Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại vietinbank chi nhánh khu công nghiệp hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.76 KB, 3 trang )

Tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại
Vietinbank - chi nhánh khu công nghiệp Hải
Dương



Tiêu Thị Thanh Thuỷ


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Năm bảo vệ: 2015


Keywords. Quản trị kinh doanh; Động lực làm việc; Nhân viên; Quản lý nhân sự

Content
Bước sang thế kỷ hội nhập, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
làm nên sự hoàn hảo của sản phẩm dịch vụ là quá trình cạnh tranh diễn ra ngày càng sâu rộng
và quyết liệt. Hoạt động của Ngân hàng không nằm ngoài quy luật này, sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng có điều kiện hướng tới sự đa dạng, chuẩn mực và hoàn thiện đặc biệt trong bối cảnh
tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc ngành Ngân hàng như hiện nay. Tất nhiên, khi đó các sản
phẩm dịch vụ có tính chất tương đồng nhau giữa các Ngân hàng, làm thế nào để tạo nên sự
khác biệt, khẳng định vị thế bền vững của mình?
Hơn hết đó chính là những con người hiện thực hóa các sản phẩm dịch vụ trong thực
tiễn, điều này đòi hỏi con người phải bộc lộ đầy đủ “sức mạnh bản chất người” của mình một
cách hiện thực và sinh động hơn, phong phú và đa dạng hơn, văn hoá và trí tuệ hơn với những
cá tính độc đáo và những phẩm chất năng động, sáng tạo của con người hiện đại. Làm thế nào
để con người bộc lộ được những "bản chất" đó? Một trong những vấn đề tiên quyết, cơ bản là
phải tạo động lực thúc đẩy con người lao động hiệu quả, nhiệt huyết.


Thực tế, công tác tạo động lực ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh
Khu công nghiệp Hải Dương đã và đang được thực hiện, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như
mong muốn, vẫn chưa kích thích được người lao động làm việc hết mình cho tổ chức, năng
suất lao động thấp hơn các Chi nhánh Ngân hàng công thương có sự tương đồng về nguồn lực
cũng như thấp hơn một số TCTD có vốn nhà nước trên cùng địa bàn.
Nhận thức được nhu cầu tất yếu khách quan của ngành ngân hàng nói chung và nhu cầu
cấp thiết ngay trong đơn vị nói riêng, cùng với sự hướng dẫn khoa học, sâu sắc của giảng viên
hướng dẫn, trong luận văn tốt nghiệp tôi xin lựa chọn đề tài “Tạo động lực cho cán bộ nhân
viên (CBNV) tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Khu
công nghiệp Hải Dương (Vietinbank- KCN Hải Dương)”.
• Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu các vấn đề về tạo động lực và tạo động lực trên góc độ lý thuyết.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại
Vietinbank- KCN Hải Dương.
- Đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho CBNV, qua đó, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững tại Vietinbank- KCN Hải Dương.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tạo động lực cho người lao động, có nghĩa là nghiên cứu các
hoạt động tạo động lực cho người lao động nói chung và cán bộ nghiên cứu nói riêng về cả vật
chất và tinh thần.
Phạm vi nghiên cứu: tại Vietinbank- KCN Hải Dương.
Đối tượng khảo sát là toàn bộ người lao động trong Vietinbank- KCN Hải Dương Tạo
động lực cho mọi người lao động trong đơn vị để giúp họ có thể tận dụng, phát huy được tối đa
năng lực, sở trường của mình để cống hiến cho tổ chức mà mình đang phục vụ. Đồng thời,
trong quá trình tạo động lực, tổ chức còn tạo điều kiện cho mọi người lao động hiểu nhau nhiều
hơn, tạo nên sự gắn bó, đoàn kết trong tổ chức để phục vụ mục tiêu chung của tổ chức là tồn tại
và phát triển.
Với nguồn lực bản thân không cho phép và sự thay đổi cơ cấu lao động trong từng thời
kỳ do đó Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác tạo động lực làm việc cho
CBNV tại Vietinbank- KCN Hải Dương trong giai đoạn 2012 - 2017.

• Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu: Đề tài nghiên cứu có sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu điều tra (khảo sát) cùng với nghiên cứu về các tài
liệu cũng như công trình có sẵn về tạo động lực và các phương pháp khác: duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá từ đó đưa ra các giải pháp.
Nguồn số liệu: Các giáo trình tham khảo và giáo trình chuyên ngành; Các tạp chí, sách
báo, thông tin mạng; Các công trình tiểu luận, luận văn của các khoá trước; Các báo cáo kết
quả thường niên của hệ thống và đơn vị; Các báo cáo tổng kế của ngành ngân hàng, ngân hàng
nhà nước tỉnh Hải Dương và các văn bản khác.
• Kết cấu của luận văn gồm 04 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác tạo động lực lao động.
+ Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
+ Chương 3: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động
tại Vietinbank- KCN Hải Dương.
+ Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực lao động
tại Vietinbank- KCN Hải Dương.


References
Tiếng Việt
1. Phí Hồng An (2011), Tiểu luận tốt nghiệp với đề tài: “Công tác tạo động lực làm
việc cho cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex: Thực trạng, Vẫn đề và
Giải pháp”;
2. Báo cáo kết quả thường niên Vietinbank;
3. Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai (2005), Phương pháp và kỹ
năng quản lý nhân sự, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội;
4. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Quản trị nhân lực, Nxb Lao động –
Xã hội, Hà Nội;
5. Hoàng Đình Hiệp (2011), Tiểu luận tốt nghiệp với đề tài: “Các chính sách lương
thưởng và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP CT
Việt Nam - Chi nhánh Ngô Quyền”;

6. Harold Koontz (1994), “những vấn đề cốt yếu của quản lý”, Nxb khoa học và kỹ
thuật;
7. Văn Quý Mạnh (2014), Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích các yếu tố tác
động đến động lực làm việc của cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Phương Đông – Quảng
Nam”
8. Matsushita Konosuke – (dịch sang tiếng Việt Trần Quang Tuệ) (2000), Nhân sự -
Chìa khóa thành công, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh;
9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Nguồn thông tin nội bộ Vietinbank- KCN
Hải Dương;
10. Vũ Hồng Nhung (2010), Tiểu luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại điện lực Thái Nguyên”;

Tiếng Anh
11. A.Masslow (1954), Motivation and personality, New York.
12. F.Herzberg, B.Mausner and B.Snyderman (1959), The motivation to work, New
York.
13. Thang, N. N, Thu, N. V., and Buyens, D (2008), “The impact of training on firm
performance: case of Vietnam”, Working Paper Series, Faculty of Economics and Business
Administration, Ghent University 08/538: 1-26. Belgium and Proceedings of the 1st Asian
Management and Entrepreneurship Workshop, December 1-2, 2008, INSEAD, Brussels,
Belgium.
Website:
14. Eduviet.vn
15. Kynangsong.ning.com;
16. Pailema.edu.vn
17. Http://www.vietinbank.vn
18. Http://www.vnu.edu.vn






×