Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.81 KB, 9 trang )

Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử
dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên

Đặng Văn Lưỡng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Đào Thị Bích Thủy
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý dự án; Vốn; Ngân sách nhà nước.

Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Đầu tư phát triển sử dụng nguồn vốn NSNN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân nói chung và nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng. Sau hơn 16 năm
tái lập tỉnh Hưng Yên, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, nhiều dự án đã hoàn
thành đưa vào sử dụng và từng bước phát huy hiệu quả, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Hưng Yên là tỉnh có điểm xuất phát điểm và tích luỹ từ nền kinh tế chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp. Ngân sách dành cho đầu tư phát triển rất nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn và
quản lý dự án đầu tư còn hạn chế. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư phát triển
sử dụng ngân sách nhà nước bằng các mô hình quản lý dự án luôn thu hút sự quan tâm của
các cấp, các ngành.
Trong điều kiện hiện nay, tỉnh Hưng Yên đang đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp


hoá - Hiện đại hóa, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng GDP trong tỉnh ngày một cao và bền
vững. Đặt ra nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, trong khi các mô hình quản lý dự án đầu tư phát
triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt trong điều kiện môi
trường pháp lý các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ.
Tình trạng đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do mô hình tổ
chức quản lý, quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng
đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế. Việc nghiên cứu mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước càng
là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó học viên đã chọn vấn đề: “Mô hình
quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu và lý luận về quản lý dự án đầu tư theo nhiều chủ
đề. Các mức độ nghiên cứu tập trung chủ yếu ở việc xem xét, bàn luận về các kỹ thuật phân
tích đánh giá dự án, ở nội dung tài chính và ở tầm vĩ mô quản lý như:
Bùi Mạnh Cường (2010), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Chính trị- Trường Đại học Kinh tế-
Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đề tài làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương
pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đánh giá hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Đề xuất định hướng, hệ
thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020.
Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng
trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học
Quốc Gia Hà Nội- Đại học Khoa học và Kỹ thuật Long Hoa. Tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích những nguyên nhân thực hiện
công tác đầu tư xây dựng cơ bản không hiệu quả, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống quản lý các đầu tư xây dựng cơ bản trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng.
Lê Toàn Thắng (2006), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

của Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế chính trị (Đại học kinh tế- Đại học
quốc gia Hà Nội). Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. Phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. Đề xuất
phương hướng, giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của
Thành phố Hà Nội.
Hoàng Đỗ Quyên (2008), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý
dự án Công trình điện Miền Bắc. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công
trình điện Miền Bắc, đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án, phân tích thực trạng và
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Công
trình điện Miền Bắc. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc công tác quản lý dự án trong giai đoạn
thực hiện dự án tại các dự án thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý dự án.
Trần Thị Hồng Vân (2005), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của Đài tiếng
nói Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đề tài đề cập đến
việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của Đài tiếng nói Việt Nam, đã đưa ra các cơ
sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý dự án tại Đài tiếng nói Việt
Nam. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là về công tác quản lý dự án đầu tư tại một
đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin - truyền thông. Đề tài tập
trung chủ yếu vào việc phân tích công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại
các nhóm dự án do các đơn vị trực thuộc của Đài tiếng nói Việt Nam làm CĐT.
Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu về nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về mô hình quản lý dự án đầu tư. Vì vậy việc
nghiên cứu mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nhằm hoàn thiện
công tác quản lý từ khâu nghiên cứu, lập dự án, thực hiện đầu tư, đội ngũ cán bộ nhân lực
thực hiện, phương pháp, quy trình thực hiện, vấn đề phân cấp quản lý đầu tư càng trở lên cấp
thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử

dụng vốn ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất các phương án và giải pháp hoàn thiện mô hình
quản lý dự án, công tác quản lý dự án ĐTPT sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển và quản lý dự
án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình quản lý đầu tư phát triển, công tác quản lý dự
án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời
gian qua, chỉ ra những kết quả, thành tựu đã đạt được và những yếu kém còn tồn tại cần khắc
phục.
Đề xuất phương án, giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý đầu tư phát triển sử dụng
vốn ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả vốn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý dự án trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Các mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên;
 Đề cập đến nội dung quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà
nước tính từ khi dự án hình thành được thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư cho đến khi
dự án đầu tư (đối tượng đầu tư) hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
- Thời gian nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như thế nào?
- Những nguyên nhân, nhân tố nào tác động và ảnh hưởng đến các mô hình quản lý dự

án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên?
- Giải pháp nào để hoàn thiện mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên?
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
đã định hướng, trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tác giả còn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan quản
lý Nhà nước, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về quản lý các dự án đầu tư phát triển có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tin liên quan
đến thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu trong mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng
vốn ngân sách nhà nước.
5.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi các thông tin được thu thập sẽ tiến hành phân loại, lựa chọn, để đưa vào sử dụng
trong nghiên cứu đề tài.
5.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp tổng hợp thống kê: Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được tập
hợp và phân các nội dung thông tin đó theo các mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử
dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên
cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả của các mô hình
quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Phương pháp sơ đồ hóa: Là phương pháp sơ đồ hóa các mô hình quản lý dự án đầu
tư phát triển để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích các mô hình quản lý
dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
6. Dự kiến những đóng góp mới
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình quản lý dự án ĐTPT và quản lý
dự án ĐTPT sử dụng nguốn vốn NSNN một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Hệ thống lý thuyết

trên sẽ làm cơ sở phân tích, đánh giá một cách toàn diện mô hình quản lý dự án ĐTPT và
công tác quản lý dự án ĐTPT, chỉ ra kết quả đạt được, phân tích rõ những tồn tại, hạn chế của
thực trạng mô hình quản lý dự án ĐTPT và công tác quản lý dự án ĐTPT sử dụng vốn ngân
sách nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Cuối cùng, đề xuất được những phương
án, giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý dự án đầu đầu tư phát triển sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư phát triển trên địa bàn
tỉnh đến năm 2020 định hướng 2030.
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục các công trình đã công bố của tác giả và các phụ lục, Luận văn được chia làm
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án ĐTPT và các mô hình quản lý dự án ĐTPT
dụng nguồn vốn NSNN.
Chương 2: Thực trạng mô hình quản lý dự án ĐTPT và công tác quản lý dự án ĐTPT
sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý dự án ĐTPT và công tác quản lý dự
án ĐTPT sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 định hướng 2030.


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AITCV (2009), Giáo trình quản lý dự án , Viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ kinh tế – kế hoạch (2004), Bài giảng
nghiệp vụ kế hoạch và đầu tư.
3. Bộ Xây dựng (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Bùi Xuân Phong (2006), Giáo trình quản trị dự án đầu tư, Học viện Công nghệ Bưu chính

Viễn thông.
6. Bùi Thanh Thuỷ, Bùi Sĩ Hiển, (Tạp chí Ngân hang, số 4, năm 2005, tr.42-47), Thực trạng
các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay - kiến nghị và giải pháp.
7. Bùi Mạnh Cường (2010), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ ngành: Kinh tế Chính trị (Trường Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc Gia Hà Nội).
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng
theo Luật Xây dựng.
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định
112/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ ngày
06/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
11. Cục Thống kê Hưng Yên (2010 -2012), Niên giám thống kê Hưng Yên.
12. Đại học Kinh tế Quốc dân (1996), Lập và quản lý dự án đầu tư.
13. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Đổi mới ở Việt Nam tiến trình thành tựu và kinh
nghiệm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Việt Nam - Những thách thức trong tiến
trình Hội nhập kinh tế Quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
KTXH, mục tiêu và giải pháp qua các năm từ 2010-2013.
16. Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010-2013), Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân
sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước.
17. Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010-2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
vốn ĐTXD cơ bản và dự kiến phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước.
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010-2013), Nghị quyết Hội đồng nhân dân về nhiệm
vụ xây dựng cơ bản.
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010-2013), Nghị quyết Hội đồng nhân dân về dự
toán ngân sách nhà nước.

20. Hoàng Đỗ Quyên (2008), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án
công trình điện Miền Bắc. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
21. Lê Toàn Thắng (2006), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của
Thành phố Hà Nội. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS.
ngành: Kinh tế chính trị (Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội).
22. Mai Hữu Khuê (2003), Lý luận quản lý Nhà nước, Nxb. Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Mai(2008), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
24. Nguyễn Ngọc Mai (1995), Phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB Khoa học kỹ thuật.
25. Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong
Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc
Gia Hà Nội- Đại học Khoa học và Kỹ thuật Long Hoa.
26. PMBOK (2009), tiêu chuẩn Quản Lý Dự Án Quốc Tế của Viện Quản Lý Dự Án Hoa Kỳ
PMI.
27. Quốc Hội nước cộng hòa XHCNVN(2003), Luật xây dựng 16/2003/QH11 ngày 26 tháng
11 năm 2003;
28. Quốc Hội nước cộng hòa XHCNVN(2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày
29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản số: 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội.
29. Quốc Hội nước cộng hòa XHCNVN(2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày
29/11/2005;
30. Trần Thu Hà (2005), Bài giảng môn quản lý dự án, Đại học Bách khoa Hà Nội.
31. Trần Thị Hồng Vân (2005), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của Đài tiếng nói
Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
32. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội.
33. UBND tỉnh Hưng Yên, Bộ Kỷ yếu tỉnh Hưng Yên (2010 – 2013).

×