Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Phùng Huy Diễn
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản lý kinh tế; Xây dựng nông thôn mới; Quản lý nhà nước.
Content
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược, quan trọng trong nền kinh tế, là cơ
sở và lực lượng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước… Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để phát triển khu vực nông thôn tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW Đảng
cộng sản Việt Nam khoá X đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn
được tăng cường.
Qua 2 năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới đã có những kết quả tích
cực trên địa bàn cả nước đã có 85 xã đạt đủ 19 tiêu chí theo tiêu chuẩn nông thôn mới trên
4.534 xã. Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 9/11 xã điểm đạt đủ 19 tiêu chí. Xây dựng
thành công nông thôn mới thì bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân nhân
ngày càng được nâng cao góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chương trình nông thôn mới đã bộc lộ một số
vấn đề bất cập chưa phù hợp từ chủ trương, chính sách đến chỉ đạo thực hiện. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự chậm chễ khó khăn trong việc tiển khai chương trình NTM cụ thể
như sau:
- Việc đặt ra 19 tiêu chí cho tất cả các vùng miền là không hợp lý do đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội và xuất phát điểm của mỗi địa phương là không giống
nhau chính vì vậy cần có những thay đổi, bổ sung để điều chỉnh các tiêu chí sao cho hợp lý
với từng địa phương trên địa bàn cả nước.
- Chính sách huy động các nguồn lực để xây dựng NTM thiếu cụ thể rõ ràng dẫn tới
sự lúng túng của các địa phương trong quá trình thực hiện dẫn tới tính khả thi của chương
trình không cao.
- Hệ thống bộ máy, chính sách để hướng dẫn thực hiện xây dựng NTM thì nhiều
nhưng không đồng bộ nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dễ tạo ra sai
phạm.
- Qua 2 năm xây dựng NTM mới có 85/9050 xã xây dựng thành công nông thôn
mới đạt 0.94% , trong khi đó trên địa bàn huyện Quốc Oai có 1 xã xây dựng điểm NTM
nhưng mới chỉ đạt 14/19 tiêu chí, mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn NTM và
50% vào năm 2020. Như vậy tình hình triển khai là quá chậm. Muốn đạt được các chỉ tiêu
theo kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2015, giai đoạn 2020 thì cần có những chính hỗ trợ
mạnh mẽ hơn nữa.
Xuất phát từ tình hình đó cần có sự điều chỉnh nghiên cứu để bổ xung, hoàn thiện quá
trình xây dựng NTM để đảm bảo tính khả thi, nâng cao hiệu quả và đồng thời nâng cao chất
lượng xây dựng NTM.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Quốc Oai, thành
phố Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông thôn như:
- PGS.TS. Trần Thị Minh Châu (chủ biên - 2007): Chính sách nông nghiệp ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hệ thống hoá những chính sách trong lĩnh
vực nông nghiệp, phân tích những bất cập của các chính sách…
- TS. Đặng Kim Sơn (2008): Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm
nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả phân tích thực trạng nông nghiệp
trong 20 năm đổi mới về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, tổ chức sản xuất và dịch vụ trong
nông nghiệp; nông dân Việt Nam bàn về việc làm, về quyền sử dụng đất và thị trường đất đai
và tiếp cận nguồn vốn tín dụng; về nông thôn tác giả phân tích kinh tế, xã hội nông thôn, quan
hệ nông thôn với đô thị và công nghiệp… Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2008). Vai trò
phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi động công nghiệp hoá, vấn đề tập trung hoá đất đai, vấn
đề lao động và di cư lao động ra đô thị, vai trò của công nghiệp nông thôn và dân cư nông
thôn, công nghiệp hóa chưa thành công ở những nước đang phát triển
- Nhiều tác giả: Nông dân, nông thôn và nông nghiệp - Những vấn đề đang đặt ra,
Nxb Tri Thức, 12-2008. Cuốn sách “Nông Dân Nông Thôn Và Nông Nghiệp - Những Vấn Đề
Đang Đặt Ra” là tập hợp các bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “tam nông” của
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía
cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá thực trạng, vạch rõ
nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi ra khỏi vướng mắc.
Từ cách tiếp cận Kinh tế học, Giáo sư Đào Thế Tuấn và Tiến sĩ Đặng Kim Sơn đã đề
xuất những giải pháp phát triển Kinh tế nông thông nhằm gắn kết một cách hữu cơ giữa phát
triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp, giữa Đô thị và Nông thôn, giữa Bảo hộ sản xuất
nông nghiệp và Hội nhập kinh tế toàn cầu…
- TS. Chử Văn Lâm, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Tam
nông: Một số vấn đề nổi lên ở Việt Nam hiện nay. Tác giải đã tổng hợp những vấn đề bức súc
từ thực tế tam nông ở Việt Nam và định hướng cách tháo gỡ…
- GS.TS. Tô Duy Hợp, Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Một số vấn
đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam. Tác giả đi sâu vào những vấn
đề xã hội bức súc trong quá trình đổi mới tam nông; đặc biệt là tích tụ ruộng đất…
- PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn: Hiện trạng nông thôn và thực hiện Nghị quyết 26 khóa X (Nông nghiệp, Nông
thôn, Nông dân). Tác giả đề cập thực trạng nông thôn, nông nghiệp và nông dân, đề cập
những bức xúc về nông thôn trong việc thực hiện Nghị quyết 26 khoá X…
- Luận án Tiến sĩ: Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau đồn
điền đổi thửa ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình của TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Trường ĐH
Kinh tế Quốc Dân;
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Phùng Đức Hiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng nông thôn
mới. Tác giả đã nêu ra những dự báo sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của các địa
phương và gợi ý một số định hướng trong công tác lập quy hoạch của các xã xây dựng nông thôn
mới.
Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào phân tích vai trò của hệ thống chính sách
trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở hai khía cạnh lý luận và
thực tiễn, trên phạm vi quốc gia và địa phương. Bên cạnh đó cũng có các công trình nghiên cứu
về các khía cạnh, các tiêu chí riêng biệt của chương trình NTM và đồng thời, đưa ra các kiến
nghị, giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp
ở nước ta và ở một số địa phương cụ thể . Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa có điều
kiện đi sâu tính đặc thù, điều kiện xuất phát thấp, tính đa dạng và chưa đề cấp tới vấn đề xây dựng
nông thôn mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp của một huyện như Quốc Oai, thành phố Hà
Nội.
Vì vậy, việc tiếp tục hướng nghiên cứu về vấn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Quốc Oai là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quốc Oai,
chỉ ra những thành tựu và bất cập trọng chính sách xây dựng nông thôn mới nói chung và trên
địa bàn huyện Quốc Oai nói riêng. Luận văn sẽ đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng thành
công chương trình nông thôn mới ở Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng nông thôn mới phù hợp với
điều kiện của Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu về quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ngoài và trong nước nhằm
rút ra một số bài học cho địa bàn nghiên cứu;
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng nông thôn tại huyện Quốc Oai theo các tiêu chí trong Bộ
tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Quốc Oai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội dưới góc độ quản lý kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan trực tiếp đến quá trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quốc Oai từ năm 2010 đến năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể là :
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để hoàn thiện, làm mới các vấn đề
lý luận cơ bản cũng như kinh nghiệm của một số địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
Cặp phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích thực trạng ở chương 2 và chương 3.
- Phương pháp logic – lịch sử được sử dụng để xem xét, đánh giá thực trạng và khát
quát những thành công, hạn chế của hoạt động xây dựng nông thôn mới những năm qua; chỉ
ra nguyên nhân của thực trạng đó và đề xuất các giải pháp.
Luận văn dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt
Nam về xây dựng nông thôn mới. Luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như
phương pháp thống kê, mô tả và so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
6.1. Kết quả khoa học
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nông thôn mới và xây dựng nông
thôn mới.
- Đánh giá thực trạng về quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Quốc Oai; chỉ ra những tác động tích cực và hiệu quả các chính sách nông
thôn mới.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh và nâng cao chất lượng cho việc xây dựng
nông thôn mới .
6.2. Kết quả ứng dụng
Luận văn sẽ phân tích những điểm phù hợp, chưa phù hợp của chủ trương, chính
sách xây dựng nông thôn mới của cả nước cũng như trên địa bàn huyện Quốc Oai để từ đó
nêu những kiến nghị để đẩy nhanh quá trình và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới,
cung cấp những luận cứ quan trọng cho việc hoàn thiện quá trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Quốc Oai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Xây dựng nông thôn mới: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế.
Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Quốc Oai, thành
phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm giải pháp đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo trung ương xây dựng nông thôn mới (2013), Báo cáo sơ kết 3 năm thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang, (1999). “Phát triển nông nghiệp, nông thôn
trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam” Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
3. Trần Thị Minh Châu (chủ biên - 2007): Chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình mục tiêu quôc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020.
5. Chính phủ, Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 16/74/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung
ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
7. Lê Cao Đoàn, (2001). "Triết lý phát triển: Quan hệ công nghiệp - nông nghiệp, thành
thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam”. NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Phùng Đức Hiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn: Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng nông thôn mới, luận án
tiến sỹ.
9. Tô Duy Hợp, Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Một số vấn đề xã hội
nan giải trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam.
10. Trần Ngọc Ngoan, (2008). “Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm thế giới.” NXb Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nhiều tác giả (2008): Nông dân, nông thôn và nông nghiệp - Những vấn đề đang đặt
ra, Nxb Tri Thức.
12. Chử Văn Lâm, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Tam nông:
Một số vấn đề nổi lên ở Việt Nam hiện nay.
13. Tăng Minh Lộc (2010), Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới ( Cấp xã), Nhà
xuất bản lao động - Quyết định xuất bản của NXBLĐ số 236/QĐCN- LĐ ngày
6/9/2010.
14. Nguyễn Đình Long, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn:
Hiện trạng nông thôn và thực hiện Nghị quyết 26 khóa X (Nông nghiệp, Nông thôn,
Nông dân).
15. Lê Du Phong, (2009). “Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của
Hungary trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt nam”. NXB chính
trị Quốc gia.
16. Nguyễn Thị Thu Thủy: Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp
sau đồn điền đổi thửa ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ,luận án tiến sỹ, Trường ĐH
Kinh tế Quốc Dân;
17. Trần Văn Tích, “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc hiện nay”,
bản dịch tiếng Việt của Viện Nghiên cứu Trung Quốc.
18. Đặng Kim Sơn (2008): Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai
sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đặng Kim Sơn, (2010),“Một số vấn đề về nông thôn Việt nam trong điều kiện mới”
Đề tài khoa học KX.01.09/06-10 trong Chương trình KH &CN trọng điểm cấp Nhà
nước.
20. Đăng Kim Sơn, (2008). "Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
trong quá trình công nghiệp hoá". Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tiếng anh
21. Lee chull, Agriculture policy development in Korea and current issues.
Website:
22. www. nongthonmoi.gov.vn
23. www. Chinhphu.gov.vn
24. www. hanoi.gov.vn