Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.92 KB, 6 trang )

Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Tạ Đức Sơn

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thùy Anh
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. - Hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp
huyện nói chung, cũng như các huyện nghèo nói riêng.
- Phân tích, đánh giá rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Tân Sơn.
- Đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị với các cấp, các ngành để hoàn thiện tốt hơn
công tác quản lý chi NSNN cấp huyện nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng, góp phần
thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện Tân Sơn trong những năm tiếp theo.
- Tổng hợp, phân tích những đề xuất,giải pháp kiến nghị thành lý luận chung đối với
quản lý ngân sách cấp huyện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nền kinh tế nước ta đang chịu những ảnh hưởng và tác động nặng nề của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, đồng thời cũng đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách
trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Đứng trước tình hình đó, quản lý
NSNN, trong đó có quản lý chi NSNN một cách có hiệu quả chính là chìa khóa đảm bảo
sự ổn định, tăng trưởng của nền kinh tế, và đặc biệt là đảm bảo vai trò của Nhà nước
trong quản lý và điều hành nền kinh tế, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong
phát triển nền kinh tế thị trường.
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, của UBND và HĐND huyện, công tác
quản lý chi NSNN của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất
định. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là ngày càng phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của
quản lý chi NSNN.
Với khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2012 về hoạt động quản lý chi
NSNN của huyện Tân Sơn, luận văn đã đạt được những kết quả chính sau:


- Hệ thống hóa một cách có chọn lọc và tương đối đầy đủ những vấn đề lý luận cơ bản về
quản lý chi NSNN cấp huyện.
- Phản ánh tương đối đầy đủ về hoạt động chi cũng như quản lý chi NSNN của huyện Tân
Sơn; trong đó phân tích đánh giá rõ thực trạng: những mặt đã đạt được, những điểm còn
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng và vận dụng hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chi
NSNN cấp huyện, đồng thời dựa trên phương hướng quản lý chi NSNN của huyện Tân
Sơn, luận văn đã đề xuất được các nhóm giải pháp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn
nữa hiệu quả quản lý chi NSNN của huyện Tân Sơn: nhóm giải pháp về cơ chế, chính
sách; nhóm giải pháp về bộ máy và cán bộ quản lý; nhóm giải pháp về nâng cao ý thức và
trình độ của đối tượng sử dụng ngân sách và một số giải pháp khác.
Để thực hiện được và có hiệu quả các giải pháp đã nêu trên, tác giả luận văn xin có một
số kiến nghị như sau:
Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thảo luận, góp ý, sớm có những điều chỉnh, bổ sung cho Luật
ngân sách đã được xây dựng từ năm 2002, trong đó cần:
+ Phân định rõ ràng, cụ thể, chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan
trong bộ máy quản lý chi NSNN.
+ Điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới vì các tiêu chuẩn, định mức chi đã cũ, không
còn phù hợp.
+ Có những quy định chi tiết, rõ ràng, minh bạch trong công tác thanh tra, kiểm tra trong
đó cần nêu được một cách tương đối đầy đủ các trường hợp vi phạm và chế tài xử phạt cụ
thể.
+ Điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng để tạo sự
thống nhất trong thực hiện và làm cơ sở cho công tác thanh tra, giám sát.
- Nên có những thông tư và văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các luật như
XDCB, đấu thầu, đầu tư,… cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Có những cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa trên một số lĩnh vực như: y tế,
giáo dục,…; khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước chủ động sử dụng kênh tín dụng
ngân hàng để tạo nguồn vốn đầu tư (Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi vay) để giảm sức ép cho chi

NSNN.
Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ
- Chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về chi và quản lý chi
NSNN gắn với tình hình thực tế đặc thù của địa phương, nhằm thực hiện thắng lợi những
nhiệm vụ và mục tiêu KT-XH đã đề ra.
- Trong phân bổ nguồn vốn chi NSNN, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc, quy định
của nhà nước và của UBND tỉnh cần có cơ chế đặc thù, lưu ý quan tâm đầu tư hơn cho
huyện Tân Sơn để huyện Tân Sơn thực hiện những nhiệm vụ của tỉnh và đặc biệt là để
đạt được mục tiêu sớm trở thành huyện nông thôn mới, huyện du lịch của tỉnh.
- Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh hệ thống định mức chi ngân sách cho phù hợp với
điều kiện thực tế, đồng thời kịp thời ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn điều
chỉnh kịp thời và đồng bộ.
- Xây dựng chính sách đền bù, GPMB một cách tương đối chi tiết, có sự điều chỉnh hợp
lý trong từng trường hợp; phải có sự chỉ đạo nhất quán và kịp thời, tránh gây khiếu kiện,
khiếu nại làm chậm tiến độ GPMB cũng như ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự
án đầu tư XDCB.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, thu gọn đầu
mối quản lý, tránh hiện tượng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, tạo kẽ hở
làm phát sinh tiêu cực.
- Tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; sớm liệt
kê được hệ thống các trường hợp vi phạm cùng với các chế tài xử phạt cụ thể; đồng thời kiên
quyết xử lý nghiêm khi phát hiện sai phạm.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo một cách toàn diện và thống nhất nhằm nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý
chi đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, cũng có những chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, kịp
thời tạo động lực cho các cán bộ tập trung vào công tác chuyên môn.

Keywords. Kinh doanh quản lý; Phú Thọ; Quản lý tài chính; Chi ngân sách nhà nước

Content.

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện và kinh nghiệm
một địa phương
Chương II: Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước của
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

References.
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, Hà Nội
3. Bộ Tài chính (2005), Nhập môn Luật thuế đại cương và Lý thuyết thuế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
5. Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp,
Nxb Tài chính, Hà Nội.
6. Đảng bộ huyện Tân Sơn (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tân Sơn lần thứ
II.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
9. Đặng Thị Loan (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) Thành tựu và
những vấn đề đặt ra, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Đinh Phương Liên (2012), Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Ninh
Bình, tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Đỗ Thị Thu Trang(2012), Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường
xuyên qua Kho bạc nhà nước Khánh Hòa” Đại học Đà Nẵng.
12. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Thùy Dương(2007), Luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện công tác quản lý
ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc” Trường Đại học kinh tế quốc dân.
15. Nguyễn Thị Mai Phương (2008), Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Phan Thị Thanh Hương (2012), Quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh.
17. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương - Thực trạng và
giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
18. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Philip E.Taylor (1961), Kinh tế tài chính công, bản dịch của trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Tô Thiện Hiền(2012 ), Luận án tiến sỹ tài chính ngân hàng “ Nâng cao hiệu quả quản
lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến 2020”, Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý ngân sách, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
22. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2008), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm
huyện Tân Sơn.
23. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2009), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm
huyện Tân Sơn.
24. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2010), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm
huyện Tân Sơn.
25. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2011), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
năm huyện Tân Sơn.
26. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2012), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm
huyện Tân Sơn.
27. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn.
28. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn.
29. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn(2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội huyện Tân Sơn.
30. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn.
31. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn.
32. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2008), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách
huyện Tân Sơn.
33. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2009), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách
huyện Tân Sơn.
34. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2010), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách
huyện Tân Sơn.
35. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2011), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách
huyện Tân Sơn.
36. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2012), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách
huyện Tân Sơn.
37. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2008), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB của
huyện Tân Sơn.
38. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2009), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB của
huyện Tân Sơn.
39. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2010), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB của
huyện Tân Sơn.
40. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2011), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB của
huyện Tân Sơn.
41. Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn (2012), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB của
huyện Tân Sơn.


×