Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước tại hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.36 KB, 6 trang )

Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử
dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh

Trần Tuấn Nghĩa


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý dự án; Đầu tư xây dựng; Ngân sách nhà nước; Hà Tĩnh; Quản lý
kinh tế.


Content
MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào giai đoạn mới của sự phát triển. Đặc
trưng của nó là hàm lượng khoa học cao, ưu tiên chất lượng hơn số lượng, cơ cấu sản
xuất thay đổi liên tục do áp dụng những thành quả mới của khoa học kỹ thuật. Quản lý
dự án là ngành khoa học nghiên cứu về lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá
trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong
phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu của dự án.
Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết
kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.
Mục tiêu chung của quản lý dự án đầu tư là đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các
mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia nói
chung và địa phương nói riêng. Huy động tối đa và sử dụng với hiệu quả cao nhất các
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng về tài
nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh


thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết
quả của đầu tư. Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo quy
hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp
dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi
phí hợp
lý.
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Năm 1976, Hà Tĩnh và
Nghệ An sáp nhập lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh, sau đó vào năm 1991, Nghệ Tĩnh lại được
tách ra và tái lập thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời điểm này, Hà Tĩnh là một
trong những tỉnh nghèo nhất của đất nước và từ đó đến nay Hà Tĩnh luôn nỗ lực phấn
đấu để phát triển kịp cùng với các tỉnh khác trong khu vực cũng như trên mọi miền tổ
quốc. Những năm gần đây với tư duy làm việc mới của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thì bộ
mặt kinh tế - xã hội của tỉnh đã khởi sắc rất nhiều. Tuy nhiên để có được một tỉnh có
kết cấu hạ tầng đầy đủ và toàn diện thì địa phương sẽ phải đầu tư một lượng lớn các
dự án trong những năm tới. Những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã được hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tương đối lớn. Bên cạnh những kết quả đạt được,
Hà Tĩnh vẫn tồn tại một số dự án chưa triển khai đúng tiến độ đề ra hoặc các dự án
chưa phát huy được hiệu quả khi đưa vào khai thác sử dụng. Điều này do tác động
không nhỏ của việc quản lý dự án không hiệu quả từ khâu chọn địa điểm dự án đến khi
vận hành khai thác.
Với mọi đất nước, mọi nền kinh tế để thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội, thì
việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật là một công việc hết sức cấp thiết và mang tầm
chiến lược lâu dài. Ở Việt Nam những năm gần đây các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước không ngừng được tăng cao, trong đó có tỉnh Hà
Tĩnh. Tuy nhiên, để có được các dự án đầu tư XDCB mang lại hiệu quả cao trong khai
thác sử dụng phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội thì việc quản lý các dự án có tác động rất
lớn đến kết quả đạt được của các dự án đầu tư. Do vậy, đề tài “Quản lý các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh” được đặt ra là cấp thiết cả về
lý luận lẫn thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước,
nhiều nhà khoa học và quản lý đặc biệt quan tâm đến hiệu quả chi tiêu công nói chung,
đầu tư xây dựng cơ bản (Đầu tư phát triển) từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói
riêng. Tiêu biểu có công trình của Tiến sỹ Vũ Đức Thanh (2008), Đầu tư Nhà nước ở
Việt Nam. Đề tài nghiên cứu Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến công tác đầu tư từ ngân sách Nhà
nước ở tầm vĩ mô - đánh giá thực trạng đầu tư từ ngân sách Nhà nước, xem xét tác động của
đầu tư từ ngân sách Nhà nước tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, chỉ ra tính kém hiệu quả
của đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Còn công tác quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ở cấp địa phương và đánh giá một cách
toàn diện thực trạng công tác quản lý nguồn vốn, hoạt động các Ban Quản lý đến hiệu quả
đầu tư; từ đó có các giải pháp khắc phục ở tầm vi mô để các địa phương vận dụng vào thực
tiễn của mình thì chưa được đề cập.
Cũng đã có một số nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách ở các địa phương. Chẳng hạn: Hồ Đại Dũng (2006), Hiệu quả vốn đầu tư xây
dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ - Luận văn thạc sỹ kinh tế - Viện Kinh tế Phát triển, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; hoặc Lê Toàn Thắng (2012), Quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ ngành Kinh tế
Chính trị - Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị - ĐHQGHN. Những
nghiên cứu này, đương nhiên, chỉ tập trung đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả vốn đầu
tư từ ngân sách Nhà nước trên hai địa bàn mà các tác giả quan tâm là Hà Nội và Phú Thọ.
Như thế có thể thấy, chưa có nghiên cứu nào tập trung đánh giá hiệu quả quản lý các
dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009
- 2013. Luận văn này kế thừa những phương pháp nghiên cứu của các công trình trên đây,
tập trung xem xét, đánh giá hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Làm rõ những thành công và hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân

cơ bản của những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư
XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác quản lý các dự án đầu tư
XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách của
một số địa phương khác trong nước, rút ra bài học cho Hà Tĩnh về quản lý dự án.
- Khảo sát, phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh những năm gần đây.
- Đánh giá thực trạng tình hình công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng
nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Những kết quả đạt được, những tồn tại cần
khắc phục, để tiếp tục đổi mới và phát triển.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư XDCB
sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu
phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh.

5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: Phương pháp hệ thống hóa,
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tiếp cận thu thập thông tin nhằm khái
quát lý luận, tổng kết thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
Thứ nhất: Luận văn hệ thống lại, mô hình hóa các vấn đề liên quan đến công tác
tổ chức, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ hai: Chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư

xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và đó cũng là những vấn đề đang
tồn tại ở nhiều tỉnh thành, địa phương khác trong cả nước nói chung.
Thứ ba: Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước như: Nhóm
các giải pháp quản lý tiến độ các dự án; nhóm giải pháp quản lý đảm bảo chất lượng các
dự án; nhóm giải pháp quản lý để giảm thiểu phát sinh về vốn thực hiện các dự án; nhóm
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của Ban quản lý dự án
có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh thành trong cả nước nói chung.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phần Phụ lục,
luận văn cấu trúc thành 3 chương
Chương I: Cở sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn
ngân sách.
Chương II: Thực trạng quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng ngân sách nhà
nước tại Hà Tĩnh.
Chương III: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự
án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Hà Tĩnh.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chính phủ, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 99/2007/NĐ-CP, Hướng dẫn và
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
2. Chính phủ, Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP, 12/2000/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP, Quy chế Quản lý
đầu tư và xây dựng
3. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2012), Niên giám thống kê Hà Tĩnh (các năm)
4. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị - Đại học Quốc gia Hà
Nội

5. Hồ Đại Dũng (2006), Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ - Luận văn thạc
sỹ kinh tế - Viện Kinh tế Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Trung Dũng (1993), Tính toán và đánh giá dự án đầu tư trong nền kinh tế thị trường,
NXB Khoa học kỹ thuật
7. Nguyễn Ái Đoàn (2004), Kinh tế học vĩ mô, NXB Chính trị Quốc gia
8. Trần Thu Hà (2005), Bài giảng môn quản lý dự án, Đại học Bách khoa HN.
9. Nguyễn Ngọc Mai (1998), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
10. Nguyễn Ngọc Mai (1995), Phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB Khoa học kỹ thuật
11. Ngân hàng Thế giới: “Đánh giá tổng hợp chi tiêu công 2004”
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghiĩa Việt nam, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày
22/9/2005
13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghiĩa Việt nam, Luật Đấu thầu số 61//2005/QH11
ngày 29/11/2005
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, Quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2015
15. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2012), Báo cáo kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm
2007 – 2011
16. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (2012), Báo cáo về Tình hình và những giải pháp chấn
chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước trong thời gian tới
17. Vũ Đức Thanh (2008), Đầu tư Nhà nước ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu Cấp Đại học Quốc
gia Hà Nội.
18. Lê Toàn Thắng (2012), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của
Thành phố Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ ngành Kinh tế Chính trị - Trung tâm Đào tạo, Bồi
dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị - ĐHQGHN
19. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2012), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII

×