Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.25 KB, 6 trang )

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng

Nguyễn Tiến Dũng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Trần Đức Vui
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản lý rủi ro; Tín dụng; Ngân hàng.


Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng không giống như các hình thức kinh
doanh hàng hóa khác, đó là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dựa trên niềm tin là chủ yếu. Do vậy
một khi ngân hàng gặp phải một rủi ro nào đó không những sẽ gây ra tác hại xấu cho chính
bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và có thể ảnh hưởng mở rộng
ra cho toàn xã hội. Do đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối
với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Làm thế nào để quản trị rủi ro
tín dụng có hiệu quả đang là một vấn đề mà các ngân hàng thương mại rất quan tâm, nhất là
trong tình hình kinh tế tài chính ngân hàng toàn cầu đầy biến động như hiện nay.
Sau một thời gian theo học khóa cao học Quản trị kinh doanh định hướng thực hành, để
ứng dụng những gì đã học được vào thực tế, tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp
của mình.


Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
- Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Đà Nẵng thường gặp những loại rủi ro tín dụng nào, nguyên nhân từ đâu? Hiện
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng như thế nào?
- Muốn giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng thì cần áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng ra sao?
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để ngân hàng thương mại hoạt động ổn
định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy đã có
nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Các
nghiên cứu của họ thường thiên về khía cạnh nhận dạng rủi ro, các kỹ thuật định lượng rủi ro
và các giải pháp phòng ngừa rủi ro. Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên một số
công trình như:
- Dominic, Casserley (2002), Đối mặt với rủi ro, Thông tin phòng ngừa rủi ro Ngân
hàng Công thương Việt Nam
- Peter, S. Rose (2002), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản (Nxb) Tài chính,
Hà Nội.
- Eddua, W. Read và Eddua, K.Gill (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hồ
Chí Minh.
Rủi ro tín dụng là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới tuy nhiên chưa được
nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Cho đến nay đã có một số sách, và bài viết về rủi ro tín dụng
như:
- Nguyễn Văn Tiến (1999), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nxb Thống
kê. Giáo trình này đã giới thiệu một cách khái quát về các loại rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, trong đó có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu tổng quát về rủi ro trong
kinh doanh ngân hàng và chưa đi sâu nghiên cứu vào rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân
hàng.
- Nguyễn Văn Tiến (2007), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng”, Nxb Thống kê. Cuốn sách này viết sâu hơn về các loại rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, nhưng cũng chưa tập trung nhiều vào phân tích rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, còn có một vài khoá luận, luận văn nghiên cứu về quản trị và hạn chế rủi ro tín
dụng trong ngân hàng như:
- Nguyễn Hữu Đương (2011), “Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao
chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng.
- Mai Xuân Thịnh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Bình Định”, Đại học Đà Nẵng.
- Bùi Ngọc Quỳnh (2013), “Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau, và đặc thù riêng của từng ngân hàng mà
các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng
ngân hàng cụ thể và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác.
Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, rút kinh nghiệm từ những luận văn nghiên cứu trước
đó, áp dụng vào đặc thù riêng của ngân hàng, tác giả sẽ đi sâu phân tích quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng để đưa ra các giải
pháp đề phòng và hạn chế rủi ro trong tín dụng cho ngân hàng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng
thương mại.
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 - 2013.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2012 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại

thương - Chi nhánh Đà Nẵng.
Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng về nguyên nhân dẫn đến rủi ro
tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương - Chi nhánh Đà Nẵng, và các cán bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói
chung.
Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, các ý kiến nhận định của các cán bộ
tín dụng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Đà Nẵng, tìm
hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác quản trị rủi
ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hồ Diệu ( 2003), Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh.

2. Fredeic, S.Mishkin (2001), "Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính", Nxb Khoa học,
Hà Nội.
3. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh.
4. Ngô Quang Huân, Võ Thị Quý, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung (1998), Quản trị
Rủi ro, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
6. Nguyễn Minh Kiều (2006) , Nghiệp vụ Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Đại Lai (2006), "Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ
Ban Basel về Thanh tra - Giám sát Ngân hàng", Chuyên đề nghiên cứu trao đổi NHNN.
8. Nguyễn Lĩnh Nam (2006), "Nguyên tắc của Ủy Ban Basel về Giám sát Ngân hàng và Sự
cần thiết Áp dụng Basel đối với Công tác Giám sát tại Việt Nam", Tạp chí Phát triển
Kinh tế.
9. Bùi Kim Ngân (2006), “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí NHNN.
10. Vũ Thúy Ngọc (2006), "Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại", Tạp chí
NHNN.
11. Phòng Quản lý nợ (2011 – 2013), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi Nhánh Đà Nẵng, Đà Nẵng.
12. Lê Văn Tề, Ngô Hướng (2000), Tiền tệ và Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh.
13. Thống đốc NHNN (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.
14. Phạm Hữu Hồng Thái (2006), "Nâng cao hiệu quả Quản trị Rủi ro Tín dụng trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng", Tạp Chí Phát triển Kinh tế.
15. Nguyễn Anh Tuấn (2006), "Bàn về Cơ chế Kiểm soát Nội bộ trong các Ngân hàng thương
mại", Tạp Chí Phát triển Kinh tế.
Website
16.
17.
18.
19.

20.
21.
22.
23.

×