hiện tại và cả tương lai gần. Để nhập
khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm, thành phẩm tân dược, công ty có quan hệ với trên
60 nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép đến từ các
quốc gia như: Mỹ, Đức, Pháp, Hungary, Áo, Czech, Balan, Nhật Bản, Trung
Quốc...Những tên tuổi lớn có quan hệ trong ngành dược phẩm quốc tế đáng chú ý
như: Johnson & Johnson (Mỹ), Rotex Medica (Đức), Servier (Pháp)...
Một số Công ty dược là đối thủ cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ương

1 có thể kể đến như: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco, là một
trong số những đơn vị lớn nhất của ngành công nghiệp dược Việt Nam, hoạt động cả
trong lĩnh vực sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu làm thuốc, dược
phẩm...; Sanofi là một tập đoàn dược phẩm lớn nhất tại Pháp, đã có mặt tại hơn 100
quốc gia; Công ty cổ phần dược phẩm OPV, đây là một doanh nghiệp 100% vốn
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước ngoài cũng được thành lập khá sớm, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mua
bán và phân phối thuốc; Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam có công ty mẹ là
Zuellig Pharma Singapore là công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối dược phẩm
có mặt trên thị trường dược phẩm Việt Nam từ năm 2001; Công ty dược phẩm trung
ương 2 – Codupha, đây cũng là một doanh nghiệp nhà nước đã có hơn 15 năm kinh
nghiệm phân phối thuốc tại Việt Nam; Công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang –
Hgpharm, đây cũng là một công ty dược với hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất
và kinh doanh dược phẩm và hiện tại đang đứng ở vị trí thứ 7 trên thị trường dược
phẩm Việt Nam; Công ty cổ phần Traphaco thành lập vào năm 1972, hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm, nguyên liệu hoá dược, vật
tư trang thiết bị y tế...; Công ty TNHH Diethelm Việt Nam là công ty 100% vốn nước
ngoài của Thuỵ Sỹ, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dược phẩm được thành lập
năm 1999. Và một số công ty dược phẩm khác.
1.2.3. Tính tất yếu phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của
CTDPTW1
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Mọi chủ thể
tham gia vào nền kinh tế, mọi doanh nghiệp đều phải chấp nhận quy luật này. Sự
cạnh tranh để tồn tại, cạnh tranh để khẳng định mình và mở rộng, phát triển thị
trường.
Như chúng ta đã biết, ngày nay sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trên
thị trường nói chung cũng như sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm
nói riêng đang diễn ra hết sức gay gắt và khốc liệt. Chính vì vậy mà nâng cao năng

lực cạnh tranh là một vấn đề đáng được quan tâm.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường dược phẩm Việt Nam sở dĩ gay gắt là do
cung về dược phẩm tăng mạnh trong khi cầu về dược phẩm lại tăng không đáng kể so
với cung.
Trong những năm qua, lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam vẫn phát triển khá
mạnh. Số các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đầu tư và xuất khẩu thuốc vào
Việt Nam tăng mạnh về cả số lượng cũng như quy mô. Đến đầu năm 2009, có 438
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
doanh nghiệp dược nước ngoài được đăng kí hoạt động tại Việt Nam. Một số quốc
gia như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức hiện đang có rất nhiều công ty
dược phẩm trên thị trường Việt Nam. Hơn thế nữa, khi mà đời sống của người dân
ngày càng được đảm bảo thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của họ ngày càng cao. Do
đó, đa phần những người tiêu dùng sẽ không ngần ngại khi bỏ ra một khoản tiền đáng
kể để có thể mua những loại thuốc tốt nhất bởi sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con
người. Có thể thấy rõ điều này khi năm 2008, tiền sử dụng thuốc bình quân đầu
người đạt 16,45 USD tăng 3,06 USD so với năm 2007.
Tuy thị trường dược phẩm Việt Nam phát triển mạnh như vậy nhưng sự phụ
thuộc của thị trường này vào yếu tố nước ngoài vẫn còn khá lớn. Như đã nói ở trên
thì ngày càng có nhiều các công ty dược phẩm của nước ngoài, đặc biệt là một số
nước có uy tín về lĩnh vực dược phẩm đã có mặt trên thị trường dược phẩm Việt
Nam. Năm 2008, đã có tới 2.300 loại thuốc nước ngoài được cấp số đăng kí lưu hành
tại Việt Nam. Số thuốc ngoại nhập vào nước ta hiện nay cũng chiếm tới 60% lượng
thuốc cung ứng trên thị trường, nguyên liệu để sản xuất thuốc thì có tới 90% là nhập
khẩu từ nước ngoài. Thêm vào đó là một số loại thuốc đặc trị, chuyên khoa sâu thì
Việt Nam lại chưa thể sản xuất được. Cùng với sự gia tăng về số lượng các công ty
dược phẩm nước ngoài thì tâm lí chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam mà đặc
biệt là đối với mặt hàng có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của họ đã
làm cho các doanh nghiệp dược phẩm trong nước đang phải đối mặt với nguy cơ và

thách thức cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bước sang năm 2009, theo đúng như lộ trình cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam thì từ 1-1-2009, thị trường bán lẻ trong nước được mở cửa trong đó có thị
trường dược phẩm. Trong những năm trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp dược
phẩm nước ngoài ngày càng tăng, thêm vào đó các doanh nghiệp này lại được xuất
nhập khẩu và phân phối thuốc trên thị trường dược phẩm Việt Nam thay vì phải
thông qua một công ty Việt Nam như trước đây, việc này sẽ tạo ra không ít tác động
đối với tình hình cung cầu và giá cả cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường. Mất
đi “phần bánh” này sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các Công ty trong nước,
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trong đó có Công ty dược phẩm trung ương 1 khi mà năng lực cạnh tranh còn yếu và
thiếu. Việt Nam với mục tiêu sẽ tạo một môi trường thông thoáng, minh bạch và công
khai nên sẽ không có hiện tượng độc quyền, từ đó đặt các doanh nghiệp trong nước
vào tình cảnh sẽ phải chủ động đối phó với sức ép cạnh tranh hiện nay.
Là một Công ty nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, công ty dược phẩm Trung ương
1 cũng đã có được nhiều sự ưu ái từ phía nhà nước. Nhưng trong quá trình hình thành
và phát triển, Công ty cũng đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và thương
hiệu, tên tuổi của Công ty cũng đã trở nên khá quen thuộc trên thị trường dược phẩm
Việt Nam. Trước sức ép cạnh tranh như hiện nay, muốn có thể tồn tại và đững vững
trên thị trường thì nhất thiết Công ty phải có sự quan tâm đúng mực để nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp dược
phẩm khác cũng đang rất quan tâm đến việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh như
vậy thì Công ty dược phẩm trung ương 1 cần phải tìm ra được chiến lược cạnh tranh
của riêng mình để có thể tiếp tục duy trì và phát triển. Bởi đối thủ cạnh tranh của
công ty không chỉ là các doanh nghiệp dược phẩm trong nước mà còn có cả những
doanh nghiệp của nước ngoài. Việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh một cách
hiệu quả không những có thể giúp cho công ty nâng cao uy tín của mình trên thị
trường trong nước mà còn mang thương hiệu tên tuổi của mình ra cả nước ngoài.

Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao khả
năng cạnh tranh của Công ty.
1.2.4.1. Khả năng tài chính của Công ty
Như chúng ta đã biết, để tiến hành bất cứ một hoạt động đầu tư nào thì nguồn
vốn bao giờ cũng là vấn đề được quan tâm trước tiên. Năng lực tài chính của một
công ty sẽ quyết định mức độ và chất lượng của các công cuộc đầu tư mà công ty đó
tiến hành. Và vấn đề này cũng không phải là ngoại lệ đối với công ty dược phẩm
trung ương 1.
Nếu như hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh
nói riêng của công ty được quan tâm một cách đúng mức, kịp thời và được đảm bảo
cả về chất lượng và số lượng vốn thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ngược lại, nếu như
yếu tố quan trọng này không được đảm bảo thì có thể sẽ dẫn đến hoạt động đầu tư
không hiệu quả và lãng phí nguồn lực đầu tư.
Công ty dược phẩm trung ương 1 là Công ty nhà nước, do đó hàng năm Công
ty vẫn có được sự hỗ trợ một phần nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đây sẽ là
nguồn kinh phí mà Công ty sử dụng cho hoạt động đầu tư của mình trong đó có hoạt
động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài nguồn vốn được cấp từ ngân sách
nhà nước thì công ty còn có những nguồn vốn bổ sung để phục vụ cho hoạt động đầu
tư của mình như từ lợi nhuận chưa phân phối, nguồn từ các quỹ của công ty...
Từ đó, ta có thể thấy năng lực tài chính là một yếu tố cốt lõi hàng đầu và ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty.
1.2.4.2. Máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng.
Để có thể tiến hành một hoạt động kinh doanh thì trước tiên Công ty nào cũng
cần phải có tiền đề về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị làm việc.. Trang thiết bị
làm việc của Công ty ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của cán bộ công
nhân viên lao động. Cơ sở hạ tầng là diện mạo, là bộ mặt của một Công ty, nếu diện

mạo đó tốt thì sẽ gây được ảnh hưởng tích cực tới các đối tác cũng như với các khách
hàng. Điều đó cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Công ty dược phẩm trung ương 1 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại nhưng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị làm việc cũng là
một vấn đề đáng được quan tâm. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị làm việc của Công ty
chủ yếu là nhà cửa, kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị dụng
cụ quản lí...Với lĩnh vực kinh doanh của công ty dược phẩm trung ương 1 là về mặt
hàng nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người nên
đối với cơ sở hạ tầng của công ty thì hệ thống kho hàng là quan trọng nhất. Hệ thống
kho hàng có đạt tiêu chuẩn thì chất lượng thuốc mới được đảm bảo và giúp nâng cao
hơn khả năng cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác. Hệ thống phương tiện
vận tải và thiết bị dụng cụ quản lí cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ tới
việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Nó có liên quan trực tiếp đến việc
bảo quản và phân phối thuốc, liên quan đến năng lực phục vụ các khách hàng. Nếu
như quá trình này được đảm bảo thì sẽ tạo được uy tín và sự tin tưởng của đối tác,
nâng cao tính cạnh tranh của Công ty.
Như vậy, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị làm việc cũng là một
nội dung nằm trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
1.2.4.3. Nhân sự
Con người là yếu tố sống còn của một tổ chức. Con người được xem là nguồn
lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại, đây cũng chính là yếu tố bền vững
của mọi tổ chức. Con người cũng là một trong những yếu tố cốt lõi, cơ bản để tạo ra
sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Năng lực của con người thể
hiện qua chất lượng năng suất, qua sự sáng tạo trong mỗi công việc. Một đội ngũ
nhân lực được tuyển chọn và đầu tư phát triển tốt thì sẽ tạo điều kiện cho mọi công
việc của công ty được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu qủa hơn.
Đội ngũ nhân lực là yếu tố không thể thiếu của bất cứ một Công ty nào trong

đó có Công ty dược phẩm trung ương 1. Vai trò của họ cũng rất quan trọng trong việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Có thể kể đến một số
nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ nhân lực như trong việc nghiên cứu, phát triển thị
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường, phục vụ khách hàng, vai trò trong chiến lược quảng bá hình ảnh của công ty
đến rộng rãi khách hàng và các đối tác...
Thấy được vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong hoạt động của mình, do đó
mà đầu tư cho nguồn nhân lực cũng là một nội dung quan trọng cần phải có trong
hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
1.2.4.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty là sự sắp xếp, bố trí các thành viên vào các vị trí
thích hợp, các phòng ban theo lĩnh vực, khả năng của mỗi người. Một cơ cấu tổ chức
tốt là một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và có sự ăn khớp trong mọi hoạt động
của mình. Một cơ cấu tổ chức tốt sẽ giúp cho hoạt động của Công ty có hiệu quả hơn
và chi phí cũng sẽ được tiết kiệm hơn. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt có thể tận
dụng được tối đa khả năng của các thành viên trong tổ chức đó, tránh hiện tượng dư
thừa nguồn nhân lực không cần thiết. Một cơ cấu tổ chức tốt cũng chứng tỏ được khả
năng lãnh đạo của ban lãnh đạo Công ty, giúp cho các thành viên làm việc gắn bó và
hiểu nhau hơn, giúp ban lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt sát sao và kịp thời mọi hoạt
động trong Công ty để từ đó đưa ra những quyết định hợp lí.
Như đã nói ở trên, cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ giúp tiết kiệm chi phí, nguồn
kinh phí tiết kiệm được lại được sử dụng cho những mục đích khác, tăng thêm
hiệu quả đầu tư. Do đó có thể thấy rằng mục tiêu cần hướng tới của Công ty là sắp
xếp, tổ chức được một bộ máy hợp lí và hiệu quả. Đây chính là bộ máy làm việc
điều hành mọi hoạt động của Công ty. Có điều hành mọi công việc tốt thì mới có
thể duy trì chỗ đứng của Công ty trên thị trường và tăng thêm uy tín, tăng thêm
sức cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác.
1.2.4.5. Giá thành và chất lượng sản phẩm

Sản phẩm tốt, chất lượng cao là cái đích hướng tới của mỗi một doanh nghiệp.
Giá thành và chất lượng sản phẩm là hai thứ luôn đi liền với nhau. Ngày nay với sự
phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật thì trên thị trường ngày càng xuất hiện đa
dạng nhiều loại sản phẩm với những mẫu mã và chất lượng khác nhau. Và do đó mà
sự cạnh tranh giữa các sản phẩm của các Công ty với nhau cũng trở nên gay gắt hơn.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Người tiêu dùng ngày nay có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp với khả năng và thị hiếu
của mình. Do đó mà việc đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá
thành là một việc cần quan tâm của mỗi doanh nghiệp. Giá cả cũng là nhân tố đóng
vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Một sản
phẩm tốt có giá thành rẻ thì tất nhiên sẽ có khả năng thu hút khách hàng hơn, từ đó có
khả năng mở rộng thị trường của mình. Giá cả được dùng như một vũ khí trong chiến
lược cạnh tranh như việc định giá thấp, định giá ngang bằng hay định giá cao. Và tuỳ
thuộc vào từng đặc điểm ngành nghề và thị trường mà doanh nghiệp cần đưa ra cho
mình một chính sách giá cho hợp lí.
Với ngành nghề kinh doanh của mình là các mặt hàng dược phẩm thì Công ty
dược phẩm trung ương 1 luôn cần phải quan tâm một cách sát sao đến chất lượng của
các sản phẩm do mình cung cấp bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ cũng như tính mạng người sử dụng. Và công ty cũng cần đưa ra cho mình một
chiến lược về giá hợp lí để có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các công
ty khác. Chính vì vậy mà công ty cần xác định đây là một nội dung phải được quan
tâm trong chiến lược đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
1.2.4.6. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm.
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn phải trả lời những câu hỏi
như sản xuất cái gì? cho ai? và sản xuất như thế nào? Thông qua đó mà doanh nghiệp
sẽ xác định được cho mình cơ cấu sản phẩm hợp lí. Điều quan trọng là sản phẩm của
doanh nghiệp cần được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận, có khả năng mở
rộng thị trường và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Thực hiện

đa dạng hoá sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với những mặt hàng kinh doanh của Công ty dược phẩm trung ương 1
cũng cần phải có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm phù hợp. Sản phẩm của công ty
cần được hoàn thiện để có thể theo kịp nhu cầu thị trường như về mẫu mã, bao
bì...Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm không những giúp cho công ty đáp ứng tốt
nhu cầu thị trường mà còn giúp công ty có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có được chiến lược trọng tâm vào những sản phẩm
đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng
mục tiêu và thị trường mục tiêu.
1.2.4.7. Đối thủ cạnh tranh
Trong thời buổi hội nhập sâu rộng như hiện nay thì sự cạnh tranh xảy ra là
điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt khi ngày càng có nhiều những công ty, doanh
nghiệp nước ngoài ra nhập thị trường thì các doanh nghiệp trong nước lại đứng trước
một sức ép cạnh tranh ghê gớm hơn. Mỗi một doanh nghiệp lại có cho riêng mình
những chiến lược cạnh tranh phù hợp. Nếu không theo sát sự phát triển của thị trường
thì các doanh nghiệp sẽ rất dễ bị tụt lại phía sau thậm chí còn có thể bị đào thải.
Công ty dược phẩm trung ương 1 là một Công ty nhà nước, hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, do đó cũng ít nhiều nhận được sự ưu ái từ phía nhà
nước. Nhưng với sự gia nhập của ngày càng nhiều những công ty dược trong và
ngoài nước như hiện nay thì công ty cần phải có được những chiến lược sắc bén để
khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Không thể mang nặng sức ì của một Công
ty nhà nước mà thay vào đó phải là sự năng động trong cơ chế thị trường. Đối mặt
với những Công ty dược trong nước đang ngày một lớn mạnh, và những Công ty
dược nước ngoài cũng có rất nhiều uy tín và kinh nghiệm thì trong chiến lược cạnh
tranh của mình, Công ty dược phẩm trung ương 1 cần phải chú ý đến các đối thủ của
mình trước khi tiến hành một vấn đề gì đó. Bên cạnh đó, trong chiến lược cạnh tranh

của mình Công ty cũng cần xem xét đến khả năng thực tại của mình, xem xét những
biến động trên thị trường hiện tại cũng như dự đoán được xu hướng trong tương lai
để có được những quyết định đầu tư sáng suốt. Có như vậy thì Công ty mới có thể
tạo ra được sự khác biệt so với các đối thủ khác, tạo ra một thương hiệu của riêng
mình và đứng vững trên thị trường.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.4.8. Hệ thống thông tin
Để đưa ra một quyết định đầu tư chính xác, các doanh nghiệp trước tiên phải
thu thập được đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động của mình. Hệ thống
thông tin sẽ cho doanh nghiệp nắm bắt được khái quát tình hình thị trường mà từ đó
có thể đưa ra quyết định riêng cho mình.
Hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty dược phẩm trung ương 1 nói
riêng có thể kể đến như: thông tin về khách hàng, thông tin về các chính sách kinh tế
của nhà nước, về môi trường đầu tư....
 Thứ nhất là thông tin về khách hàng: Khách hàng chính là đối tượng mà
bất cứ một công ty nào cũng cần phải hướng tới. Đây là nhân tố quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của các Công ty. Càng chiếm được lòng tin của khách hàng thì
càng có khả năng đứng vững, mở rộng và phát triển thị trường.
Mục tiêu của Công ty dược phẩm trung ương 1 cũng là đáp ứng được nhu cầu
về dược phẩm của số đông các khách hàng, chiếm được càng nhiều thị phần và tăng
khả năng cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ. Khách hàng của Công ty có
nhiều đối tượng khác nhau từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng cá nhân, thêm vào
đó là mặt hàng dược phẩm trên thị trường cũng ngày càng trở nên đa dạng về chủng
loại và mẫu mã. Do đó, vấn đề đặt ra là Công ty cần phải có được chiến lược cạnh
tranh để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các khách hàng. Chiến lược cạnh tranh có thể là
từ dịch vụ phân phối đến các dịch vụ sau bán hàng của công ty. Như vậy, việc đầu tư
cho hoạt động nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, bởi khách hàng cũng chính là

thị trường của công ty. Hoạt động nghiên cứu thị trường có được tiến hành tốt thì
Công ty mới có khả năng đáp ứng được tốt những yêu cầu của khách hàng, theo sát
được với những biến động diễn ra thường xuyên trên thị trường.
 Thứ hai, về các chính sách của nhà nước. Mỗi một công ty, doanh nghiệp
ra đời đều phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định và hoạt động dưới sự quản lí của
các chính sách của nhà nước. Các chính sách quản lí của nhà nước đối với Công ty
dược phẩm trung ương 1 là các chính sách quản lí nhà nước về dược phẩm. Các
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính sách này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm, trong đó có Công ty dược phẩm trung ương
1. Có thể kể đến một số chính sách quản lí nhà nước về dược phẩm của Việt Nam
như: các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện về sự gia nhập thị trường của
các công ty dược phẩm như điều kiện về vệ sinh vô trùng, điều kiện về trang thiết
bị...các quy định về cấp giấy phép quảng cáo dược phẩm...
Các chính sách quản lí của nhà nước về dược phẩm là những căn cứ, cơ sở
pháp lí cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động của mình theo khuôn khổ của
pháp luật. Chính vì vậy mà trước khi tiến hành một hoạt động nào đó, Công ty dược
phẩm trung ương 1 cũng cần phải quán triệt được những chính sách, quy định của
nhà nước đã đề ra, để tránh việc làm trái pháp luật cũng như được hưởng những ưu
đãi đầu tư từ phía nhà nước.
 Thứ ba, thông tin về môi trường đầu tư. Hoạt động đầu tư của Công ty
nhất thiết phải gắn với tình hình thị trường, gắn với các nhân tố có ảnh hưởng đến
hiệu quả của hoạt động đầu tư như các chỉ tiêu về sự tăng trưởng, lãi suất, tình hình
lạm phát...Nếu hoạt động đầu tư xa rời với môi trường đầu tư thì sẽ đạt hiệu quả
không cao thậm chí dẫn đến thất bại. Như vây, hoạt động đầu tư nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty dược phẩm trung ương 1 cũng nhất thiết phải gắn với môi
trường đầu tư.
1.2.4.9. Hoạt động tiêu thụ và phân phối hàng hoá.

Hoạt động tiêu thụ và phân phối hàng hoá là khâu cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh như Công ty
dược phẩm trung ương 1 thì việc thực hiện tốt kênh tiêu thụ và phân phối hàng hoá là
điều rất quan trọng. Việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ vững chắc, có hiệu quả là một
trong những nền tảng nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty
1.3.1. Vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Công ty dược phẩm trung ương 1 là Công ty nhà nước nên vốn đầu tư chủ yếu
của Công ty chủ yếu là vốn từ ngân sách nhà nước do Bộ Tài Chính cấp. Là một
doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên số vốn mà ngân
sách cấp cho Công ty hàng năm cũng tương đối lớn. Bên cạnh đó, Công ty còn có
những nguồn vốn tự bổ sung, vốn góp để hoạt động kinh doanh thêm hiệu quả.
Với nguồn vốn được cấp phát từ ngân sách nhà nước, nhiệm vụ của Công ty là
phải sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển chúng, tránh gây ra hiện tượng thất
thoát lãng phí không đáng có.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty dược phẩm trung ương 1 là kinh doanh mặt
hàng mang tính nhạy cảm liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người. Công ty
lại chịu sự quản lí trực tiếp của nhà nước nên vấn đề rủi ro trong kinh doanh cũng khá
nhỏ. Vì thế mà khi có nhu cầu về vốn thì Công ty có thể đi vay ngân hàng hoặc các tổ
chức tài chính....do đó, nhu cầu về vốn chủ sở hữu sẽ không lớn.
Bảng 1.2. Quy mô vốn hoạt động của Công ty qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn 2006 2007 2008
Tổng vốn 400.559 498.438 647.687
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 24.43 29,94
Vốn chủ sở hữu 67.132 75.116 87.692

Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 11.89 16,74
Vốn vay 333.427 423.321 559.994
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 26.96 32,28
Vốn khác(quỹ khen thưởng,
phúc lợi)
4.597 6.366 11.488
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 38.48 80,46
Nguồn: Phòng kế toán Công ty dược phẩm trung ương 1
 Cơ cấu vốn hoạt động của Công ty
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn hoạt động
Đơn vị: phần trăm (%)
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nội dung 2006 2007 2008
Tổng vốn 100 100 100
Vốn chủ sở hữu 16,75 15,07 13,53
Vốn vay 83,24 84,92 86,46
Vốn khác 0,01 0,01 0,01
Nguồn: Phòng kế toán Công ty dược phẩm trung ương 1
Biểu 1.2. Cơ cấu vốn hoạt động của CTDPTW1
Có thể thấy rằng, nợ là nguồn vốn chủ yếu tài trợ cho các hoạt động của Công
ty dược phẩm trung ương 1. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có xu
hướng giảm xuống qua các năm. Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của Công ty luôn
chiếm tỷ trọng khá cao, trên 80% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Đặc biệt là
trong cơ cấu các khoản nợ thì nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn so với nợ
dài hạn, như trong năm 2007, nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tới 99,8% trong tổng
số nợ. Nhưng trong những năm trở lại đây, Công ty cũng đang có xu hướng tăng tỷ lệ
nợ dài hạn và giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn.
Nguyễn Thị Thanh Loan Kinh Tế Đầu Tư 47B

25

×