Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cán bộ
quản lý tại tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam – Vinashin
Nguyễn Thị Diệu Quyên
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạt động của công tác đào tạo và
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kế cận. Trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu ứng dụng về
nâng cao vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý trong
VINASHIN, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế để từ đó có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
Keywords: Cán bộ quản lý; Nguồn nhân lực; Quản lý nhân sự
Content
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập quốc tế, cuộc cạnh tranh của các công ty ngày càng khốc liệt và
khó khăn hơn. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính,
chất lượng, giá cả, v.v., nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người.
Thực tế đã chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể sao chép y hệt mọi bí quyết của công ty về
sản phẩm, công nghệ, các phương pháp bán hàng…Duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là
ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của mình. Để có thể cạnh tranh thành công,
việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu. Trong đó, việc chú
trọng vào công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các cấp hiện được coi là một
trong những chiến lược tốt nhất giúp các tổ chức, công ty phát triển bền vững.
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 cho thấy vai trò lãnh đạo, quản lý trong tổ
chức ngày càng quan trọng và phức tạp hơn trước. Trong khi nhiều ngành vẫn tiếp tục vật lộn để
tồn tại thì sự tăng trưởng, năng suất và thị phần đang là chủ đề quan tâm ở nhiều ngành khác.
Khả năng lãnh đạo, quản lý là công cụ chủ chốt tạo nên sự cam kết của nhân viên và hiệu quả
kinh doanh, do đó, các công ty cần phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi về các năng lực
và hành vi lãnh đạo cần thiết, nếu không, tổ chức, doanh nghiệp đó sẽ có nguy cơ bị tụt hậu.
Tại Việt Nam, khá nhiều doanh nghiệp đã biết rằng, đội ngũ quản lý là nguồn nhân lực vô
cùng quan trọng, đây là khâu trung gian giúp các doanh nghiệp thực thi và quản lý các nhiệm vụ
chức năng và vì thế, các cán bộ quản lỷ phải được đầu tư và đãi ngộ đúng mức. Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác đầu tư này, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung cũng như đội ngũ quản lý nói riêng. Tuy nhiên tại đa
số các đơn vị nhà nước, công tác đào tạo và phát triển nguồn cán bộ quản lý lại vô cùng sơ sài và
thiếu tính thực tiễn, tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam VINASHIN là một trong số doanh
nghiệp đó.
Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - VINASHIN được thành lập theo Quyết định
số 103/2006/QĐ-TTg về việc thành lập mô hình Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và
Quyết định 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 về việc thành lập công ty mẹ Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam. Qua hơn 2 năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà
nước, VINASHIN đã có được một vài thành tích và góp phần đưa tên tuổi Việt Nam vào danh
mục các cường quốc đóng tàu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, do đã trải qua thời gian hoạt động lâu năm trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, trong đó, vai trò của thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của các chính sách và biện pháp
điều tiết cũng như cơ chế bao cấp của Nhà nước, VINASHIN, cũng như các tổng công ty nhà
nước nói chung, vẫn đang trong tình trạng thụ động, luôn phản ứng chậm trước các thay đổi của
môi trường đặc biệt là trong bối cảnh luôn gặp phải tình trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra, vấn đề con người, hay nói cách khác là nhiệm
vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý càng cần được
VINASHIN quan tâm hơn bao giờ hết. Xuất phát từ thực trạng trên tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, qua một thời gian dài, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh
nghiệp được xem như chi phí chứ không phải là đầu tư. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp nhà nước thực hiện đào tạo theo hướng có tiền thì đào tạo, không có thì không
đào tạo. Do đó, việc nghiên cứu sâu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý trong doanh
nghiệp không nhiều. Có một số công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài của tác giả như sau:
- Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), “Suy nghĩ về công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trong các công ty nhà nước trong thời kỳ hội nhập”- Tạp chí kinh tế tài chính.
Đánh giá: Tác giả đã trình bày về sự nhìn nhận của của các doanh nghiệp nhà nước về
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, đồng thời chỉ
ra những bất cập trong việc thực hiện công tác đào tạo của các doanh nghiệp này. Nghiên cứu
trên trình bày khá sâu về thực trạng công tác đào tạo của các doanh nghiệp nhà nước trong quá
trình hội nhập, qua đó đánh giá sự thay đổi trong tư duy của các doanh nghiệp này.
- TS. Nguyễn Hữu Lam (2007) Mô hình năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển,
nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Đánh giá: Đây là một bài viết về hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay. Bài viết đưa ra so sánh công tác đào tạo trong doanh nghiệp giữa Việt Nam và các quốc gia,
trong đó chỉ ra các quan niệm sai lầm của các nhà lãnh đạo công ty Việt đối với công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực là quá chú ý đến chi phí mà quên đi phần chất lượng trong đào tạo.
Bài viết trên đã đưa ra khá nhiều ví dụ tổng quát về hoạt động đào tạo cũng như quy trình đánh
giá chất lượng đào tạo trong công ty ở các nước phát triển, qua đó đưa ra kinh nghiệm đối với
doanh nghiệp Việt Nam.
- “Báo cáo phân tích tình trạng Quản lý nguồn nhân lực và nhận dạng nhu cầu đào tạo về
quản lý nguồn nhân lực trong Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam”. Tài liệu nội bộ Dự án
“Nâng cao năng lực ngành đóng tàu Việt Nam”, tác giả: GS.TS Joyce.McHenry, 7 tháng 7 năm
2008.
Đánh giá: Báo cáo trên được đưa ra dựa trên các cuộc phỏng vấn ngắn đối với một số
lãnh đạo và phụ trách nhân sự của các công ty thuộc VINASHIN, qua đó phân tích thực trạng
quản lý nguồn nhân lực của Tập đoàn và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kỹ năng quản lý
nguồn nhân lực toàn Tập đoàn dựa trên việc đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực.
- “Fundamentals of Management: Essential Concepts and Applications” - Tái bản lần 4
năm 2004. Tác giả: Stephen P. Robbins, ĐH San Diego State và David A. DeCenzo, ĐH Coastal
Carolina.
- Đánh giá: Tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản nhất về đào tạo trong doanh
nghiệp, đặc biệt là đào tạo đội ngũ quản lý, khái niệm về một “mô hình đào tạo nhấn mạnh vào
kỹ năng” và các phương pháp cơ bản để đào tạo hiệu quả. Tuy nhiên, các khái niệm trên còn khá
sơ sài và thiếu ví dụ minh hoạ.
- “Đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp” – Bài giảng của Tiến sĩ Lê Quân, giảng viên
Đại học Thương mại.
- Đánh giá: Tác giả đã đưa ra những khái niệm và sơ đồ về Quy trình đào tạo và phát
triển khá đầy đủ. Trong đó các bước tiến hành Đào tạo và phát triển được đưa ra chi tiết, cụ thể.
Tác giả đã trình bày các bước cơ bản nhất để xây dựng đươc chương trình đào tạo và phát triển
nhân viên một cách hiệu quả từ việc phân tích nhu cầu tới đánh giá cá nhân để đưa ra được xu
hướng phát triển cho nhân viên trong tổ chức.
Những nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô và vi mô
trên thế giới cũng như ở Việt Nam là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận
văn của tác giả. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên chưa hoặc rất ít được áp dụng ở các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, tác giả vận dụng vào việc
nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận trong việc trình bày công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn kinh tế VINASHIN nói riêng, vận
dụng đánh giá hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn và đưa ra hệ thống
các giải pháp có tính khả thi với điều kiện của VINASHIN và Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạt động của công tác đào tạo và phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý kế cận. Trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu ứng dụng về nâng cao vai trò của công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý trong VINASHIN, đánh giá kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó có những giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Các hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ quản lý
trong VINASHIN.
Phạm vi nghiên cứu: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam mới xây dựng được hệ
thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ năm 2006 đặc biệt, công tác đào tạo, bồi dưỡng và
phát triển cán bộ quản lý chỉ được chú trọng từ năm 2007, vì vậy, tác giả sẽ chỉ tập trung phân
tích và đánh giá về hệ thống đào tạo và phát triển cán bộ quản lý của VINASHIN trong khoảng
thời gian này.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư duy logic được vận dụng để
phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của VINASHIN.
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và minh họa
bằng các biểu đồ được áp dụng trong quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá về các vấn đề thực
trạng hoạt động của hệ thống đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong Tập đoàn Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
- Trên cơ sở tổng quan về mặt lý thuyết về đào tạo trong doanh nghiệp, luận văn sẽ đưa ra
các nội dung chính của công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý, từ đó chỉ rõ sự gắn kết của
đào tạo với hoạch định phát triển kỹ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp.
- Trên cơ sở nghiên cứu về mô hình cũng như vai trò của hệ thống đào tạo trong các tập
đoàn lớn ở các nước như Singapore, Mỹ, Nauy .v.v… luận văn sẽ đưa ra các bài học kinh
nghiệm đối với hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và nguồn lãnh đạo kế cận trong
các doanh nghiệp nước ngoài. Những bài học kinh nghiệm này được xem là nội dung mới của
luận văn.
- Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động của công tác đào tạo và phát triển
cán bộ quản lý trong VINASHIN, luận văn sẽ chỉ ra các thiếu sót bất cập, hạn chế trong hoạt
động của công tác này.
Trên cơ sở những nghiên cứu các nội dung trên, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
VINASHIN.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản lý
Chương 2 Thực trạng hoạt động của hệ thống đào tạo và phát triển cán bộ quản lý trong Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cán bộ quản
lý trong VINASHIN.
References
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Ngô Thị Ánh (2002), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nền tảng cho sự thành công
trong doanh nghiệp”, Tạp chí Phát triển kinh tế,(2), Tr 23-25.
2. Minh Châu (2005), Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng Tập đoàn kinh tế, Nxb
Bưu Điện, Hà Nội.
3. Công ty Cổ phần Phần mềm FSOFT (2009), “Quy chế Chương trình phát triển lãnh đạo
3G”, Hà Nội
4. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận
và thực tiễn, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
5. Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai (2004), Phương pháp và kỹ năng
quản lý nhân sự, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
6. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận
và thực tiễn, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
7. Vũ Huy Cừ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb
chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Dũng (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập xét từ
góc độ nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao động & Xã hội, (209), tr 15-18.
9. Trương Khánh Hạ (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và sự vận dụng vào
đổi mới công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ Học viện Hành chính
Quốc gia, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc (2007), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH,
và phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (23), Tr
8-13.
11. Ngô Thị Minh Hằng (2008), “Suy nghĩ về công tác đào tạo và phát triển, nguồn nhân lực
trong các công ty nhà nước trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí kinh tế tài chính, (53), Tr 32-
35.
12. Nguyễn Hữu Lam (2007), Mô hình năng lực trong giáo giục, đào tạo và phát triển, Nxb
Xã hội, Hà Nội.
13. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
14. Mạc Tuấn Linh (2003), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước”, Tạp
chí thông tin thị trường lao động, (89), Tr26-27.
15. Trần Thị Nhung, Nguyễn Duy Dũng, (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong các công
ty Nhật Bản hiện nay, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận
án tiến sĩ, Đại Học KTQD, Hà Nội.
17. Nhiều tác giả, (1994), Giáo trình Tổ chức Lao động khoa học, Đại học kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
18. Nhiều tác giả (2008), Tài liệu hội thảo Hợp tác giữa trưòng ĐH Kinh tế- ĐHQGHN và
các doanh nghiệp: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp, COE, Hà Nội
19. Nhiều tác giả (2000),Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
20. Nhiều tác giả (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
21. Nhiều tác giả (1994), Giáo trình tổ chức lao động khoa học, Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
22. Lê Quân (2007), Kỹ năng quản trị Nhân sự và Đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp
– Bài giảng của Tiến sĩ Lê Quân, Đại Học Thương Mại, Hà Nội.
23. Võ Phước Tấn, Nguyễn Thị Nhung (2008), Quản trị học đại cương, Nxb Thống kê, Hà
Nội
24. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị Nhân sự, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Nxb chính
trị quốc gia, Hà Nội.
25. Lê Trung Thành (2006), Hoàn thiện mô hình đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp theo
địa chỉ trên địa bàn Hà Nội, Đề tài nghên cứu khoa học cấp bộ, trường đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
26. Tập đoàn CNTT Việt Nam (2007-2009), Đề án chuyển đổi Tập đoàn CNTT Việt Nam
thành Công ty TNHH một thanh viên và Báo cáo tổng kết năm 2007-2009, Hà Nội.
27. Tập đoàn CNTT Việt Nam (2009), Đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-
2015, Hà Nội.
28. Tập đoàn CNTT Việt Nam (2007), Quy chế tiền công, tiền lương cho nhân viên trong
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Quy định công tác các bộ, Hà Nội.
29. Tập đoàn FPT, (2008), “Đào tạo trong doanh nghiệp”,Bản tin nội bộ Chúng ta (26), Tr 12-13.
30. Trần Văn Tùng (2005) Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
31. Joyce M. H. (2008) Report Analysis of Current HRM situation and identification of HRM
training needs in VINASHIN, Training Project VINASHIN – DNV, Vietnam.
32. Edward .P. (2008), Human Resource Management in corporation, Nxb Hải Phòng.
33. George M. H.(2008), Management in organization and in projects, Norway.
34. Richard K. (2001): Groupware and Organizational Learning: www.learning-org.com/
35. Paul E.B. and Klaus S. (2005): Contemporary Approaches for Assessing Outcomes on
Training, Education, and HRD Programs, Illinois State University.
36. Stephen P.R. (2004): Fundamentals of Management: Essential Concepts and
Applications, New Jersey.
III. TÀI LIỆU TỪ INTERNET
37. http:/www./managementhelp.org/hr_mgmnt/hr_mgmnt.htm
38. />1104-81184.html
39.
40. http:/www./humanresources.about.com
41.
42.
43.
44.
45. />au-/
46.
47.
48.
49. Website of Bureau of Labor Statistics, USA: “Training and development”
50. />ly/dao_tao_nhan_luc_trong_doanh_nghiep_Viet_Nam/