Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chiến lược marketing mix tại công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.39 KB, 10 trang )

Chiến lược Marketing Mix tại Công ty Cổ
phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng
Việt Nam

Hoàng Thu Trang


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Maketing Mix; Chiến lược marketing; Quản trị kinh doanh; Quảng lý tiếp
thị.


Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động, đặc biệt là xu hướng cạnh tranh ngày
càng trở nên khốc liệt, Marketing được coi là một trong những công cụ không thể thiếu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giúp doanh nghiệp tạo lập uy tín, vị thế vững chắc
trước đối thủ, sự khác biệt với thị trường và thu hút khách hàng.
Marketing mix là thành tố cơ bản nhất trong hoạt động marketing. Đó là các hoạt động
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thích ứng với các biến động từng
ngày của thị trường. Đặc biệt Marketing mix đối với các doanh nghiệp dịch vụ với các quyết
định về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người cung cấp dịch vụ, các yếu tố hữu
hình và quản lý quá trình cung cấp dịch vụ giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt toàn bộ quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà chủ yếu là xây dựng các nhà


máy công nghiệp tại Việt Nam, lĩnh vực chứa đựng sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp cổ phần của nhà nước vô cùng lớn mạnh, các doanh nghiệp tư nhân lâu năm trên thị
trường và các công ty 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, do đặc thù ngành xây dựng đang phải
chịu ảnh hướng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khi lượng vốn FDI vào Việt
Nam trong những năm gần đây giảm cả về chất và lượng. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triền
Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sống - còn, ý thức được những khó
khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác
Marketing mix nhằm tìm ra những đường hướng, chiến lược kinh doanh, thu hút khách hàng,
tạo ra những lợi thế cạnh tranh để trụ vững trên thị trường và duy trì hoạt động kinh doanh
vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Việc hoàn thiện chiến lược Marketing mix đang là mục tiêu rất
quan trọng của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam. Vậy đâu
là bản chất của những bất cập đang tồn tại trong chiến lược Marketing Mix của Công ty?.
Những nguyên nhân nào dẫn đến những vấn đề đó?. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ
nghệ và Xây dựng Việt nam phải điều chỉnh chiến lược Marketing mix của mình ra sao cho
phù hợp với điều kiện công ty cũng như môi trường kinh doanh hiện tại.
Đứng trước yêu cầu cấp thiết như vậy, với vai trò là một nhân viên marketing tại Công
ty tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Chiến lược Marketing Mix tại Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Marketing trong ngành dịch vụ là một trong đề tài nhận được sự quan tâm và nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Qua thời gian tìm hiểu và tham khảo một số các tài
liệu, nghiên cứu về các đề tài có liên quan. Tác giả luận văn nhận thấy:
Về cơ sở lý thuyết về Marketing, Marketing trong lĩnh vực dịch vụ và Marketing trong
lĩnh vực xây dựng: Các tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Marketing - Cơ sở lý luận và thực
hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân; Steve Flashman (2008), Marketing for construction, On The
Box Media. Các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các tổng kết về cở sở lý luận và thực hành về
Marketing, các lý thuyết về Marketing trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và các gợi ý cho hoạt
động Marketing trong lĩnh vực xây dựng nói riêng.
Chuyên đề nghiên cứu “Marketing in the construction industry: State of knowledge

and current trends - Tạm dịch: Tiếp thị trong ngành công nghiệp xây dựng: thực trạng và xu
hướng ” của tác giả Giovanna Naranjo và các cộng sự tại trường Đại học Colombia xuất bản
năm 2011. Tài liệu đã đề cập tới việc các doanh nghiệp xây dựng cần ý thức được tầm quan
trọng của việc Marketing như là việc giúp doanh nghiệp thích nghi với những thay đổi liên tục
trong ngành công nghiệp này mà còn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gia tăng lợi thế
cạnh tranh. Tài liệu này đã trình bày một loạt kết quả phân tích định lượng và định tính về
trạng thái của nghệ thuật tiếp thị trong ngành công nghiệp xây dựng. Mặc dù có những nỗ lực
rất lớn trong việc nghiên cứu và tổng hợp nhưng chính nhóm tác giả cũng thừa nhận rất khó
có thể khái quát thành một công thức chung để áp dụng trong hoạt động tiếp thị trong công ty
xây dựng. Tuy nhiên, có một loạt các chiến lược có thể áp dụng vào các doanh nghiệp xây
dựng và một khi doanh nghiệp nhận biết chính xác nhu cầu của khách hàng sẽ có thể lựa chọn
những chiến lược để áp dụng đạt hiệu quả cao. Nhóm tác giả còn đề cập đến việc nghiên cứu
phân loại khách hàng, đến cách thức tiếp thị khác biệt và đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động Marketing.
Bài viết của tác giả Micheal Stone đăng trên tạp chí Deluxe Small Biz với tiêu
đề“How and When to Advertise a Construction Business - Tạm dịch: Làm thế nào và khi nào
nên triển khai quảng cáo cho doanh nghiệp xây dựng” .Tác giả bài viết cho rằng: Ngành công
nhiệp xây dựng cũng như nền kinh tế, nó vận hành theo chu kỳ và những chu kỳ kéo dài trung
bình là từ 5 - 7 năm. Khi chu kỳ kinh doanh đang tốt, hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng thực sự tốt, tất cả các việc các công ty phải làm là chào hàng và có việc làm,
công ty của bạn sẽ đạt những gì bạn muốn và khách hàng chỉ quan tâm đến “Khi nào bạn có
thể bắt đầu/khởi công” công trình cho họ. Nhưng các doanh nghiệp xây dựng đã quên rằng
kinh doanh chạy theo một chu kỳ và mọi thứ sẽ thay đổi và khi mọi thứ thay đổi, đó chính là
lúc “khó khăn” đã bắt đầu xuất hiện. Và khi khó khăn bắt đầu thì họ lại bắt đầu phạm sai lầm
bằng cách cắt giảm chi phí quảng cáo/tiếp thị. Bằng kinh nghiệm và nghiên cứu tác giả cho
rằng khi nền kinh tế đi xuống, bắt đầu chu kỳ khó khăn thì doanh nghiệp của bạn lại càng
phải đầu tư nhiều ngân sách cho việc quảng cáo/tiếp thị và thông thường khoản chi phí này
chiếm khoảng 1-3% doanh thu hàng năm. Tác giả cũng mô tả khá chi tiết tầm quan trọng và
cách thức thực hiện của một số các phương pháp tiếp thị/quảng cáo như: Một website tốt, một
tập san về doanh nghiệp, các món quà tặng tinh tế cho khách hàng, logo và slogan trên quần

áo, xe…gửi email trực tiếp đến khách hàng hàng ngày…Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên đầu
tư quảng cáo/tiếp thị trên các ấn phẩm như: Trang vàng, các trang báo giấy, báo điện tử, tại
các sự kiện thể thao danh tiếng. Hạn chế của bài viết là tác giả Micheal Stone đề cập quá chi
tiết đến một số điểm trong tiếp thị/quảng cáo mà thiếu tính tổng hợp và khái quát. Đặc biệt
việc diễn giải chưa logic và theo chương trình dẫn đến người đọc khó hình dung và tổng hợp
lại để việc xây dựng một kế hoạch quảng cáo/tiếp thị hiệu quả nhất cho doanh nghiệp xây
dựng.
Luận án tiến sĩ “Application of Relashionship Marketing to Construction - Tạm dịch:
Ứng dụng việc tiếp thị mối quan hệ vào ngành xây dựng” của tác giả David.P - Đại học RMIT
năm 2005. Tiếp thị mối quan hệ là một chiến lược được thiết kế để thúc đẩy lòng trung thành
của khách hàng. Tiếp thị mối quan hệ được thiết kế để phát triển các kết nối mạnh mẽ với
khách hàng bằng cách cung cấp cho họ thông tin phù hợp trực tiếp, sát với nhu cầu và lợi ích
của họ và thúc đẩy giao tiếp cởi mở hơn với khách hàng. Tác giả cho rằng “tiếp thị mối quan
hệ” không quá phổ biến trong ngành xây dựng nhưng đã được nghiên cứu và phát triển rộng
rãi trong các ngành phi dự án và các ngành tương tự. Nó cung cấp một giải pháp tốt hơn để
tương tác với khách hàng so với tiếp thị truyền thống. Mục đích của “tiếp thị mối quan hệ” là
để thu hút khách hàng mới và đảm bảo khách hàng hiện tại được chăm sóc, được cam kết
chăm sóc và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. Nghiên cứu đã xác đinh các yếu tố quan trọng cần được
xem xét khi lựa chọn một phương thức tiếp thị phù hợp bao gồm: Đưa ra các nguyên tắc
Marketing/tiếp thị và xem xét nó trong mối quan hệ với “tiếp thị mối quan hệ”; Các nguyên
tắc trong việc tiếp thị mối quan hệ; chuỗi cung ứng và các vấn đề khi lựa chọn cách thức xây
dựng và phát triển“ tiếp thị mối quan hệ”; Phỏng vấn các nhân sự có kinh nghiệm trong ngành
xây dựng xem vấn đề gì là quan trọng trong việc tiếp thị ngành xây dựng?. Nghiên cứu cũng
đưa ra các phương pháp, các mô hình “tiếp thị mối quan hệ”, một vài mô hình đã được đưa ra
và các doanh nghiệp ngành xây dựng có thể tham khảo, lựa chọn và phát triển một trong các
mô hình trên để phù hợp với mô hình và tình hình doanh nghiệp mình.

Tác phẩm“5 ways to effectively market your construction business online - Tạm dịch: 5
cách để tiếp thị trực tuyến hiệu quả cho ngành xây dựng”. Bài viết được đăng trên tạp chí
Surety Bonds.Tác giả đã đề cập đến một khía cạnh khác của tiếp thị đó là tiếp thị trực tuyến

cho ngành công nghiệp xây dựng. Tác giả đã tổng hợp lại những lời khuyên tốt nhất cho
doanh nghiệp của bạn khi mới bắt đầu ý tưởng tiếp thị trực tuyến hay chỉ là để củng cố thêm
các chương trình tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp bạn đang triển khai. Đó là: Bạn phải tìm
và hiểu cơ bản về thuật ngữ “ tiếp thị trực tuyến”; Bạn phải biết bạn đang là ai và đang ở đâu,
điều này sẽ giúp bạn và doanh nghiệp có cách tiếp cận tốt nhất trên Internet và bạn cũng
không nên quá băn khoăn hay đặt nặng vấn đề vì mình là người đầu tiên, thứ hai và thậm chí
cuối cùng tiếp cận Internet; Hãy chắc chắn rằng bạn là người hiểu rõ các luật và các quy định
có liên quan đến ngành nghề mà mình đang kinh doanh; Bạn phải có trách nhiệm với các
khoản mình đầu tư ra và phải ước tính được lợi nhuận thu được từ tiếp thị trực tuyến, có nghĩa
là luôn luôn đo lường giá trị của chi phí tiếp thị bằng cách tính toán lợi nhuận tiềm năng có
thể mang lại; Hãy kết nối doanh nghiệp của bạn trên mạng xã hội, với chi phí tương đối thấp
nhưng bạn có thể tiếp xúc với rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Bài viết “Marketing mix: Construction Industry - Tạm dịch: Marketing mix trong
ngành công nghiệp xây dựng ” của tác giả Yogin Vora đăng ngày 20/2 /2012 trên tạp chí
Mgmtfunda. Tác giả Yogin Vora có tổng kết tương đối ngắn gọn nhưng đầy đủ 7Ps trong
Marketing mix ngành xây dựng, tác giả cũng đã có dẫn chứng cụ thể khi giải thích và đưa ra
các ý tưởng Marketing. Tuy nhiên bài viết như là một tổng kết, một khái niệm chung nên khi
áp dụng vào một doanh nghiệp cụ thể, một môi trường cụ thể thì cần có những tùy biến để
phù hợp hơn.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Teemu T Salmela - Đại học Wales với đề tài “An
Analysis of Marketing for small and mideium - sized civil engineering companies - Tạm dịch:
Phân tích hoạt động marketing của các công ty xây dựng vừa và nhỏ”. Đề tài tập trung vào
nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động Marketing của các công ty xây dựng ở phía Tây Nam
Phần Lan. Tác giả Teemu T Salmela đã tham khảo nguồn tài liệu quý giá từ các nghiên cứu
trước đó, các bài báo, các nghiên cứu từ các tạp chí quốc tế cộng với phương pháp nghiên cứu
định tính, tác giả đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn mẫu. Kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm
rằng giá cả, chất lượng công trình, đội ngũ nhân sự và truyền thông được đánh giá là quan
trọng hơn cả trong ngành xây dựng .
Trong bản tuyên bố của hiệp hội xây dựng Châu Âu FIEC ngày 30/6/2009 “The global

economic crisis and its consequences for the European Construction Industry - Positive
measures and concerns of the European Social Partners EFBWW and FIEC - Tạm dịch:
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hậu quả với các ngành xây dựng Châu Âu - Các biện
pháp tích cực cần được quan tâm” Nhận thức rõ sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 tới ngành công nghiệp xây dựng tại Châu Âu, hiệp
hội xây dựng Châu Âu đã đưa ra bản tuyên bố về tình hình và hành động để cải thiện tình
hình như: Đẩy mạnh đầu tư công vào các dự án công cộng và cơ sở hạ tầng; khuyến khích các
dự án xây dựng và cải tạo; sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho ngành xây dựng; xây
dựng nhà ở xã hội để bán hoặc cho thuê

Với tình hình nghiên cứu trong nước, qua tìm hiểu và tham khảo có rất nhiều các đề
tài tìm hiểu, khai thác và phân tích Marketing mix trong các ngành sản xuất như thực phẩm,
đồ uống và dược phẩm, ngoài ra cũng có một số đề tài khai thác hoạt động Marketing mix
trong ngành dịch vụ nhưng chủ yếu là tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà
hàng, khách sạn, du lịch,viễn thông, internet.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Hà Thị Thu Dung năm 2012 “Đẩy mạnh ứng dụng
Marketing mix cho dịch vụ 3G của công ty viến thông quân đội Viettel” Tác giả đã hệ thống
hóa lý luận cơ bản về Marketing nói chung và Marketing mix áp dụng trong kinh doanh dịch
vụ và kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng. Vận dụng phân tích và đánh giá hiện trạng
Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông
Viettel. Đề xuất các biện pháp và kiến nghị hoàn thiện phối thức Marketing mix áp dụng đối
với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel trong thời
gian tới.Tuy nhiên tác giả cũng hơi đi sâu vào giới thiệu dịch vụ của công ty, bài học kinh
nghiệm triển khai tại các quốc gia mà chưa tập trung nhiều vào các khía cạnh của Marketing
mix tại doanh nghiệp.
Luận văn “Giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc
tế trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Trịnh Thanh Thủy - Trường ĐHKT năm 2009. Tác giả đã
nghiên cứu thị trường ngành kinh doanh du lịch tại Việt Nam từ năm 2000 - 2009, khi mà
ngành du lịch phát triển quá nhanh nhưng không có sự tương xứng giữa chất - lượng dẫn đến
một thực trạng đáng buồn là tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại du lịch Việt Nam và Hà

Nội là rất thấp (khoảng 20%). Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả Trịnh Thanh Thủy đã
lựa chọn đề tài này với mong muốn giúp cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn
Hà Nội lựa chọn được các chính sách Marketing mix phù hợp, tạo được sức thu hút khách du
lịch. Đề tài đã có những đánh giá khá khách quan và trung thực về thực trạng hoạt động
Marketing mix của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội và bước
đầu đã đề xuất được các giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà
Nội. Tuy nhiên trong quá trình phân tích thực trạng Marketing mix tác giả cần phân tích và
khai thác sâu hơn ở các điểm: Về phân phối; về xúc tiến và về nhân sự để trên cơ sở đó đưa ra
được những giải pháp cụ thể và xác thực nhất.
Ngoài ra, Tác giả chưa tìm thấy một đề tài nào nghiên cứu hay đề cập đến hoạt động
Marketing mix của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng công nghiệp nói chung và công ty
Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ lý luận chung tại Chương 1 và đánh giá thực trạng tại Chương 2,
mục đích cuối cùng của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược
Marketing mix tại công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu và luận giải để làm rõ hơn những lý luận cơ bản về chiến lược Marleting
Mix trong ngành xây dựng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược Marketing mix tại công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam từ năm 2010 đến nay.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing mix tại công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu & Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào chiến lược Marketing mix tại công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Giới hạn nghiên cứu số liệu tại công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ
nghệ và Xây dựng Việt Nam.

- Về thời gian: Phân tích dữ liệu có liên quan đến chiến lược Marketing của công ty Cổ
phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam từ năm 2010 tới nay.
- Techconvina là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp mà
chủ yếu là xây dựng nhà máy. Đây là một lĩnh vực có quy trình tương đối phức tạp, thời
gian kéo dài và yếu tố con người đóng vai trò rất quan trong trong tất cả các khâu, các
quá trính thực hiện. Do đó Tác giả quyết định lựa chọn phân tích chiến lược Marketing
Mix 7ps với mục đích có thể tìm hiểu và phân tích sâu, đầy đủ các khía cạnh của hoạt
động Marketing Mix tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt
Nam .
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích hướng vào chiến lược
Marketing mix của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam,
phân chia đối tượng thành các bộ phận, thành những mặt, những yếu tố cấu thành cụ
thể, đơn giản hơn để nghiên cứu nhằm hiểu được đối tượng một cách khách quan, cụ
thể và đầy đủ nhất. Ngoài ra phương pháp tổng hợp các số liệu, các thông tin và dữ liệu
nhằm hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra điểm chung và khái quát nhất khi xây
dựng chiến lược Marketing mix cho doanh nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp sử dụng các kỹ năng trên internet, điện
thoại để thu thập, khai thác và tìm kiếm các thông tin về thị trường xây dựng tại miền
Bắc, các đối thủ cạnh tranh
- Phương pháp mô hình hóa: Từ các báo cáo thống kê và các số liệu thu thập được, xây
dựng biểu đồ, bảng số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích.
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu, đánh giá được chiến lược Marketing mix của Công ty
Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam với những lý luận đã được
nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn đối chiếu, so sánh việc xây dựng và thực hiện chiến
lược Marketing mix Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt
Nam với một số công ty khác cùng ngành nghề tại thị trường Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu liên quan đến các hoạt động thực hiện chiến

lược Marketing mix của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt
Nam trong vòng 03 năm trở lại đây.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận xây dựng chiến lược Marketing mix trong lĩnh vực xây
dựng.
- Rút ra được những nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế trong việc thực
hiện chiến lược Marketing mix tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây
dựng Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing mix của Công ty Cổ
phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu theo 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về chiến lược Marketing mix trong doanh nghiệp xây dựng
Chương 2: Thực trạng chiến lược Marketing mix tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing
mix tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Trần Thị Bạch Diệp (2008), Tập bài giảng Quản trị doanh nghiệp xây dựng, Hà Nội.
2. Diệp Anh, Minh Đức (2009), Marketing hiện đại, Nxb Lao động - Xã hội.
3. Lê Công Hoa (2010), Quản trị xây dựng, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Lương Xuân Hùng (2008), Quản lý hoạt động xây dựng ,Nxb Đại học Quốc gia TPHCM.
5. Phan Công Nghĩa (2010), Thống kê đầu tư và xây dựng, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
6. An Thị Thanh Nhàn (2010), Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển
thương hiệu, Nxb Lao đông - Xã hội

7. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Peter Doyle(2010) , Marketing dựa trên giá trị, Nxb Tổng hợp TPHCM.
Philip Kotler (2011), Bàn về tiếp thị, Nxb Trẻ
9. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nxb Lao động - Xã hội.
10. Philip Kotler (2011), Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, Nxb Trẻ
11. Nguyễn Thượng Thái (2006), Marketing dịch vụ, Nxb Bưu điện.
12.Vũ Phương Thảo (2005), Nguyên lý Marketing,Nxb ĐHQG Hà Nội
13. Nguyễn Mạnh Tuân(2005), Nguyên lý Marketing, Nxb Hà Nội.
14. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Marketing - Cơ sở lý luận và thực hành, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Tạp chí Techconvina open các kỳ.
Tiếng Anh :
16. Giovanna Naranjo (2011), Marketing in the construction Industry: State of knowledge
and current trends, Columbia University
17. Hal Rosenbluth (1992), The customer comes second, New York
18. Neil, M.B.(2012), Mordern Marketing for Construction brands, RB Communications,
England.
19. Mark, P. B.(2010),Construction Marketing ideas, Asset Beam Publishing, Cannada.
20. Steve Flashman (2008), Marketing for construction, On the Box Media.
21. Subhash C.Jain (1999), Marketing Planning and Strategy, South-Western Educational
Publishing |
22. Teemu T Salmela (2004), An analysis of marketing for small and medium sized civil
engineering company, MBA dissertation, Wales University.

×