Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các
trường cao đẳng nghề tại Hà Nội
Mai Thị Thơm
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tài
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý nhà nước; Kiểm soát giáo dục; Trường Cao đẳng
Nghề
Content
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đại hội lần thứ
XI (tháng 1 -2011) xác định là một khâu đột phá chiến lược để đảm bảo đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là một nhiệm vụ rất cơ bản đồng
thời cũng rất cấp bách, cần được quan tâm thực hiện ở nhiều cấp khác nhau.
Lực lượng lao động lành nghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế Xã
hội ở mỗi quốc gia dựa trên sự phát triển sản xuất. Chúng ta đang sống trên thế giới mà sự thay
đổi diễn ra từng ngày, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất .Nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và liên kết hợp tác giữa đào tạo nghề với doanh
nghiệp sử dụng lao động riêng. Đòi hỏi người lao động phải được đào tạo ở những trình độ lành
nghề nhất định.
Trong những năm gần đây, Công tác dạy nghề ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước và hội nhập kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đã tăng từ 20 % năm 2006 lên 40%
năm 2010…. Sự phát triển của ngành dạy nghề nói chung và các trường cao đẳng công lập nói
riêng trong thời gian qua có vai trò to lớn của công tác QLNN. Tuy nhiên bên cạnh những thành
tựu và những kết quả đáng nghi nhận, công tác dạy nghề dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề
và quản lý nhà nước trong khu vực này vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của
thực tiễn. Để đổi mới công tác dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề phù hợp với nền kinh tế thị
trường, nâng cao tính cạnh tranh với các trường dạy nghề khác thì việc tăng cường QLNN trong
khu vực này là một yêu cầu cấp thiết.
Do vậy, Công tác dạy nghề nói chung và tại các trường cao đẳng nghề nói riêng cũng như
QLNN trong lĩnh vực này cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Trước
yêu cầu đó, là người nghiên cứu kinh tế, đang công tác trong ngành giáo dục và có những quan
tâm đến sự phát triển của các trường cao đẳng nghề, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về
đào tạo nghề trong các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội.” làm luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về dạy nghề nói chung và công tác QLNN trong lĩnh
vực dạy nghề nói riêng như:
- Nghiên cứu đánh giá hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, kiến nghị và biện pháp nâng cao
hiệu lực QLNN về công tác dạy nghề. Đề tài cấp bộ, Tổng cục dạy nghề - 1998. Nội dung chủ
yếu khảo sát thực trạng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề của nước ta, từ đó kiến nghị biên pháp
nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về dạy nghề.
- Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, tác giả Trần Khánh Đức,
NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002, tập hợp các bài báo khoa học của tác giả về cơ sở lý luận và
phương pháp luận phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.
- Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ của tác giả Phan Chính Thức, Đại học Sư
Phạm Hà Nội – 2003, đi sâu nghiên cứu, đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về đào tạo
nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước.
- Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, tác giả PGS, TS Đỗ
Minh Cương, TS Mạc Văn Tiến, NXB Lao Động – Xã Hội , Hà Nội – 2004. Nội dung cuốn sách
tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển lao động kỹ thuật ở nước ta.
- Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề về giải pháp, tác giả Nguyễn Viết Sự, NXB Giáo
dục, Hà Nội – 2005. Nội dung tập hợp các bài viết đã dăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, đề
tài nghiên cứu khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát
triển giáo dục nghề nghiệp.
- Hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Đề tài cấp Bộ - Tổng cục dạy nghề - 2005
- QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta – Thực trạng và giải pháp. Luận án
tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tĩnh, học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – 2007.
Nội dung chính là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển đào tạo nghề trong
nền kinh tế thị trường, thực trạng QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề và kiến nghị các giải
pháp hoàn thiện QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta.
- QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Đức Tùng,
Đại học Kinh tế - ĐHQG – Hà Nội. Nội dung chính là nghiên cứu sâu về QLNN về dạy nghề đến
năm 2007 và các biện pháp nâng cao hiệu quả QLNN về dạy nghề của Việt Nam.
- QLNN về đào tạo nghề tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết
Mai, Đại học Kinh tế - ĐHQG - Hà Nội – 2010. Nội dung chủ yếu là nghiên cứu về những vấn
đề lý luận QLNN về đào tạo nghề; đồng thời nghiên cứu về hoạt động QLNN về dạy nghề tại Hà
Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về dạy nghề tại Hà Nội.
- Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020. Đề tài cấp Bộ - Tổng cục dạy nghề
- T1/2013. Nội dung chủ yếu khảo sát thực trạng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề của nước ta, từ
đó kiến nghị biên pháp nhằm đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020.
- Dự thảo “Đề án phát triển 40 trường nghề chất lượng cao đến 2020”. Đề tài cấp bộ -
Tổng cục dạy nghề - T11/2013. Nội dung chủ yếu là các vấn đề liên quan đến việc phát triển 40
trường nghề trên toàn quốc thành trường nghề chất lượng cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN trong lĩnh vực
đào tạo nghề, qua đó tạo môi trường về mặt pháp lý và chính sách giúp các trường cao đẳng nghề
Việt Nam nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực của nền kinh
tế trong giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về đào tạo nghề.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề tại các trường cao
đẳng nghề ở Hà Nội trong thời gian vừa qua, chỉ ta những ưu điểm, hạn chế và những nguyên
nhân của nó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao
đẳng nghề trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung của Quản lý nhà nước về đào tạo tại các trường cao đẳng nghề
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu QLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề đối với các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà
Nội.
Về thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát và sử dụng các số liệu của QLNN và tác động của
nó đối với các cơ sở đào tạo nghề bắt đầu từ năm 2009 đến nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi tổng quan: Đề nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế, cần phải thực hiện các giải pháp gì về phía QLNN cũng như về phía các
trường cao đẳng đào tạo nghề.
Câu hỏi cụ thể:
- Về lý luận: Vai trò của QLNN đối với sự phát triển của lĩnh vực đào tạo nghề trong các
trường cao đẳng nghề hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Công tác QLNN đối với sự phát triển của lĩnh vực đào tạo nghề trong
những năm vừa qua có những ưu nhược điểm gì?
- Về giải pháp: Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu lực, hiệu quản QLNN cũng
như nâng cao năng lực đào tạo nghề của các trường cao đẳng nghề trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Bên cạnh các phương pháp truyền thống như:trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với
lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, mô hình hóa đề tài còn chú
trọng sử dụng các phương pháp sau: Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng phép
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
Đồng thời luận văn còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Hai phương pháp này sẽ được áp
dụng trong chương 1. Trong đó phân tích lý thuyết QLNN về đào tạo nghề và các nhân tố ảnh
hưởng đến đào tạo nghề, qua đó có thể nhận thức, phát hiện và khai thác chọn lọc những thông
tin cần thiết phục vụ cho luận văn nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra xã hội học, thống kê, phân tích và
tổng kết kinh nghiệm): Phương pháp này được áp dụng trong chương 2. Phiếu điều tra
khảo sát theo mẫu (chi tiết được thể hiện ở phụ lục) với:
Đối tượng điều tra: là các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội, các cán bộ lãnh đạo
trong các trường, các giáo viên dạy trong các trường
Thời gian điều tra: Quý 3 năm 2013
Địa điểm tổ chức lấy ý kiến: Tại một số trường cao đẳng nghề tại Hà Nội.
Phương pháp xử lý số liệu: Thống kê số lượng ý kiến theo từng tiêu chí, tính tỷ
lệ phần trăm nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đạo tạo nghề trong
các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội, qua đó xác định được những điểm mạnh, điểm
yếu, những tồn tại và các nguyên nhân của QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao
đẳng nghề Hà Nội.
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng ở chương 3 nhằm thu thập ý kiến, tổng
hợp để đề xuất các giải pháp có tính khoa học.
7. Những đóng góp mới của luận văn:
- Góp phần làm rõ hơn vai trò của nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề ở nước ta
trong giai đoạn tử năm 2010 đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp về QLNN cũng như về phía các cơ sở đào tạo nghề nhằm phát
triển và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn
mới.
8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự
kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về đào tạo nghề.
Chương 2: Đánh giá thực trạng QLNN tại các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội.
Chương 3: Định hướng, quan điểm và các giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với
các trường cao đẳng nghề.
References
1. Chu Phương Anh ( 2003), Hoàn thiện QLNN trong lĩnh vực dạy nghề ở thủ đô, Tạp chí
lao động và xã hội số 227, tháng 11 – 2003.
2. Đặng Danh Ánh, (2004), Một số căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ xung
một số điều trong lĩnh vực dạy nghề trong luật giáo dục, Tạp chí Lao Động và Xã Hội số 233,
tháng 2/ 2004.
3. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: lý luận
và thực tiễn, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Hà Nội.
4. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (1999), Đề án quy hoạch hệ thống các trường
dạy nghề trên phạm vi toàn quốc, Hà Nội.
5. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội và Ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ ( 6/1/1999).
Thông tư liên tịch số 01/ 1999/ LB- LĐTBXN –TCCP về tổ chức quản lý đào tạo nghề, Hà Nội.
6. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (12/5/1999), Quyết định số 588/1999/QĐ –
BLĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của thanh tra dạy nghề,
Hà Nội.
7. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (2004), những văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành trong lĩnh vực dạy nghề, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội , Hà Nội.
8. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (10/7/2006), quyết định số 05/2006/QĐ- BLĐTBXH
ban hành quy dịnh về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề,
trường trung cấp nghề, Hà Nội
9. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (2/10/2006), quyết định số 07/2006/QĐ-
BLĐTBXH phê duyệt “ Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung
cấp nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Hà Nội.
10. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (4/1/2007), quyết định số 01/2007/QĐ –
BLĐTBXH ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình
khung trình độ cao đẳng nghề, Hà Nội.
11. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (4/1/2007), quyết định số 02/2007/QĐ –
BLĐTBXH ban hành điều lệ trường cao đẳng nghề, Hà Nội.
12. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội ( 23/3/2007), quyết định số 07/2007/QĐ –
BLĐTBXH ban hành quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, Hà Nội.
13. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội ( 24/5/2007), quyết định số 14/2007/QĐ –
BLĐTBXH ban hành quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy,
Hà Nội.
14. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội ( 29/5/2007), quyết định số 15/2007/QĐ –
BLĐTBXH ban hành mẫu bằng, chứng chỉ nghề, Hà Nội.
15. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội ( 30/8/2007), Thông tư số 14/2007/TT -
BLĐTBXH hướng dẫn xếp hạng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy
nghề công lập, Hà Nội.
16. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Tài liệu đào tạo tiền công vụ -QLNN về kinh tế -
xã hội, Hà Nội.
17. Mai Quang Huy ( 2005), cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp – Kinh nghiệm của
Hàn Quốc, Tạp chí Khoa học Giáo Dục, số tháng 1/ 2005
18. Dương Đức Lân (2005), phát triển dạy nghề theo hướng hội nhập với khu vực và thế
giới, Tạp chí lao động và xã hội số 274, tháng 12/ 2005.
19. Luật giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Luật dạy nghề (2007), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
21. Sở LĐTBXH Hà Nội ( 6/9/2009) Báo cáo số 1490/BC – SLĐTBXH Đánh giá thực trạng
dạy nghề giai đoạn 2006 – 2009. Kế hoạch 2010 và giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
22. Sở LĐTBXH Hà Nội(22/10/2010), Kế hoạch số 1781/SLĐTBXH – QLĐTN, Kế hoạch
đào tạo nghề 2011 và giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
23. Sở LĐTBXH Hà Nội ( 9/9/2011), Kế hoạch đào tạo nghề 2012, Hà Nội.
24. Sở LĐTBXH Hà Nội ( 10/10/2012), Kế hoạch đào tạo nghề 2013, Hà Nội.
25. Sở LĐTBXH Hà Nội (14/10/2013) Báo cáo số 2338/SLĐTBXH – QLĐTN, Báo cáo kết quả
thực hiện năm 2013 và Kế hoạch đào tạo nghề, Hà Nội.
26. Sở LĐTBXH Tỉnh Hà Giang
27. Sở LĐTBXH Thành phố Hồ Chí Minh
28. Phan Chính Thức (2003), Thách thức và giải pháp đối với hệ thống dạy nghề, Tạp chí
Lao Động và Xã Hội số 233, tháng 2/ 2004
29. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ giáo dục, Hà Nội.
30. Thủ tướng chính phủ (31/3/1998), quyết định số 67/1998/ QĐ –TTg về việc chuyển giao
nhiệm vụ QLNN về dạy nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động thương binh và Xã
hội, Hà Nội.
31. Đỗ Hoàng Toàn, Trần Văn Bưu (2001) giáo trình QLNN về kinh tế, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
32. Tổng cục dạy nghề (2008), Báo cáo tổng kết công tác dạy nghề năm 2008 và phương
hướng, nhiệm vụ 2009, Hà Nội.
33. Tổng cục dạy nghề (2009), Báo cáo tổng kết công tác dạy nghề năm 2009 và phương
hướng, nhiệm vụ 2010, Hà Nội.
34. Tổng cục dạy nghề (2010), Báo cáo tổng kết công tác dạy nghề năm 2010 và phương
hướng, nhiệm vụ 2011, Hà Nội.
35. Tổng cục dạy nghề (2011), Báo cáo tổng kết công tác dạy nghề năm 2011 và phương
hướng, nhiệm vụ 2012, Hà Nội.
36. Tổng cục dạy nghề (2012), Báo cáo tổng kết công tác dạy nghề năm 2012 và phương
hướng, nhiệm vụ 2013, Hà Nội.
37. Từ điển thuật ngữ kinh tế học ( 2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
38. Ủy ban văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
(20/5/2006), Báo cáo thẩm tra số 1288 BC/VH – GD – TTN ngày 20 tháng 05 năm 2006 về dự
án luật dạy nghề, Hà Nội
39. Cao Văn Sâm (2006), Giải pháp chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề, Báo nhân dân
Điện Tử ngày 18/1/2006
Website:
40. , Thanh Hà (2010), “Đào tạo nghề năm 2010: Có tạo được
đột phá”, NXB Báo Hà Nội Mới.
41. , “Phân loại nghề” và “các bước khó khăn khi chọn
nghề”.
42. (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề)