Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP QUẢN lý NHÀ nước về đào tạo NGHỀ TỈNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.56 KB, 115 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[\




NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG


MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH BẮC NINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

[\




NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG


MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH BẮC NINH




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG





HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hường
Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này được bày tỏ trong Lời
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Th
ị Thu Hường


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân; tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viên Nông nghiệp Hà nội và nhiều tập
thể, cá nhân.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tậ
n
tình của Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Kim Chung , người trực tiếp hướng dẫn tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh, các cơ sở đào
tạo nghề, những người học nghề tại các cơ sở
dạy nghề đã tạo giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Một số đề tài có liên quan 4
PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ. 6
2.1 Cơ sở lý luận về qu
ản lý nhà nước về đào tạo nghề 6
2.1.1 Khái niệm, bản chất quản lý nhà nước về đào tạo nghề. 6
2.1.2 Vai trò quản lý nhà nước về đào tạo nghề. 7
2.1.3 Đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo nghề. 8
2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo nghề 9
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo ngh
ề. 21
2.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế 23
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước. 26
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương. 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên. 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 31
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Phương pháp tiếp cận. 33
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 34
3.2.3 Thu thập số liệu 34
3.3 Phương pháp nghiên cứu 36
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36

PHẦ
N IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại địa bàn tỉnh
Bắc Ninh 37
4.1.1 Tổ chức thực hiện văn bản, chính sách pháp luật về dạy nghề 37
4.1.2 Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề tại tỉnh Bắc Ninh 40
4.1.3 Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp; Tiêu chuẩn giáo viên dạy
nghề; danh mục ngành nghề; tiêu chuẩn cơ
sở vật chất kỹ thuật 42
4.1.4 Quản lý quy chế tuyển sinh, cấp bằng chứng chỉ; kiểm định chất
lượng dạy nghề 48
4.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên
trong lĩnh vực dạy nghề 52
4.1.6 Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động đào
tạo nghề 55
4.1.7 Huy động, quản lý và sử dụng các nguồ
n lực phát triển dạy nghề 56
4.1.8 Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề 58
4.1.9 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề 64
4.2.1 Hệ thống chính sách pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt
động dạy ngh 64
4.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về
đào tạo nghề 65
4.2.3 Nhân lực trực tiếp bố trí cho công tác quản lý nhà nước về dạy nghề 66
4.2.4 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và giữ

a cơ quan
quản lý nhà nước với cơ sở dạy nghề. 70
4.2.5 Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về dạy nghề. 71
4.3 Kết quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh 74
4.4 Các giải pháp quản lý Nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh 79
4.4.1 Đổi mới cơ chế chính sách về dạy nghề. 79
4.4.2 Bộ máy quản lý nhà nước về
đào tạo nghề 82
4.4.3 Quản lý công tác tuyển sinh, cấp bằng, chứng chỉ 83
4.4.4 Huy động quản lý nguồn lực cho đào tạo nghề 85
4.4.5 Công tác thanh tra, kiểm tra về dạy nghề 86
4.4.6 Hợp tác quốc tế về dạy nghề 86
4.4.7 Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về dạy nghề 87
4.4.8 Quản lý phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề 88
PHẦN V. KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
PHỤ LỤC 92


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Quy định về nội dung, phương pháp dạy nghề 12
2.2 Quy định về trình độ giáo viên dạy nghề 14
2.3 Tiêu chuẩn cơ sở vật chất cơ sở đào tạo nghề 15
3.1 Diện tích, dân số, mật độ và số đơn vị hành chính năm 2010 30
4.1 Mạng lưới đơn vị dạy nghề từ năm 2011-2013 39
4.2 Biểu thông tin về cấp quản lý cơ s

ở đào tạo nghề 2013 39
4.3 Số lượng giáo viên dạy nghề tại cơ sở dạy nghề 44
4.4 Thực trạng cơ sở vật chất tại cơ sở đào tạo nghề năm 2013 46
4.5 Kết quả tuyển sinh học nghề giai đoạn 2011-2013 49
4.6 Tổng hợp tình trạng về bằng chứng chỉ 2013 51
4.7 Tình hình đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề tính
đến 2013 54
4.8 Tổng hợp kinh phí NSNN cấp cho cơ sở DN công lập. 56
4.9 Thông tin về số cuộc thanh tra qua các năm nghiên cứu 61
4.10 Thực trạng cơ sở vật chất cho QLNN về dạy nghề Bắc Ninh 66
4.11 Trình độ nhân lực trực tiếp bố trí cho công tác quản lý dạy nghề
tại tỉnh Bắc Ninh 67
4.12 Kết quả công tác đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề
tại tỉ
nh Bắc Ninh 68
4.13 Thực trạng nhân lực làm công tác quản lý dạy nghề tỉnh BN 70
4.14 Mức độ đánh giá của các cơ sở đào tạo nghề về việc tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật về dạy nghề 72
4.15 Số lượng về học sinh, sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo
nghề năm 2013 75
4.16 Học sinh tốt nghiệp qua các năm như sau 75
4.17 Số lao
động trong doanh nghiệp theo trình độ nghề và loại hình
DN điều tra 76
4.18 Đánh giá của các DN về lao động đã qua đào tạo nghề 77


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ


STT Tên sơ đồ Trang
2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề 11
4.1 Sơ đồ Quy trình Ban hành văn bản QPPL tỉnh Bắc Ninh 38
4.2 Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh 42
4.3 Sơ đồ Quy trình cấp phép ngành nghề đào tạo 45
4.4 Hệ thống chính sách pháp luật về dạy nghề 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Từ sau khi thực hiện đổi mới kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1986. Hiện nay với sự định
hướng của Đảng ta thì nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ,
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nh
ập quốc tế, nền kinh tế nước
ta đã có những thay đổi căn bản. Lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế
đang chuyển dịch mạnh mẽ, cùng với việc hình thành các khu công nghiệp,
khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm, các công nghệ mới, ngành nghề
mới cũng xuất hiện ngày càng phong phú và đa dạng. Cùng với đó là sự đòi
hỏi về ch
ất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là thợ lành nghề vì Việt Nam đang
đứng trước nguy cơ “ Thừa thầy thiếu thợ”. Nền kinh tế nước ta quả thực cần
những nhà quản lý, lãnh đạo trẻ tài năng và có tầm nhìn, nhưng bên cạnh đó
xã hội không thể thiếu được những người thợ lành nghề, tạo ra sản phẩm thực,
đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng tầm nền kinh tế Việt Nam.
Đồng thời trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, khi Việt
Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO), việc cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại và nguồn
nhân lực là một xu thế tất yếu. Do vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, xây dựng độ
i ngũ lao động kỹ thuật có trình độ cao, có kiến thức, kỹ năng
nghề, làm chủ máy móc, công nghệ hiện đại là một trong những nhân tố quyết
định sự thành công của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì vậy trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề đang rất
được quan tâm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo đội
ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứ
ng nhu cầu phát triển của đất nước.
Tuy nhiên thực trạng hoạt động đào tạo nghề không ít hạn chế nhất định.
Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

hội của tỉnh, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chưa chuyển sang
đào tạo theo nhu cầu xã hội, chưa giải quyết tốt giữa tăng số lượng, quy mô
với chất lượng đào tạo. Chương trình, nội dung phương pháp dạy và học còn
lạc hậu, đổi mới chậm. Cơ cấu lao động chưa qua đào tạo không hợp lý giữa
các lĩnh vực, ngành, ngh
ề chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của cơ sở đào tạo nghề, nhu
cầu dạy và học nghề ngày càng cao thì tất yếu khách quan là phải có sự quản
lý nhà nước về lĩnh vực đó nhằm định hướng, điều chỉnh hoạt động dạ
y và
học nghề, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội cả về số lượng và
chất lượng.
Trong những năm qua với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
đào tạo nghề của các cơ quan có thẩm quyền còn thể hiện những khuyết điểm

và khoảng trống của nó. Với bàn tay hữu hình của nhà nước về lĩnh v
ực này
thì chưa thực sự bao quát, tổng hợp được đối với mọi hoạt động của đào tạo
nghề nên hoạt động này còn thả lỏng, không phát huy được đồng bộ nên chưa
đạt được kết quả như mong muốn.
Cùng chung với xu thế phát triển của đất nước, đồng thời đang phấn đấu
trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá phụ trợ, một thành phố vệ
tinh cho Hà
Nội và là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng đồng bằng
Sông Hồng và vùng lân cận. Hơn nữa hiện nay tỉnh Bắc Ninh có 15 khu công
nghiệp tập trung, 28 cụm công nghiệp và nhiều làng nghề truyền thống. Trong
những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực mang tính
ổn định và vững chắc. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng
công nghiệp hóa. Các khu công nghiệp tậ
p trung, cụm công nghiệp đã dần ổn
định và hoạt động đạt hiệu quả nhưng nguồn lao động chủ yếu là lao động
phổ thông chưa qua đào tạo nghề hoặc làm việc không đúng chuyên ngành
chuyên môn được đào tạo nên hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp chưa cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

Vì vậy mà yêu cầu về đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng tại tỉnh Bắc
Ninh ngày càng trở lên cấp thiết.
Để tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ
tiên tiến của khu vực và thế giới thì lĩnh vực đào tạo nghề cần phải được phát
triển nâng cao hơn nữa cả về chất lượng và số lượng. Để làm được điều đó thì
phải tìm ra các giải pháp quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo nghề.
Nhận thức được tầm quan trọng của nó, tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm chỉ
đạo có định hướng và giải pháp phát triển đào tạo nghề trong từng thời kỳ,
tăng cường giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, quản lý nhà nước về đ
ào tạo nghề ở Bắc Ninh
đã có những bước chuyển biến tích cực nhất định như: Hệ thống cơ sở đào tạo
nghề được phát triển mạnh mẽ, quy mô đào tạo có sự gia tăng đáng kể, các
nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng cường khiến chất lượng đào
tạo cũng dần được cả
i thiện. Đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh cũng phần nào
đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh.
Trước yêu cầu thực tiễn đó là người làm công tác trong một đơn vị có
chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh, em chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhà nước về
đào tạo nghề
tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề để góp
phần đưa lý luận vào thực tiễn và nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần h
ệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
về đào tạo nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

- Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung và yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào
tạo nghề.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đào
tạo nghề đồng thời đưa ra biện pháp thích hợp nhằm thực hiện quản lý nhà
nước về đào tạo nghề.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ các số liệu
đi
ều tra, báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục thống kê,
tham khảo số liệu của Tổng cục dạy nghề, ngoài ra tham khảo kinh nghiệm
của một số tỉnh khác, nước khác trên thế giới.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề
trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013.
1.4 Một số đề tài có liên quan
Cho đến nay, đ
ã có một số tác giả, bài viết, nghiên cứu về công tác
quản lý nhà nước về đào tạo nghề hoặc các nội dung cụ thể, các chủ đề có liên
quan đến công tác đào tạo nghề như:
Đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo nghề theo tiêu chí kiểm định trường
nghề tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh”- Tác giả: Đinh
Văn Duyệt, Trường Đại h
ọc Vinh
Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng: “ Quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam” – Tác giả Bùi Đức Tùng, Trường Đại
học kinh tế, Bảo vệ năm 2007.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5


Luận văn thạc sĩ ngày Quản trị kinh doanh: “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác dạy nghề ở Việt Nam: Một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giai đoạn 2013-2020” – Tác giả Nguyễn Chí Trường, Trường Đại
học nông lâm – Đại học Thái nguyên khóa 2009-2013.
Đề tài “ Một số giải pháp quản lý Nhà nước về đào tạo nghề” là một đề
tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Các bài viết, nghiên cứ
u có liên quan về công
tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề không nhiều và nhìn chung chưa có
tính khái quát, toàn diện. Các đề tài này đã góp phần hệ thống hóa được một
phần cơ sở lý luận có liên quan, có đưa ra được một số giải pháp, tuy nhiên
chưa một tác giả, công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý nhà
nước về đào tạo nghề một cách hiệu quả và đầy đủ tại đị
a phương. Hơn nữa
các đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề, một yếu tố cụ thể của
quản lý nhà nước về đào tạo nghề hoặc của lĩnh vực đào tạo nghề.Vì vậy để
có một cái nhìn khái quát, toàn diện về lĩnh vực này, tác giả luận văn đã tập
trung nghiên cứu và từ đó có đề xuất một số gi
ải pháp nhằm quản lý nhà nước
về đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh một cách đầy đủ và hiệu quả.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ.

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đào tạo nghề
2.1.1 Khái niệm, bản chất quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
2.1.1.1 Khái niệm.
- Đào tạo nghề (hay còn gọi là dạy nghề): Theo Luật Dạy nghề đưa ra

khái niệm “ Là hoạt
động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái
độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề có thể tìm được việc làm sau khi
hoàn thành khoá học”.
(Luật Dạy nghề năm 2006)
- Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự
xuất hiện của Nhà nước là sự quản lý công việc của nhà nước. Nội hàm của
Quản lý Nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc
điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các
giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý Nhà nước xét về mặ
t chức năng báo
gồm: hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp; hoạt động hành chính (chấp
hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt dộng của con
người trên tất cả các lĩ
nh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
(Theo Tài liệu bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên, Phần II- Hành
chính nhà nước và công nghệ hành chính, Trang 5)
Một định nghĩa khác là: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã
hội để thực hiện quyền lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán
bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp
nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đó giao quyền

trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của con người.
Quản lý nhà nước tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ
thể qu
ản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và
hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng
theo những mục tiêu nhất định.
- Quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Là việc nhà nước thực hiện quyền
lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động đào tạo nghề (gồ
m
có hoạt động liên quan đến dạy và học nghề). Quản lý nhà nước về đào tạo
nghề là quản lý theo ngành do một cơ quan thực hiện. Đó là việc xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh
vực dạy nghề của đất nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
2.1.1.2 Bản chất của quản lý nhà nướ
c về đào tạo nghề.
Bản chất của quản lý nhà nước về dạy nghề là quản lý nhà nước theo
ngành lĩnh vực mà cụ thể là lĩnh vực giáo dục – đào tạo nhưng có những đặc
trưng riêng sau:
- Chủ thể Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề là các cơ quan trong
bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật.
- Đối t
ượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là mọi hoạt động dạy
và học nghề.
- Mục tiêu: Đi sâu vào mục tiêu đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,
ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.
2.1.2 Vai trò quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
2.1.2.1 Vai trò của đào tạo nghề.
Đào tạo nghề có vai trò là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản
xuấ
t, dịch vụ có năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
có sức khỏe nhằm tạo điều kiệm cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả
năng tìm việc làm hoặc tự làm hoặc học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu t
ất yếu khách
quan của xã hội nhăm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
2.1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
- Nhằm đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn
của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả,
đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dạ
y nghề.
- Định hướng cho công tác dạy nghề theo sự chuyển biến kinh tế xã hội,
theo nhu cầu nguồn nhân lực, theo từng điều kiện cụ thể. Đổng thời buộc hoạt
động này thực hiện theo đúng chủ trương chính sách hiện hành.
- Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh
vực dạy nghề: Ngày nay dạy nghề không đơn thuần là hoạt động mang tính xã
hộ
i thuần túy mà nó đã trở thành một loại hang hóa công cộng đặc biệt. Do
vậy nhất thiết quản lý nhà nước giúp hạn chế tiêu cực trong quá trình hoạt
động của loại hàng hóa công cộng đặc biệt này. Đồng thời tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh cho các đối tượng tham gia hoạt động này.
2.1.3 Đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
- Do cơ quan trong bộ máy Nhà nước từ trung ương đế
n địa phương
quản lý theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng quản lý là mọi hoạt động dạy nghề.
- Đi sâu vào mục tiêu đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ
luật, tác phong công nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo nghề
2.1.4.1.Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật quy định về dạy nghề
Là toàn bộ những quy định chung và cụ thể từ trung ương đến địa
phương về các hoạt động liên quan đến dạy nghề. Được thể hiện là hệ thống
quy định của Trung ương; các địa phương quy định, hướng dẫn cụ thể
và tổ
chức triển khai thực hiện.
* Hiến pháp và hệ thống các luật liên quan
Theo điều 36 của Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định: “ Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục:
Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại
học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ; phát tri
ển các
hình thực trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác ”
Theo điều 61 – Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung ngày 28/11/2013 có quy
định: “ Nhà nước đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo
giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu
học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo
dục nghề nghiệp; thự
c hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý ”
- Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2006,
năm 2007: Có cả 01 chương III về Học nghề, gồm từ điều 20 đến điều 25.
Đến ngày 01/5/2013, Bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung lần nữa và
chính thức có hiệu lực quy định tại chương V: Học nghề, đào tạo, bồi dưỡ

ng
nâng cao trình dộ, kỹ năng nghề từ điều 59 đến điều 62.
* Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14-6-2005:
Trong Mục 3 - Giáo dục nghề nghiệp: Quy định về giáo dục nghề nghiệp
từ điều 32 đến điều 37.
* Hệ thống các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành chức năng.
- Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20-11-2006 của Chính Phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành m
ột số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật
Lao động về dạy nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

- Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30-12-2008 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về đăng ký hoạt
động dạy nghề.
Các quy định về Quy chế, điều lệ trường cao đẳng nghề, trung cấp
chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, trung cấp nghề.
Quy định về danh mục ngành nghề được đào tạo trong trường dạy nghề
và khung trình độ nghề.
Quy định v
ề nguyên tắc, quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề
quốc gia.
Quy định về công tác quản lý, dạy, học trong đào tạo nghề và cấp bằng,
chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Quy định về quy trình và tiêu chuẩn kiểm định, đánh giá chất lượng dạy
nghề và học nghề.
2.1.4.2. Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề
Theo điều 84 chương X Luật Dạy ngh
ề quy định

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề
Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề.
Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước về dạy
nghề ở Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về d
ạy nghề theo thẩm quyền
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo
phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạy nghề đáp ứng
yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11


Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề

2.1.4.3 Quản lý nội dung, phương pháp, chương trình dạy nghề; Tiêu chuẩn
giáo viên dạy nghề; danh mục ngành nghề; tiêu chuẩn cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Quản lý về nội dung, phương pháp và chương trình dạy nghề
Với mỗi trình độ đào tào có quy định riêng và cụ thể về mục tiêu, nội
dung, chương trình dạy nghề khác nhau.
Trình độ Sơ cấp nghề thực hiện theo điều 10, điề
u 12, điều 13 Mục 1
Luật Dạy nghề năm 2006.
Chính phủ
Bộ Lao động, các
Bộ và cơ quan
ngang Bộ
UBND cấp tỉnh
Sở Lao động -
TBXH

UBND cấp
huyện
UBND cấp xã
Cơ sở đào
tạo nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

Với trình độ Trung cấp Nghề thì Mục tiêu, nội dung, phương pháp và
chương trình dạy nghề thực hiện theo điều 17, điều 19, điều 20 – Mục 2 Luật
Dạy nghề năm 2006
Trình độ Cao đẳng Nghề thì thực hiện theo điều 24, điều 26, điều 27 của
Mục 3 Luật Dạy nghề 2006
Bảng 2.1 Quy định về nội dung, phương pháp dạy nghề
Chỉ tiêu Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề
Mục
tiêu
Trang bị năng lực
thực hành nghề
đơn giản hoặc thực
hiện một số công
việc của một nghề

Trang bị kiến thức
chuyên môn và năng
lực thực hành các công
việc của một nghề
Có khả năng làm việc
độc lập và ứng dụng kỹ
thuật…

Trang bị kiến thức chuyên
môn và năng lực thực
hành mộ
t nghề;
Có khả năng làm việc
theo nhóm, sang tạo, giải
quyết tình huống phức tạp
trong thực tế
Nội
dung
Phù hợp với trình
độ sơ cấp nghề và
tập trung vào rèn
luyện kỹ năng
nghề
Phù hợp với trình độ
này và nâng cao trình
độ học vấn theo yêu
cầu đào tạo,
Phù hợp với trình độ cao
đẳng nghề, nâng cao kiến
thức chuyên môn, tập
trung năng lực thực hành
Phương
pháp
Rèn luyện kỹ năng
thực hành
Kết hợp rèn luyện năng
lực th
ực hành với trang

bị kiến thức chuyên
môn, tổ chức làm việc
theo nhóm và làm việc
độc lập
Kết hợp rèn luyện năng
lực thực hành với trang bị
kiến thức chuyên môn, tổ
chức làm việc theo nhóm.
Chương
trình
Do người đứng
đầu cơ sở dạy
nghề biên soạn
Có chương trình khung
do cơ quan quản lý nhà
nước phối hợp với cơ
quan liên quan xây
dựng đượ
c thẩm định
bởi hội đồng thẩm đinh
chương trình
Có chương trình khung
do cơ quan quản lý nhà
nước phối hợp với cơ
quan liên quan xây dựng
được thẩm định bởi hội
đồng thẩm đinh chương
trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13


b. Quản lý về danh mục ngành nghề.
Là việc quy định các ngành nghề được phép đào tạo đối với từng trình độ
nghề cụ thể. Đồng thời kiểm tra ngành nghề đào tạo với danh mục ngành nghề đã
được cấp phép. Tránh xảy ra tình trạng đào tạo ngoài ngành nghề quy định.
Trước đây danh mục ngành nghề đào tạo ở các cấp trình độ đào tạo nghề
được th
ực hiện theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/4/2008
về việc ban hành tạm thời về danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề
(mã 40), trình độ cao đẳng nghề (mã 50). Theo đó gần như Trung cấp nghề
đào tạo ngành nghề nào thì Cao đẳng nghề cũng đào tạo loại ngành nghề đó.
Đến ngày 04/6/2010 thì Thông tư 17/2010/T-BLĐTBXH của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành bảng danh mụ
c ngành nghề
đào tạo trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Từ đó đến nay thực hiện
theo Thông tư này.
c. Quản lý về tiêu chuẩn, trình độ giáo viên dạy nghể.
* Khái niệm giáo viên dạy nghề: theo Luật dạy nghề quy định thì giáo
viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết
vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề.
* Tiêu chuẩn giáo viên dạy ngh
ề:
Theo quy định tại khoản 2 điều 70 của Luật Giáo dục thì Giáo viên dạy
nghề phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng
* Trình độ chuẩn giáo viên dạy nghề:
Theo Luật Dạy nghề

giáo viên dạy nghề phải đạt trình độ chuẩn sau đây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

Bảng 2.2 Quy định về trình độ giáo viên dạy nghề
Trình độ
giáo viên
Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề
Dạy Lý
thuyết
- Bằng tốt nghiệp
Trung cấp trở lên
hoặc
- Bằng tốt nghiệp đại
học sư phạm kỹ thuật,
hoặc đại học chuyên
ngành
- Bằng tốt nghiệp
đại học sư phạm kỹ
thuật hoặc chuyên
ngành trở lên
Dạy thực
hành
- Có bằng tốt nghiệp
trung cấp nghề, hoặc
nghệ nhân, người có
tay nghề cao
Có bằng tốt nghiệp
cao đẳng nghề, hoặc
nghệ nhân, người có

tay nghề cao
Có bằng tốt nghiệp
cao đẳng nghề, hoặc
nghệ nhân, người có
tay nghề cao

Trường hợp giáo viên dạy nghề không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư
phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo
nghiệp vụ sư phạm.
d Quản lý về tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trang thiết bị
Theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày
30.12.2008 của Bộ Lao động Thươ
ng binh và Xã hội về việc ban hành Quy
định về thành lập, cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể trường
Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề thì các
điều kiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất kỹ thuật đối với từng loại cơ sở dạy
nghề được quy định cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn cơ sở vật chất cơ sở đào tạo nghề
Trình độ
Diện tích toàn
trường (m
2
)
Diện tích
phòng lý
thuyết
(m

2
/chỗ
học)
Diện tích
phòng thực
hành(m
2
/ch
ỗ thực
hành)
Điều
kiện
khác
Ghi
chú
Đô thị
Nông
thôn
Cao đẳng nghề 20.000 40.000 >=1.5 4 đến 6
Trung cấp nghề 10.000 30.000 >=1.5 4 đến 6
Trung tâm
dạy nghể
1.000 2.000 >=1.3m
2
/hs
quy đổi
>=2.53m
2
/h
s quy đổi



Điều kiện khác gồm điều kiện về phòng y tế, thư viện, ký túc xá, công
trình thể thao có mái che:
- Phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức
khỏe của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trong trường
- Thư viện có chỗ ngồi, đầu sách đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của cán bộ
giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên trong trường.
- Các đi
ều kiện khác về ký túc xá
Tất cả phải đảm bảo đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định tại quyết định số
21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 về Trường dạy nghề - tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn trang thiết bị dạy nghể: có đủ trang thiết bị phù hợp với quy
mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định.
2.1.4.4. Quản lý quy chế tuyển sinh, cấp bằng chứng chỉ; ki
ểm định chất
lượng dạy nghề
a. Quản lý về quy chế tuyển sinh và cấp chứng chỉ nghề.
Quy chế tuyển sinh là đầu vào và cấp chứng chỉ nghề là đầu ra của quá
trình học nghề. Quy định rõ hai nội dung này nhằm chặt chẽ từ khâu tuyển
sinh và cấp chứng chỉ nghề có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

Quy chế tuyển sinh là toàn bộ những quy định về thủ tục hồ sơ ban đầu;
hình thức tuyển sinh (thi tuyển, hay xét tuyển…); đến việc tổ chức và xử lý
các phát sinh trong quá trình tuyển sinh.
Tuyển sinh học nghề được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm, căn
cứ vào khả năng đào tạo của cơ sở dạy nghề, thời gian của khóa học và nhu
cầu c

ủa người học, của doanh nghiệp.
Theo điều 15 của Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20-11-2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo
dục và Bộ luật lao động về dạy nghề quy định:
- Tuyển sinh sơ cấp nghề, trung cấp nghề được thực hiện theo hình thức
xét tuyển
- Tuyển sinh cao đẳng nghề được thực hiệ
n theo hình thức xét tuyển, thi
tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Việc tuyển sinh được thực hiện đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2007
căn cứ vào khả năng cơ sở dạy nghề, nhu cầu xã hội và người học nghề. Đây
cũng là năm đầu tiên triển khai đào tạo ở 3 cấp trình độ thay vì dạy nghề ngắn
hạn và dạy nghề dài hạ
n như trước đây.
Đối tượng tuyển sinh của trình độ Cao đẳng nghề là tốt nghiệp trung học
phổ thông hoặc tương đương trở lên. Với trình độ Trung cấp nghề là tốt
nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương; đối tượng tốt nghiệp trung học
cơ sở thì đào tạo thêm phần văn hóa phổ thông.
Quy chế cấp chứng chỉ nghề là những quy định liên quan
đến việc cấp
chứng chỉ nghề như mẫu phôi bằng chứng chỉ, cách thức cấp chứng chỉ, …
b. Quản lý việc kiểm định chất lượng dạy nghề
Kiểm định chất lượng dạy nghề hiện nay về bản chất là kiểm định các
điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề tức là đánh giá mức độ
đáp ứng được
của tất cả các yếu tố đầu vào, quá trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng của
hoạt động dạy nghề

×