Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.84 KB, 7 trang )

Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Hà Tĩnh

Ngô Văn Huy

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Huy động vốn; Ngân hàng thương mại cổ phần.


Content
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác,
ngân hàng có chức năng kinh doanh tiền tệ nhằm thu lợi nhuận. Bên cạnh đó, ngân hàng tham
gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối,
tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán
Các NHTM, để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, thì huy động vốn từ bên ngoài
được coi là hoạt động chủ yếu nhất. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn
đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của mình.
Ở Việt Nam, chủ trương: “Vốn trong nước là quyết định” luôn được quán triệt trong
quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Nguồn vốn huy động
của các ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (thường là trên
90%). Tuy nhiên, từ năm 2008, chính sách tiền tệ với việc ưu tiên cho mục tiêu ổn định kinh


tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn của ngân hàng. Tình trạng thừa, thiếu vốn,
thậm chí ngân hàng không chủ động được nguồn vốn, hoặc tình trạng đọng vốn lớn … đã gây
nhiều khó khăn cho kinh doanh ngân hàng. Tình trạng trên có nguyên nhân từ vấn đề quản lý
nguồn vốn nói chung, quản lý hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng.
Trên ý nghĩa ấy, cần phải nhìn nhận lại, phân tích và đánh giá công tác quản lý hoạt
động huy động vốn của các ngân hàng để có những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường công
tác này tại các ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt
động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà
Tĩnh” làm đề tài luận văn cao học của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: BIDV Hà Tĩnh đã quản lý hoạt động huy động vốn
như thế nào? Những gì là thành công? đâu là hạn chế và nguyên nhân của tình hình? Cần có
những giải pháp gì nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
này?
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý hoạt động huy động vốn ngân hàng là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia ngân hàng.
Nhiều học viên cao học ở các đơn vị đào tạo khác nhau đã nghiên cứu về hoạt động
huy động vốn, hoạt động quản lý hoạt động huy động vốn và những vấn đề liên quan trong
luận văn cao học của mình. Điển hình là các luận văn sau:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Hữu Bình (2010) về đề tài: “Tăng cường huy động
vốn tại Agribank – chi nhánh Nghệ An”, Học viện Ngân hàng; đã nghiên cứu về vốn huy
động và đưa ra được một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Agribank – Chi
nhánh Nghệ An.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Phương Hồng (2009): “Đa dạng hóa các hình
thức huy động vốn tại Sacombank – chi nhánh Hà Nội”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tại Sacombank –
Chi nhánh Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ của Đoàn Văn Kiên (2010): “Giải pháp chủ động nguồn vốn trong
hoạt động ngân hàng tại ViettinBank – chi nhánh Phú Thọ”, Học viện Tài chính. Luận văn đã

đưa ra được các giải pháp nhằm chủ động nguồn vốn trong hoạt động Ngân hàng tại
VietinBank – Chi nhánh Phú Thọ.
Tác giả Trần Việt Hà (2011) có công trình nghiên cứu: “Quản lý tài sản nợ trong các
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề
tài đã nghiên cứu về quản lý tài sản nợ (về nguồn vốn) trong các NHTM tại Việt Nam.
Tác giả Trịnh Thị Kim Hảo (2011) có công trình: “Tăng cường quản lý nguồn vốn huy
động trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Agribank Thanh Hóa”, Học viện Ngân hàng. Công
trình đã nghiên cứu về hoạt động quản lý huy động vốn tại các NHTM, đặc biệt trong điều
kiện cạnh tranh của hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về chính sách huy động vốn của các NHTM đã
được tổ chức. Điển hình là các đề tài:
Đề tài: “Chính sách lãi suất huy động của Ngân hàng Agribank Việt Nam - Những vấn đề
đặt ra và giải pháp hoàn thiện”, Hội thảo khoa học của Agribank – Chi nhánh Thanh Hóa, 2012.
Đề tài đã phân tích, đánh giá chính sách lãi suất huy động vốn giai đoạn 2008 – 2012, từ đó đưa ra
3 nhóm giải pháp, với 8 giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn.
Đề tài: “Chính sách huy động vốn của NHTM Việt Nam trong môi trường hội nhập
kinh tế quốc tế”, Hội thảo khoa học Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2012. Đề tài phân tích tác
động của hội nhập kinh tế quốc tế tới chính sách huy động vốn của NHTM Việt Nam. Đề tài
đưa ra 6 giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn nhằm đẩy mạnh huy động vốn trong
môi trường cạnh tranh quốc tế.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn và quản lý
hoạt động huy động vốn tại các NHTM, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách độc lập, có hệ thống từ khung lý thuyết đến thực tiễn về quản lý hoạt động huy
động vốn tại BIDV Hà Tĩnh, đặc biệt là nghiên cứu đề tài theo cách tiếp cận của khoa học
quản lý kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Vận dụng nguyên lí về quản lý hoạt động huy động vốn để phân tích đánh giá hoạt
động này tại BIDV Hà Tĩnh, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đưa ra các kiến nghị và giải
pháp để quản lý hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh ngân hàng này.

3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động huy động vốn
tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn và sự cân đối giữa huy động vốn và sử
dụng vốn tại BIDV Hà Tĩnh.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà
Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý hoạt động huy động vốn và tại BIDV Hà
Tĩnh theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế. Vấn đề nghiên cứu gắn với những công
cụ, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước và của NHNN, cũng như của BIDV Việt
Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Tĩnh.
*Phạm vi thời gian: Từ 2010 đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phép biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình nghiên cứu.
Những phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm: phương pháp logic – lịch sử, phương
pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh … Ngoài ra, luận
văn cũng có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khác liên quan, đồng thời dựa
vào các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động ngân
hàng. Cụ thể:
Phương pháp logic – lịch sử
Phương pháp logic – lịch sử được sử dụng trong cấu trúc toàn bộ luận văn và đặc biệt
trong nội dung chương 1. Vấn đề nghiên cứu được thể hiện theo 1 logic từ chương 1 đến
chương 2, chương 3. Từ việc phân tích các khái niệm, phạm trù kinh tế ở chương 1, luận văn
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động huy động vốn tại NHTM.
Chương 3, trên cơ sở đánh giá những hạn chế trong hoạt động quản lý hoạt động huy

động vốn tại BIDV Hà Tĩnh và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới của nền kinh tế, luận
văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
này.
Phương pháp phân tích – tổng hợp
Đây là phương pháp cũng được sử dụng phổ biến trong cả 3 chương, tuy nhiên tập
trung nhiều hơn ở chương 2. Luận văn phân tích sâu sắc công tác quản lý hoạt động huy động
vốn tại BIDV Hà Tĩnh, từ đó, luận văn tổng hợp lại, đánh giá khái quát những thành công,
hạn chế và nguyên nhân của tình hình.
Ở chương 1, luận văn tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố để khái quát hóa
và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động huy đọng vốn tại BIDV Hà Tĩnh.
Phương pháp thống kê
Tác giả luận văn tập hợp các báo cáo thống kê về hoạt động huy động vốn của BIDV
Hà Tĩnh để phân tích công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Tĩnh. Luận văn
có tham khảo thêm số liệu của 1 số NHTM tại các địa phương, các số liệu và tình hình của
các sở, ban ngành liên quan.
Trong nội dung, luận văn có sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu,
mô hình kinh tế để minh họa và phân tích.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động huy động vốn của
ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Tĩnh, từ đó
đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm tăng cường quản lý huy động vốn để góp phần nâng cao
kết quả kinh doanh tại BIDV Hà Tĩnh.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động huy động vốn tại các
NHTM
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Tĩnh
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động huy động
vốn tại BIDV Hà Tĩnh


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Agribank (2012), Cẩm nang tín dụng, Hà Nội.
2. Agribank Thanh Hóa (2012), Chính sách lãi suất huy động của Agribank, Hội thảo khoa
học.
3. BIDV Hà Tĩnh (2010-2013), Báo cáo tng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010,
2011, 2012, 2013; Hà Tĩnh.
4. BIDV Hà Tĩnh (2010-2013), Bảng cân đối kế toán các năm 2010, 2011, 2012, 2013; Hà
Tĩnh.
5. BIDV Hà Tĩnh (2008- 2013), Kết quả kinh doanh, Báo cáo hàng năm.
6. BIDV Hà Tĩnh (2008- 2013), Tình hình tăng trưởng nguồn vốn, Báo cáo hàng năm.
7. BIDV Hà Tĩnh (2008- 2013), Báo cáo thường niên
8. Lê Hữu Bình (2010), Tăng cường huy động vốn tại Agribank – chi nhánh Nghệ An, Luận
văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
9. Vũ Thị Dậu (2003), Phát triển các dịch vụ mới trong kinh doanh của NHTM, Tạp chí
giáo dục lý luận, Tr. 20-27.
10. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại cương,
Giáo trình, Nxb ĐHQG Hà Nội.
11. Phan Huy Đường (2011), Quản lý nhà nước về kinh tế, Bài giảng.
12. Phan Huy Đường (2012), Quản lý kinh tế nâng cao, Giáo trình, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
13. Nguyễn Phương Hồng (2009), Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tại Sacombank
– chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Trần Việt Hà (2011), Quản lý tài sản nợ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam,
Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Trịnh Thị Kim Hảo (2011), Tăng cường quản lý nguồn vốn huy động trong bối cảnh hội
nhập quốc tế tại Agribank Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
16. Đoàn Văn Kiên (2010), Giải pháp chủ động nguồn vốn trong hoạt động ngân hàng tại

ViettinBank – chi nhánh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính, Hà Nội.
17. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính (Lý thuyết và bài tập), Nxb Thống
kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định phát triển kinh tế-xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
20. Trịnh Thị Hoa Mai, Vũ Thị Dậu, Nguyễn Thị Thư (2001), Kinh tế học tiền tệ ngân hàng,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. NHNN tỉnh Hà Tĩnh (2010-2013), Báo cáo nhanh các năm 2010, 2011, 2012, 2013, Hà
Tĩnh.
22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín
dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, Chỉ thị
06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 của Ngân hàng Nhà nước.
23. Trường Đại học Đà Nẵng (2012), Chính sách huy động vốn của NHTM Việt Nam trong
môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo khoa học.
24. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,Nxb Thống kê, Hà
Nội.
25. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Tiếng Anh
26. Anthony, S. B., Cornett, M. M., (2006), Financial Institutions Management – A Risk Management
Approach, McGraw-Hill IRWIN, Fifth Edition.
27. Bessis, J. E., (1999), Risk Management in Banking, John & Sons Edition.
28. Christoffersen, P. F., (2003), Elements of Financial Risk Management, Elsevier Science
Edition.
Website
29.
30. (Trang văn bản, tài liệu nghiệp vụ, mẫu biểu… nội bộ của BIDV)
30 .
31 . .


×