Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng vũng áng, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.84 KB, 5 trang )

Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải về
Logistics tại cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh


Đinh Văn Long


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Sở
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Hàng hải; Quản lý nhà nước; Logistics; Cảng Vũng Áng

Content
1. Tổng quan nghiên cứu
Thuật ngữ “logistics” xuất hiện một cách chính thức trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam
vào năm 2005 ở Luật Thương mại (sửa đổi), muộn hơn rất nhiều so với tiến trình phát triển của
lĩnh vực này trên thế giới.
Công trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay liên quan đến logistics ở Việt
Nam là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước
ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS.TS.Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế và
Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm, được thực hiện trong 2 năm (2010,
2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra,
phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong khuôn khổ đề tài này, 2 cuốn sách chuyên
khảo đã được xuất bản. Cuốn “Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2011) gồm 26 báo cáo tập trung vào các nội dung cơ bản:
các vấn đề lý luận cơ bản của logistics, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ
logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam,
cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam, chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp


phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam…và cuốn “Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2012) với các nội dung cụ thể như: khái
niệm dịch vụ logistics, nội dung phát triển dịch vụ logistics, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển các dịch vụ logistics của quốc gia (giới thiệu chỉ số LPI của WB) và của doanh nghiệp, các
nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, quá trình phát triển
và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, yêu cầu, khả năng, quan điểm và giải
pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Tiến sĩ Đinh Lê Hải Hà có đề tài “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay” đã tiếp cận
logistics hiện đại từ giác độ vĩ mô và hệ thống logistics của quốc gia. Đề tài đã phân tích và đánh
giá khá đầy đủ và toàn diện thực trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt
Nam hiện nay, đề xuất nhiều giải pháp mang tính đột phá như xây dựng Chiến lược phát triển
logistics quốc gia và Phát triển toàn diện, đồng bộ kết cấu hạ tầng logistics của nền kinh tế [20]
Trên mạng thông tin hiện có nhiều trang web tập trung viết về chủ đề logistics. Đặc biệt
đáng chú ý là trang web www.vlr.vn/vn của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics và trang báo
điện tử Diễn đàn doanh nghiệp đều thường xuyên cập nhật nhiều thông tin, những bài phân tích,
bình luận của những chuyên gia, nhà nghiên cứu về lĩnh vực logistics. Đề cập đến vấn đề phát
triển logistics ở cả tầm vi mô, trung mô và vĩ mô.
Tại Quyết định số 169/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển
dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030. Đề án đề cập nhiều đến phát triển hệ thống kho bãi, kết nối giao thông và hình thành
các trung tâm logistics tại một số cảng biển trọng điểm quốc gia như Cảng Hải Phòng, Cảng Đà
Nẵng và Cảng thành phố Hồ Chí Minh [17].
Tiếp cận logistics dưới giác độ vĩ mô là tầm logistics của cả quốc gia hoặc một số quốc gia
[6].
Tiếp cận giác độ trung mô cũng có những nghiên cứu về logistics liên quan đến khái niệm
cụm ngành công nghiệp. Trung tâm logistics thường được đặt ở gần các đầu mối giao thông vận
tải lớn, kết nối nhiều phương thức vận tải hàng hoá khác nhau, thông thường là cảng biển nước
sâu có vùng hấp dẫn rộng lớn, cảng nước sâu trọng điểm khu vực. Đặc biệt nổi bật trong vấn đề
về trung mô logistics có các vấn đề được ông Trần Sĩ Lâm đặt ra trong các nghiên cứu của mình
[10].

Tiếp cận logistics dưới giác độ vi mô – logistics trong hoạt động của doanh nghiệp -
logistics kinh doanh. Logistics có thể được hiểu là một phần của toàn bộ quá trình quản trị chuỗi
cung ứng liên quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả dòng chu
chuyển và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất
phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [6].
2. Tính cấp thiết của đề tài
Cảng Vũng Áng là một cảng nước sâu được quy hoạch là cảng tổng hợp trọng điểm của
nhóm cảng Bắc Trung Bộ, gắn liền với Khu kinh tế Vũng Áng có tổng diện tích 22.781 ha. Cảng
Vũng Áng có vùng hấp dẫn rộng lớn gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, nước bạn Lào và 7 tỉnh miền
Đông Bắc Thái Lan. Theo quan điểm về trung tâm logistics thì cảng Vũng Áng có đủ điều kiện
để phát triển trung tâm logistics và có tiềm năng thành trung tâm logistics có quy mô lớn. Cơ
quan quản lý cần có những nghiên cứu nhằm làm cơ sở tạo đà cho sự phát triển logistics phát
triển tương xứng với tiềm năng đó [28].
Ban quản lý kinh tế Vũng Áng thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư thuê Công ty cổ phần tư
vấn thiết kế cảng – kỷ thuật biển lập Quy hoạch chi tiết phát triển Cảng Sơn Dương – Vũng Áng
và đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-BGTVT ngày
07/1/2012. Bản quy hoạch gồm bố trí hệ thống cầu cảng, luồng lạch, kho bãi, trung tâm dịch vụ
logistics và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác có liên quan [1].
Tôi đã công tác tại Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh từ năm 2001 đến nay. Cảng vụ hàng hải Hà
Tĩnh là cơ quan trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng Quản lý nhà nước
chuyên ngành hàng hải tại các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khi hoàn thành chương trình học tập lớp đào tạo Thạc sĩ quản lý kinh tế tại trường Đại
học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, đồng thời tiếp cận với một số công trình nghiên cứu về
logistics, tôi nhận thấy logistics là một xu hường kinh tế trong tương lai sẽ đóng góp vai trò quan
trọng cho các DN sản xuất và dịch vụ phát triển, là yếu tố quan trọng để các quốc gia, vùng miền
hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thịnh vượng và người tiêu dùng được hưởng lợi tối đa.
Cảng biển, nhất là cảng biển nước sâu như Cảng Vũng Áng lại đóng vai trò quyết định đối
với sự phát triển của logistics. Cảng Vũng Áng là cảng mới, logistics bắt đầu phát triển nên quản
lý nhà nước chuyên ngành hàng hải về logistics còn nhiều bất cập. Được sự quan tâm hướng dẫn
của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sở, tôi đã lựa chọn luận văn "Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng

hải về logistics tại cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh" để làm báo cáo tốt nghiệp chương trình đào tạo
Thạc sĩ Quản lý kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà
nước chuyên ngành hàng hải về logistics tại cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt tới những mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Quản lý Nhà nước về logistics tại cảng Vũng Áng có những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
- Thực trạng quản lý Nhà nước về logistics tại cảng Vũng Áng hiện nay như thế nào? Những
tồn tại và nguyên nhân nào ảnh hưởng xấu tới công tác quản lý nhà nước về logistics tại cảng
Vũng Áng?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quản lý Nhà nước về logistics tại cảng Vũng Áng?
5. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Khu cảng Vũng Áng, chỉ tập trung vào khu vực bến thương cảng tổng hợp
– container Vũng Áng (Loại trừ các cảng chuyên dụng phục vụ riêng cho Tập đoàn Formosa,
Nhiệt điện Vũng Áng)
* Về thời gian: Nghiên cứu các số liệu từ năm 2006 đến cuối năm 2013. Đối với tương lai,
sử dụng các số liệu quy hoạch và dự báo đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu cơ bản.
Trong từng nội dung cụ thể, tuỳ thuộc yêu cầu và điều kiện nghiên cứu, luận văn sử dụng các các
phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
nội dung gồm phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, các phương pháp lịch sử,
lôgic, toán, thống kê.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua sách và các bài báo, tạp chí về logistics; Các cổng
thông tin điện tử của Chính phủ và các cơ quan; các trang internet trong và ngoài nước; Các thư
viện; Các tài liệu chuyên khảo và giáo trình về logistics và quản lý Nhà nước nói chung và quản
lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải.
Kiểm tra dữ liệu: Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau được kiểm tra theo
các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính cập nhật (thời sự) bằng cách đối chiếu, so

sánh để có được sự nhất quán, đảm bảo dữ liệu phản ánh được nội dung phân tích với độ tin cậy
cao và nguồn trích dẫn rõ ràng.
7. Kết cấu nội dung luận văn
Lời mở đầu
Mục lục
Danh mục các cụm từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics và quản lý Nhà nước
Chương 2: Thực trạng phát triển logistics và quản lý Nhà nước về về logistics tại cảng Vũng
Áng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng
hải với Logistic tại cảng Vũng Áng.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Lời cảm ơn




References
1) Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Giao thông vận tải (2012), "Quyết định số 137/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông
vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu bến Vũng Áng, Sơn Dương thuộc Cảng
biển Sơn Dương - Vũng Áng (Tỉnh Hà Tĩnh) giai đoạn đến 2020", tải xuống từ website
của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam www.mt.gov.vn.
2. Lê Bách Chấn (2009), “Bản chất kinh tế của logistics”, Tạp chí Vietnam Logistics Review.
Tải xuống từ www.vlr.vn
3. Chính phủ (2007), “Nghị định 140/2007/NĐ-CP”. Tải xuống từ www.mpi.gov.vn.
4. Cục hàng hải Việt Nam (2010), "Các văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải", Nhà xuất

bản giao thông vận tải.
5. Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên EU – Việt Nam MUTRAP III (2011), Các tham luận trong
“Diễn đàn logistics và dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế”,
Vũng Tàu 3/2011. Tải xuống từ www.mutrap.org.vn.
6. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hương và Phạm Thị
Minh Thảo (2011), “Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (sách
chuyên khảo), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Đặng Đình Đào, Nguyễn Minh Sơn (2012), “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập quốc tế”, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển,, Trường đại học Kinh tế quốc
dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
8. Phan Huy Đường (2012), "Quản lý Nhà nước về kinh tế", Trường Đại học kinh tế, Đại học
quốc gia, Nhà xuất bản Dại học quốc gia Hà Nội.
9. Đinh Lê Hải Hà (2012), “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ, Mã số:
62.34.10.01, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương.
10. Trần Sĩ Lâm (2010), “Việt Nam cần có trung tâm logistics”, tạp chí Vietnam Logistics
Review, tải xuống từ www.vlr.vn
11. Đỗ Xuân Quang (2007), “Logistics tại Việt Nam: thực trạng, cơ hội và thách thức”, Tạp chí
Vietnam Logistics Review, tải xuống từ www.vlr.vn
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), “Luật Thương mại”, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia.
13. Nguyễn Văn Sơn, Lê Thị Nguyên (1998), "Tổ chức và khai thác cảng", Trường Đại học
hàng hải Việt Nam.
14. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định 2190/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030”, tải xuống từ website
của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam www.mt.gov.vn.
15. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định 175/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể phát
triển lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam đến năm 2020 ”, tải xuống từ website của Bộ Công
thương Việt Nam www.mit.gov.vn.
16. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 phê duyệt Đề án phát

triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030”, tải xuống từ website của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
www.mt.gov.vn.
17. Vương Toàn Thuyên (2006), "Kinh tế vận tải biển", Trường Đại học hàng hải Việt Nam,
Hải phòng.
18. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), “Logistics - Những vấn đề cơ bản”, Nhà xuất bản Lao động –
Xã hội, Hà Nội.
19. Viện nghiên cứu Thương mại (2012), “Kết luận mới Luận án Tiến sĩ NCS Đinh Lê Hải
Hà”, Thư viện điện tử ngành Thương mại, tải xuống từ trang web
www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/
2) Tài liệu tham khảo tiếng Anh
20. Asian Development Bank, ADB (2007), “Development Study on the North – South
Economic Corridor”, Regional Technical Assistance No. 6310. Download at
www.adb.org.
21. Business Monitor International (2011), “Vietnam Freight Transport Report 2011, include 5
– year forecast to 2015", United Kingdom. Download from www.businessmonitor.com.
22. World Bank (2012), “Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy”.
Download at: www.worldbank.org.

3) Các website
23. cangvuhanghaitphcm.com.vn
24.
25.
26.
27.
28. kktvungang-hatinh.gov.vn/
29. www.vpa.org.vn/vn
30. www.hatinh.gov.vn
31. www.hascom.com.vn/
32. www.mt.gov.vn

33. www.vinamarine.gov.vn/




×